Đất ở đâu đắt nhất hà nội

Đất đai là tài nguyên và cũng là một trong những loại tài sản có giá trị đắt đỏ nhất hiện nay. Vậy tại Việt Nam đất của khu vực nào đắt nhất, bài viết này sẽ bật mí cho bạn về những khu đất đắt nhất Việt Nam khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Giá đất là gì?

Giá đất hay còn được gọi là giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc cũng có thể được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất được xác định trong một thời gian sử dụng đất nhất định.

Người sử dụng đất phải trả một số tiền nhất định gọi là tiền sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.

Bản chất của giá đất

Giá đất sẽ có những đặc trưng nhất định mà không có một loại tài sản nào giống với nó, cụ thể:

  • Đất có giá trị hữu hình và vô hình nên không thể tính đủ, tính đúng hoặc tính được hết giá trị vốn có của đất đai và giá trị của bất động sản.
  • Giá đất sẽ biến động theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, xã hội
  • Giá đất chứa đựng nhiều yếu tố địa phương, yếu tố vùng và mang tính cục bộ
  • Giá đất được chi phối bởi yếu tố pháp lý và tâm lý.
  • Qua quá trình khai thác các lợi ích có được từ đất, giá đất còn được chi phối với hiệu quả kinh tế và mục đích trong việc sử dụng đất.

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá đất

Giá đất sẽ chịu sự chi phối bởi các yếu tố sau đây:

Yếu tố cung – cầu của thị trường

Quy luật cung – cầu chi phối thị trường rất nhiều và đối với giá đất cũng vậy. quy luật này sẽ phụ thuộc vào tổng quỹ đất, quy hoạch phát triển đô thị và tổng quỹ đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Yếu tố không gian, thời gian

Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến giá đất, có thể ở một thời điểm giá đất rất rẻ nhưng một thời gian sau lại tăng bất ngờ.

Yếu tố kinh tế

Giá đất sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định của đồng tiền nếu sức mua của đồng tiền tăng thì giá đất giảm, và khi sức mua đồng tiền giảm thì giá đất sẽ tăng lên.

Yếu tố pháp lý

Nhà nước sẽ thống nhất việc quản lý đất đai và đảm bảo việc sử dụng đất được đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trên hết đất đai chính là tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Thị trường bất động sản trên bán đảo Thủ Thiêm năm 2022

Cùng điểm qua những khu vực có giá đất đắt nhất Việt Nam để xem nó có gì đặc biệt nhé.

Giá đất tại Thủ Thiêm lập đỉnh 2,4 tỷ/m2

Mức giá 2,4 tỷ/m2 đất  tại Thủ Thiêm vừa đấu giá thành công. Đây là mức giá xác lập lịch sử cả nước.

Tại phiên đấu giá ngày 10/12 của Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản, Sở Tư pháp TP.HCM, lô đất 3-12 có diện tích 10.059m2 có giá khởi điểm 2.942 tỷ đồng. Trải qua 70 lượt trả giá, cuối cùng Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã trả giá cao nhất với mức 24.500 tỷ đồng để có quyền sử dụng lô đất này, cao gấp 8,3 lần giá khởi điểm. Tính ra, mỗi mét vuông tại lô đất này được doanh nghiệp trả giá 2,4 tỷ đồng.

Cùng đó, lô đất ký hiệu 3-5 được bán thành công cho Công ty CP Dream Republic, với mức giá 3.820 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần giá khởi điểm. Lô đất 3-9 bán ra với tổng giá trị 5.026 tỷ đồng, giá cao gấp 7 lần so với mức khởi điểm ban đầu, đơn vị sở hữu lô đất này là Công ty TNHH thương mại Bình Minh.

Với mức giá này theo tính toán của một chuyên gia bất động sản, giá căn hộ sẽ bị đẩy lên rất cao. Tại lô đất 3-5 có diện tích 6.446 m2 thuộc về Công ty cổ phần Dream Republic, giá vốn tiền đất cho mỗi căn ít nhất phải đến 457 triệu/m2.

Còn tại lô đất 3-12 có diện tích 10.059,7 m2 thuộc về DN thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, dựa vào đồ án quy hoạch chi tiết, lô đất 3-12 được mua vào với giá 24.500 tỷ đồng, giá đất tính trên mỗi căn hộ là khoảng 42,9 tỷ đồng, tương đương khoảng 363 triệu đồng/m2.

Tại lô đất ký hiệu 3-9 có diện tích hơn 5.000 m2, mà Công ty TNHH Thương mại Bình Minh trúng đấu giá với giá 5.026 tỷ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm, bình quân mỗi m2 đất, doanh nghiệp này đã chi 1 tỷ đồng.

Với mức giá trên, đất tại khu trung tâm TP.HCM đã cao ngang ngửa những khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới như Tokyo, Hong Kong, vốn là đất chật người đông, trung tâm thương mại tài chính châu Á.

Đất khu vực đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM

Con đường này được mệnh danh là đường triệu đô khi đất ở đây được cho là đắt hơn vàng. Những căn nhà tại đây được rao bán với mức giá cao kỷ lục ở Việt Nam khoảng 1,5 -2 tỷ đồng/m2.

Đường Đồng Khởi hiện tại có chiều dài khoảng 1,5km kéo dài từ mặt tiền Nhà thờ Đức Bà đến Bến Bạch. Nơi đây có hàng loạt các khách sạn hạng sang cùng với nhiều trung tâm thương mại lớn.

Đất khu vực các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng...

Khu vực có đất đắt nhất Việt Nam phải kể đến những tuyến đường này. Theo bảng giá đất trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM đưa ra và áp dụng cho giai đoạn 2015-2019, bất động sản tại khu vực này có mức giá 162 triệu đồng/m2.

Nhưng thực tế giá đất được rao bán tại khu vực này không dưới 800 triệu/m2 và cao gấp 7 đến 8 lần so với mức UBND công bố.

Đường Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm Hà Nội

Con đường này gần với hồ hoàn kiếm và là biểu tượng của người dân Thủ Đô. Hàng năm nơi đây đón một lượng lớn khách du lịch cùng với hoạt động kinh doanh sôi nổi và không khí trong lành. Giá đất tại khu vực này rơi vào khoảng 1-1,1 tỷ đồng/m2.

Đường Nguyễn An Ninh, Quận 1 TP HCM

Con đường này có chiều dài 150m và là nơi Giao nhau giữa đường Phan Chu Trinh với đường Trương Định, đây cũng là một trong những con đường có hoạt động buôn bán sầm uất tại TP.HCM. 

Khu vực này còn gần với nhà ga Metro và công viên 23/09, không chỉ sầm uất mà còn có giao thông thuận lợi. Giá đất tại đây rơi vào khoảng 1,3 tỷ đồng/m2.

Giá đất tại Khu phố cổ Hà Nội

Nơi đây được xem là cái nôi về những ngành nghề truyền thống với phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. 

Cũng chính vì hội tụ nhiều làng nghề nổi tiếng nên giá đất tại đây lên đến 1,3-1,5 tỷ đồng/m2.

Trên đây là những khu vực có giá đất đắt nhất Việt Nam, nếu sở hữu đất ở những địa điểm này chứng tỏ bạn đang có hũ vàng vô giá bên người. Trong tương lai giá đất tại đây sẽ ngày càng đắt đỏ. Truy cập website INVERT.VN để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Tại Quyết định số 96 năm 2014 của UBND TP. Hà Nội, giá đất ở thuộc địa bàn quận trung tâm Thành phố như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng giai đoạn 2015 - 2019 được quy định thuộc top cao nhất. Nhiều tuyến phố có giá đất ở vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2. 

Cụ thể, quận Hoàn Kiếm có hơn 50 tuyến phố có giá đất vượt mức 100 triệu đồng. 3 tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ có giá đất niêm yết cao nhất với mức cụ thể 162 triệu đồng/m2. Phân khúc 100 - 120 triệu đồng/m2 có khoảng 50 tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm như: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Gai, Hàng Đường [120 triệu đồng/m2], Hàng Bông, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Tràng Tiền [116 triệu/m2]. 

Những tuyến phố quanh Hồ Gươm, đặc biệt là tuyến phố đi bộ thường có giá đất cao nhất Hà Nội - Ảnh: Trần Kháng 

Tuy nhiên, trên thực tế, mức giá giao dịch trên thị trường luôn cao hơn rất nhiều, phổ biến 500 - 800 triệu đồng/m2, có nơi “hét giá” 1 tỷ đồng/m2. Giá đất này còn được ví sánh ngang với đất tại các thành phố nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris, Tokyo...

Gạch Vàng là công ty chuyên nghiên cứu dữ liệu giá đất của hơn 70.000 tuyến đường của 63 tỉnh thành trên cả nước dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng.

Công ty Gạch Vàng - đơn vị cung cấp dữ liệu định giá đất dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng - vừa công bố nghiên cứu mới về top 5 tuyến đường có giá đất cao nhất Thủ đô. Kết quả của báo cáo cập nhật đến ngày 8/2/2018 cho thấy, các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ.

Theo nghiên cứu trong 3 tháng gần đây, trong top 5 tuyến phố có giá đất dẫn đầu Thủ đô thì cả 5 tuyến phố này thuộc quận Hoàn Kiếm. Đặc biệt là các tuyến phố quanh Hồ Gươm. 

Cụ thể, phố Lê Thái Tổ hiện có giá cao nhất Hà Nội phổ biến ở 1,02 tỷ đồng mỗi m2, tối đa 1,03 tỷ đồng một m2. Xếp thứ hai là phố Bảo Khánh, đạt 997,4 triệu đồng/m2. Xếp thứ ba là phố Hàng Hành với mức giá 948,1 triệu đồng/ m2. Tiếp sau đó là phố Hàng Bông, phố Phan Chu Chinh giá đất giao động khoảng 900 triệu đồng/m2. 

Một mét vuông đất trên phố Lê Thái Tổ có giá hơn 1 tỷ đồng - Ảnh: Trần Kháng 

Cũng theo số liệu nghiên cứu Công ty Gạch Vàng đưa ra, tại TP.HCM, giá đất tại các tuyến phố quận 1 cao hơn cả ở Hà Nội. Cụ thể, trên phố Đồng Khởi giá đất đạt 1,61 tỷ đồng mỗi m2. Các tuyến phố Nguyễn An Ninh, Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Đông Du có giá giao động từ 1,27  đến 1,11 tỷ đồng một m2. 

Năm 2017 không có nhiều sự biến động về giá nhà đất tại Hà Nội. Xét về các phân khúc, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam [VARS] đánh giá, loại hình chung cư bình dân có mức tăng giá không nhiều, khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2016, với mức giá bình quân đạt mức 22 triệu đồng/m2. Tương tự, căn hộ trung cấp cũng chỉ tăng giá khoảng 6% so với năm 2016, đạt mức 29 triệu đồng/m2. Trong khi đó, dòng sản phẩm căn hộ cao cấp và siêu cao cấp [giá từ 45 – 50 triệu đồng/m2] lại không tăng so với năm 2016.

Tuy nhiên, giá đất nền 2017 giữa các khu vực có sự biến động tương đối, tăng khoảng 10%. Trong đó, dẫn đầu các khu vực khảo sát về giá là quận Cầu Giấy với mức giá trung bình khoảng 180 – 200 triệu đồng/m2; khu vực quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ đứng thứ hai với giá khoảng 120 – 150 triệu đồng/m2; sau đó là khu vực quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì với giá 25 – 50 triệu đồng/m2. 

Page 2

  • 28/03/2018, 21:40

    Vinh danh 20 không gian sống chuẩn mực nhất Việt Nam

    Đây là kết quả do độc giả Báo Đầu tư bình chọn trong Chương trình bình chọn “Không gian sống chuẩn mực”, tổ chức từ ngày 5/12/2017 đến 5/1/2018.

  • 28/03/2018, 04:01

    Cư dân chung cư Golden West "kéo nhau" lên quận Thanh Xuân kiến nghị về PCCC không an toàn

    Bức xúc, lo lắng trong thời gian dài, sáng ngày 27/3, hàng chục cư dân chung cư Golden West [số 2 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội] đã tập trung tại UBND quận Thanh Xuân để phản ánh về tình trạng vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy [PCCC] tại chung cư do Vietradico làm chủ đầu tư này.

  • 27/03/2018, 10:51

    Chuông báo cháy tại chung cư cao cấp Tràng An Complex "câm" khi có cháy?

    Bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu căn hộ chung cư cao cấp nhưng nhiều cư dân chung cư Tràng An Complex [Cầu Giấy, Hà Nội] đang cảm thấy bất an, lo lắng bởi họ cho rằng, hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng kém, không đảm bảo an toàn.

  • 24/03/2018, 06:01

    Vietbuild 2018 lần thứ nhất: Vật liệu xây dựng xanh và hệ thống cho ngôi nhà thông minh

    Chiều 23/3 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild tổ chức họp báo thông tin về triển lãm Vietbuild 2018 lần thứ nhất với chủ đề Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản – Trang trí nội ngoại thất – Kiến trúc.

  • 23/03/2018, 14:41

    Bất nhất quyền lợi, khách hàng Discovery 302 Cầu Giấy căng băng rôn phản đối chủ đầu tư

    Cho rằng việc giải quyết vi phạm chậm bàn giao căn hộ của chủ đầu tư tại dự án chung cư Discovery Complex 302 Cầu Giấy [Hà Nội] là không thỏa đáng, nhiều cư dân đã tập trung trước cổng dự án phản đối bằng hình thức căng băng rôn.

  • 16/03/2018, 21:01

    Nợ tiền BHXH, chủ công trình 8B Lê Trực có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    “Căn cứ theo khoản 3 Điều 216 Bộ luật hình sự thì chủ lao động sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”, Luật sư Hoàng Tùng nhận định về hành vi nợ gần 2 tỷ đồng tiền Bảo hiểm xã hội [BHXH], Bảo hiểm y tế [BHYT] của Công ty CP May Lê Trực.

  • 15/03/2018, 06:41

    Ông chủ công trình 8B Lê Trực nợ gần 2 tỷ đồng tiền BHXH, BHYT của người lao động

    Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tính đến hết ngày 28/2/2018, Công ty Cổ phần May Lê Trực [chủ đầu tư công trình “tai tiếng” 8B Lê Trực] còn nợ 1.822,2 triệu đồng tiền BHXH, BHYT của 95 người lao động, số nợ đã kéo dài tới 13 tháng.

  • 10/03/2018, 06:00

    “Đồng bộ” đá lát vỉa hè quanh hồ Hoàn Kiếm

    Hà Nội sẽ triển khai dự án lát mới toàn bộ vỉa hè hồ Hoàn Kiếm vào khoảng giữa năm 2018. Theo đó, 20 loại gạch lát vỉa hè hiện có quanh hồ này sẽ bị thay thế bằng đá granite dày 10cm.

  • 09/03/2018, 17:00

    Chủ tịch VNREA làm việc với BTC "Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam"

    Sáng nay [9/3], Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam [VNREA] đã có buổi làm việc với Ban tổ chức [BTC] "Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018" nhằm rà soát nội dung đã làm và thảo luận về kịch bản chương trình lễ trao Giải thưởng.

  • 08/03/2018, 13:01

    Hàng loạt biệt thự tại dự án Khai Sơn Hill xây không phép

    Hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng [TTXD] nghiêm trọng đang xảy ra tại Dự án Khai Sơn Hill thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên [Hà Nội]. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ do chủ đầu tư [CĐT] cố tình vi phạm mà còn phải xét đến công tác quản lý các cấp tại phường, quận này.

  • 03/03/2018, 22:40

    Cận cảnh cầu dây văng lớn nhất Việt Nam nhìn từ trên cao

    Là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, cầu Nhật Tân - cầu dây văng lớn nhất Việt Nam - với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

  • 02/03/2018, 11:00

    Tranh cãi gay gắt vụ di dời ngôi mộ liệt sỹ tập thể

    Để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án làm đường, UBND xã Thanh Liệt [huyện Thanh Trì, Hà Nội] đã tổ chức di dời ngôi mộ tập thể của 60 cán bộ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng lại không thông báo tới các gia đình có hài cốt quy tập trong ngôi mộ.

  • 01/03/2018, 15:00

    500 khách hàng kêu cứu, công trường dự án AZ Thăng Long vẫn im ắng

    Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội [NƠXH] và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long hay còn có tên gọi khác là Bright City [Hoài Đức, Hà Nội] đang trở thành nơi "chôn chân" của hơn 500 khách hàng, bởi dự án chậm tiến độ, mịt mờ ngày bàn giao.

  • 25/02/2018, 15:00

    Xếp hàng từ mờ sáng, chen lấn, xô đẩy mua vàng ngày Thần Tài

    Với quan niệm mua vàng trong ngày Thần Tài [mùng 10 tháng Giêng], ngay từ đầu giờ sáng, tình trạng đông đúc, chen lấn đã xảy ra trước cửa hàng vàng lớn tại "phố vàng" Trần Nhân Tông [Hai Bà Trưng, Hà Nội].

  • 23/02/2018, 21:01

    Liên quan đến sai phạm “lát đá vỉa hè”, Giám đốc dự án vẫn thăng chức làm Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai

    Mặc dù được "chỉ đích danh" liên quan trách nhiệm để xảy ra sai phạm trong các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè, Giám đốc Ban quản lý Dự án [BQLDA] Đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai [Hà Nội] vẫn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai.

Video liên quan

Chủ Đề