Bệnh nhân 416 là ai

Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trưa 1-9 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu nói về ca bệnh 416 - Video: TRƯỜNG TRUNG

Theo bác sĩ Lê Thành Phúc - giám đốc Bệnh viện Phổi, 5/6 bệnh nhân được ra viện lần này đều trog tình trạng sức khỏe ổn định và không có triệu chứng kèm theo.

Riêng bệnh nhân T.V.D. [416] đã có 4 lần xét nghiệm âm tính với virus Sars-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân này vẫn rất nặng, do có những bệnh nền kèm theo nên đang điều trị trong tình trạng đặc biệt.

"Hiện bệnh nhân này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO và đang được lọc máu liên tục. Thể trạng suy kiệt nặng, cơ lực toàn thân giảm, đồng thời xơ hóa, đông đặc phổi lan tỏa 2 bên" - bác sĩ Phúc nói.

Sau khi đội chuyên gia do của Bệnh viện Chợ Rẫy [TP.HCM] rút khỏi Đà Nẵng, việc điều trị cho bệnh nhân này được giao lại cho các bác sĩ hồi sức tích cực của Bệnh viện Đà Nẵng. 

Bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 416, cho biết bệnh nhân đã mở mắt tự nhiên, tuy nhiên tiếp xúc chậm nên vẫn phải tiếp tục điều trị hồi sức tích cực.

"Do tình trạng tổn thương phổi đông đặc, xơ hóa lan tỏa, chức năng hô hấp của phổi giảm nặng, bệnh nhân cần được hỗ trợ ECMO và thở máy thời gian kéo dài nên tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng từ hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Chúng tôi đánh giá tình trạng bệnh nhân này nặng hơn cả bệnh nhân 91 - phi công người Anh, nên tiên lượng còn rất nặng, nguy cơ tử vong cao", bác sĩ Hiếu nói.

Tình trạng bệnh nhân 416 suy kiệt, yếu cơ toàn thân cần phối hợp dinh dưỡng, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng kết hợp. 

Bác sĩ Hiếu cho biết dù các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã rút khỏi Đà Nẵng, quá trình điều trị bệnh nhân 416 vẫn sẽ thực hiện tham vấn ý kiến chuyên sâu của đội ngũ này do họ từng có kinh nghiệm điều trị thành công cho bệnh nhân 91.

Bệnh nhân 416 được chăm sóc đặc biệt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG chụp lại màn hình

Đà Nẵng thông tin về địa điểm bệnh nhân 416 dự tiệc cưới trưa 18-7

TRƯỜNG TRUNG

Hai bệnh nhân COVID-19 số 416 và 418 tại Đà Nẵng hiện trong tình trạng rất nặng, nhất là bệnh nhân 416 diễn biến nặng rất nhanh, phải can thiệp bằng hệ thống phổi nhân tạo ECMO, lọc máu, thở máy liên tục...

  • Đà Nẵng: Phun hóa chất khử khuẩn tại 2 bệnh viện phát hiện ca bệnh COVID-19

  • Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua

Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN

Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hiện bệnh nhân 418 [nam, 61 tuổi, ở Đà Nẵng] và bệnh nhân 416 [nam, 57 tuổi, ở Đà Nẵng] có tiên lượng rất nặng.

Cụ thể, bệnh nhân 416 phải thở máy, sử dụng hệ thống ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục, dự kiến trong thời gian dài. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus SARS-CoV 2, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn.

Đến nay, bệnh nhân số 416 là bệnh nhân COVID-19 thứ ba tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau bệnh nhân 19 và bệnh nhân 91 [phi công Anh]. Tuy nhiên, so với hai bệnh nhân trước, thời điểm chỉ định thở máy và đặt ECMO cho bệnh nhân 416 nhanh hơn rất nhiều, chỉ vài ngày sau khi vào viện, đặc biệt chỉ 1 ngày sau khi xác định chính xác đã mắc COVID-19.

Còn bệnh nhân số 418, tuy các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng cũng đang tiên lượng rất nặng; khả năng bệnh nhân phải tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài. Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 trên nền bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.

Theo các chuyên gia, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 thường có nguy cơ diễn biến nặng hơn nếu gặp ở bệnh nhân lớn tuổi [trên 60 tuổi] hoặc những người có vấn đề sức khoẻ, mắc các bệnh mãn tính như: Cao huyết áp, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính hay đái tháo đường, ung thư... hoặc các bệnh gây ảnh hưởng hệ miễn dịch.

TN/Báo Tin tức

Bộ Y tế cảnh báo thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 lan truyền trên mạng

Bộ Y tế vừa cảnh báo về thông tin lan truyền trên mạng với nội dung phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dự báo các mốc diễn biến dịch COVID-19 của Việt Nam là sai sự thật, người dân cần cảnh giác.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • COVID-19,
  • SARS-CoV-2,
  • virus,
  • ca mắc,
  • bệnh nhân 416,
  • bệnh nhân 418,
  • xét nghiệm,
  • cách ly,
  • điều trị,
  • ECMO,

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông báo tại Cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống COVID-19 tại Hà Nội sáng 25/7/2020: Bệnh nhân Đà Nẵng là ca mắc COVID-19 thứ 416 của Việt Nam. Đây là ca lây nhiễm cộng đồng điển hình do nguồn từ bên ngoài xâm nhập vào Đà Nẵng.

  • Tiếp tục xác minh những người tiếp xúc gần với trường hợp nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng

  • Đà Nẵng khoanh vùng, sát khuẩn nơi ở bệnh nhân nghi mắc COVID-19

  • 102 người tiếp xúc gần với trường hợp nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng đều có kết quả âm tính

Hiện Đà Nẵng đã cách ly 288 trường hợp F1 và 715 trường hợp F2 có liên quan tới ca bệnh 416 này.

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, về trường hợp mắc bệnh tại Đà Nẵng [bệnh nhân số 416],Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, có kết quả khẳng định dương tính với SARS-COV-2 vào sáng 25/7.

Phun thuốc khử trùng tại nhà trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 số 416. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã làm xét nghiệm đối với 105 người tiếp xúc gần với bệnh nhân và đã có kết quả âm tính với SARS-COV-2. Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục lập danh sách các người tiếp xúc gần để lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly y tế.

Bệnh nhân số 416, là nam, 57 tuổi, thường trú tại tổ 51, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

Ngày 17/7 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đến ngày 20/7 nhập viện Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp XQ có tổn thương phổi dạng viêm, bệnh nhân đang thở máy do suy hô hấp, hiện đã được chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 trước đó đã được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị, theo dõi. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN

Theo thông tin người nhà, trong vòng 1 tháng gần đây, bệnh nhân chỉ ở tại TP Đà Nẵng, không đi ra ngoại tỉnh, hàng ngày ít đi xa khỏi khu vực lưu trú, chỉ ở nhà trông cháu ngoại, giao tiếp với hàng xóm xung quanh, không tiếp xúc với người lạ.

Ngày 7/7, bệnh nhân đưa mẹ vào vào Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn để điều trị bệnh tim và chăm sóc mẹ 02 ngày tại đây. Ngày 10/7, mẹ bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.

Ngày 16/7, bệnh nhân có đến tầng 5, khoa Can thiệp tim mạch - Trung tâm Tim mạch [Bệnh viện Đà Nẵng] để chăm sóc mẹ đang nằm viện. Ngày 17/7, bệnh nhân về nhà và có dấu hiệu sốt, cảm giác hơi mệt. Buổi tối cùng ngày, bệnh nhân tham dự tiệc ăn hỏi tại đường Nguyễn Lương, Hòa Khánh Bắc.

Ngày 18/7, bệnh nhân có đi đám cưới cháu ruột của vợ tại Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị For You Palace [Đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng].

Bệnh nhân đang sống chung với vợ và con gái tại nhà. Bệnh nhân có 01 con gái khác đã lấy chồng, đã ở riêng tại tổ 59, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân có mẹ già, 92 tuổi, trú tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.

Ngày 23/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng làm xét nghiệm 2 lần với SARS-COV-2 cho kết quả dương tính. Mẫu xét nghiệm làm tại Viện Pasteur Nha Trang cho kết quả dương tính với SARS-COV-2 sáng ngày 24/7. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, có kết quả khẳng định dương tính với SARS-COV-2 vào sáng 25/7.

Ngay khi ghi nhân thông tin về trường hợp bệnh nhân tại Đà Nẵng dù đang chờ các kết quả xét nghiệm khẳng định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai và kích hoạt nhiều hoạt động như đối với trường hợp dương tính.

Bộ Y tế đã cử ngay đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế dẫn đầu vào chỉ đạo công tác điều tra, giám sát, điều trị và phòng chống dịch tại Đà Nẵng. Chỉ đạo Sở Y tế Đà Nẵng thực hiện lập danh sách, điều tra, xét nghiệm toàn bộ những người tiếp xúc gần với bệnh nhân tại bệnh viện, gia đình, những nơi bệnh nhân đã tới dự tiệc. Khoanh vùng, cách ly ổ dịch tại quận Liên Chiểu, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng. Cử đội công tác đặc biệt gồm các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ học, phòng chống nhiễm khuẩn đã có kinh nghiệm phòng chống dịch đến Đà Nẵng để giúp khoanh vùng, xử lý ổ dịch. Cử đoàn công tác các chuyên gia về cấp cứu, điều trị từ Bệnh viện Chợ Rẫy để cùng phối hợp hội chẩn điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện việc hội chẩn từ xa với Hội đồng chuyên môn với các đầu cầu trong cả nước.

Chiều 24/7, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác kinh nghiệm nhất hỗ trợ Đà Nẵng trong công tác cách ly. Đối với công tác điều trị người nghi nhiễm này đang mắc bệnh viêm phổi cấp tính có dấu hiệu nặng, diễn biến nhanh, do đó các chuyên gia đầu ngành đã tiến hành hội chẩn liên viện để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Một kíp y bác sĩ hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã được cử đến Đà Nẵng hỗ trợ trực tiếp cho công tác điều trị.

Đặc biệt, trong đợt này, Bộ Y tế tiến hành một biện pháp chưa từng áp dụng là rà soát và xét nghiệm diện rộng tại tất cả các khu vực có nguy cơ ở Đà Nẵng bằng xét nghiệm kháng thể với kit thử do Việt Nam sản xuất bằng máy ELISA.

Bộ Y tế cũng đã kích hoạt toàn bộ hệ thống truy vết những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm.

Minh Thuyết- Lê Sơn/ Báo Tin tức

Bệnh nhân nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng đã được hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị

Chiều 24/7, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết: Bệnh viện Đà Nẵng đang tập trung mọi nhân lực, vật lực tích cực cứu chữa cho bệnh nhân nghi mắc COVID-19.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đà Nẵng,
  • COVID-19,
  • ca thứ 416,
  • lây nhiễm,

Video liên quan

Chủ Đề