Adr nghĩa là gì

ADR (tiếng anh là Adverse Drug Reactions) là một thuật ngữ rộng dùng để đề cập đến các tác dụng không mong muốn khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đó. Ví dụ về phản ứng có hại của thuốc như dị ứng, sốc phản vệ, suy giảm chức năng của gan, thận,...

  • BMI và công thức tính chỉ số khối của cơ thể

Adr nghĩa là gì

Người dùng bị dị ứng khi sử dụng thuốc chống đông máu

ADR là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WTO, ADR - “ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu ”.

Như vậy, phản ứng có hại của thuốc có thể được coi là một dạng độc tính. Tuy nhiên, độc tính thường xảy ra khi dùng quá liều hoặc sai cách. Tác dụng phụ là những điều ngoài ý muốn xảy ra trong phạm vi trị liệu. Bởi vì tất cả các loại thuốc đều có khả năng gây ra các phản ứng có hại nên việc phân tích lợi ích rủi ro (cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ mắc ADR) trước khi kê đơn là cần thiết.

Ở Mỹ, 3 đến 7% tổng số ca nhập viện là do phản ứng có hại của thuốc. Trong số đó khoảng 10 đến 20% ca gặp tình trạng nghiêm trọng. Mặc dù không thống kê được chính xác số lượng bệnh nhân do mắc ADR nhưng đây thực sự là một vấn đề liên quan đến sức khỏe cần chú trọng. Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các phản ứng có hại của thuốc thay đổi tùy theo đặc điểm của bệnh nhân (ví dụ: độ tuổi, giới tính, dân tộc, những dấu hiệu cùng lúc, yếu tố di truyền hoặc địa lý); các yếu tố thuốc (ví dụ: loại thuốc, đường dùng, thời gian điều trị, liều lượng). Tỷ lệ mắc tác dụng phụ cao hơn ở những người cao tuổi hoặc trẻ em.

Adr nghĩa là gì

Các bác sĩ thường test trước khi chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc

Ví dụ về phản ứng có hại của thuốc

Ví dụ về phản ứng có hại của thuốc phổ biến nhất là dị ứng, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,... Nó được phân loại theo mức độ từ nhẹ, trung bình, nặng hoặc gây tử vong. ADR nặng hoặc gây chết người thường được bác sĩ hoặc nhà sản xuất cảnh báo trong thông tin về đơn thuốc.

Các triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau liều đầu tiên hoặc chỉ sau khi sử dụng trong thời gian dài. Ở người cao tuổi, ADR có thể gây suy giảm chức năng, thay đổi trạng thái tinh thần, không phát triển mạnh về thể chất, mất cảm giác ngon miệng, nhầm lẫn và trầm cảm.

ADR dị ứng thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc nhưng thường không xảy ra sau liều đầu tiên. Các triệu chứng bao gồm ngứa, phát ban, phù nề đường hô hấp trên hoặc dưới với khó thở và hạ huyết áp. Mọi người có thể theo dõi ví dụ cụ thể hơn trong bảng sau:

Bảng 1: Phản ứng da với thuốc

Biểu hiện Ví dụ cụ thể
Phát ban như phun trào bắt nguồn từ thân cây  Kháng sinh, thuốc chống co giật

Mề đay (Một tình trạng ở da đặc trưng bởi đỏ không đều, các mảng cao và ngứa dữ dội, thường là do phản ứng dị ứng)

Hầu hết các loại thuốc
Viêm xuất huyết (Chảy máu dưới da, gây biến màu đỏ / tím) Allopurinol
Viêm da (Viêm da, do tiếp xúc với tia UV).  Griseofulvin, sulphonamide

Hội chứng Steven Johnson Allopurinol

Viêm da tiếp xúc (Viêm da)

sulphonamide, thuốc chống co giật

 Kháng sinh

Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng của tình trạng quá mẫn thuốc qua trung gian miễn dịch

Biểu hiện  Đặc điểm lâm sàng
Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng)  Mề đay hoặc phù mạch (như mô tả ở trên), kích thích / viêm mũi, hen suyễn, đau bụng
Phổi Hen suyễn, viêm mô phổi
Tim  Viêm cơ tim
Gan   Viêm gan
Huyết học (Máu) Sự thiếu hụt của các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu (ví dụ bạch cầu trung tính)
Thận viêm thận

Nguyên nhân và cách phòng tránh ADR

Hầu hết các phản ứng có hại của thuốc đều liên quan đến liều dùng; đối tượng sử dụng. Thông thường, nếu liên quan đến liều lượng thì có thể dự đoán trước nhưng nếu do người dùng hay các yếu tố khác thì không thể đoán trước. Khi liên quan đến liều đặc biệt, có thể là kết quả của việc giảm độ thanh thải thuốc ở bệnh nhân suy chức năng gan , thận hoặc do tương tác thuốc này - thuốc kia. Hoặc cũng có thể do sử dụng đồng thời 2 loại thuốc với nhau. Các bác sĩ khuyến cáo có những loại thuốc tuyệt đối không được dùng cùng lúc vì rất nguy hiểm. Đó cũng là lý do mà họ khuyên bạn phải khai báo tất cả những loại thuốc đang hoặc mới dùng trong thời gian gần đây, kể cả thảo dược tự nhiên.

Triệu chứng dị ứng không liên quan đến liều và cần phải test trước. Dị ứng thường xuất hiện khi một loại thuốc hoạt động như một kháng nguyên. Sau khi bệnh nhân bị mẫn cảm, việc tiếp tục tiếp xúc với hóa chất sẽ tạo ra một trong nhiều loại phản ứng dị ứng khác nhau. Đó là lý do mà bác sĩ thường hỏi về tiền sử và xét nghiệm da để dự đoán trước khi kê đơn. Những phản ứng có hại khác do di truyền đôi khi có thể xảy ra với tỷ lệ nhỏ.

Khi xuất hiện những tác dụng ngoại ý ngay sau khi dùng thuốc thì có thể hạn chế bằng cách điều chỉnh liều lượng thuốc. Tuy nhiên cần chẩn đoán kỹ, chính xác. Trong trường hợp này, đôi khi có thể được cho ngưng dùng thuốc này, sử dụng liệu pháp điều trị thay thế.

Phòng ngừa các phản ứng có hại của thuốc đòi hỏi phải làm quen với thuốc và các phản ứng lâm sàng với nó. Phân tích dựa trên liều lượng được sử dụng để kiểm tra các tương tác thuốc tiềm ẩn; lặp lại bất cứ khi nào liều dùng thuốc được thay đổi. Với người cao tuổi hoặc trẻ em càng phải thận trọng hơn.

Mới gần đây, một phụ nữ trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung mặc dù nơi tiêm chủng đã thực hiện đúng các quy định về tiêm chủng an toàn. Trước đó, một vắc-xin dùng ngừa 5 bệnh cho trẻ (5 trong 1) bị tạm ngưng sử dụng vì gây tử vong và tai biến cho một số trẻ. Tất cả đều trong quá trình điều tra tìm nguyên nhân nhưng không loại trừ các trường hợp đáng tiếc xảy ra là do phản ứng có hại của thuốc.

Ta cần biết, bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều, và đặc biệt khi cả dùng đúng cách đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là “PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC” (người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions). ADR còn được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn… nhưng ngay cả người không thuộc giới chuyên môn cũng nên làm quen, dùng ADR vì là chữ thông dụng trên toàn thế giới hiện nay.

Adr nghĩa là gì


ADR lại được chia làm 2 loại: ADR loại A là loại thường xảy ra hơn, chiếm 80 - 90% (của toàn bộ ADR), có liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, như warfarin có tác dụng chống đông máu có thể gây ADR làm xuất huyết ở người bệnh. ADR loại A có thể dự đoán và phòng ngừa, như thuốc kháng histamin thế hệ 1 là promethazin gây ADR buồn ngủ, người dùng thuốc nếu dùng promethazin do buồn ngủ không nên lái xe, vận hành máy móc. Còn ADR loại B là loại xảy ra hiếm hơn, chiếm 10 - 20%, không liên quan đến tác dụng dược lý, như kháng sinh nhóm fluoroquinolon kháng khuẩn nhưng lại gây ADR là làm co giật hoặc xói mòn sụn khớp ở súc vật còn non. ADR loại B gần như không thể dự đoán trước là xảy ra hay không xảy ra. Đặc biệt, dị ứng thuốc là ADR loại B có thể gây tử vong không tiên lượng được thường xảy ra cho nhiều loại thuốc, trong đó có các vắc-xin.

ADR được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “ADR là tác dụng có hại xảy ra ngoài ý muốn khi dùng một thứ thuốc đúng liều, đúng đường dùng nhằm chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán”. Ta nên lưu ý, nếu bị tai biến do dùng quá liều thuốc thì không gọi bị ADR mà là bị ngộ độc thuốc.

Nên lưu ý, nhiều thuốc được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các viện bào chế dược phẩm theo dõi ADR (được gọi là theo dõi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4) để nếu thuốc xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ý ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền cấm lưu hành thuốc đó. Trước đây, vào cuối thế kỷ trước, có thuốc giảm đau glafenin (biệt dược Glifanan) đã bị cấm lưu hành do gây dị ứng quá nặng nề. Cách đây không lâu, thuốc chống viêm trị đau xương khớp rofecoxib (Vioxx) đã được nhà sản xuất chủ động rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì có nguy cơ gây biến cố tim mạch trầm trọng. Nhiều thuốc phải bán theo đơn bác sĩ, tức là chỉ khi bác sĩ khám bệnh ghi đơn thuốc nhà thuốc mới có quyền bán thuốc theo đơn đó, là vì chỉ có bác sĩ  biết cách chỉ định thuốc, ghi cách dùng thế nào để phát huy tác dụng điều trị của thuốc đồng thời hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra ADR.

Ngoại trừ một số ADR thuộc loại nhẹ chỉ gây khó chịu (như ADR gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin trị dị ứng) có thể xảy ra thường xuyên (hễ dùng thuốc là bị), đa số ADR, đặc biệt ADR gây rối loạn nghiêm trọng (như suy thận cấp, hoặc bị tai biến do vắc-xin) rất hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra khi dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Có loại ADR thuộc loại thường gặp (trong sách chuyên môn dược thường ghi ADR >1/100, tức 100 người dùng thuốc sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị ADR), có loại ADR thuộc loại ít gặp (1/1.000< ADR <1/100, tức 1000 người dùng thuốc sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị TDP), và có loại ADR thuộc loại hiếm gặp (ADR<1/1.000, tức hơn 1.000 người dùng thuốc sẽ có 1 người có nguy cơ bị ADR). ADR thường gặp là loại phải cảnh giác nhiều hơn. Như vậy, khi biết một thuốc có ADR, ta sẽ cảnh giác, thận trọng dùng thuốc cho thật đúng liều, đúng cách, chứ không nên chối bỏ việc dùng thuốc. Đặc biệt khi được bác sĩ khám bệnh và ghi đơn chỉ định thuốc, ta nên yên tâm sử dụng thuốc. Bởi vì, chắc chắn bác sĩ đã rõ về ADR của thuốc và đã có sự cân nhắc trong chỉ định thuốc cho người bệnh dùng.

 Để phòng tránh ADR: người dùng thuốc nên lưu ý mấy điều sau:

- Chỉ thật cần thiết mới mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng dù chỉ là vitamin.

- Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

- Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia.

- Trước khi dùng một thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc  về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ tức ADR, những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc).

- Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị ADR) nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí.

- Khi đọc trên báo chí thông tin về ADR của một thuốc (hoặc vắc-xin gây tai biến kể ở trên), thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác chứ người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.

Không nên tự ý dừng tiêm ngừa mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ

Mới đây, trường hợp tử vong của nạn nhân Đặng Kim Chi (ngụ tại Cao Lãnh, Đồng Tháp; và tạm trú tại Hóc Môn, TP.HCM) sau khi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) tại Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) quận 9, TP.HCM, đã khiến người dân, đặc biệt là những phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm ngừa (từ 9 - 25 tuổi) vô cùng lo lắng. Có em đã chích một mũi đầu, nay băn khoăn “không dám” chích mũi tiếp theo dù đã tới lịch tiêm nhắc.

SK&ĐS  đã trao đổi với BS.Cao Hữu Nghĩa, Viện Pasteur TP.HCM, dưới góc nhìn chuyên gia xung quanh vấn đề này nhằm kịp thời giúp người dân có cái nhìn đúng đắn hơn.

- PV: Xin bác sĩ cho biết, tỉ lệ biến chứng khi tiêm ngừa vắc-xin UTCTC có giống như các loại vắc-xin khác không?

- BS. Cao Hữu Nghĩa: Vắc-xin ngừa HPV (nguyên nhân gây UTCTC), cùng với xét nghiệm Paps tầm soát (phết tế bào CTC), có khả năng làm giảm đáng kể gánh nặng UTCTC tại Việt Nam cho thế hệ này và cho các thế hệ mai sau.

Biến chứng khi tiêm vắc-xin là tương tự nhau. Có nhóm biến chứng tại chỗ (đau, sưng, đỏ), toàn thân và biến chứng nguy hiểm (sốc phản vệ, tử vong...).

Về vắc-xin UTCTC: cả 2 loại đều có Hồ sơ về tính an toàn được cả Mỹ (FDA và CDC) cũng như châu Âu (EMEA) chấp thuận. Tại Việt Nam: khi thuốc đến tay người sử dụng cũng đã trải qua hàng loạt thử nghiệm lâm sàng và được BYT cấp phép lưu hành. Cho nên, có thể nói: các phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin UTCTC đều nằm trong mức giới hạn thông thường.

- PV: Đối với các bé gái đã tiêm 1 mũi, nay lo lắng ngừng tiêm mũi tiếp theo thì có hại gì không, thưa bác sĩ?

- BS. Cao Hữu Nghĩa: Bên cạnh lịch tiêm chuẩn, vắc-xin sẽ có những lịch tiêm linh động khác do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Như vậy, khi có vấn đề làm trì hoãn việc tiêm chủng, người dân vẫn có thể tiêm tiếp những liều còn lại sau khi bác sĩ chuyên khoa tư vấn và xem xét. Việc dừng mũi tiêm nào là do bác sĩ chỉ định hoặc có sự chỉ đạo từ cơ quan chủ quản. Người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi quyết định.

- PV: Với tư cách là một chuyên gia, bác sĩ có lời khuyên gì dành cho những đối tượng này không?

-BS. Cao Hữu Nghĩa: Sau trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin ngừa UTCTC tại Q.9, TP.HCM, cho tới nay, chưa có quyết định chính thức từ Bộ Y tế hay Sở Y tế về việc dừng tiêm vắc-xin, cho nên người dân cần bình tĩnh và tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế - nơi mình đang tiêm phòng. Bất kỳ cán bộ y tế nào cũng theo dõi chặt chẽ thông tin y học (cả về chuyên môn lẫn quản lý) và sẵn sàng có những hướng dẫn tư vấn cho người dân một cách thích hợp. Lợi ích của người bệnh là tối thượng trước các quyết định y khoa.

PV: Xin cám ơn bác sĩ!

A.K (thực hiện)

Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, kết quả giải phẫu tử thi của nạn nhân Đặng Kim Chi chỉ ghi nhận tử vong do phù phổi cấp. Tuy nhiên, qua kết quả thử độc chất có hiện diện Paracetamol, Propranodol và Adrenalin trong máu, có sự hiện diện Propranodol trong nước tiểu và dịch dạ dày. Do đó, nguyên nhân tử vong chưa xác định, xét thấy cần làm thêm  nhiều xét nghiệm chuyên biệt và xét ngoại kiểm lô vắc-xin cùng lô (của nạn nhân đã tiêm - PV) tại TTYTDP quận 9, TP.HCM.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC