Các kỹ năng cơ bạn của nặn

Đồ chơi đất nặn là loại đồ chơi khá là quen thuộc với trẻ em mọi thế hệ. Với những tuổi thơ còn nghèo đói thì đất nặn chính là loại đất sét được lấy về để tự tạo ra những mẫu hình mong muốn. Còn với trẻ em hiện nay, đất nặn đã được nghiên cứu và sản xuất từ các nguyên liệu an toàn hơn như bộ mỳ, bột gạo, muối, dầu ăn và hương liệu an toàn.

Với món đồ chơi đất nặn đẹp và đa sắc màu như đất nặn….các bé sẽ được tự do chơi đù, khám phá năng khiếu của bản thân và tự do sáng tạo các tông màu, các mẫu hình theo trí tưởng tượng thơ ngây và phong phú của trẻ. Những kỹ năng tốt trẻ nhận được khi chơi đồ chơi đất nặn được chia sẻ dưới đây

1. Những kỹ năng tốt trẻ nhận được khi chơi đồ chơi đất nặn

Các kỹ năng cơ bạn của nặn

Những kỹ năng trẻ nhận được khi chơi đồ chơi đất nặn

- Kỹ năng phối màu: về nguyên tắc, các bộ đồ chơi đất nặn có những hộp màu cơ bản. bé muốn tạo thành gam màu khác thì cần phối trộn các gam màu cơ bản với nhau để tạo ra gam màu mới. Trên mỗi bộ đồ chơi đất nặn đều có hướng dẫn cách tạo nên các gam màu khác từ những gam màu cơ bản nhất. Chính vì thế, bé đã nhận biết được những quy luật cơ bản pha màu khi chơi đồ chơi đất nặn

Kỹ năng quan sát và nhận biết hình khối: khi chơi, bé cần quan sát các hình khối, chi tiết của mô hình muốn tạo nên kỹ năng quan sát được nâng cao hơn

Kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay: khi nhào nặn và tạo hình khối, bàn tay và ngón tay trẻ sẽ được rèn luyện nhanh nhẹn, khéo léo hơn rất nhiều

Kỹ năng phối hợp nhóm: đất nặn là món đồ chơi rất dễ chơi theo nhóm. Khi chơi, các bạn phân công nhau làm việc, học cách làm việc theo nhóm và biết chia sẻ đồ chơi với nhau

Sự sáng tạo: Ngoài mô hình mẫu, bé cũng sẽ tự sáng tạo những mô hình của riêng mình theo sự tưởng tượng phong phú dưới góc nhìn của con trẻ. Đó chính là mảnh đất tuyệt vời cho sự khám phá và sáng tạo ở trẻ.

Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ: Bé sẽ kiên nhẫn nặn và tỉ mỉ cạo gọt cho đúng với mô hình mình mong muốn, sao cho trông “đẹp” nhất nhé.

2. Giới thiệu một số loại đất nặn an toàn cho bé

Các kỹ năng cơ bạn của nặn

Những kỹ năng trẻ nhận được khi chơi đồ chơi đất nặn

Dưới đây là một số loại đất nặn an toàn cho trẻ mẹ có thể tham khảo mua:

- Đất nặn Play Doh của Mỹ

Đất nặn Ghincho -nhật bản

Đất nặn Kiddy Clay:

Đất nặn Fisher Frice

Đất nặn Toyroyal - Nhật Bản

Đánh dấu đã đọc

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích: Nặn theo mẫu.
Chủ đề: Trường mầm non.
Chủ đề nhánh: Đồ chơi của bé.
Đề tài: Nặn búp bê mặc váy.
Lứa tuổi: 5-6 tuổi.
I. Mục đích yêu cầu.
1. kiến thức.
- Cung cấp kiến thức cho trẻ về đặc điểm cấu tạo (thân, đầu, tay, miệng, chân,
mắt, mũi, tóc ) cuae búp bê.
- Cho trẻ biết được cộng dụng của búp bê (làm đồ chơi, làm bạn của bé ).
- Trẻ biết búp bê có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (len, nhựa, sứ,
gỗ, đất sét, vải ).
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn búp bê mặc váy theo mẫu.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng nặn như: Nắm, chia đất, các thao tác (lăn
tròn, lăn dọc, dàn mỏng, làm lõm, gắn, nối ).
- Rèn luyện kỹ năng biết phối hợp và sáng tạo khi sử dụng màu của đất nặn
( màu của khuôn mặt trùng với màu của tay chân, màu đen làm màu của tóc và
mắt ).
- Rèn luyện kỹ năng biết chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo giảng bài, kỹ năng
ghi nhớ lại và sáng tạo để nặn búp bê mặc váy.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn búp bê thật sạch sẽ, cẩn thận trong khi chơi.
- Biết thay quần áo cho búp bê và sau khi chơi xong biết cất búp bê về chỗ cũ.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sau khi nặn.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô.
- Giáo án, nắm vững nội dung nội dung giáo án.
- Dụng cụ trực quan:
+ Vật thật: búp bê mặc váy.

+ Vật mẫu: Mẫu nặn búp bê mặc váy bằng đất sét.
2. Chuẩn bị của trẻ.
- Trẻ ngồi bàn ghế phù hợp.
- Mỗi trẻ có một bộ đất nặn, dao nhựa, bảng con.
- Các loại phụ kiện khác đi kèm như: Tăm tre, hột hạt để làm mắt búp bê.
III. Cách tiến hành.
1. Hoạt động mở đầu.
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát “ Búp bê bằng bông” nhạc và
lời của “ Lê Quốc Thắng”.
- Các con cho cô biết các con vừa hát bài gì nào? ( Búp bê bằng bông).
- Bài hát nói về ai các con? ( Búp bê).
- Vậy các con có thích chơi với búp bê không? ( Dạ có).
Vậy hôm nay cô sẽ cho các con nặn những bạn búp bê mặc váy thật đẹp và
xinh xắn nhé!
2. Hoạt động trọng tâm.
2.1. Giới thiệu bài.
Đàm thoại:
- Đố các con biết cô đang cầm gì trên tay nào? ( Búp bê).
- Búp bê của cô gồm những bộ phận nào? ( Đầu, thân, tay và chân).
- Búp bê mặc trang phục gì các con? ( Búp bê mặc váy).
- Trên mặt búp bê gồm những bộ phận nào? ( Mắt, mũi và miệng).
- Vậy búp bê này được làm từ chất liệu gì các con? ( Bằng nhựa).
À đúng rồi! ngoài búp bê được làm bằng nhựa ra búp bê còn có thể được làm
bằng các vật liệu khác nữa như: Len, bông, gỗ, đất sét
Và hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các con biết về loại búp bê được làm từ đất
nặn.
Các con nhìn xem búp bê được làm từ đất nặn của cô đẹp không nào? ( Cô
đặt vật mẫu và vật nặn gần nhau cho trẻ so sánh).
- Các con hãy nhìn xem hai búp bê này có gì khác nhau nào? ( Búp bê bằng
nhựa có chân còn búp bê bằng đất nặn không có chân).

- Vì sao búp bê bằng đất nặn không có chân các con? (Vì búp bê bằng đất nặn
mặc váy dài nên đã che mất chân).
- Các con ai giỏi cho cô biết 2 bạn búp bê bằng nhựa và búp bê bằng đất nặn,
búp bê nào cao hơn? ( Búp bê bằng nhựa).
- Thế búp bê bằng đất nặn của cô gồm những bộ phận nào? ( Đầu, thân, tay).
- Ngoài thân, đầu, tay ra các con còn nhìn thấy có những bộ phận nào nữa?
( Mắt, mũi, miệng).
- Ngoài những bộ phận mà các con vừa kể ra thì các con còn thấy búp bê còn
có gì đặc biệt nào? ( Búp bê mặc váy màu hồng rất đẹp).
2.2. Cô làm mẫu.
Bây giờ các con hãy chú ý cô sẽ nặn mẫu búp bê mặc váy cho các con xem
nhé!
- Đầu tiên cô dùng tay trái cầm đất, tay phải véo đất sau đó cô lăn dọc miếng
đất để làm thân búp bê ( cô cho miếng đất vào lòng bàn tay trái, tay phải đặt úp
lên tay trái có miếng đất và lăn tới lăn lui).
- Cô dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay phải để thắt eo cho thân
búp bê. Sau đó cô dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn lõm để tạo váy, cô dùng
các ngón tay của hai bàn tay để dàn mỏng váy của búp bê cho đều.
Thế là cô đã nặn xong phần thân cho búp bê rồi đấy các con ạ, bây giờ các
con hãy nhìn xem búp bê của cô còn thiếu gì nữa nào? ( Đầu và tay).
- À, đúng rồi búp bê của cô còn thiếu đầu và tay. Để nặn đầu và tay cho búp
bê cô cũng chia đất và cô dùng các thao tác lăn tròn miếng đất đó để làm đầu.
cách lăn như sau: Cô cho miếng đất nhỏ vào lòng bàn tay trái, tay phải đặt úp lên
trên tay trái có miếng đất rồi xoay tròn cho đến khi miếng đất tròn thì dừng lại.
Tiếp theo cô lấy một miếng đất nhỏ hơn cùng màu với đầu của búp bê để làm
tay (Các con có thể sử dụng màu da cho búp bê là màu hồng hoặc màu vàng
nhạt, sau đó lăn dọc để làm tay cho búp bê).
- Cô nặn xong hai cánh tay của búp bê. Bây giờ cô sẽ dùng tăm tre để nối các
bộ phận của búp bê lại với nhau.
- Cô đã gắn xong các bộ phận của búp bê rồi đấy các con. Các con nhìn xem

bạn búp bê của chúng ta còn thiếu gị nữa không? ( Mắt, miệng, tóc).
- Để cho búp bê của chúng ta thêm đẹp cô sẽ trang trí tóc. Khuôn mặt và váy
của búp bê ( cô sẽ dùng một miếng đất nhỏ, cô lăn tròn và sau đó dàn mỏng và
gắn vào đầu búp bê làm tóc cho búp bê. Mắt của búp bê cô chọn một ít đất sét
màu đen lăn tròn và gắn vào đầu của búp bê để làm mắt. Miệng của búp bê cô sẽ
lấy 1 ít đất màu đỏ dàn mỏng rồi gắn vào mặt của búp bê).
Vậy là cô đã nặn xong búp bê mặc váy rồi đấy các con. Các con thấy đẹp
không nào?
Khi cô nặn xong cô đàm thoại với trẻ để trẻ nhớ lại các bước nặn búp bê
mặc váy.
- Để nặn được búp bê mặc váy các con phải nặn những bộ phận nào? ( Thân,
đầu, tay, ngoài ra còn mắt, mũi, miệng của búp bê nữa đó các con).
+ Nặn thân của búp bê như thế nào? ( Trẻ trả lời theo những gì trẻ nhớ). Cô
hường dẫn lại một cách nhanh chóng phần nặn thân búp bê cho trẻ vì khi nặn
phần thân nặn khó.
+ Đầu búp bê nặn như thế nào?
+ Tay búp bê nặn như thế nào?
+ Nặn xong các bộ phận của búp bê các con phải làm gì? (Gắn các bộ phận
của búp bê lại với nhau).
+ Cuối cùng các con sẽ làm gì? ( Trang trí mắt, mũi, miệng cho búp bê).
2.3. Trẻ thực hành.
- Cô cho trẻ thực hành đồng thời khuyến khích trẻ độc lập trong quá trình nặn
của mình.
- Cô theo dõi và gợi ý cho những trẻ còn lúng túng chưa nặn được, gợi ý cho
trẻ nhớ lại đúng quá trình nặn búp bê mặc váy.
- Cô quan sát và nhắc nhở trẻ tập trung, chú ý để hoàn thành sản phẩm nặn
của mình. Đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong khi nặn. Phát huy
khả năng sử dụng màu một cách hợp lý để tạo ra sản phẩm thật đẹp (màu váy
của búp bê có thể là màu vàng, màu xanh, màu hồng, màu đỏ ).
3. Kết thúc hoạt động.

- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm ở góc tạo hình.
- Cô tuyên dương cả lớp đã hoàn thành xong sản phẩm nặn của mình.
- Cô cho trẻ nhận xét mẫu nặn của mình và của các bạn. Cô có thể hỏi trẻ con
thích sản phẩm nặn nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm nặn đó?.
- Cô nhận xét sản phẩm nặn của trẻ, tuyên dương những sản phẩm nặn tốt
( nặn hoàn chỉnh búp bê mặc váy, màu sắc ).
- Cô động viên và khuyên khích những trẻ nặn còn yếu và chưa hoàn thành
được sản phẩm nặn của mình.
* Giáo dục trẻ:
Búp bê là một loại trò chơi dùng để trang trí cho căn phòng trởi nên đẹp
hơn, ngoài ra còn là đồ chơi, đồ dùng để học nữa đó các con. Vì vậy, các con
phải biết giữ gìn búp bê thật sạch sẽ trong khi chơi không được bẻ hay bứt chân,
tay của búp bê ra nhé!, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, phải biết giữu
thật sạch không để búp bê không bị dơ bẩn các con nhớ nhé!.
Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và hát bài hát “ Tạm biệt búp bê”.