Bà chúa xứ gò tháp tiếng anh là gì

Đồng Tháp – vùng đồng bằng trù phú với những vẻ đẹp sinh thái nông nghiệp đặc trưng, từ mùa sen, mùa lúa đến mùa nước nổi. Mỗi mùa một cảnh sắc thụ vị để du khách tìm về chiêm ngưỡng. Nhưng ít ai biết rằng nơi đây cũng tồn tại những di tích văn hóa cổ của nền văn hóa Óc Eo tiêu biểu nhất là khu di tích Gò Tháp.

Để hiểu thêm về khu di tích Gò Tháp, để có những trải nghiệm thú vị khi về đây hãy theo dõi bài viết này nhé!

Cổng chào khu di tích Gò Tháp

Đôi nét về khu di tích Gò Tháp

Phù điêu tạo hình hoa sen được đặt giữa nhà trưng bày khảo cổ di tích Gò Tháp, hiện nay chưa mở cửa tham quan

Khu di tích Gò Tháp một điểm dừng độc đáo của di sản văn hóa và lễ hội vùng đồng bằng Tháp Mười. Nay là di tích đặc biệt của quốc gia.

Nơi đây được phát hiện bởi người Pháp từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu khai quật từ đầu thế kỷ XX. Từ 2005 nơi đây được quy hoạch trở thành di tích khảo cổ, kèm với đó là công tác bảo tồn và phục dựng các công trình tâm linh trên quần thể di tích Gò Tháp, xây dựng rừng sinh thái du lịch và rừng sinh thái thiên nhiên với diện tích hơn 300 ha.

Hình ảnh bên ngoài của khu nhà trưng bày

Ngày nay khu di tích Gò Tháp đang dựng mới thêm nhà trưng bày di tích hình hoa sen, khu ẩm thực chợ quê cùng như không gian văn hóa giao thương nông sản tại khu di tích. Thêm vào đó không gian rộng lớn tại di tích Gò Tháp có nhiều bóng cây xanh di sản hơn 100 năm tuổi; có thể nói nơi đây rất mát mẻ và rất bình yên, một nơi đáng để đến cho những ai muốn hít thở không gian xanh vùng đồng bằng xanh mướt.

Các điểm khảo cổ tại khu di tích Gò Tháp

Di tích Gò Tháp được phát hiện là một phần của văn hóa Óc Eo, được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ kỷ thứ I-VII, những vết tích xác định được phát hiện trên các hiện vật được khai quật [khi nhà trưng bày hoàn tất chắc chắn du khách sẽ được vào tham quan và ngắm nhìn cổ vật; thậm chí có nhiều cổ vật từ vàng thật]. Hiện tại khu di tích còn tồn tại 5 các vết tích lớn của gồm Gò Minh Sư, đền thần mặt trời – Gò Bà Chúa Xứ, đền thần mặt trời phía nam, di tích đền thần Vishnu Gò Tháp Mười, di tích ao thần Gò Tháp.Rộng lớn nhất của khu di tích Gò Tháp là vết tích Gò Minh Sư, thờ thần Shiva; đây là di tích cư trú và một táng lớn nhất của nơi này; hình thức lớp trên đậy lớp dưới. Với 5 lần khai quật, thu hoạch lớn nhất là 2013 với các ngôi mộ cổ, tượng thần Vishnu, cổ vật từ vàng có điêu khắc tỉ mỉ được tìm thấy.

Nằm ở nơi mát mẻ nhất là điểm di tích ao thần và di tích thờ thần Vishnu. Lối đi nơi đây được bao quanh bởi cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, xen lẫn bóng cây tre, ao nước rất yên bình, trong xanh.

Cây di sản nơi di tích thờ thần Vishnu và nền móng cổ Tháp Mười

Nền khảo cổ nơi thờ thần Vishnu

Lối dẫn vào di tích ao thần, được đặt ở hướng đối diện với Gò Minh Sư để tín đồ thanh tẩy trước khi vào đền

![Lối dẫn vào đền thần mặt trời phía nam ][//i0.wp.com/ik.imagekit.io/tvlk/blog/2023/12/go-and-share-khu-di-tich-go-thap-dong-thap-10-1024x768.webp?tr=dpr-2,w-675]

Lối dẫn vào đền thần mặt trời phía nam

![Di tích đền thờ thần mặt trời, phía nam chùa Tháp Linh ][//i0.wp.com/ik.imagekit.io/tvlk/blog/2023/12/go-and-share-khu-di-tich-go-thap-dong-thap-11-1024x768.webp?tr=dpr-2,w-675]

Di tích đền thờ thần mặt trời, phía nam chùa Tháp Linh

Nằm đối diện Gò Minh Sư là đền thần mặt trời phía nam, không gian được bao bọc bởi những thân cây cau thẳng tắp, lối đi hấp dẫn bởi ánh nắng nghiêng nghiêng. Cuối cùng của di tích là đền thần mặt trời – Gò Bà Chúa Xứ nơi đây được xem là điểm tâm linh được nhiều du khách quan tâm nhất.

Nét tâm linh – lịch sử nổi bật trên nền di tích Gò Tháp

![Cổng vào miếu Bà Chúa Xứ ][//i0.wp.com/ik.imagekit.io/tvlk/blog/2023/12/go-and-share-khu-di-tich-go-thap-dong-thap-13-1024x768.webp?tr=dpr-2,w-675]

Điểm tâm linh tại khu di tích Gò Tháp là điểm chùa Tháp Linh Cổ Tự, miếu Bà chúa Xứ. Tháp Linh Cổ Tự hay còn được gọi là Tháp Mười cổ tự; theo lời kể nơi đây đã từng tồn tại ngọn tháp mười tầng; phục vụ cho việc quan sát khi chiến tranh cũng vì lẽ đó mà nơi đây bị tàn phá, đến bỏ phế trong thời gian dài. Đến sau này chùa được dựng lại theo lối kiến trúc chùa Từ Đàm của Huế.

Miếu Bà Chúa Xứ thì là điểm tâm linh quan trọng của người dân nơi đây, mang đậm tính chất dân gian thờ mẫu – người mẹ xứ sở. Điểm di tích được khai quật vào năm 1984, sau đó được bảo tồn di tích, công trình mới thờ tự được dựng lên kế bên nền di tích cũ. Hằng năm nơi đây đều tổ chức lễ hội vía bà rất linh đình, không thua kém gì lễ hội vía Bà Chúa xứ An Giang.

Không gian bên ngoài miếu Bà Chúa Xứ

Điểm tâm linh lịch sử tại khu di tích là đền thờ Đền thờ Thiên Hộ Dương Võ Duy Dương và Đốc Binh Kiều. Đền thờ Thiên Hộ Vương thờ ông Võ Duy Dương vị công thần đã có công xây dựng quê hương, bảo vệ nhân dân trong những ngày đầu mở đất và phát triển cũng như chống ngoại xâm – tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp [1862-1866]. Đền thờ Đốc Binh Kiều thờ tự ông đốc binh Nguyễn Tấn Kiều; người đã cùng Võ Duy Dương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tháp Mười.

Tượng Thiên Hộ Võ Duy Dương được đặt trước điện thờ

Nơi thờ tự Thiên Hộ Võ Duy Dương

Bản sao của sắc phong của Thiện Hộ vào năm 1870

Nơi thờ tự chính bên trong

Khu di tích Gò Tháp - Điểm đến của lễ hội và nét đẹp quê xưa

Hằng năm khu di tích Gò Tháp diễn ra hai kỳ lễ hội vô cùng long trọng. Một là lễ để tưởng nhớ về anh hùng dân tộc Thiên Hộ Võ Duy Dương và Quan lớn thượng Đốc Binh Kiều đã có công chống ngoại xâm. Lễ giỗ cũng là lễ hội diễn ra tại đền thờ khu di tích từ ngày 14, 15 và 16 tháng 11 âm lịch là lễ hội.

Hai là lễ hội vía Bà chúa xứ Gò Tháp, lễ hội diễn ra trong ba ngày gồm 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch. Chánh lễ là các ngày 15, 16.

Vẻ đẹp nét chợ quê xưa cũng được tái hiện hằng tháng trên vùng đất di tích Gò Tháp. Cứ 1 tháng sẽ tổ chức họp chợ một lần vào ngày thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng, từ 14 giờ đến 18 giờ.

Vị trí khu di tích Gò Tháp

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Nơi đây cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km.

Khi di chuyển đến đây bạn có thể đi tự túc bằng xe máy, xe ô tô cỡ lớn cũng đến nơi thuận tiện.

Nếu xuất phát từ chợ Cao Lãnh bạn chọn xe buýt Phương Trang số 664 và dừng tại đầu đường chợ Mỹ Hòa [thuộc tỉnh lộ DT845]. Từ phà Sa Đéc bạn sẽ di chuyển tuyến 6612 và điểm dừng như trên. Tại điểm chợ Mỹ Hòa bạn di chuyển xe ôm vào điểm tháp với giá khoảng 50.000 VND/khách/2 chiều.

Nơi di tích tham quan hoàn toàn miễn phí.

Khách đi theo đoàn có thể liên hệ hướng dẫn viên tại cổng vào.

Ngày thường du khách tham quan chạy xe thẳng vào trong dựng sát lề và tự túc tham quan.

Dịp lễ hội, chợ quê du khách gửi xe ở khu vực ngoài cổng.

Phía trên là những thông tin cơ bản nhất về khu di tích Gò Tháp, hy vọng chuyến đi sắp tới về Đồng Tháp bạn có dịp ghé tham quan và trải nghiệm nơi này. Nếu yêu thích lễ hội dân gian thì chẳn hẳn dịp lễ tại đây sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm nghe nhìn thú vị hơn, ăn uống cũng rất đa dạng.

*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại://trv.lk/golocal

Chủ Đề