Các cách làm móng nhà

Móng băngQuy trình làm móng nhà cho từng loạiBước 2: Đóng cọc & đào hố Móng nhà là một trong những khâu quan trọng nhất nó có vai trò rất lớn, quyết định đến cấu trúc và sự bền vững của công trình về sau. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Namtrungsafety.com sẽ chia sẻ đến các bạn quy trình làm móng nhà từ A đến Z cho từng loại móng. Đây chắc chắn sẽ là thông tin cực kỳ cần thiết cho những ai đang có ý định xây nhà hay tìm hiểu về lĩnh vực này. 

Các loại móng nhà thường gặp

Hiện nay, có 4 loại móng phổ biến trong công trình nhà ở, bao gồm: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Với mỗi loại móng sẽ có quy trình thi công khác nhau nên bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của chúng, để đảm bảo kết cấu móng được tốt nhất khi hoàn thành.

Các cách làm móng nhà

Móng đơn

Đây là loại móng hỗ trợ một cột hoặc một cụm cột kết hợp với nhau, để có tác dụng lực. Khi nằm riêng lẻ trên mặt đất, móng đơn có nhiều hình dạng khác nhau như vuông, tròn, chữ nhật… Cấu trúc móng có thể mềm, cứng hoặc kết hợp. Chúng thường được đặt dưới chân cột điện, cột nhà…

Móng băng

Móng băng có dạng một dải dài, độc lập hoặc cắt ngang để đỡ tường và cột. Chúng được xây dựng bằng cách đào móng xung quanh khuôn viên hoặc đào song song. Khi tường và cột có cả 2 hướng, móng băng sẽ có dạng bàn cờ trên mặt đất khi giao nhau.

Trong xây dựng nhà ở, móng băng được lựa chọn nhiều nhất vì nó dễ thi công và có độ lún đều. Loại móng này còn đặc biệt phù hợp khi sử dụng để cải tạo nhà nhỏ với chi phí thi công thấp nhất trong các loại móng.

Móng bè

Với những khu vực có nền đất yếu, người ta sử dụng móng bè để giảm áp lực thi công. Đây được xem như là loại móng an toàn và được áp dụng nhiều bởi nó là một phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, giúp tránh hiện tượng sụt lún.

Móng cọc

Móng cọc là loại móng hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất đá sỏi ở sâu bên dưới là móng cọc. Đây là loại móng được sử dụng cho các kết cấu lớn và những nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở.

Quy trình làm móng nhà cho từng loại

Các cách làm móng nhà

Quy trình làm móng đơn

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Phác thảo, định hình bản vẽ.
  • Dọn dẹp mặt bằng.
  • Chuẩn bị tất cả nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, sắp xếp nhân công.

Bước 2: Đóng cọc và đào hố móng

Dựa vào hồ sơ thiết kế, để xác định kích thước và khoảng cách giữa các cọc. Khi đóng cọc phải chú ý độ lún của đất. Có thể cố định thêm bằng cọc tre, cừ tràm, bê tông đúc để thêm chắc chắn.

Khi tiến hành đào hố, cần chú ý độ sâu và rộng của móng để chống đỡ được cả công trình. Hố cần giữ sạch và để khô ráo. Nếu thi công trong điều kiện thời tiết mưa thì sau khi đào phải hút hết nước và để khô trước khi bước sang gian đoạn tiếp theo.

Bước 3: Đổ bê tông lót móng

Lớp bê tông lót sẽ có vai trò ngăn chặn sự bốc hơi nước của bê tông phía trên đồng thời làm phẳng bề mặt hố, giảm thiểu tối đa sự biến dạng của đất do tác động bên ngoài.

Bước 4: Đổ bê tông móng

Làm khô và sạch phần móng trước khi đổ bê tông móng. Lưu ý, trộn cát, đá, xi măng và nước với tỷ lệ chuẩn tránh nhão quá hay đặc quá.

Bước 5: Tháo cốt pha và bảo dưỡng

Sau 1 – 2 ngày nếu cảm thấy móng đã khô lại và thời tiết thuận lợi thì bạn có thể tiến hành tháo dỡ. Để hạn chế bị thoát ẩm, bay hơi và nứt, bạn có thể giữ ẩm bằng bao ni lông, phun nước lên bề mặt, phun hợp chất dưỡng.

Quy trình làm móng băng

Bước 1: Chuẩn bị

Làm tương tự như móng đơn.

Bước 2: Đào móng

Dựa vào hồ sơ thiết kế, xác định trục công trình trên thửa đất đã san lấp. Tiếp theo là đào móng theo trục. Dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu có nước thì phải làm sạch để móng khô.

Bước 3: Gia công cốt thép và đóng cốt pha

Sử dụng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn các mối nối. Yêu cầu thép phải sạch, không gỉ và không có bùn. Giai đoạn gia cố cần được chú trọng trước khi đổ bê tông. Ván khuôn không được mục nát, các vị trí tiếp xúc được gia cố bằng đinh.

Bước 5: Đổ bê tông

Tương tự như thi công móng đơn.

Bước 6: Bảo trì

Tương tự như thi công móng đơn.

Các cách làm móng nhà

Cách làm móng bè

Bước 1 : Chuẩn bị

Chuẩn bị tương tự như làm móng đơn.

Bước 2 : Đào móng

Đào móng tương tự như làm móng băng.

Bước 3: Kiểm tra & đổ bê tông

Tiến hành kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót lên phần đất đã đào xong. Nếu có đóng cọc cố định thì cắt đi đầu cọc.

Bước 4 : Gia công cốt thép và đóng cốt pha

Gia công cốt thép và đóng cốt pha tương tự như làm móng băng.

Bước 5: Đổ bê tông

Khi đổ bê tông vào móng bè sẽ được thực hiện theo các lớp, độ dày khoảng từ 20-30cm. Đổ chồng lên nhau, khi lớp dưới đông cứng lại thì lần lượt đổ lớp tiếp theo.

Bước 6: Bảo trì

Bảo trì tương tự như làm móng đơn.

Cách làm móng cọc

Bước 1: Chuẩn bị

Tương tự như làm móng đơn.

Bước 2: Đóng cọc & đào hố

Đóng cọc và đào hố móng tương tự như làm móng đơn.

Bước 3: Đổ bê tông

Đổ bê tông lớt và bê tông móng tương tự như làm móng đơn.

Bước 4:Bảo dưỡng

Bảo dưỡng tương tự như làm móng đơn.

Tuổi thọ của công trình cũng như sự an toàn của người sử dụng công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của móng nhà. Vậy nên, hãy tuân thủ chính xác quy trình làm móng đối với từng loại móng, để mang lại sự an toàn cho cả người thi công và người sử dụng.

Xem thêm :

  • Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng
  • Kinh nghiệm bố trí thép dầm không thể bỏ qua