Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch (hay còn gọi suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tên tiếng anh là venous insufficiency) là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim tại hệ thống tĩnh mạch chân khiến máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân và tĩnh mạch giãn rộng. Khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy mạch máu ở chân nổi rõ lên bề mặt da, phình to ra (varicose veins).

Suy tĩnh mạch chân có thể diễn ra ở tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Trường hợp nhẹ, chỉ gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức khi chạm vào. Nếu bệnh tiến triển nặng, gây nên trào ngược máu trong tĩnh mạch và các biến chứng nghiêm trọng như phù chân, loét. Thậm chí, người bệnh có thể gặp bất tiện khi đi lại.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ tại tĩnh mạch chân

Triệu chứng của suy tĩnh mạch

Dựa vào kích thước tổn thương và ảnh hưởng huyết động, suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 3 giai đoạn.

1. Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mơ hồ, khó nhận biết. Người bệnh xuất hiện cảm giác hơi khó chịu như nóng hay ngứa chân. Tuy nhiên, tĩnh mạch đã bắt đầu tổn thương âm thầm bởi hiện tượng giãn tĩnh mạch hình mạng nhện hoặc mạng lưới. Nếu quan sát kỹ, có thể thấy một số tĩnh mạch dưới chân giãn khoảng 3mm.

2. Giai đoạn tiến triển

Do máu ứ trệ tại tĩnh mạch chân nhiều lên, triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Chân có một số dấu hiệu như sau:

  • Đau mỏi nặng chân khi đứng lâu, về chiều.
  • Bắp chân căng tức, hoặc có cảm giác kiến bò, châm chích ở bắp chân.
  • Mắt cá chân bị ngứa hoặc sưng.
  • Hay bị chuột rút, tê bì chân vào ban đêm.
  • Mạch máu nổi lên bề mặt da, có màu đỏ thẫm hoặc xanh tím.
  • Phù cứng, tức nặng và đau nhức, đặc biệt là vào chiều tối hoặc sau khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Cẳng chân và mu bàn chân thường xuyên sưng nề, tím thẫm.

3. Giai đoạn biến chứng

Bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng, các triệu chứng đau nhức ngày càng diễn ra liên tục. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mạch máu giãn ngoằn ngoèo ở vùng đùi, đầu gối và mắt cá chân.
  • Da chân đổi màu, xơ cứng, nhiễm trùng, lở loét vùng cẳng chân.
  • Vết lở loét khó lành và càng lan rộng, gây hoại tử.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Hình ảnh minh họa sự tiến triển triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Nhiều người chưa biết đến mức độ nghiêm trọng của bệnh suy giảm tĩnh mạch, cứ nghĩ đây chỉ là căn bệnh gây nên một chút khó chịu đơn thuần. Ban đầu, người bệnh chỉ đau nhức, ngứa ran, tê chân hoặc bị chuột rút. Các dấu hiệu có thể bị bỏ qua dễ dàng, cho tới khi bệnh tiến triển nặng mới tiếp nhận điều trị thì khá nguy hiểm.

Các cơn đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian, hạn chế vận động của người bệnh. Khi các tĩnh mạch giãn quá mức có thể gây vỡ, làm chảy máu và gây bầm tím hoặc lở loét ở chân. Tình trạng viêm tắc tĩnh mạch cũng hình thành nên cục máu đông, gây tắc động mạch chính, dẫn đến thiếu máu. Cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu) cũng có thể di chuyển về tim tới phổi, làm tắc mạch phổi, dễ gây tử vong.

Trường hợp phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt là thai phụ ít vận động hoặc mắc chứng rối loạn đông máu. Khi mẹ bầu bị biến chứng, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn gây nhiều tác động không tốt tới thai nhi.

Nguyên nhân gây bệnh suy tĩnh mạch

Ở trạng thái bình thường, máu di chuyển 1 chiều từ tĩnh mạch chi dưới về tim do van tĩnh mạch điều hòa. Khi van này bị tổn thương không hoạt động, sẽ gia tăng áp lực lên tĩnh mạch, gây nên hiện tượng trào ngược dòng máu tĩnh mạch, máu ứ trệ ở tĩnh mạch, đặc biệt ở tư thế đứng. Những nguyên nhân có thể gây nên bệnh giãn tĩnh mạch đó là:

  • Di truyền (bệnh có tính cách gia đình): Số liệu thống kê chỉ ra, khoảng 80% người bị giãn tĩnh mạch có ba hoặc mẹ bị bệnh.
  • Bẩm sinh: Một số trẻ em có khiếm khuyết bẩm sinh tại hệ thống van tĩnh mạch chân, do đó thường bị giãn tĩnh mạch khi còn nhỏ.
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm 70%, cao hơn nam giới rất nhiều. Do nữ giới bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố nữ, thời gian thai kỳ hoặc thuốc tránh thai và sở thích mang giày cao gót.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cực cao bởi sự lão hóa, suy yếu, thành mạch kém đàn hồi, dễ ứ trệ máu dẫn đến giãn tĩnh mạch.
  • Nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp yêu cầu phải đứng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu, ít vận động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình như giáo viên, nhân viên văn phòng,…
  • Cân nặng: Trọng lượng cơ thể đều do đôi chân nâng đỡ. Nếu bị thừa cân hay béo phì thì sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới, làm máu dồn về chân, dễ gây ứ trệ.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý gây biến chứng tắc mạch, viêm mạch như nhiễm trùng, ung thư, hoặc các phẫu thuật, bó bột khiến người bệnh nằm bất động sau khi bị huyết khối tĩnh mạch chân … cũng có khả năng dẫn đến giãn tĩnh mạch.
  • Thói quen sống: Nhiều người có thói quen ít vận động, ngồi một chỗ lâu, ngồi chồm hổm,… làm gia tăng áp lực cho tĩnh mạch chân, hạn chế máu lưu thông gây giãn tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ, thiếu vitamin dễ gây xơ vữa động mạch, cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai: Kích thước thai nhi phát triển trong bụng đè nặng lên hệ thống tĩnh mạch chân, ngăn cản tuần hoàn máu về tim, ứ đọng máu gây giãn tĩnh mạch chân.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Ngồi 1 chỗ quá lâu làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Hãy tuân thủ một số biện pháp sau đây để giảm nguy cơ bị mắc suy giãn tĩnh mạch:

  • Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, không ngồi xổm lâu.
  • Thực hiện các động tác gấp duỗi chân nếu buộc phải đứng hoặc ngồi lâu.
  • Nên kê chân cao khi nằm ngủ, gia tăng khả năng tuần hoàn máu về tim.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C, thức ăn giàu chất xơ, và uống đủ nước.
  • Duy trì cân nặng tiêu chuẩn, vừa phải, không để bản thân thừa cân hoặc béo phì.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có thể tập đi bộ hoặc chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế mang giày cao gót, giày gót nhọn.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tuỳ vào tiến triển của bệnh và tình trạng sức khoẻ từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp các liệu pháp sau đây:

  • Sử dụng băng ép hoặc vớ y khoa: Băng ép và vớ y khoa có thể ôm bó sát chân, ép các bắp cơ, giúp van tĩnh mạch khép lại, đẩy máu về tim. Khi máu lưu thông tốt hơn, sẽ hạn chế hình thành huyết khối, nhờ đó làm chậm tiến triển của giãn tĩnh mạch. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, hỗ trợ các liệu pháp ngoại khoa.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Vớ y khoa ôm sát chân để điều trị giãn tĩnh mạch

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc hỗ trợ sức bền tĩnh mạch, thuốc giảm đau. Phương pháp này thường được sử dụng ở người bệnh giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.
  • Tiêm xơ tĩnh mạch: Thực hiện tiêm dung dịch gây xơ hoá vào tĩnh mạch bị giãn, ngăn máu dồn thêm vào tĩnh mạch đó, khiến tĩnh mạch không hoạt động nữa. Liệu pháp xơ hoá thường áp dụng với trường hợp tĩnh mạch nông dưới da.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Tiêm xơ tĩnh mạch nông

  • Phẫu thuật: Nếu tĩnh mạch nông bị tổn thương nặng, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn, phẫu thuật sửa van tĩnh mạch hoặc loại bỏ túi tĩnh mạch bị giãn.
  • Laser tĩnh mạch và RFA tĩnh mạch: Hay còn gọi là cắt đốt nội mạch qua ống thông (EVTL). Bác sĩ đưa ống thông vào tĩnh mạch bị giãn, sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần để chiếu đốt, loại bỏ tĩnh mạch bị tổn thương. Thủ thuật này được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm và gây tê để tránh ảnh hưởng dây thần kinh cảm giác hoặc gây bỏng mô; có thể hoạt động sau khi điều trị và về trong ngày.
    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024
    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024
    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024
    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa Laser tĩnh mạch và RFA điều trị suy tĩnh mạch dưới hướng dẫn của siêu âm

  • Keo sinh học: Bác sĩ đưa ống thông vào tĩnh mạch bị giãn, bơm keo sinh học nhằm dán tắc tĩnh mạch giãn, chuyển hướng dòng máu theo các tĩnh mạch khác. Thủ thuật dưới hướng dẫn siêu âm, không cần gây tê rộng, không gây bỏng mô, không cần mang vớ y khoa và có thể hoạt động sau khi điều trị.

Khám và điều trị giãn tĩnh mạch tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Mặc dù không phải bệnh lý cấp tính, nhưng nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm, thì có thể gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Ngay từ khi có những triệu chứng nhỏ nhất như tê chân, chuột rút, nhức mỏi chân, hãy liên hệ ngay khoa Ngoại Tim mạch, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tim mạch giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán bệnh chuẩn xác, kịp thời chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Đặc biệt, các phương pháp điều trị nội tĩnh mạch tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đều đạt chuẩn y khoa thế giới, đảm bảo các chẩn đoán điều trị được thực hiện chính xác và hiệu quả. Nhờ đó, người bệnh không còn tình trạng khó chịu, đau đớn do suy giãn tĩnh mạch và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như hướng dẫn người bệnh xây dựng lối sống, chế độ ăn uống khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống.