Bài tập ghi đo bức xạ hạt nhân

Môn YHHN được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học ở các trường đại học trên thế giới. Ở nước ta, do các khó khăn khách quan và chủ quan, chuyên ngành này chưa phát triển đồng đều và sâu rộng theo yêu cầu. Tuy nhiên, đã từ lâu nó là môn học chính thức trong chương trình đại học và sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội.

Chủ biên

PGS.TS. Mai Trọng Khoa

Tham gia biên soạn:

PGS.TS. Mai Trọng Khoa

GS.TSKH. Phan Sỹ An

PGS.TS. Trần Xuân Trường

Thư ký biên soạn:

Ths. BS. Nguyễn Thị The

LỜI GIỚI THIỆU

Y học hạt nhân [Nuclear Medicine] là một chuyên ngành y học mới, dựa vào 2 kỹ thuật chính là đánh dấu phóng xạ và tác dụng diệt bào của các bức xạ ion hóa để chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và giảng dạy.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại đã ra đời. Trong đó có các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bằng Y học hạt nhân. Tuy còn non trẻ nhưng nó đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều lợi ích to lớn, thiết thực.

Y học hạt nhân đã tạo ra nhiều phương pháp thăm dò chức năng, định lượng và ghi hình rất hữu ích. Ghi hình phóng xạ đã có những bước tiến vượt bậc và mang lại giá trị chẩn đoán rất sớm bởi vì nó mang đến không chỉ những thông tin về cấu trúc, hình thái mà còn những thông tin về chức năng. Ta biết rằng các thay đổi chức năng thường xảy ra sớm hơn các thay đổi về cấu trúc. Vì vậy, ngày nay các kỹ thuật SPECT,

SPECT/CT, PET, PET/CT và trong tương lai là PET/MRI đã và đang trở thành nhu cầu hết sức cần thiết cho chẩn đoán, theo dõi đánh giá điều trị, lập kế hoạch xạ trị…

Y học hạt nhân còn có vai trò rất quan trọng cho điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư. Nhiều loại bệnh việc sử dụng các thuốc phóng xạ gần như là phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Các kỹ thuật điều trị bằng các nguồn phóng xạ hở cũng đang phát huy nhiều hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân.

Chính vì vậy, môn Y học hạt nhân đã được giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học ở các trường đại học trên thế giới. ở nước ta, đã từ lâu nó là môn học chính thức trong chương trình đại học và sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội và Học viện quân y. Do đó, một quyển sách về Y học hạt nhân để cho sinh viên y khoa các trường đại học y học tập, tham khảo là một nhu cầu rất cần thiết đối với một chuyên ngành khá mới mẻ ở nước ta.

Trong lần xuất bản này, cuốn sách vẫn kế thừa nội dung chính các sách đã xuất bản trước đây nhưng đã cập nhật thêm các tiến bộ mới của thế giới và đặc biệt là đưa vào các số liệu và hình ảnh thu nhận được trong thực hành tại bệnh viện Bạch Mai và một số cơ sở Y học hạt nhân khác ở nước ta để minh họa. Điều đó sẽ làm tăng giá trị khoa học và thực tiễn cho cuốn sách.

Nội dung cuốn sách lần này được chia làm 3 phần chính:

1. Y học hạt nhân cơ sở gồm 3 chương:

- Chương 1. Một số kiến thức vật lí hạt nhân cần thiết: Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản của vật lý hạt nhân về bản chất, đặc điểm của các tia phóng xạ thường dùng trong y học và sự tương tác của các tia phóng xạ với vật chất.

- Chương 2. Ghi đo phóng xạ trong y học hạt nhân: Giới thiệu các kỹ thuật ghi đo bức xạ bằng các dụng cụ đo đếm xung, các đồ thị, các kỹ thuật xạ hình từ xạ hình phẳng, cắt lớp đơn photon SPECT và cắt lớp phát positron PET và PET/CT.

- Chương 3. Hoá dược phóng xạ: Trình bày các kỹ thuật sản xuất hạt nhân phóng xạ và phương pháp điều chế hợp chất đánh dấu hạt cùng các kiến thức về các đặc trưng và cơ chế tập trung thuốc phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị.

2. Y học hạt nhân lâm sàng, gồm 3 chương:

- Chương 4: Y học hạt nhân chẩn đoán: cung cấp cho người đọc các phương pháp chẩn đoán bằng các kỹ thuật hạt nhân, chủ yếu là kỹ thuật ghi hình các cơ quan bằng đồng vị phóng xạ được áp dụng nhiều trong lâm sàng.

- Chương 5. Định lượng miễn dịch phóng xạ: Giới thiệu các kỹ thuật in vitro [RIA và IRMA] sử dụng bức xạ để định lượng các vi chất giúp chẩn đoán sớm các bệnh về nội tiết, tim mạch, nội khoa, ung thư...

- Chương 6. Y học hạt điều trị: Tập trung vào các bệnh mà y học hạt nhân mang lại lợi ích rất rõ rệt. Các tác giả cũng giới thiệu các kết quả và kinh nghiệm thực tế trong nước đối với điều trị bệnh tuyến giáp, di căn ung thư vào xương, ung thư gan tiên phát…

3. An toàn bức xạ trong y tế [Chương 7]: Đây là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và tuân thủ. Phần này cung cấp những kiến thức cần thiết về hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hoá và các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân viên, bệnh nhân và môi trường khi làm việc tiếp xúc với các nguồn bức xạ.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách này không những là tài liệu học tập thiết thực cho các sinh viên y khoa mà còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho nhiều cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại nhiều chuyên khoa khác.

Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2012

Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân- Trường Đại học Y Hà Nội

Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

PGS. TS. Mai Trọng Khoa

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA Y HỌC HẠT NHÂN

1. Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân nguyên tử

2. Hiện tượng phóng xạ

3. Phân loại bức xạ ion hóa

4. Định luật phân rã phóng xạ

5. Tương tác của bức xạ ion hoá với vật chất

6. Quy luật giảm mật độ chùm tia alpha

7. Quy luật giảm cường độ chùm tia bêta và gamma

8. Liều lượng bức xạ

CHƯƠNG II. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA

1. Các bức xạ ion hóa [Các loại tia phóng xạ]

2. Liều lượng trong phóng xạ sinh học

3. Cơ chế gây hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa

4. Tổn thương do bức xạ ion hoá

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hoá

CHƯƠNG III. GHI ĐO PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC HẠT NHÂN

1. Hệ ghi đo phóng xạ không hình ảnh thường dùng trong y học hạt nhân

2. Đầu dò ghi đo phóng xạ

3. Ghi đo phóng xạ không thể hiện bằng hình ảnh

4.Chụp nhấp nháy [Scintigraphy] hay Ghi hình phóng xạ [Xạ hình]

5. Ghi hình cắt lớp bằng positron [Positron Emission Tomography: PET]

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG Y HỌC HẠT NHÂN

1. Một số yếu tố của lý thuyết xác suất

2. Ước lượng tham số

3. Khoảng tin cậy [hay các giới hạn tin cậy]

4. Bài toán so sánh các phân bố

5. So sánh hai giá trị trung bình.

CHƯƠNG V. HÓA DƯỢC VÀ THUỐC PHÓNG XẠ

1. Điều chế hạt nhân phóng xạ [Radionuclide Production]

2. Hoá phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ dùng cho PET

3. Các đặc trưng của dược chất phóng xạ dùng cho PET

4. Cơ chế tập trung và khu trú trong tế bào của các dược chất phóng xạ dùng trong PET

5. Sản xuất hạt nhân phóng xạ và thuốc phóng xạ từ nguồn sinh phóng xạ [radio-Generator]

6. Generator Techneti -99m và cách sử dụng

7. Đánh dấu 99mTc vào in vivo kit

8. Chuẩn bị và phân phối dược chất phóng xạ trong khoa y học hạt nhân

9. Kiểm tra chất lượng dược chất phóng xạ

10. Một số nhóm thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân

CHƯƠNG VI. CHẨN ĐOÁN BỆNH BẰNG CÁC NGHIỆM PHÁP ĐỊNH LƯỢNG IN VITRO

  1. ĐỊNH LƯỢNG KÍCH HOẠT BẰNG NEUTRON

1. một số khái niệm Hạt vi mô tương tác với hạt nhân nguyên tử

2. Kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng neutron

  1. ĐỊNH LƯỢNG MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ

1. Nguyên lý của phương pháp

2. Các thành phần chủ yếu trong định lượng miễn dịch phóng xạ

3. Những kỹ thuật quan trọng khi tiến hành định lượng

4. Kỹ thuật định lượng cạnh tranh không miễn dịch [Nonimmune competitive binding assay]

5. Phạm vi ứng dụng của định lượng miễn dịch phóng xạ

6. Một số ứng dụng của RIA và IRMA trong lâm sàng

CHƯƠNG VII. CHẨN ĐOÁN BẰNG XẠ HÌNH

A- CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH TUYẾN GIÁP VÀ CẬN GIÁP

1. Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp

2. Chẩn đoán bệnh tuyến giáp

B- CHẨN ĐOÁN BỆNH CỦA HỆ TIÊU HÓA

1. Các thành phần và chức năng của hệ tiêu hoá

2. Các phương pháp chẩn đoán bằng Y học hạt nhân

3. Giá trị của PET/CT trong chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá

C - CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ THẬN VÀ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý thận

3. Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán bệnh lý các khối u thận và đường tiết niệu

D - CHẨN ĐOÁN BỆNH HỆ XƯƠNG KHỚP

1- Đặc điểm giải phẫu và sinh lý

2. Ghi hình xương

E- CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM MẠCH

1. Đánh giá chức năng tâm thất

2. Xạ hình tưới máu cơ tim

3. Ghi hình ổ nhồi máu cơ tim

4. Đánh giá chức năng sống của cơ tim bằng PET

F- THĂM DÒ CHỨC NĂNG PHỔI

1. Nguyên lý chung của ghi hình [xạ hình] phổi

2. Dược chất phóng xạ

3. Chỉ định

4. Thiết bị

5. Đánh giá kết quả

6. Vai trò của PET/CT trong ung thư phổi

G - GHI HÌNH NÃO

1. Một số phương pháp xạ hình não

H - GHI HÌNH KHỐI U

1. Mở đầu

2. Ghi hình khối u không đặc hiệu bằng thuốc phóng xạ

3. Ghi hình bằng thuốc phóng xạ đặc hiệu vào khối u

4. Ghi hình khối u bằng thuốc phóng xạ tham gia chuyển hóa trong khối u

5. Ghi hình miễn dịch phóng xạ [Radioimmunoscintigrphy- RIS] hay Ghi hình khối u bằng kháng thể đánh dấu phóng xạ kháng kháng nguyên có liên quan đến khối u

Chủ Đề