Sách xin lỗi em chỉ là con đỹ năm 2024

Đây không phải tiểu thuyết dâm loạn, đây chỉ là một câu chuyện xúc động lòng người sâu sắc. Cuốn sách nói về cái đẹp, và bày tỏ về nỗi đau, của Hạ Âu - một cô gái mang tiếng là đĩ, và người bạn trai Hà Niệm Bân. Những trắc trở trong đời cô thuật lại một chuyện tình đau xót.

Truyện được đăng tải lần đầu trên mạng book.mop và Sohu của Trung Quốc đã được hàng chục triệu độc giả người Hoa bình chọn là tác phẩm kinh điển mới của dòng văn học mạng, một thành công của thế hệ người viết 8x. Bản dịch này theo đúng nguyên tác, ngắn gọn và chân thực so với bản sửa chữa trong lần in đầu của truyện năm 2005.

Truyện dài trên mạng này (sau đã in ra sách ở Trung Quốc và Hồng Công) tiêu biểu cho một sáng tác xuất bản “ngược”, xuất bản từ mạng rồi mới in thành sách, và những người mua sách là những người đãđọc đến thuộc lòng truyện free trên mạng, điều này đi ngược lại toàn bộ những bước xuất bản sách truyền thống và đánh dấu một thành công của các cây bút vô danh.

Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Xin Lỗi Em Chỉ Là Con Đĩ (Tái Bản 2018).

Một phiên bản mới trung thành với bản gốc, có bổ sung nội dung.

Một cuộc đời khiến người đọc phải lặng đi.

Một câu chuyện kể về cuộc đời đầy nước mắt của Hạ Âu.

Hạ Âu gặp Hà Niệm Bân lần đầu tiên khi cô 16 tuổi, nơi quán bar đang bật khúc nhạc đồng quê dịu nhẹ.

“Em có thể ngủ với ông” - đó là câu đầu tiên cô nói, và còn nhắc lại một lần nữa với âm sắc kiên định hơn mọi tưởng tượng. Đêm đó, sau khi xong việc, Niệm Bân cho cô 500 tệ rồi bảo đi. Ánh mắt lưu luyến của Hạ Âu lúc ấy có lẽ đã làm anh có ý nuối tiếc, nhưng vẫn lạnh lùng đóng sập cửa. Dù day dứt nhưng anh vẫn nhủ lòng - “Cô ta chỉ là một con đĩ, một con điếm kỳ dị”!

Nhưng đến lần gặp gỡ thứ hai thì anh đã quyết định "bao" Hạ Âu trong vòng hai năm. Hai năm ấy - con số không quá lớn nhưng cũng đủ dài để day dứt lòng người đến cuối cuộc đời…

Bởi lẽ, số phận là thứ trở trêu nhất trong cuộc đời. Số phận đã định đoạt Hạ Âu khi xuất thân là một con đĩ, đem lòng yêu một người đàn ông đã gây ra nhiều nỗi đau cho cô, nhưng cô vẫn không ngừng yêu, yêu như cái ngày lần đầu gặp anh, cho tới khi chết đi thì thứ tình cảm ấy vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Khi người ta không ngừng làm tổn thương nhau, nghĩa là người ta yêu nhau tới nhường nào. Những toan tính, hiểu lầm sẽ khiến đối phương mãi day dứt về sau và Hà Niệm Bân cũng là người như vậy, khi sự thật Hạ Âu đã hy sinh cho anh, chỉ vì yêu, chỉ vì hai chữ “tình yêu” mà thôi.

Có ai đó đã từng nói “ Không nên đánh giá một cuốn sách qua cái bìa” thì với cuốn sách này bạn sẽ được nghe một câu tương tự, nhưng cái bìa ở đây sẽ được thay bằng cái tên. Một tiêu đề nghe có vẻ không được trang nhã, lịch thiệp nhưng đừng để vẻ ngoài đánh lừa. Bởi lẽ nếu không thật sự mở ra đọc hết cuốn sách bạn sẽ bỏ qua cái giá trị nhân văn cũng như thông điệp cuốn sách muốn truyền tải tới mọi người. Nếu ai đã nghe qua tới tác giả ngôn tình Tào Đình với các tiểu thuyết nổi tiếng như Yêu anh hơn cả tử thần, Kiếp trước em đã chôn cất cho anh, Phấn hoa lầu xanh... thì đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của cô mà người đọc không thể bỏ qua.

Nội dung cuốn sách kể về một mối tình thoáng qua giữa chàng trai tên Hà Bân và một cô gái làng chơi tên Hạ Âu. Một cuộc gặp gỡ với một cô gái mười sáu như tình một đêm hoá ra lại không phải. Tiếp xúc nhiều với cô, chàng trai cảm giác được sự hiền lành, thánh thiện và hồn nhiên như bao cô gái khác từ cô gái này. Từ những lần nói chuyện, từ các buổi ăn chè với nhau vẻ đẹp của Hạ Âu toát lên vừa xinh đẹp vừa dễ thương khác hoàn toàn với cái nghĩa “gái bán hoa” mà người khác vẫn hay đồn đại Chính từ điều này đã khiến cho tình cảm nảy nở giữa hai người và anh còn muốn quyết định sẽ cưới cô ấy.

Với lối viết về cái đẹp và bi kịch của tình yêu, Tào Đình đã làm lay động con tim của bao độc giả. Những giọt nước mắt cho tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện đều từ cách xây dựng cốt truyện đến bi thương của cô. Một cuốn sách cho chúng ta thấy cái gì cũng có nguyên do của nó, ánh sáng đôi khi vẫn phát ra từ nơi sâu thẳm nhất của bóng tối. Có những chuyện chúng ta không hề hay biết cũng như có bất kì suy nghĩ nào về nó. Gái làng chơi đôi khi không xấu như chúng ta vẫn nghĩ, họ chỉ do hoàn cảnh đưa đẩy mà bị ép làm những công việc mà xã hội lên án là bẩn thỉu. Cũng như Fantine, một người mẹ vĩ đại vì con mình mà hi sinh tất cả mọi thứ và trở thành gái đi.ếm. Như nàng Kiều bán mình chuộc cha trong Đoạn Trường Tân Thanh để làm thú tiêu khiển cho các khách làng chơi tại lầu Ngưng Bích. Hoặc như Huyền trong tác phẩm Làm đ.ĩ của Vũ Trọng Phụng, do hoàn cảnh cuộc đời mà làm nghề bán thân trong Lục Xì. Hoặc nàng Katyusha của Lev Tolstoy sau một phút bồng bột tuổi trẻ mà mang thai rồi dòng đời ác nghiệt đưa cô vào chốn mang lại niềm vui cho đàn ông. Có rất nhiều các hoàn cảnh sống tội nghiệp cả ngoài đời và trong tác phẩm văn học. Điều mà cuốn sách muốn nhắn nhủ có lẽ chính là sự cảm thông với những kiếp người với những nghề nghiệp bị xã hội ghê tởm. Cách kể của Tào Đình rất tự nhiên và dòng xoay câu chuyện cứ thế trơn tru và bi kịch có phần đã được đoán trước. Với tác giả mang phong cách như vậy, từ cái nhan đề chúng ta cũng có lẽ đã đoán được câu chuyện sẽ đi về đâu. Điểm nhất mạnh chính là cuộc gọi điện thoại chia tay và lời nói dối phá thai của Hạ Âu. Đó có lẽ là quyết định đau đớn nhất nhưng một khi yêu thì nên làm và mong muốn điều tốt nhất cho người mình yêu. Sự hối hận và muốn bắt đầu lại từ đầu có lẽ đã muộn bởi đúng như nhan đề, Hà Bân đã đáp lại “ Xin lỗi em chỉ là con đ.ĩ”. Đó là kết thúc cho một mối tình bi thương, như ánh sáng hi vọng loé lên rồi lại vụt tắt của một kiếp người luôn sống trong bóng tối. Hạ Âu là một “gái bán hoa” mang trong mình một quá khứ bi thương và cũng một phần do mẹ của mình. Khắc hoạ và xây dựng được một người sinh ra từ bóng tối nhưng mang những tính cách vậy là điều thành công của tác giả. Nhân vật Hà Bân xuất hiện như một thiên thần cứu rỗi đem lại hạnh phúc nhưng phải chăng do cơ thể đã nhúng chàm mà cô không có được hạnh phúc. Điều này là một dấu hỏi lớn cho tác phẩm, phải chăng tình yêu đẹp không thể vượt qua định kiến xã hội ? Tác giả dù có muốn viết được một cái kết đẹp cũng không thể đánh bật được cái hiện thực bạo tàn đau khổ. Điều này có phần khiến chúng ta nhớ tới định kiến xã hội gây nên cái kết đầy bi thương giữa công tử Waldermar và nàng Stefcia trong tác phẩm Helena Mniszek.

Đọc cuốn sách nên quan tâm tới nội dung hơn là cái tên của nó. Người đọc sẽ được chứng kiến một mối tình đẹp nhưng bi ai giữa một chàng trai và một cô gái mang trong mình cái nghề bị xã hội lên án. Từng dòng văn trôi qua như thuật lại một cuộc đời của cô gái bất hạnh nói chung và Hạ Âu nói riêng. Nhà văn đoạt giải Nobel cũng là người khắc họa nét đẹp và văn hoá phương đông cũng đã làm nên bức tranh thơ mộng nơi xứ tuyết lạnh lẽo. Cái đẹp và sự thanh tao nơi nàng ca kỹ Komako thể hiện qua lời nói và bản đàn khiến cho người đọc bất ngờ trước những định nghĩa về các khu phố đèn đỏ. Ở đây, cô gái Hạ Âu của chúng ta cũng hiện lên như một cô gái bình thường, muốn được yêu và sống hạnh phúc như bao cô gái khác. Cái đẹp được định nghĩa theo rất nhiều mặt, nó có thể từ những nơi và những thứ ta không thể ngờ tới. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của nhân vật có lẽ là điều cuốn sách muốn truyền tải tới độc giả. Một tiểu thuyết không dài nhưng với cá nhân người đọc thì đó là những trang hồi ý đầy nước mắt và đau thương của một người con gái đã mất đi hạnh phúc khi tuổi đời còn rất trẻ trong một môi trường không lành mạnh. Kết thúc cuốn sách liệu phải chăng tất cả sẽ có một câu trả lời mang đậm chất nhân đạo và hơi ấm tình người với nhan đề của tác phẩm.