Bảo hiểm học sinh, sinh viên là gì

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế [BHYT] để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Những năm gần đây, với sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, chính sách bảo hiểm y tế với học sinh - sinh viên đã phát huy hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Học sinh - sinh viên sử dụng bảo hiểm y tế không chỉ được chăm sóc tốt sức khỏe mà còn giúp chia sẻ gánh nặng kinh tế khi các em không may mắc phải những bệnh hiểm nghèo đòi hỏi chi phí điều trị cao.

Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì chính sách bảo hiểm y tế học sinh – sinh viên trong năm học 2021-2022 không có sự thay đổi về mức đóng. Theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, học sinh – sinh viên chỉ cần đóng 70% mức đóng nên số tiền thực đóng là gần 47 nghìn đồng một tháng. Các em có thể lựa chọn phương thức đóng theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tại cơ sở giáo dục, nhà trường đang theo học.

Nhiều năm tham gia bảo hiểm y tế, Nguyễn Thu Linh, Sinh viên năm 3 Đại học Luật Hà Nội cho biết được hưởng nhiều quyền lợi như chăm sóc sức khỏe ban đầu, được chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng. “Bảo hiểm y tế rất ý nghĩa với học sinh sinh viên như chúng em, nếu có gì đau ốm như đau bụng, đau đầu…hay vấn đề gì về sức khỏe thì có thẻ bảo hiểm y tế sẽ rất tiện lợi” – Thu Linh cho biết.

Trong trường hợp cấp cứu, học sinh – sinh viên còn được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào. Hơn thế mức giá mua thẻ bảo hiểm y tế cũng rất phù hợp với điều kiện, mức sống chung của học sinh, sinh viên.

Trong trường hợp cấp cứu, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào [Ảnh minh họa]

Khi đi khám, chữa bệnh, nếu đúng tuyến và đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh. Nếu không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám, chữa bệnh BHYT, học sinh, sinh viên được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng theo tỷ lệ: 100% khi khám, chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám, chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám, chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến trung ương.

Mua thẻ bảo hiểm y tế không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân học sinh – sinh viên mà thể hiện trách nhiệm của các bạn trẻ với cộng đồng và xã hội. Lê Trà My, Sinh viên năm nhất Đại học Văn hóa Hà Nội thường xuyên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Em nghĩ mua bảo hiểm y tế không chỉ là đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn thể hiện thái độ quan tâm tới cộng đồng. Nếu mình khỏe thì càng tốt, số tiền sẽ góp phần giúp đỡ được những người khác không may ốm đau, bệnh tật”.

Có thể nói số học sinh – sinh viên sử dụng bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Tỷ lệ tham gia tăng qua các năm, tỷ lệ năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh – sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế nên chưa tham gia. Theo bà Đỗ Thị Hòa, Phó Trưởng phòng truyền thông và phát triển đối tượng - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, điều này khiến các em bị thiệt thòi khi không được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ bảo hiểm y tế. Bà Hòa cho biết “Tỉ lệ học sinh sinh viên ở thành phố Hà Nội chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các quận nội thành so với các huyện ngoại thành. Nguyên nhân một phần là mức sống ở vùng nông thôn thường khó khăn hơn về kinh tế, thu nhập thấp và không ổn định”.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh - sinh viên sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt [Ảnh minh họa]

Năm học này trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh - sinh viên sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt để tất cả các em đều được thụ hưởng lợi ích chính đáng từ tấm thẻ bảo hiểm y tế. Để đạt được mục tiêu, ông Kiều Cao Chinh, Phó Trưởng phòng chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho biết ngành giáo dục sẽ tăng cường tập huấn cán bộ làm công tác y tế trường học, hướng dẫn học sinh khám, chữa bệnh theo quy định, tạo niềm tin cho phụ huynh và các em khi tham gia bảo hiểm y tế. “Chúng tôi tập trung tuyên truyền tới phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh đầu năm, đồng thời phối hợp các cơ quan rà soát các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn giảm trong cấp thẻ bảo hiểm y tế để có những chính sách phù hợp” – ông Kiểu Cao Chinh khẳng định.

Có thể nói bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên là chính sách an sinh xã hội nhân văn sâu sắc không chỉ đảm bảo các em được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu để yên tâm học tập mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng./.

Hiện nay lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam nói chung khá đa dạng và phong phú với các loại bảo hiểm khác nhau cho từng độ tuổi. Trong đó một loại bảo hiểm cũng được nhiều người quan tâm hiện nay đó là bảo hiểm học sinh. Các bậc phụ huynh muốn mua bảo hiểm học sinh cho con em mình nhưng lại không hiểu rõ Bảo hiểm học sinh là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia bảo hiểm như thế nào. Tại bài viết này chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Cơ sở pháp lý: Luật của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về kinh doanh bảo hiểm

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Bảo hiểm học sinh là gì?

Bảo hiểm học sinh được hiểu là loại bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp các em gặp phải rủi ro bệnh tật, tai nạn và áp dụng với các đối tượng tham gia là học sinh ở nhiều độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề. Trên thực tế, nhiều sản phẩm bảo hiểm cũng dành cho các bạn sinh viên, với tên gọi bảo hiểm thân thể học sinh, sinh viên. Bảo hiểm học sinh là loại hình bảo hiểm tự nguyện và loại bảo hiểm này áp dụng cho các trường hợp bệnh tật và tai nạn trong phạm vi bảo hiểm nhất định của hợp đồng bảo hiểm học sinh, xảy ra bất kỳ lúc nào trong lãnh thổ Việt Nam và bên cạnh đó cũng nên lưu ý để tránh những trường hợp tai nạn, rủi ro nhưng không được bảo hiểm chi trả.

2. Đặc điểm của bảo hiểm học sinh

Bảo hiểm học sinh áp dụng cho các đối tượng là học sinh sinh viên và đối tượng này phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam và không mắc phải các loại bệnh có liên quan tới thần kinh bởi vì rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm với các đối tượng này rất cao, bên cạnh đó các đối tượng không bị tàn phế hay bị thương tật vĩnh viễn trên 50% và  người lao động sử dụng loại bảo hiểm này phải nằm trong độ tuổi cho phép theo quy định và được quy định tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm.

Những hạn mức của bảo hiểm thân thể đối với học sinh đó là:

+ Đối tượng bị tàn tật vĩnh viễn hoặc bị tử vong [thương tật trên 81% trở lên]: thì toàn bộ số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho người sử dụng bảo hiểm.

+  Đối tượng thương tật vĩnh viễn ở một bộ phận hay một cơ quan nào đó của cơ thể: thì sẽ được bồi thường theo % quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Đối tượng thương tật toàn bộ tạm thời: thì sẽ được bồi thường theo số ngày lương bị mất khi phải nằm viện hoặc mất đi khả năng lao động tạm thời. Tuy nhiên hạn mức của nó không quá 6 tháng.

Xem thêm: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm là gì? Bản chất và đặc trưng?

+ Trong trường hợp người mua bảo hiểm thân thể xảy ra thương tật khi có các hành vi như cứu người, cứu tài sản Nhà nước, của nhân dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp cũng sẽ được tính trong phạm vi chi trả của bảo hiểm này.

+ Chi phí y tế như: phẫu thuật, nhập viện, thuốc thang, cấp cứu,… cũng sẽ được chi trả theo hạn mức mà người sử dụng bảo hiểm lựa chọn.

Bảo hiểm thân thể học sinh giúp chi trả các chi phí liên quan đến bệnh tật, tai nạn. Nhưng không phải bất cứ tai nạn nào cũng thuộc nghĩa vụ bảo hiểm chi trả và trong hợp đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp sẽ quy định các trường hợp không được chi trả.  Có một số trường hợp khi bị nạn, dù phải nằm viện điều trị và sử dụng thuốc nhưng không được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm thân thể. cụ thể là:

+ Sử dụng nhiều rượu, bia, ma túy và gây tai nạn nghiêm trọng.

+ Tham gia đánh nhau, cố ý có những hành vi vi phạm pháp luật, quy định.

+ Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

+ Ngộ độc thức ăn, đồ uống.

+ Trường hợp thiên tai như động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.

Xem thêm: Rủi ro là gì? Những thuật ngữ liên quan trong Bảo hiểm?

Theo đó để tránh gây ra những tổn thất cho gia đình và người thân, phụ huynh các em  cụ thể là đối với trẻ dưới 14 tuổi và bản thân các em trong độ tuổi đủ 14 tuổi trở lên nên tìm hiểu kỹ về các quyền lợi chi trả bảo hiểm và những khoản mục không được chi trả. Bên cạnh đó, những người sử dụng bảo hiểm nên chấp hành đúng luật lệ giao thông và tham gia các hoạt động an toàn trong trường học, tránh tập thói quen sử dụng rượu, bia, chất kích thích và tụ tập đánh nhau… để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và cả tài chính của gia đình.

3. Quyền và nghĩa vụ các bên bảo hiểm học sinh

3.1. Quyền lợi của học sinh được hưởng khi tham gia bảo hiểm học sinh:

– Bảo hiểm học sinh chi trả chi phí điều trị sẽ gồm chi phí cấp cứu, điều trị, phẫu thuật, thuốc… trong trường hợp bệnh tật, tai nạn ngoài ý muốn, trong phạm vi bảo hiểm. Ngoài ra, các em và gia đình còn được hỗ trợ phụ cấp điều trị theo ngày, tối đa không quá 60 – 180 ngày/năm theo quy định.

– Bảo hiểm bồi thường nếu xảy ra thương tật sẽ gồm thương tật tạm thời đang được điều trị và thương tật vĩnh viễn. Số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng mệnh giá bảo hiểm, với bảng tỷ lệ chi trả được thể hiện cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm.

–  Bảo hiểm thân thể học sinh chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu xảy ra tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn có nghĩa là  đối với những trường hợp bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong, gia đình, người thừa kế hợp pháp của học sinh sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của bảo hiểm. Nếu trước đó bảo hiểm đã chi trả cho các chi phí điều trị, bồi thường khác, số tiền nhận được sẽ là mệnh giá trừ cho những khoản đã chi trả. Quyền lợi này vẫn áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong sau một thời gian và tối đa tùy vào điều khoản bảo hiểm điều trị đúng hướng dẫn của cơ sở y tế. Cần lưu ý rằng tổng số tiền chi trả cho một hợp đồng không vượt quá mệnh giá hợp đồng bảo hiểm thân thể đó.

– Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể phụ thuộc vào lựa chọn của người mua đối với mệnh giá bảo hiểm và các phạm vi bảo hiểm tham gia. Với đa số các gói bảo hiểm thân thể học sinh hiện có, người mua có thể chọn mệnh giá bảo hiểm trong khoảng từ 1 triệu đến 100 triệu đồng, với thời hạn bảo hiểm 12 tháng. Tiền phí bảo hiểm = mệnh giá bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm. Ví dụ, một sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh có các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như dưới đây:

+ A – chết do bệnh tật hoặc tai nạn [tỷ lệ phí bảo hiểm 0.20%]

+ B – thương tật do tai nạn [tỷ lệ phí bảo hiểm 0.15%]

+ C – nằm viện do bệnh tật, tai nạn [tỷ lệ phí bảo hiểm 0.30%]

+ D – phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn [tỷ lệ phí bảo hiểm 0.10%]

Theo đó người mua muốn tham gia các phạm vi A, B, C với tổng số tiền bảo hiểm là 30 triệu đồng. Như vậy phí bảo hiểm sẽ là: 30 triệu x [0.20% + 0.15% + 0.30%] = 195.000 đồng/năm. Người mua có thể cần đóng thêm phụ phí để mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc khí gas…

3.2.  Nghĩa vụ của học sinh và bên mua bảo hiểm

Theo như trên học sinh không chỉ được hưởng quyền mà còn thực hiện theo qy định mà pháp luật đề ra, Học sinh và gia đình có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân, phòng ngừa rủi ro tai nạn, bệnh tật, cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Quy trình yêu cầu bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:

Các công ty bảo hiểm có nghĩa vụ cngx như trách nhiệm phải hướng dẫn cụ thể các quy định, quy trình về bồi thường cho người mua bảo hiểm học sinh. Theo đó bên mua cần chuẩn bị các loại giấy tờ:

+ Giấy yêu cầu chi trả bảo hiểm theo mẫu của công ty bảo hiểm

+ Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm của cá nhân hoặc tập thể có tên học sinh [bản sao]

+ Xác nhận tai nạn của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi xảy ra tai nạn [trường hợp bị tai nạn]

+ Các chứng từ y tế: giấy ra viện, bảng kê chi phí điều trị, chứng nhận phẫu thuật…

+ Nếu người bảo hiểm mất: giấy chứng tử, chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp.

Bên cạnh đó, đối với việc thông báo về tai nạn, bệnh tật cho công ty bảo hiểm và nộp hồ sơ yêu cầu chi trả đều có thời hạn cụ thể. Người tham gia cần nắm rõ để tránh ảnh hưởng quyền lợi. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hoặc từ chối bồi thường  thì cần phải nêu rõ lý do bằng văn bản trong thời hạn được thỏa thuận theo hợp đồng hoặc không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Bảo hiểm học sinh là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ các bên” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề