Bà bầu có nên ăn sứa không

Ăn nộm sứa cung cấp một số dưỡng chất cho cơ thể; tuy nhiên, bà bầu cũng cần hết sức cẩn thận khi ăn nộm sứa bởi dễ gây dị ứng, ngộ độc.Dinh dưỡng từ nộm sứaTheo Đông y, sứa có tên hải triết. Bộ phận hay được dùng làm thuốc là da sứa có tên hải triết bì. Hải triết tính bình, vị mặn vào can thận, có tính năng, công dụng khu phong, thanh nhiệt, hoá đàm, nhuyễn kiên, trị ho suyễn, lao tổn, hoạt huyết tiêu ứ, nhuận tràng, phụ nữ bị bế kinh, bạch đới, đẻ ít sữa. Trẻ em bị đơn độc, phong nhiệt (ngứa gãi chảy nước vàng).

Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên thuỷ mẫu, tính ấm, vị mặn. Theo sách Trung y còn nói sứa biển hạ huyết áp, chặn ho, chống đầy bụng, viêm loét dạ dày, hen suyễn. Những người sống và lao động trong môi trường nhiều bụi (dệt, may...) nên ăn sứa thường xuyên để khử bụi.

Bà bầu có nên ăn sứa không

Bà bầu ăn nộm sứa được không?

Theo y dược học hiện đại, trong 100g sứa có 12,3g protêin; 3,9g đường; 0,1-0,3g chất béo; 182mg canxi; 9,5mg sắt; các vitamin B1, B2, PP. Theo tài liệu khác còn có photpho 30mg, kali 160mg; natri 235mg, đồng 0,12mg, magie 124mg, kẽm 0,55mg; selen 30 microgam; vitamin A 12g, B12 0,2mg; D 9mg; E 2,13mg; niacin 0,2mg; folacin 3 microgam. Cứ 100g sứa có 1320microgam iốt, một ít muối mật, sứa có chất gây giãn mạch hạ huyết áp chống xơ vữa động mạch, nhất là đầu sứa.

Bà bầu ăn nộm sứa được không?

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn nộm sứa. Nhất là vào mùa hè nóng nực, nộm sứa như một món ăn giải nhiệt rất tốt cho bà bầu.

Theo y học phương Đông, bà bầu ăn sứa còn có một số tác dụng sau:

Lợi sữa

Với phụ nữ, sau khi sanh thiếu sữa có thể sử dụng sứa tươi thái nhỏ (bằng thanh cật nứa, không dùng đồ sắt), nấu ăn hoặc làm nộm sứa.

Phòng chữa bệnh phổi

Do âm hư, đờm nhiệt, táo bón: Da sứa, bột củ năng (mã thầy) sắc lấy nước để uống hoặc để sắc các bài thuốc có cùng công dụng. Bài thuốc này có tên nổi tiếng "Tuyết canh thang".

Chữa viêm khí quản mạn tính

Sứa sấy khô, mẫu lệ nung tán bột trộn mật làm hoàn để uống dần.

Bà bầu có nên ăn sứa không

Hen suyễn

Da sứa hầm với tiết lợn để ăn.

Viêm phổi, giãn phế quản, ho nhiều đờm

Nấu sứa với củ năng hoặc cà rốt trong nồi đất thành canh để ăn.

Tư âm trị ho trừ đàm, hạ huyết áp

Sứa 50g, củ năng (mã thầy) 50g, tây dương sâm 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu 30g. Canh gà 800ml, 3 ngày ăn 1 lần. Mỗi lần 30-50g sứa.

Trị ho long đờm

Sứa tươi ngâm nước phèn, thái sợi rửa sạch phèn, trần qua nước nóng khoảng 80oC vớt ra để ráo, ăn cùng các loại rau thơm.

Chú ý khi bà bầu ăn sứa

Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Vì vậy, bà bầu không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống.

Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Bà bầu ăn sứa đỏ rất tốt cho thai nhi nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, khi ăn sứa, mẹ cần lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tìm hiểu về sứa đỏ
  • Lợi ích khi ăn sứa đỏ trong thời gian mang thai
  • Bà bầu có ăn được sứa đỏ không?
  • Bà bầu ăn sứa đỏ cần lưu ý gì?

Tìm hiểu về sứa đỏ

Nếu như sứa trắng có mặt ở hầu hết các vùng biển thì sứa đỏ chỉ có ở vùng biển Nam Định, Hải Phòng trong vài năm gần đây. Mùa sứa bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch.

Sứa đỏ có mùi vị thanh thanh, nhạt nhạt, mát mát gần giống như miếng thạch rau câu. Chúng mang hương vị biển cả đặc trưng và cuốn hút vô cùng, đã ăn rồi là không dứt ra được.

Có thể bạn chưa biết:

Những loại hải sản bà bầu không nên ăn để tránh gây hại cho thai nhi

Cảnh báo: Bà bầu có thể bị dị ứng hải sản trong thai kỳ trước đó không hề bị!

Do thân sứa chứa 96 - 97% là nước nên khi được đánh bắt lên, người ta thường ngâm sứa với nước vỏ cây sú vẹt để giúp sứa không tan, lại giòn sần sật và đặc biệt là giúp màu sứa càng đỏ tươi, trông hấp dẫn hơn rất nhiều. Một con sứa đỏ tươi thường được bán với giá 25.000 đồng/con.

Cách ăn sứa đỏ vô cùng đặc biệt

Mỗi miếng sứa đỏ lớn được ngâm cùng với quất để món ăn thơm và bớt mùi tanh, sau đó sẽ được cắt thành những miếng vừa ăn. Những món ăn kèm nhất định phải đầy đủ gồm đậu nướng, cùi dừa xắt miếng, lá tía tô, kinh giới, mắm tôm.

Khi ăn, hãy lấy một lá tía tô và kinh giới thật to, thêm miếng đậu, miếng dừa, đặt một miếng sứa lên trên rồi cuộn lại, sau đó chấm vào mắm tôm đã đánh sủi bọt. Miếng sứa đỏ mát như thạch, ăn với đậu nướng và dừa bùi bùi, thêm mùi thơm của rau tía tô, kinh giới, lại chấm với mắm tôm nên hương vị rất hấp dẫn.

Sứa đỏ quả thật rất kén người ăn và không phải ai cũng thích ăn sứa đỏ. Quả đúng như vậy, bởi miếng sứa đỏ gần như không có vị, nếu tinh ý lắm mới thấy được chút khác lạ bên trong khi ăn. Thứ làm nên hương vị của món này chính là những món ăn đi kèm. Thế nhưng, nếu không có miếng sứa đỏ ở trong đó, thì món ăn này lại chẳng còn gì thú vị nữa. Bởi vậy mới nói, ăn sứa đỏ phải đúng cách, phải đầy đủ nguyên liệu thì mới cảm nhận đủ vị ngon.

Lợi ích khi ăn sứa đỏ trong thời gian mang thai

Sứa đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong thịt sứa có chứa protein, chất béo, canxi, đường, sắt, i-ôt, B1, B2,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu và thai nhi:

1. Điều trị các bệnh về phổi

Có bầu có được ăn sứa biển không? Những khi thời tiết trái gió trở trời, bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ho có đờm, hen suyễn,… Trong dân gian, da sứa là bài thuốc điều trị những trường hợp trên vô cùng hiệu quả. Khi sử dụng các bài thuốc này, mẹ bầu không cần phải dùng đến các loại thuốc kháng sinh nữa.

Những bài thuốc phổ biến từ sứa giúp mẹ bầu điều trị các bệnh về phổi gồm có:

  • Trị đờm: Da sứa ngâm đường phèn, sau đó đun sôi
  • Nghẹt mũi, sổ mũi: Da sứa hầm tiết lợn
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Canh sứa với củ năng, cà rốt

2. Ổn định huyết áp

Huyết áp cao trong thai kỳ dễ dẫn tới tiền sản giật, sản giật, sinh non, thai chậm phát triển,... Trong đó, sứa đỏ lại là thực phẩm chứa hơn 1300mg i-ốt, giúp mẹ giảm thiểu tình trạng cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

3. Tạo cảm giác thèm ăn

Thịt sứa có vị mặn, giòn và có tính bình nên tạo cảm giác thèm ăn cho những bà bầu. Bà bầu nào bị chán ăn do ốm nghén thì nên ăn thịt sứa đỏ để lấy lại cảm giác ngon miệng và thèm ăn trở lại.

4. Thanh nhiệt cơ thể

Ăn sứa đỏ vào những ngày mùa hè, thơi tiết nắng nóng là vô cùng hợp lý vì đây là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa dị ứng ở phụ nữ mang thai rất tốt.

5. Lợi sữa

Bà bầu ăn thịt sứa đỏ ngay từ khi mang thai kéo dài đến sau khi sinh sẽ giúp cải thiện chất lượng sữa và làm giảm nguy cơ tắc sữa. Vì vậy, mẹ bầu nào muốn có nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng để con bú thì không nên bỏ qua sứa đỏ trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Bà bầu ăn sứa đỏ có được không?

Có thể thấy, sứa đỏ mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà bầu. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo lắng bà bầu ăn sứa đỏ có nên hay không vì trong sứa thường có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.

Một tin vui là nếu như sứa trắng có công đoạn sơ chế rất phức tạp và nhiều khi còn để lại độc tố thì sứa đỏ lại hoàn toàn lành tính, sau khi đánh bắt không cần chế biến mà có thể xuất bán ngay. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn sứa đỏ trong thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu ăn sứa đỏ như thế nào là tốt nhất cho thai nhi và làm thế nào để hạn chế những tác dụng phụ của thể xảy ra thì mời mẹ tiếp tục đọc bài viết nhé.

Có thể bạn chưa biết:

Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Bầu 2 tháng nên ăn gì để bớt ốm nghén, giúp thai nhi phát triển tốt?

Bà bầu ăn sứa đỏ cần lưu ý gì?

1. Không ăn sứa đỏ còn sống

Bà bầu ăn sứa đỏ chưa được nấu chín sẽ rất dễ bị đau bụng, buồn nôn, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, bà bầu không nên sử dụng sứa còn tươi chưa qua chế biến để làm thức ăn, làm gỏi ăn sống nhé.

2. Đảm bảo món ăn được chế biến vệ sinh

Bà bầu có ăn được sứa tươi không? Câu trả lời là được nhưng hãy đảm bảo vệ sinh khi ăn. Hầu hết sứa đỏ đều được bán ở vỉa hè, không đảm vệ sinh nên bà bầu bị yếu bụng ăn vào rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu mẹ quá thèm sứa đỏ thì tốt nhất nên mua sứa tươi và tự chế biến sạch sẽ tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách chế biến sứa cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể bắt tay vào làm ngay được.

3. Không ăn quá nhiều

Món ăn nào cũng vậy, dù tốt đến đâu mẹ cũng không nên ăn quá nhiều. Hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ đa dạng các loại thực phẩm để thai nhi được phát triển tốt nhất mẹ nhé.

Như vậy bà bầu hoàn toàn có thể ăn sứa đỏ khi mang thai nhưng sứa phải được nấu chín và chế biến sạch sẽ. Chúc mẹ bầu sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

  • Có bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua?
  • Bà bầu ăn măng được không? Những điều mẹ bầu nên cẩn trọng
  • Mẹ bầu ăn lựu có tốt không? Khám phá những tác dụng tuyệt vời của lựu

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!