Bị nhắc nhở bằng văn bản có được bổ nhiệm năm 2024

Viên chức là người được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, khi cấp trên giao nhiệm vụ, viên chức liệu có được từ chối không? Nếu từ chối thì có bị kỷ luật không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến kỷ luật viên chức thông qua bài viết dưới đây.

I. Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bao gồm có:

  • Hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
  • Hành vi vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Hành vi vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

  1. Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  1. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Bị nhắc nhở bằng văn bản có được bổ nhiệm năm 2024
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

  1. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

II. Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm bằng hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:

1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

  1. Khiển trách.
  1. Cảnh cáo.
  1. Buộc thôi việc.

2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

  1. Khiển trách.
  1. Cảnh cáo.
  1. Cách chức.
  1. Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo như quy định trên thì việc xử lý kỷ luật viên chức sẽ được chia thành 02 trường hợp.

Theo đó, đối với viên chức quản lý sẽ có 4 hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì sẽ có 3 hình thức xử lý kỷ luật đó là khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Ngoài ra, viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp khi bị xử lý kỷ luật.

III. Quy định về kỷ luật viên chức

Ngày 18/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này gồm 05 chương và 45 điều, có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2020; bãi bỏ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và bãi bỏ các nội dung có liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã, viên chức trong một số văn bản có liên quan.

3.1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức

Điều 31 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.

Theo đó:

1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Bị nhắc nhở bằng văn bản có được bổ nhiệm năm 2024
3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

4. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

5. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.

Theo Điều 2 Luật Viên chức, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3.2. Quy trình thủ tục xử lý kỷ luật viên chức

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Tổ chức họp kiểm điểm;

2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;

3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.

Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật viên chức sẽ được thực hiện qua 3 bước như sau:

- Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm viên chức

- Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức

- Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật viên chức.

4. Giải đáp các thắc mắc về kỷ luật viên chức

- Viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao có bị kỷ luật không?

Một trong các hành vi khiến viên chức bị kỷ luật khiển trách nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

Theo đó, nếu viên chức từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao mà không có lý do chính đáng thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:

- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.

- Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu là viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo nhưng tái phạm thì có thể bị cách chức.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao mà áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.

- Các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý như sau:

- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Buộc thôi việc

Như vậy bạn thấy rằng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì có 3 hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bị nhắc nhở bằng văn bản có được bổ nhiệm năm 2024
- Có xem xét kỷ luật viên chức nữ đang nghỉ thai sản không?

Căn cứ, Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật như sau:

3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, trường hợp của bạn là công chức đang mang thai và trong kỳ nghỉ thai sản thì bạn chỉ được chưa xem xét xử lý kỷ luật chứ không được miễn kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.


Trên đây là những thông tin cơ bản, cần thiết về kỷ luật viên chức. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy trình cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến kỷ luật viên chức, có thể liên hệ cho đội ngũ của NPLaw để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình.