Biểu hiện của việc học qua loa, đối phó

Đề bài: Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay


I. Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay [Chuẩn]

1. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay".

2. Thân bài:

a. Giải thích hiện tượng học đối phó:- "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học.

- Học đối phó sẽ gây hệ lụy rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và để lại nhiều hậu quả xấu khó lường.

b. Bàn luận về hiện tượng học đối phó:

- Biểu hiện của hiện tượng học đối phó:+ Không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng.

+ Thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động chỉ để chạy theo điểm số.

- Tác hại của hiện tượng học đối phó:+ Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.+ Học đối phó sẽ cản trở đến sự phát triển của học sinh, khiến cho học sinh khó có thể đạt được thành công bền vững.

+ Học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh.

c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học đối phó ở học sinh :- Do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp những bài tập khó.

- Do áp lực điểm số từ phía gia đình hoặc nhà trường khiến cho học sinh phải chạy theo điểm số.

d. Biện pháp khắc phục hiện tượng học đối phó ở học sinh:- Học sinh cần tự giác trong việc học, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học.

- Gia đình và nhà trường cần sát sao đối với việc học ở nhà và trên trường của các bạn học sinh, không nên gây sức ép quá lớn đối với việc học để tránh tình trạng mất hứng thú với việc học.

3. Kết bài:

- Khái quát lại hiện tượng học đối phó ở học sinh.


II. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay [Chuẩn]

"Sự ngu dốt không đáng xấu hổ bằng việc không chịu học hỏi". Quả đúng là như vậy, nếu như bạn không chịu học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ bị thế giới hiện đại đẩy lùi về phía sau. Thế nhưng hiện nay, hiện tượng học đối phó lại trở nên khá phổ biến đối với học sinh các cấp và đã để lại rất nhiều hệ lụy xấu gây cản trở đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Học tập chính là bước đệm vững chắc nhất đưa bạn đến với kho báu có tên gọi là thành công. Học tập không chỉ đơn giản là những kiến thức có ở trên sách vở mà học tập còn là cả quá trình kết hợp giữa "học" với "hành". Nếu bạn chỉ nghĩ việc học đơn thuần là để lấy điểm số cao, bất chấp mọi thủ đoạn để lấy thành tích cho bố mẹ vui mừng thì thật là đáng buồn bởi đây chính là học đối phó. "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học. Việc học đối phó khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và làm ngưng trệ khả năng tư duy. Do vậy, khi gặp những đề thi khó thì những bạn có thói quen học đối phó thường trở nên rất lúng túng và không tập trung để làm bài dẫn đến kết quả thi trái ngược hoàn toàn với kết quả kiểm tra hàng ngày.

Người học đối phó là người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng với mong muốn đạt được điểm số cao. Ngoài ra, những người học đối phó còn có thái độ thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động hay làm việc riêng trong giờ nên khi bị cô giáo gọi lên trả lời thì lại phải cầu cứu sự trợ giúp từ các bạn xung quanh. Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy. Không những vậy, học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục của nhà trường đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nắm bắt được những lỗ hổng kiến thức để giảng dạy chi tiết khiến cho lỗ hổng kiến thức của người học ngày lớn hơn.

Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng học đối phó là do ý thức tự giác trong học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, các bạn không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng nên dễ nản chí khi gặp những bài tập khó mà không chịu mày mò tìm hướng giải quyết. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan đến từ phía gia đình hay nhà trường khiến cho các bạn học một cách chống đối. Áp lực điểm số từ phía gia đình vô tình đã trở thành rào cản khiến các bạn học trong trạng thái chán nản bởi bất cứ vị phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình trở thành người tài giỏi nhưng lại ép con học đến mức không có thời gian nghỉ ngơi. Về phía nhà trường thì chưa có cách xử lý triệt để khi học sinh học chống đối hoặc do các thầy cô giao bài tập về nhà quá nhiều khiến nhiều bạn nản chí nên chỉ muốn đi chép bài để nộp cho nhanh xong.

Do vậy, để có thể khắc phục được tình trạng học chống đối ở học sinh và đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thì mỗi học sinh chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để đạt được hiệu quả học tập cao nhất có thể chứ không phải chỉ là những điểm số ảo trên giấy. Chúng ta cần chủ động đọc bài và làm bài tập trước ở nhà để khi đến lớp có thể tự tin thể hiện kết quả mình đã làm trước cả lớp. Điều quan trọng không thể thiếu để giúp các bạn học sinh tự giác trong học tập đó chính là sự quan tâm, giám sát và đồng hành từ phía gia đình và nhà trường để giúp các bạn cảm thấy việc học không còn là áp lực nặng nề mỗi khi tới trường nữa.

Tại sao việc "trồng người" lại phải mất cả "trăm năm"? Bởi vì con người chính là những chủ nhân đưa đất nước đi lên. Một đất nước giàu mạnh là nhờ có nền giáo dục phát triển nhằm đào tạo ra nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" nên mỗi chúng ta cần phải trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để gặt hái được những quả ngọt trong cuộc đời.

----------------HẾT----------------

Qua bài Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay, hi vọng các em học sinh sẽ có ý thức học tập nghiêm túc để trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà phát triển giàu mạnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài: Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay, Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên.

Học tập là con đường ngắn nhất đưa chúng ta đến với thành công nhưng hiện nay tình trạng học đối phó lại diễn ra phổ biến ở các thế hệ tương lai của đất nước. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay sẽ giúp các em thấy được thực trạng và hậu quả nghiêm trọng của việc học đối phó với sự tiến bộ của học sinh.

Dàn ý nghị luận về học vẹt, học tủ, học chay, học đối phó của học sinh hiện nay Dàn ý nghị luận về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử Nghị luận xã hội về hiện tượng bạo lực học đường Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

– Học qua loa, đối phó là lối học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, để đối phó với việc học, qua mặt thầy cô.

– Đặc điểm của lối học này:

+Học trước, quên sau

+Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó. Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống.

– Từ đó nêu lên hậu quả của lối học qua loa, đối phó: Tạo ra lỗ hổng về kiến thức, tạo ra tâm lí thụ động, lười biếng ở học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường…

Mở bài :

Giới thiệu vấn đè nghị luận : Tình trạng học đối phó của học sinh hiện nay và tác hại của thực trạng này

Thân bài:

a/ Giải thích học đối phó là gì?

– Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

– Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

– Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

b/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

– Chép sách khi thầy cô giao bài tập

– Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

– Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.

– Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

c/ Tác hại của việc học đối phó:

– Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

– Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …

– Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

– Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

=> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

d/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

– Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

– Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

– Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

Kết bài: 

– Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

– Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

Mở bài

– Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề [nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp].

– Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

Thân bài

a/ Giải thích học đối phó là gì?

– Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

– Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

– Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

b/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

– Chép sách khi thầy cô giao bài tập

– Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

– Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.

– Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

c/ Tác hại của việc học đối phó:

– Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

– Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …

– Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

– Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

-> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

d/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

– Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

– Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

– Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

Kết bài

– Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

– Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

– Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.

Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động trong việc học. Học không đến nơi đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gian ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nản, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sách học tốt hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.

Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê gớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gia đình và xã hội. Bởi lối học bị động như trên, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có ý chí cầu tiến mà hầu như dễ chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng trong học tập dần dần bỏ bê luôn việc học. Nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời càng ngày càng đi vào ngõ cụt.

Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…

Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhức nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây mê. Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lương, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực.

Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tương lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phải học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đúng đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc. Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách.

Học vấn là con đường duy nhất đi đến tương lai. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định, tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gánh nặng cho xã hội.

Lênin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Liên Xô đã có câu nói vô cùng nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi” nhằm đề cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc trau dồi kiến thức không ngừng. Chúng ta ai cũng nhận thức rằng việc học đóng vai trò lớn trong cuộc đời mỗi con người, vậy nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, có điều kiện học tập tốt hơn, vẫn còn hiện tượng học sinh học đối phó. Vậy bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Trước hết, ta cần hiểu học đối phó là gì? Học đối phó nghĩa là trạng thái không tự nguyện, không có niềm hứng thú, học bài và làm bài qua loa cho xong, cho đủ số lượng. Người học đối phó là người luôn có tư tưởng học chống đối, chỉ học khi đến kì kiểm tra hoặc thi cử; học mà không có sự suy nghĩ, khám phá bài học, không tư duy sáng tạo. Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi học đường hiện nay, lâu dần tình trạng đối phó sẽ trở thành một thói xấu khó bỏ, một căn bệnh nguy hiểm khó chữa trị. Có vô vàn những cách học đối phó khác nhau của học sinh, sinh viên hiện nay. Chẳng hạn, khi thầy cô giao bài tập về nhà, thay vì suy nghĩ, động não và tìm tòi ra cách giải, chỉ cần sử dụng sách giải chép đáp án cho đủ số lượng bài tập để thầy cô kiểm tra là được còn bài tập đó có nội dung là gì, cách làm ra sao không cần quan tâm. Hay đơn giản và nhanh chóng hơn, chỉ cần một cú click chuột hay tìm kiếm trên google thông qua smartphone, ipad, máy tính… là có thể tìm kiếm rất nhiều đáp án, bài giải có sẵn, vừa ngắn gọn lại tiết kiệm thời gian nhưng cái đọng lại trong đầu chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Học đối phó còn ở chỗ khi đến lớp không chú ý nghe giảng, đến gần ngày kiểm tra, thi cử mới bắt đầu thức đêm để ôn tập hoặc tìm mọi cách để đạt điểm cao, dễ dẫn đến học vẹt và những hành vi gian lận, quay cóp.

Vậy nguyên nhân từ đâu lại dẫn đến tình trạng học đối phó ở học sinh? Đầu tiên phải kể đến yếu tố khách quan từ môi trường xã hội với sự phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ thông tin khiến cho cuộc sống của con người ngày càng bị lệ thuộc vào chúng. Rất dễ dàng để các em có thể tra cứu bài giải trên mạng mà chẳng cần phải tốn thời gian suy nghĩ, động não. Bên cạnh đó, trên thế giới Internet, có vô vàn thứ thu hút, hấp dẫn với các em như games, phim ảnh,… khiến cho các em bị xao nhãng việc học, chỉ chú tâm vào những trò vô bổ trên đó mà không dành thời gian cho việc học tập. Tiếp đến, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đầu sách giải, sách tham khảo để các em có thể sử dụng nhằm đối phó với việc kiểm tra bài tập trên lớp.Mặt khác, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế, một số bậc phụ huynh chưa sát sao với việc học của con em mình, giáo viên trên lớp chưa có những biện pháp đúng đắn để xử lí, ngăn chặn tình trạng này, bởi vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học đối phó lan tràn và trở thành căn bệnh khó chữa. Cuối cùng, nguyên nhân quan trọng nhất là ở chính ý thức chủ quan của mỗi học sinh. Các em chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nên học hời hợt, lười biếng, không tự giác, không tập trung và cố gắng hết sức, luôn có tư tưởng làm bài ẩu, làm cho xong, thái độ “Nước đến chân mới nhảy”. Cũng có nhiều em khác do áp lực từ gia đình, cha mẹ bắt học quá nhiều và học những môn học mà các em không thích, bởi vậy các em chỉ học chống đối để vừa lòng cha mẹ, cho điểm cao để lấy thành tích.

Căn bệnh học đối phó quả thật là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, nó không ngay lập tức gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng càng để lâu, tình trạng này tiếp diễn liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến các em. Nó bào mòn sự tư duy, sáng tạo, tinh thần nỗ lực vượt khó ở lứa tuổi của các em, gây mất hứng thú, chán nản trong việc học và dễ dẫn tới những hành vi sai trái khác như học vẹt, học tủ, gian lận trong kiểm tra thi cử. Học đối phó sẽ khiến các em không có kiến thức đọng lại trong đầu, khi thi cử hay ra ngoài làm việc, chỉ có những cái đầu rỗng tuếch và thói vô trách nhiệm. Nguy hại hơn nữa, hiện tượng học đối phó sẽ khiến cho chất lượng giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của xã hội sau này.

Hiểu được nguyên nhân và những hậu quả nghiêm trọng của việc học đối phó hiện nay của học sinh, chúng ta cần chung tay đẩy lùi hiện tượng này ra khỏi học đường. Những cán bộ làm công tác giáo dục, các thầy cô giáo cần nắm bắt tâm lí học sinh từ đó có những biện pháp giáo dục hợp lí, luôn đổi mới sáng tạo cách dạy để tạo hứng thú cho các em, kết hợp với những hình thức xử lí triệt để khi học sinh của mình có hiện tượng này. Gia đình cũng thường xuyên sát sao, quan tâm đến việc học của các em nhưng cũng không nên quá áp lực với điểm số, thành tích. Đặc biệt, bản thân mỗi em học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc học của bản thân mình, tự giác học bài làm bài, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng và tự tìm niềm vui, sự hứng thú trong việc học.

Như vậy, có thể nói rằng hiện tượng học đối phó ở học sinh hiện nay đang trở nên phổ biến và ngày càng nguy hại. Kiến thức của nhân loại luôn thay đổi, biến đổi không ngừng qua từng ngày và vô cùng, vô tận mà khả năng của con người có hạn, chính vì vậy, không có cách nào khác để đuổi kịp sự tiến bộ của loài người ngoài cách học tập, trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ. Ngay từ bây giờ, các em cần thay đổi thái độ học tập để trở thành những công dân tương lai của thế kỉ XXI.

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cực trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.

Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: “Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!”. Vậy là việc học cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những “quái chiêu” để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.

Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến “lò” luyện mong vớ lấy vài con chữ,… Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chuyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng “đối phó”. Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi. Việc đối phó như một tấm khiên chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.

Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhấm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu vào những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kỳ kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó tuy nhiên giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra.

Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có.

Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh. Học sinh sẽ chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản thân không bị đánh trượt môn. Tuy nhiên về lâu dài, nó là một phương pháp học tiêu cực. Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế. Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Hệ quả là, với kinh nghiệm non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời.

Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư. Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè … dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình. Ngoài ra, học cũng nên cho con em mình những khoảng thời gian riêng cho những hoạt động ngoại khóa. Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử cho học sinh.

Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề