Ca sĩ bài chiếc đèn ông sao là ai?

21/04/2022 20:00

Nữ diễn viên Jada Pinkett cho biết cô liên tục nhận được câu hỏi từ phía khán giả về cái tát của chồng mình tại lễ trao giải Oscar 2022 vừa qua.

0 Comments

“Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài, cán cao quá đầu…”, những giai điệu quen thuộc của “Chiếc đèn ông sao” cất lên báo hiệu mùa Trung thu nữa lại về. Tính cho tới nay, ca khúc này cũng đã gần 60 năm tuổi đời.

Bạn đang xem: Cùng tìm hiểu bài hát "chiếc đèn ông sao" của nhạc sĩ nào?

Đón trăng rằm trên đất kháchĐối với nhạc sỹ Phạm Tuyên - ca khúc được sáng tác trong một dịp hết sức tình cờ ấy lại gắn với nhiều kỷ niệm đặc biệt. Vào thời điểm “Chiếc đèn ông sao” ra đời năm 1956, ông đang là giảng viên dạy nhạc tại Khu học xá Trung ương [tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc]. Sống xa Tổ quốc, mọi người đều có tâm trạng chung bồi hồi, nhớ quê hương tha thiết. Bởi vậy dịp Tết Trung thu đến, Khu học xá có tổ chức rước đèn dành cho tất cả mọi người, ai nấy đều cảm thấy vui vẻ, phấn chấn.

Xem thêm:

 

Thế là “Chiếc đèn ông sao” được sáng tác trong khoảng thời gian rất ngắn. Điều bất ngờ là khi đưa ra, mọi người ai cũng ca hát say mê, thích thú. Vị nhạc sỹ 83 tuổi nhớ lại: “Chiếc đèn ông sao lúc ấy mang nhiều ý nghĩa lắm, vì nó cũng là ngôi sao ở trên lá cờ Tổ quốc. Trong lời bài hát có đoạn: “Đây cầm đèn sao sao chiếu vô Nam. Đây ánh hòa bình đuổi xua loài xâm lăng” chính là tình cảm hướng về đất nước lúc bấy giờ vẫn còn bom đạn chiến tranh. Nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng chia sẻ, thế hệ những người sáng tác như ông lúc bấy giờ có nhiều cơ hội gần gũi, được tham gia vào những hoạt động của tuổi thơ nên ai cũng hào hứng sáng tác cho thiếu nhi với tinh thần tự nguyện, với tất cả tình cảm trìu mến, chân thành.Được đưa vào sách âm nhạc của ĐứcChính nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng không ngờ bài hát này lại có sức lan truyền đến như vậy. Khi chuyển bài hát về trong nước, thì người đầu tiên thể hiện ca khúc này là nữ biên tập viên Anh Tuấn [tức Tuấn Kỳ]. Giọng hát của chị được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam và được phổ biến rộng rãi đến đông đảo người dân. Bất ngờ hơn là vào năm 1972, khi có dịp sang Berlin, có một vị giáo sư ở thành phố Leipzig nghe về nhạc sỹ Phạm Tuyên nên lặn lội tìm đến. “Ông ấy nói với tôi là nghe nói có tác giả “Chiếc đèn ông sao” đến nên muốn sang thăm”. Vị giáo sư mở cho nghe một đoạn ghi âm trẻ em Đức hát đoạn “tùng rinh rinh…” rất vui tai và ông nhận ra đúng là bài “Chiếc đèn ông sao”.Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại: “Tôi thử hỏi ông ấy, là họ có biết bài hát này nói về cái gì không. Ông ấy bảo chịu, không biết nội dung bài hát như thế nào. Nhưng khi các em thiếu nhi Việt Nam sang đây hát, họ rất thích đoạn “tùng rinh rinh” vì nó phù hợp với các điệu vũ khúc, đặc biệt rất giống với các lễ hội Carnaval của người Đức”. Bấy giờ nhạc sỹ Phạm Tuyên mới biết bài “Chiếc đèn ông sao” đã được dịch ra tiếng Đức, và còn được in trong cuốn sách âm nhạc dành cho thiếu nhi Đức. Hiện, cuốn sách ấy vẫn được ông lưu giữ trong nhà như một niềm tự hào vì một bài hát Việt Nam đã được bạn bè nước ngoài biết đến và ưa chuộng như vậy.Phổ biến rộng rãi trong đời sống âm nhạc, nghe thấy trẻ em trên phố hát “Chiếc đèn ông sao” là biết Trung thu sắp về. Từ khắp ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc. Chia sẻ về niềm vui ấy, nhạc sỹ Phạm Tuyên cho hay, cách đây hai năm, có một công ty quảng cáo đến xin phép ông sử dụng bài hát này. Ban đầu cũng không rõ họ xin với mục đích gì, về sau mới biết để làm nhạc quảng cáo cho… bánh Trung thu. Thế mới biết, dù Tết Trung thu không còn nhiều ý nghĩa như trước, nhưng mỗi lần ca khúc này cất lên, ai cũng đều cảm nhận được không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” vẫn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm.

Bài hát Chiếc Đèn Ông Sao của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết năm 1956 khi đang là giảng viên dạy nhạc tại Khu học xá Trung ương [tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc]. Chiếc đèn ông sao lúc ấy mang nhiều ý nghĩa lắm, vì ngôi sao cũng là ngôi sao ở trên lá cờ Tổ quốc.

Những bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Phạm Tuyên

Bài hát Chiếc Đèn Ông Sao chỉ một trong hàng trăm ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết cho tuổi nhỏ và hầu hết đã được xuất bản, tái bản nhiều lần.

Những bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Phạm Tuyên trở thành bài truyền thống qua các thế hệ và sau nửa thế kỷ vẫn được các bạn nhỏ yêu thích như: “Tiến Lên Đoàn Viên”, “Hành Khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, “Hát Dưới Cờ Hà Nội”, “Gặp Nhau Dưới Trời Thu Hà Nội”, “Đêm Pháo Hoa”, “Cô và Mẹ”, “Trường Của Cháu Đây Là Trường Mầm Non”, “Cánh Én tuổi thơ”, “Chú Voi Con Ở Bản Đôn”…

Riêng ca khúc “Như Có Bác Trong Ngày Đại Thắng” tưởng là viết cho người lớn, nhưng cả các cháu mẫu giáo cũng cất tiếng hát rộn vang nhịp nhàng. Đây là cái “khéo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên khi sáng tác.

Đôi nét về nhạc sĩ Phạm Tuyên

Phạm Tuyên là một nhạc sĩ có âm nhạc gắn liền với các giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam. Ông viết nhạc khi tràn đầy cảm xúc, thường là để cổ vũ bản thân hoặc dự đoán chiến thắng của quốc gia. Người ta đã nói Tuyền đã viết nên lịch sử bằng âm nhạc của mình.

Tuyên đã viết các bài hát để phản ánh các giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam. Bài hát Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không là bài hát đầu tiên nói về 12 ngày đêm oanh liệt của Hà Nội chống bom Mỹ.

Tuyên viết ca khúc vào đêm 27 tháng 12 năm 1972, tại hầm tránh bom của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát đã cổ vũ tinh thần cho quân dân chiến đấu giành thắng lợi.

Tuyên đã sáng tác hơn 700 bản nhạc. Nhiều lời ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng yêu nước. Nội dung của những bài hát này phù hợp với thế hệ trẻ đầy lý tưởng lúc bấy giờ.

Sau năm 1975, ông đã sáng tác những ca khúc nổi tiếng khác về lòng yêu nước và quá trình xây dựng lại đất nước.

Đúng dịp Trung thu năm 1976 anh chị em Ban Âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt nam [TNVN] đón nhạc sĩ Phạm Tuyên đi công tác từ nước Đức về bằng bánh dẻo và bánh nướng. Ông kể nhiều chuyện vui, trong đó có chuyện bài hát “Chiếc đèn ông sao”: Một giáo sư người Đức dạy Nhạc tại Leipzig khi biết có nhạc sĩ Việt Nam - tác giả của bài hát “Chiếc đèn ông sao” đang ở Berlin thì ông đã đáp tàu từ Leipzig về Berlin để gặp tôi. Tên vị giáo sư ấy là Hans Sandig. Ngay khi gặp tôi, ông Hans đã mở cho tôi nghe cuốn băng có thu bài “Chiếc đèn ông sao” do các thiếu nhi Đức hát bằng tiếng Đức. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên và cảm động. Tôi có hỏi giáo sư Hans là ông có biết nội dung bài hát là gì không? Ông Hans cho biết thấy trẻ em Việt Nam nào ở Đức mà ông gặp đều hát bài này. Ông thấy giai điệu hay quá, nhất là tiết tấu của đoạn “Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh” rất giống với giai điệu của các lễ hội Carnaval ở Đức nên ông quyết định phổ lời Đức cho trẻ em Đức hát và vẫn giữ nguyên câu “Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh”.

Và một bất ngờ thú vị nữa mà giáo sư Hans dành cho tôi là trước khi chia tay ông tặng tôi cuốn tuyển tập bài hát dành cho thiếu nhi Đức xuất bản năm 1971 trong đó có in nhạc và lời tiếng Đức bài “Chiếc đèn ống sao”. Chính vì vậy “Chiếc đèn ông sao” là một trong những bài hát viết cho thiếu nhi mà tôi tâm đắc nhất bởi nó dã vượt thử thách thời gian, không gian, vượt qua cả biên giới đất nước Việt Nam…

Chiếc đèn ông sɑo sɑo năm cánh tươi màu. Cán đâу rất dài cán cɑo quá đầu.

Em cầm đèn sɑo em hát νɑng νɑng. Đèn sɑo tươi màu củɑ đêm rằm liên hoɑn

Ƭùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh ! Đâу ánh sɑo νui chiếu xɑ sáng ngời. Ƭùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sɑo ßác Hồ toả sáng nơi nơi

Đâу đèn ông sɑo sɑo năm cánh tươi νàng. Ánh sɑo sáng ngời chiếu miền non ngàn.

Đâу cầm đèn sɑo sɑo chiếu νô nɑm. Đâу ánh hoà bình đuổi xuɑ loài xâm lăng

Ƭùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh ! Đâу ánh sɑo νui chiếu xɑ sáng ngời. Ƭùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sɑo ßác Hồ toả sáng nơi nơi...

Nhạc sĩ Phạm Tuyên [trái] và nhạc sĩ Dân Huyền.

“Chiếc đèn ông sao” - một bài hát luôn vang lên trong các bữa tiệc trông Trăng của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam khi vui đón Trung Thu. Đây là bài hát Phạm Tuyên viết năm 1956 khi đang là giảng viên dạy nhạc tại Khu học xá Trung ương [tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc]. Sống xa Tổ quốc, mọi người đều có tâm trạng chung bồi hồi, nhớ quê hương tha thiết. Bởi vậy dịp Tết Trung thu đến, Khu học xá có tổ chức rước đèn dành cho tất cả mọi người, ai nấy đều cảm thấy vui vẻ, phấn chấn.

Chiếc đèn ông sao lúc ấy mang nhiều ý nghĩa lắm, vì nó cũng là ngôi sao ở trên lá cờ Tổ quốc. Đây cũng chỉ một trong hàng trăm ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết cho tuổi nhỏ và hầu hết đã được xuất bản, tái bản nhiều lần. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua các thế hệ và rất nhiều trong kho sáng tác khổng lồ ấy của nhạc sĩ dành cho thiếu nhi sau nửa thế kỷ vẫn được các bạn nhỏ yêu thích như: “Tiến lên đoàn viên”, “Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, “Hát dưới cờ Hà Nội”, “Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội”, “Đêm pháo hoa”, “Cô và mẹ”, “Trường của cháu đây là trường mầm non”, “Cánh én tuổi thơ”, “Chú voi con ở bản Đôn”…

Riêng ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” tưởng là viết cho người lớn, nhưng cả các cháu mẫu giáo cũng cất tiếng hát rộn vang nhịp nhàng. Đây là cái “khéo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên khi sáng tác.

Vốn cùng ở khu tập thể Đoàn ca nhạc Đài TNVN 128C Đại La, tôi có “năng khiếu” làm đèn ông sao nhanh, nhiều nhà nhờ vả, bận thì bận mà vui thật vui. Hồi đó tôi thường sang chơi nhà anh Tuyên. Nhớ nhất là dịp Trung thu năm 1967, trước rằm một ngày chị Tuyết [vợ anh Tuyên] nhờ tôi đem máy ghi âm đến thu thanh giọng hát của hai cháu Tuyền và Tuyến [con anh Tuyên, Chị Tuyết] cùng cháu Oanh [con chị Như Hoa, anh Hoàng Điền]. Hai nhà ở cạnh nhau nên chỉ cần “ới” một tiếng là có mặt. Tôi vừa đàn Piano vừa bấm máy thu thanh để các cháu hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Thu ba lần là xong, chị Tuyết thưởng luôn cho chú cháu tôi 2 chiếc bánh nướng, 2 chiếc bánh dẻo mà chị vừa làm xong.

Đúng là dịp tết, ăn thì ít mà vui thì nhiều. Tối hôm sau [rằm] tôi chỉ làm nhiệm vụ “mở máy” phát lại bài hát để các cháu trong khu tập thể tay cầm đèn ông sao vừa múa vừa hát. Một cuộc phá cỗ trông trăng thật tuyệt vời, dù cả nước đang còn chiến sự. Các cháu hồi đó, bây giờ đã thành bà ngoại bà nội, nhưng kỷ niệm ấy thật khó quên mỗi khi Tết Trung Thu đến.

Bài hát "Chiếc đèn ông sao"

Theo Nhạc sĩ Dân Huyền
VOV

Video liên quan

Chủ Đề