Bài tập Luật to tụng hành chính có đáp an

Download đề thi luật tố tụng hành chính ✓ Đề thi môn luật tố tụng hành chính có đáp án ✓ Đề thi tố tụng hành chính có đáp án ✓ Tổng hợp đề thi môn luật tố tụng hành chính - có đáp án ✓ File PDF ✓ Tải xuống miễn phí đề thi luật về tố tụng hành chính Google Drive.

Bài tập Luật to tụng hành chính có đáp an

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Bài tập Luật to tụng hành chính có đáp an

Dưới đây là một số Đề thi môn Luật Tố tụng hành chính do HILAW tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.

Bài tập Luật to tụng hành chính có đáp an

Trình bày các trường hợp trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính. Cho 3 ví dụ minh họa cho ba trường hợp trả lại đơn kiện khác nhau. (3 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3 điểm)

1 – Đơn vị sự nghiệp không thể trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính.

2 – Chỉ có Tòa án cấp trên trực tiếp mới có quyền xem xét lại bản án hành chính của tòa án cấp dưới khi bị kháng cáo, kháng nghị.

3 – Thời hạn yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là không hạn chế.

4 – Chánh án TAND cấp tỉnh không có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm của các tòa án nhân dân cấp huyện trong địa bàn tỉnh đó.

5 – Nếu thẩm phán là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh thì được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

6 – Trừ trường hợp bất khả kháng, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính không ít hơn 05 ngày.

1 – Trong một vụ án hành chính, A là người khởi kiện, B, C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi bị tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu, A kháng cáo.

Anh chị hãy nêu những sự khác biệt về tố tụng trong trường hợp chỉ có một mình A kháng cáo so với trường hợp B, C đồng thời có kháng cáo.

2 – Bà A là người khởi kiện vụ án hành chính. Sau 25 ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản án sơ thẩm, bà A phát hiện thẩm phán đã tham gia xét xử là bồ của thư ký tòa án.

Với lý do này, bà A cho rằng bản án sơ thẩm không khách quan. Bà A có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nào?

Giả sử bà A có lý do chính đáng nên được chấp nhận kháng cáo quá hạn. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xử lý thế nào khi xét xử phúc thẩm? Vì sao? (Biết rằng, các đương sự đều tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm). (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)

1 – Trong một số trường hợp đại diện Viện kiểm sát có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.

2 – Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không là đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

3 – Trong một số trường hợp, người làm chứng được quyền từ chối khai báo.

4 – Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện hành vi hành chính luôn là không quá 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

5 – Sau khi thụ lý vụ án hành chính nếu phát hiện vụ án đã thụ lý là vụ án dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

6 – Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính không thể phát sinh khi hết thời hạn kháng cáo của đương sự.

Ngày 21/12/2013, Đội quản lý thị trường số 12 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã tạm giữ 5.600 hộp sữa Danlait của công ty TNHH Mạnh Cầm. Ngày 15/6/2013, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường ra Quyết định số 0165977/QĐ-QLTT phạt công ty Mạnh Cầm 15 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hiệu phụ. Không đồng ý, ngày 10/7/2013 công ty Mạnh Cầm đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy Quyết định trên. (4 điểm)

1 – Xác định đối tượng khởi kiện, thành phần và tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên? (1.5 điểm)

2 – Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đại diện công ty Mạnh Cầm bổ sung yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường phải bồi thường số tiền 1.29 tỷ đồng. Yêu cầu này có được Hội đồng xét xử chấp thuận không? Vì sao? (1 điểm)

3 – Giả sử bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, công ty Mạnh Cầm kháng cáo hợp lệ.

Hãy cho biết:

– Tòa án nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. (0.5 điểm)

– Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm đã không thực hiện trưng cầu giám định các mẫu sữa theo yêu cầu của công ty Mạnh Cầm? (1 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)

1 – Người có quyền và nghĩa vụ liên quan được Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

2 – Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án tại giai đoạn xét xử sơ thẩm.

3 – Trong trường hợp người bị kiện sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì Tòa án bắt buộc phải xem xét tính hợp pháp của Quyết định sửa đổi để có phán quyết về việc giải quyết vụ án được đúng pháp luật.

4 – Có trường hợp Kiểm sát viên được quyền phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án khi tham gia kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.

5 – Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính vẫn có thể được tiến hành nếu như cùng lúc vắng mặt người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

6 – Khi phát hiện Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện TP tỉnh TG ban hành quyết định số 1307/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính với bà H thường trú tại huyện CL tỉnh TG do có hành vi xây dựng nhà trái phép trên địa bàn huyện TP tỉnh TG. Quyết định xử phạt có nội dung: phạt tiền 4.000.000 đồng và buộc bà H phải tháo dỡ toàn bộ căn nhà xây dựng trái phép. Không đồng ý với quyết định trên, bà H đã khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại vẫn không được giải quyết nên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân. (4 điểm)

1 – Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án và những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?

2 – Sau khi được tòa án có thẩm quyền thụ lý người bị kiện đã ra quyết định hủy toàn bộ quyết định xử phạt bị khiếu kiện để xử lý lại vụ việc theo đúng thủ tục xử phạt. Trong trường hợp này, tòa án cấp sơ thẩm sẽ xử lý như thế nào?

3 – Giả sử vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm nhưng bị bà H kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà H có yêu cầu xin hoãn phiên tòa để tìm Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm hoãn phiên tòa. Anh chị nhận xét gì về cách xử lý của Hội đồng xét xử phúc thẩm?

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp họ giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình khi người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.

2 – Qua tranh luận, HĐXX sơ thẩm thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ mới có thể giải quyết vụ án thì có thể ban hành ra quyết định hoãn phiên tòa.

3 – Trong trường hợp tổ chức kinh tế khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi tổ chức đó đặt trụ sở hoặc Tòa án cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc thực hiện khiếu kiện.

4 – Trong trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện thời hiệu khởi kiện của người khởi kiện đã hết thì sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người đi khởi kiện.

5 – Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì cơ quan có thẩm quyền tái thẩm luôn thuộc về Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

6 – Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình phát biểu tranh luận tại thủ tục tranh luận của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Ngày 01/6/2013, Cục trưởng cục nghệ thuật và biểu diễn (Cục nghệ thuật biểu diễn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trụ sở đặt tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã ký quyết định số 215/QĐ-NTBD về việc thu hồi quyết định cho phép tổ chức cuộc thi “Nữ hoàng Biển Việt Nam 2013” dự kiến tổ chức vòng chung kết vào ngày 09/6/2013 đối với Cty TNHH QC-TT RV có trụ sở đặt tại quận TP, Thành phố H với lý do trong quá trình tổ chức vòng sơ tuyển Ban tổ chức cuộc thi đã có nhiều sai phạm. Cho rằng quyết định trên là trái pháp luật Cty TNHH QC-TT RV đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính. Trong đơn kiện của Cty TNHH QC-TT RV có nội dung đề nghị Tòa Hành chính – TAND TP Hà Nội hủy bỏ quyết định 215/QĐ-NTBD và yêu cầu người bị kiện là Cục Nghệ thuật biểu diễn bồi thường thiệt hại 900 triệu đồng do quyết định gây ra.

1 – Anh chị hãy nhận xét về nội dung đơn khởi kiện của Cty TNHH QC-TT RV. Tòa Hành chính – TP Hà Nội sẽ xử lý như thế nào đối với đơn khởi kiện của Cty TNHH QC-TT RV? (2 điểm)

2 – Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. TAND tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Cty TNHH QC-TT RV, hủy quyết định số 215/QĐ-NTBD và buộc người bị kiện bồi thường thiệt hại với số tiền 900 triệu đồng. Bản án bị kháng cáo, HĐXX phúc thẩm tuyên chấp nhận kháng cáo của người kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm như sau: bác toàn bộ yêu cầu của Cty TNHH QC-TT RV vì yêu cầu này không có căn cứ. Theo anh chị phán quyết của Tòa án phúc thẩm có vi phạm pháp luật tố tụng hay không? Tại sao? Nếu không đồng ý với phán quyết này của Cty TNHH QC-TT RV có thể bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào? (2 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)

1 – Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại vụ án hành chính đó.

2 – Hội đồng xét xử phúc thẩm được quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

3 – Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo lãnh thổ vừa phải căn cứ vào nơi làm việc của cá nhân khởi kiện vừa phải căn cứ vào cấp cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành ra khiếu kiện đó.

4 – Có trường hợp Thẩm phán được phân công xem xét thụ lý đơn khởi kiện phát hiện nội dung đơn khởi kiện không đúng theo quy định của pháp luật nhưng không có quyền yêu cầu người đi khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

5 – Quyết định hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ban hành luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

6 – Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể đưa ra phán quyết buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện do quyết định hành chính trái luật gây ra.

Bà Ngọc là Tổng giám đốc của CTCP Ngọc Thanh (CTCP Ngọc Thanh có trụ sở đặt tại thành phố VT, tỉnh PT) đã làm đơn khởi kiện Quyết định số 416/QĐ-CT về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan với số tiền 150 triệu đồng do Cục phó Cục Hải quan thành phố HN (Cục Hải quan thành phố HN có trụ sở đặt tại Quận CG, thành phố HN) ký ban hành trên cơ sở ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố HN. Vụ án đã được thụ lý giải quyết và Tòa án cấp sơ thẩm xác định quyết định nói trên là trái pháp luật nên tuyên án CTCP Ngọc Thanh chỉ phải chịu mức phạt là 60 triệu đồng. Bản án hành chính sơ thẩm đã bị người khởi kiện kháng cáo toàn bộ nội dung.  Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận đơn kháng cáo của người kháng cáo sửa toàn bộ án sơ thẩm với nội dung bác đơn khởi kiện của người khởi kiện vì yêu cầu khởi kiện không có căn cứ. (4 điểm)

Hỏi:

1 – Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?

2 – Anh chị có nhận xét như thế nào về phán quyết trên của Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm?

3 – Vụ án trên bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo kháng nghị và được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết. HĐXX cho rằng với các chứng cứ đã được các bên cung cấp trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì Quyết định số 416/QĐ-CT ban hành trái pháp luật. Anh chị hãy làm rõ:

– Căn cứ kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

– Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên?

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)

1 – Khi xem xét đơn khởi kiện, nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

2 – Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dấn cấp tỉnh.

3 – Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu một trong các đương sự là cá nhân chết thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

4 – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể có hiệu lực thi hành ngay.

5 – Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định ở cấp sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm phải sửa bản án sơ thẩm.

6 – TAND cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã.

Ngày 08/02/2013, UBND huyện T tỉnh B ban hành Quyết định số 1133/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho ông Ngọt với tổng số tiền bồi thường hỗ trợ là 1.106.496.000 đồng (ông nhận được quyết định ngày 10/02/2013). Không đồng ý với quyết định trên nên ông khiếu nại. Ngày 21/3/2013, Chủ tịch UBND huyện T ra Quyết định số 13510/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại, bác yêu cầu khiếu nại, giữ nguyên ra Quyết định số 13510/QĐ-UBND. Ông khiếu nại lần hai. Ngày 15/6/2013 Chủ tịch UBND tỉnh B ra Quyết định 258/QĐ-UBND bác yêu cầu của ông Ngọt. Ngày 08/4/2014 ông khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Anh chị hãy xác định: (4 điểm)

1 – Đối tượng khởi kiện? (1 điểm)

2 – Thời hiệu khởi kiện ông Ngọt? (1 điểm)

3 – Ngày 22/10/2014 TAND huyện T mở phiên tòa xét xử, ra bản án số 10/2014/HC-ST tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông Ngọt. 3 tháng sau khi tuyên án, bản án bị Viện trưởng VKSND tỉnh B kháng nghị. Hãy cho biết:

– Viện trưởng VKSND tỉnh B kháng nghị theo thủ tục gì? (1 điểm)

– Hội đồng xét xử sẽ quyết định như thế nào đối với bản án sơ thẩm số 10/2014/HC-ST? (1 điểm)

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích kèm cơ sở pháp lý? (6 điểm)

1 – Kiểm sát viên không được quyền phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.

2 – Nếu Hội đồng giám đốc thẩm phát hiện bản án hành chính phúc thẩm bị kháng cáo được tuyên không đúng với những tình tiết khách quan của vụ án thì Hội đồng giám đốc thẩm sẽ hủy bản án hành chính phúc thẩm bị kháng cáo để chuyển cho Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại.

3 – Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm nếu HĐXX phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm đã không lấy lợi khai của người làm chứng thì sẽ quyết định hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

4 – Trường hợp HĐXX đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện vì yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật thì không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra.

5 – Có trường hợp việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án theo lãnh thổ vừa phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước bị khởi kiện vừa phải căn cứ vào nơi cư trú của cá nhân khởi kiện.

6 – Thẩm phán được phân công xem xét thụ lý đơn khởi kiện không được quyền trả lại đơn khởi kiện nếu phát hiện vụ việc đang xem xét thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Ngày 01/3/2014, Cục phó Cục thuế thành phố H ban hành Quyết định số 1517/QĐ-CT xử phạt vi phạm hành chính về thuế đới với CTCP An Hòa (có trụ sở đặt tại huyện NT, tỉnh ĐN) với số tiền 1 tỷ đồng trên cơ sở văn bản ủy quyền của Cục trưởng cục thuế thành phố H. Không đối ý với quyết định trên, ông A là Tổng giám đốc của CTCP An Hòa đã ủy quyền cho ông B là Trưởng phòng Hành chính nhân sự viết đơn, ký đơn và đóng dấu vào đơn khởi kiện để khởi kiện Cục phó Cục thuế thành phố H với yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định số 1517/QĐ-CT và buộc người bị kiện bồi thường với số tiền 200 triệu đồng do quyết định trái luật trên gây ra.

1 – Theo anh chị việc khởi kiện trên của CTCP An Hòa có những sai sót gì về mặt tố tụng hay không? Thẩm phán được phân công xem xét thụ lý vụ án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên?

2 – Vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị kiện cho rằng người khởi kiện chậm thi hành Quyết định số 1517-QĐ-CT dẫn đến thiệt hại lợi ích của nhà nước nên yêu cầu Tòa án buộc người khởi kiện phải bồi thường thiệt hại với số tiền là 50 triệu đồng. Theo anh chị yêu cầu của người bị kiện có được Tòa án chấp nhận hay không? Tại sao?

3 – Bản án hành chính sơ thẩm số 15/2014/HCST tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện, hủy bỏ Quyết định số 1517/QĐ-CT và buộc người bị kiện bồi thường với số tiền 200 triệu đồng. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, Viện trưởng VKSNDTC cho rằng với các chứng cứ được các bên cung cấp trong giai đoạn chuẩn xét xử sơ thẩm thì Bản án hành chính sơ thẩm số 15/2014/HCST là không đúng pháp luật vì Quyết định số 1517/QĐ-CT được ban hành đúng pháp luật. Hãy cho biết:

– Căn cứ và thủ tục kháng nghị?

– Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên?

Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện được biểu hiện như thế nào trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hành chính? (2 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (4 điểm)

1 – HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính cho rằng quyết định hành chính bị khởi kiện được ban hành không hợp pháp nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

2 – TAND cấp huyện không có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính do cơ quan nhà nước không cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án huyện đó ban hành.

3 – Chủ tọa phiên tòa không được quyền đặt những câu hỏi có nội dung liên quan đến tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện để hỏi người khởi kiện tại thủ tục tranh tụng của phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính.

4 – Trong trường hợp người bị kiện là Bộ Tài nguyên và môi trường thì chỉ được ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường  làm người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng hành chính.

UBND thị xã M, tỉnh B ban hành quyết định số 285/QĐ-UB giải quyết tranh chấp đất đai với nội dung gia đình ông Th được quyền sử dụng diện tích đất nhưng buộc gia đình ông Th bồi hoàn cho bà T với giá 2.700 đồng/m2 đất theo bảng giá đất nông nghiệp. Không đồng ý quyết định trên, bà T khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 285/QĐ-UB và buộc gia đình ông Th phải bồi hoàn cho bà T với giá 100.000 đồng/m2 đất. (4 điểm)

1 – Anh chị hãy nhận xét về yêu cầu khởi kiện của bà T?

2 – Tại bản án hành chính sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án: “chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà T, hủy QĐ số 285/QĐ-UB của UBND thị xã M, tỉnh B và buộc gia đình ông Th phải bồi hoàn cho gia đình bà T với giá 100.000 đ/m2”. Anh chị hãy nhận xét về phán quyết trên của HĐXX sơ thẩm?

3 – Sau khi bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, bản án hành chính sơ thẩm bị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị. Hãy cho biết:

– Căn cứ kháng nghị, thẩm quyền kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

– Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên?

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích kèm cơ sở pháp lý? (6 điểm)

1 – TAND cấp huyện có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính do cơ quan nhà nước không cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án huyện đó ban hành.

2 – Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì không được quyền xét xử sơ thẩm lại vụ án hành chính đó trong trường hợp bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

3 – Hậu quả pháp lý của việc rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là không giống nhau.

4 – HĐXX  phúc thẩm được quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật bị khởi kiện.

5 – Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh ban hành không căn cứ vào nơi cư trú của người đi khởi kiện.

6 – Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vắng mặt Kiểm sát viên.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan (có trụ sở đặt tại Quận CG, thành phố HN) ra quyết định số 45-QĐ/CT xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 70 triệu đồng và tịch thu lô rượu nhập khẩu trái phép đối với CTCP Bình Phương (có trụ sở đặt tại thành phố PL, tỉnh HB). Không đồng ý với quyết định trên, ông Hùng Phương là tổng giám đốc của CTCP Bình Phương đã khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định số 45-QĐ/CT và yêu cầu Tòa án xác định lại mức phạt đúng pháp luật, đồng thời kiến nghị xử lý trách nhiệm của người ban hành quyết định trái pháp luật. (4 điểm)

1 – Theo anh chị các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hành chính hay không? Tại sao?

2 – Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết và những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?

3 – Bản án hành chính sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của người khởi kiện vì yêu cầu này không có căn cứ. Sau 10 ngày kể từ tuyên án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phát hiện có chứng cứ do người bị kiện cung cấp tại phiên tòa sơ thẩm là giả mạo là cho phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng pháp luật. Anh chị hãy làm rõ:

– Thủ tục kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

– Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp trên?

Bài tập Luật to tụng hành chính có đáp an
Hình minh họa. [Tổng hợp] Đề thi môn Luật Tố tụng Hành chính

Cho ví dụ trường hợp về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (2 điểm)

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Đối với việc khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân người có quyền khởi kiện vụ án hành chính là người có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

2 – Người khởi kiện có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện gây ra trong vụ án hành chính.

3 – Vụ án hành chính có đương sự là người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

4 – Hội đồng xét xử sơ thẩm hoãn phiên tòa để nghị án trong thời hạn 5 ngày làm việc.

Ông A là giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hương Sơn đã làm đơn kiện quyết định hành chính về việc truy thu thuế của Cục trưởng Cục thuế tỉnh KG đối với doanh nghiệp và đã được Tòa án thụ lý giải quyết. Anh chị hãy cho biết Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu: (4 điểm)

1 – Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Cục trưởng Cục thuế tỉnh KG hủy bỏ quyết định truy thu thuế đối với doanh nghiệp tư nhân Hương Sơn. (1đ)

2 – Tại phiên tòa sơ thẩm ông A đã rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận. (1đ)

3 – Trong quá trình xét xử sơ thẩm, ông A bị chết (1đ)

4 – Ông A đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai tại phiên tòa cấp xét xử sơ thẩm mà vẫn vắng mặt (1đ).

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích kèm cơ sở pháp lý? (6 điểm)

1 – Khi khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trụ sở của Hội đồng cạnh tranh và Bộ Công thương không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

2 – Kiểm tra viên vẫn có thể là người đại diện cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính.

3 – Trong các phiên tòa xét xử vụ án hành chính, khi Kiểm sát viên Viện kiểm sát vắng mặt, hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt mà không hoãn phiên tòa.

4 – Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ việc đó.

5 – Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm nếu phát hiện người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải đình chỉ xét xử phúc thẩm.

6 – Khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Ngày 18/6/2015 Công ty cổ phần Quốc tế Tân Châu (trụ sở tại thành phố BH, tỉnh ĐN) đã mở tờ khai hải quan số 132836/NKD/KV1 đối với hợp đồng mua bán số TC003/HD, đơn giá FOB là 1.44 USD/hộp đối với lô hàng thực phẩm chức năng xuất xứ từ Hàn Quốc. Ngày 22/11/2015 Cục Hải quan thành phố H ban hành Thông báo số 5153/TB-HQHCM về việc tính trị giá thuế hàng nhập khẩu với giá là 10.80 USD/hộp. Ngày 29/7/2016, ông Phú là Phó Tổng giám đốc công ty đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Thông báo số 5153/TB-HQHCM. (4 điểm)

Hỏi:

1 – Anh chị hãy cho biết ông Phú có quyền khởi kiện hay không? Vì sao? Tòa án đã nhận đơn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên? (1.5 điểm)

2 – Vụ án được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo đúng quy định vào ngày 12/8/2016. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu buộc Cục Hải quan thành phố H bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng do Thông báo số 5153/TB-HQHCM gây ra. Việc bổ sung này có được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận hay không? Vì sao? (0.75đ)

3 – Bản án sơ thẩm tuyên các yêu cầu khởi kiện. Công ty cổ phần Quốc tế Tân Châu kháng cáo, Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm? (0.75đ)

4 – Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu nhận định việc tính trị giá thuế hàng nhập khẩu của Tòa án cấp sơ thẩm là không đúng với quy định của pháp luật? (1đ)

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích kèm cơ sở pháp lý?

1 – Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể được đưa áp dụng sau khi vụ án hành chính đã được thụ lý.

2 – Trong trường hợp người khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc khi chưa khiếu nại và đã được Tòa án thụ lý nhưng sau đó Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại vụ án hành chính.

3 – Trong trường hợp người khởi kiện vụ án hành chính không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

4 – Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm của các Tòa án nhân dân cấp huyện trong địa bàn tỉnh đó.

5 – Trường hợp vụ án hành chính bị đình chỉ thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào ngân sách nhà nước.

6 – Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở địa phương nào thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân trên cùng lãnh thổ với cơ quan đó.

Ngày 04/11/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh BR ban hành Quyết định số 0410/QĐ-UB thu hồi đất của hộ ông LT tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành để giải tỏa giao cho Công ty xây dựng DK đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp MX. Ông LT khiếu nại đối với Quyết định số 0410/QĐ-UB với nội dung khiếu nại là giá bồi thường đất thấp và yêu cầu giải quyết 02 lô đất tái định cư.

1 – Cho đến ngày 01/12/2016 khiếu nại của ông  LT vẫn chưa được giải quyết bằng một quyết định giải quyết khiếu nại, dù UBND đã nhiều lần mời ông lên làm việc. Nay ông LT muốn khởi kiện VAHC đối với Quyết định số 0410/QĐ-UB. Theo anh chị, nếu ông LT có thể khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định số 0410/QĐ-UB thì Tòa án có thụ lý không? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?

2 – Giả sử, vụ án đã được tòa án thụ lý hợp lệ và giải quyết qua hai cấp: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bản án phúc thẩm được tuyên vào ngày 30/5/2016. Người bị kiện không đồng ý nên ngày 15/6/2016 đã có văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm. Anh chị hãy xác định thời hạn kháng nghị, thẩm quyền kháng nghị, nêu rõ căn cứ pháp lý.

1/ Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2/ Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ việc đó.

3/ Giám đốc Sở Công thương là người bị kiện trong vụ án hành chính thì không thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng Sở Công thương tham gia tố tụng.

4/ Khi nhận đơn khởi kiện nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, Thẩm phán được phân công xem xét đơn phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác.

5/ Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa bản án bị kháng nghị nếu việc sửa bản án bị kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

6/ Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Kiểm sát viên có thể phát biểu quan điểm chấp nhận hay bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.

Ông L và ông B có hai người con là bà T và ông H. Năm 1986, ông L và bà B được Hội đồng đăng ký ruộng đất xã C (thị trấn T, tỉnh B) cấp Giấy chứng nhận số 263 đôi với 620 m2 đất. Năm 2010, ông L và bà B mất không để lại di chúc. Ngày 25/02/2013 ông H được Ủy ban nhân dân thị xã T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681 đối với diện tích đất nói trên. Ngày 20/7/2016 bà T (đang định cư ở Pháp) về nước biết được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H và không đồng ý nên đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681. Anh chị hãy:

1/ Xác định thời hiệu khởi kiện của bà T và tư cách những người tham gia tố tụng.

2/ Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T, hủy Giấy chấp nhận quyền sử dụng đất số H4968. Không đồng ý, ông H kháng cáo. Hãy nêu cách thức xử lý nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện của bà T đã hết do bà T đã biết được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2014.

1/ Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khong là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.

2/ Khi bị kỷ luật buộc thôi việc, công chức có thể khởi kiện ra Tòa án nơi mình cư trú hoặc làm việc.

3/ Nếu người khởi kiện là tổ chức đã giải thể mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

4/ Trong một số trường hợp, Kiểm tra viên có thể là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự trong vụ án hành chính.

5/ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án các cấp.

6/ Hơn 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hành chính.

Ngày 13/12/2017, ông H bị Trưởng công an thị trấn L, huyện L, tỉnh BP ra Quyết định số 52/QĐ-XPHC xử phạt 200.000 đồng vì có hành vi vi phạm nên đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy Quyết định 52/QĐ-XPHC.

1/ Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thành phần những người tham gia tố tụng trong vụ án trên.

2/ Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà ông H vắng mặt.

3/ Bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, ông H kháng cáo. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu nhận định Quyết định số 52/QĐ-XPHC ban hành không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

1/ Người khởi kiện được quyền tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tòa sơ thẩm.

2/ Cá nhân khởi kiện hành vi hành chính của UBND xã N thì người bị kiện trong vụ án được xác định là Chủ tịch UBND xã N.

3/ Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

4/ Không phải trong trường hợp nào khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết cùng một vụ án có mối quan thân thích với nhau thì đều phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật.

5/ Cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh thì Tòa án tỉnh nơi cá nhân đó cư trú có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

6/ Người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.

Ngày 28/7/2016, ông Nguyễn Văn K (cư trú tại huyện N, tỉnh H) nhận được Quyết định số 45/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an huyện Y tỉnh H với nội dung phạt tiền 3.700.000 đồng vì có hành vi “gây rối trật tự công cộng” và “cố ý làm hư hỏng tài sản”. Do không đồng ý với quyết định nêu trên, ông Nguyễn Văn K đã làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án hủy Quyết định số 45/QĐ-XPHC và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ quyết định trên gây ra với số tiền 2.000.000 đồng.

1/ Xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?

2/ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị kiện được triệu tập hợp lệ hai lần để đối thoại nhưng đều vắng mặt. Theo anh chị Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xử lý như thế nào?

3/ Tòa án cấp sơ thẩm ra Bản án hành chính sơ thẩm số 17/2016/HCST với nội dung bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện vì các yêu cầu này không có căn cứ. Người khởi kiện làm đơn kháng cáo và được thụ lý xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định số 45/QĐ-XPHC ban hành không hợp pháp nên Bản án hành chính phúc thẩm số 25/2016/HCPT được tuyên: “Sửa toàn bộ án sơ thẩm. Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện hủy bỏ Quyết định số 45/QĐ-XPHC, buộc Trưởng Công an huyện Y tỉnh H bồi thường cho ông Nguyễn Văn K số tiền 2.000.000 đồng”. Theo anh chị phán quyết trên của Tòa án cấp phúc thẩm có phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính không? Tại sao? Người bị kiện có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu không đồng ý với Bản án hành chính phúc thẩm số 25/2016/HCPT?

Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (6 điểm)

1/ Trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N ký ban hành trên cơ sở ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N thì người bị kiện trong vụ án được xác định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N.

2/ Tòa án chỉ chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện nếu việc rút đơn đó được người bị kiện đồng ý.

3/ Tòa án nhân dân tỉnh TH không có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khi cá nhân khởi kiện hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố PL, tỉnh HB.

4/ Tòa án có thẩm quyền sẽ trả lại đơn kháng cáo cho người kháng cáo nếu đơn kháng cáo có nội dung không hợp lệ theo quy định của pháp luật.

5/ Trong trường hợp Tòa án đã trả lại đơn kháng cáo cho người kháng cáo nếu đơn kháng cáo có nội dung không hợp lệ theo quy định của pháp luật.

6/ Có trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà không cần có văn bản đề nghị của đương sự.

Ngày 12/10/2017, ông Nguyễn H (cư trú tại xã NT, huyện DN, tỉnh TQ) khởi kiện Ủy ban nhân dân phường TX, thành phố TQ, tỉnh TQ tại Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu Tòa án tuyên bố hành chính của Ủy ban nhân dân phường TX cho ông nghỉ việc không có quyết định là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính này gây ra với số tiền 832.000.000 đồng.

1/ Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án? Theo anh chị các yêu cầu của người khởi kiện có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hành chính không? Tại sao?

2/ Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Qua kết quả tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận định hành vi hành chính của UBND phường TX cho ông Nguyễn H nghỉ việc không có quyết định là trái pháp luật. Theo anh chị, Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ đưa ra phán quyết như thế nào là đúng với quy định của pháp luật?

3/ Sau khi bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, người bị kiện phát hiện thời hiệu khởi kiện trong vụ án đã hết nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn xét xử và ra bản án trên nên đã làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị. Anh chị hãy xác định.

Anh chị hãy xác định:

Người có quyền kháng nghị và căn cứ kháng nghị?

Nếu căn cứ kháng nghị là đúng thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào?

Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (6 điểm)

1/ Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người đi khởi kiện trong trường hợp người đi khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn kiện theo quy định của pháp luật.

2/ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi keienj được quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

3/ Tòa án nhân dân tỉnh ĐN có thể thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong trường hợp cá nhân khởi kiện có nơi cư trú tại tỉnh HB.

4/ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

5/ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ giải quyết vụ án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án nếu như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính đang bị khởi kiện.

6/ Trường hợp thủ tục phúc thẩm phát sinh do kháng nghị của Viện kiểm sát thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được đưa ra phán quyết bất lợi cho người khởi kiện so với bản án sơ thẩm.

Ngày 09/6/2017, Chủ tịch UBND quận HM, thành phố HN đã ban hành Quyết định số 2400/QĐ-KPHQ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng trái phép đối với bà T cư trú tại quận HM, thành phố HN. Do đã hết thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định nhưng bà T vẫn không thực hiện nên ngày 15/8/201, Chủ tịch UBND quận HM đã ban hành Quyết định số 2992/QĐ-CC cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch UBND quận HM. Không đồng ý với quyết định trên, bà T đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính.

1/ Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ việc trên? Theo anh chị, bà T có thể đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết như thế nào trong đơn khởi kiện thì phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính?

2/ Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bà T có thể thuê ông N đang là Thanh tra viên của Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường thành phố HN tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình được hay không? Tại sao?

3/ Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án hành chính sơ thẩm chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Bản án này bị người bị kiện kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định Tòa án cấp sơ thẩm đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng quy phạm pháp luật nên dẫn đến việc ra bản án sơ thẩm là thiếu chính xác và không đảm bảo tính khách quan. Theo anh chị, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết như thế nào đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm?

Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? (6 điểm)

1 – Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện cùng vắng mặt, Hội đồng xét xử sơ thẩm phải hoãn phiên tòa.

2 – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh N có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh N trong vụ án hành chính.

3 – Người khởi kiện trong vụ án hành chính có quyền yêu cầu Tòa án cho mình được nghiên cứu hồ sơ.

4 – Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật trước khi khởi kiện quyết định hành chính, thời điểm nhận được hoặc biết được quyết định hành chính không là căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

5 – Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở không áp dụng đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống.

6 – Nếu Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Hội đồng xét xử có thể phải hoãn phiên tòa.

Ngày 16/11/2018, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 26716/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (GCNĐKNH) số 116243 bảo hộ nhãn hiệu “DESYLOIA” cho Công ty TNHH TB. Ngày 09/9/2011, Công ty TNHH DN nộp đơn đề nghị Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực của GCNĐKNH số 116243 với lý do nhãn hiệu DeSyloia có nguồn gốc và quá trình sử dụng của Công ty DN. Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2179/QĐ-SHTT hủy bỏ một phần hiệu lực GCNĐKNH số 116243, Công ty TB khiếu nại, ngày 23/7/2014, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2310/QĐ-SHH giải quyết khiếu nại, giữ nguyên Quyết định số 2179/QĐ-SHTT. Công ty TB tiếp tục khiếu nại lần 2, ngày 15/7/2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành Quyết định sosos 1967/QĐ-BKHCN giải quyết khiếu nại với nội dung không chấp nhận yêu cầu khiếu nại. Ngày 27/7/2016, ông A là Tổng giám đốc Công ty đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu hủy Quyết định số 1967/QĐ-BKHCN. Anh chị hãy:

1 – Xác định tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên và thời hiệu khởi kiện của Công ty TB biết rằng các Quyết định trên được Công ty TB nhận vào ngày ban hành.

2 – Bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, Công ty TB kháng cáo. Hãy cho biết Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu tại phiên tòa Công ty TB đã rút đơn kháng cáo./.

Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? (6 điểm)

1 – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền rút đơn khởi kiện trong vụ án hành chính.

2 – Do tình trạng sức khỏe mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa có thể là một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

3 – Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao./.

4 – Nếu qua đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

5 – Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền sửa quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm.

6 – Tòa án nhân dân cấp huyện có thể thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với khiếu kiện quyết định hành chính do Cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành.

Ngày 11/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh CT đã ra Quyết định số 77/QĐ-UB xử phạt Công ty HS với số tiền 197 triệu đồng. Công ty HS nhận được quyết định này vào ngày 12/7/2016. Không đồng ý với quyết định xử phạt trên, ngày 15/7/2016, Công ty HS đã khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh CT và khiếu nại được thụ lý vào ngày 18/7/2016 nhưng sau đó khiếu nại không được giải quyết. Công ty HS đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 77/QĐ-UB.

1 – Hãy xác định các căn cứ pháp lý để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện trong vụ án trên?

2 – Vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Hội đồng xét xử sẽ xử lý như thế nào nếu như tại phiên tòa sơ thẩm người khởi kiện vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia phiên tòa.

3 – Vụ việc đã được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và ra bản án với quyết định chấp nhận yêu cầu của Công ty HS tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 77/QĐ-UB. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực, người bị kiện phát hiện các chứng cứ mà người khởi kiện cung cấp cho Tòa án trước đây đều là giả mạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện nên đã làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị. Anh chị hãy làm rõ:

1 – Căn cứ kháng nghị và người có quyền kháng nghị.

2 – Nếu căn cứ kháng nghị là đúng thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào?