Các loại mô hình mã hóa co sở dữ liệu năm 2024

Mã hóa dữ liệu là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Bởi đây được xem là phương pháp bảo mật thông tin tốt nhất hiện nay. Vậy mã hóa là gì, các thuật toán mã hóa được sử dụng phổ biến hiện nay là gì? Có thể giải mã những dữ liệu đã mã hóa hay không? Nếu đang quan tâm đến những vấn đề này, hãy cùng Hoàng Hà PC tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Các loại mô hình mã hóa co sở dữ liệu năm 2024

Tại sao cần phải thực hiện việc mã hóa các dữ liệu

1. Mã hóa dữ liệu là gì?

Mã hóa dữ liệu là quá trình thực hiện chuyển đổi các dữ liệu thành một dạng khác mà con người và máy tính cũng không thể hiểu được để tăng tính bảo mật hoặc giấu những thông tin này đi để các hacker không thể xâm nhập và đánh cắp dữ liệu. Trong một số ngành việc mã hóa dữ liệu là rất cần thiết, đảm bảo tính an toàn cho công việc.

Hiểu một cách đơn giản, mã hóa dữ liệu là việc biến các dữ liệu từ việc có thể dễ dàng hiểu trở nên không thể hiểu được nếu không thực hiện giải mã.

Việc mã hóa các dữ liệu được thực hiện bằng các chương trình mã hóa PGP, khóa mật mã hoặc máy mã hóa. Những dữ liệu đã được mã hóa sẽ được gọi là ciphertext, xuất hiện dưới dạng rác trong máy tính và chỉ có những người có mật khẩu hoặc khóa giải mã thì mới có thể đọc lại những dữ liệu này.

Hiện tại, mã hóa dữ liệu được đánh giá là phương pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên thực tế việc mã hóa sẽ không thể nào ngăn cản được hành động đánh cắp thông tin từ các đối tượng xấu. Nhưng khi mã hóa sẽ ngăn chặn được những người đã đánh cắp dữ liệu đọc được nội dung trong tập tin. Vì vậy, việc mã hóa các dữ liệu là rất cần thiết và người dùng cần phải hiểu rõ về chúng trước khi bắt đầu để có được sự ứng dụng thông minh, hiệu quả.

2. Giải mã là gì?

Ngược lại với mã hóa, giải mã là việc chuyển đổi những dữ liệu đã được mã hóa thành dạng mà máy tính và con người có thể đọc được, hiểu được. Thuật ngữ này được dùng để mô tả việc giải mã dữ liệu theo phương pháp thủ công hoặc thực hiện giải mã bằng các khóa thích hợp.

Các loại mô hình mã hóa co sở dữ liệu năm 2024

Giải mã dữ liệu có đơn giản hay không?

3. Lợi ích của Mã hóa dữ liệu

Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức, doanh nghiệp lại thực hiện việc mã hóa dữ liệu một cách phổ biến. Thực tế, việc mã hóa dữ liệu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính hoặc truyền qua Internet cho các máy tính khác như:

Đảm bảo quyền riêng tư

Việc thực hiện mã hóa dữ liệu sẽ ngăn chặn bên thứ ba đánh cắp dữ liệu hoặc có cơ hội đọc được nội dung. Do đó, khi thực hiện gửi dữ liệu qua internet thì chỉ có người gửi và người nhận dữ liệu có thể đọc được nội dung sau khi giải mã. Điều này góp phần bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn, ngăn chặn mạng quảng cáo, tội phạm mạng,...

Bảo vệ dữ liệu hiệu quả

Thông thường các thuật toán mã hóa sẽ cung cấp những yếu tố bảo mật quan trọng cho người dùng như:

  • Xác thực: Cho phép người nhận xác minh được nguồn gốc của dữ liệu.
  • Tính toàn vẹn: Xác minh rằng từ khi được gửi đi nội dung của dữ liệu chưa từng bị thay đổi.
  • Không thu hồi: Đảm bảo người gửi không thể hủy việc gửi dữ liệu sau khi đã thực hiện lệnh gửi đi.

Quá trình mã hóa đã biến nội dung dữ liệu thành một dạng mới mà cả con người và máy tính đều không thể hiểu được. Chính vì thế, dữ liệu của người dùng sẽ được tăng thêm tính bảo mật, khó bị tấn công bởi các tội phạm mạng hay các tổ chức khác.

Tăng khả năng xác thực

Mã hóa sẽ giúp máy tính của từng web xác nhận địa chỉ nhận là đúng thông qua việc đối chiếu chìa khóa giải mã. Đây là cách được sử dụng phổ biến đối với dạng mã hóa bất đối xứng.

Các loại mô hình mã hóa co sở dữ liệu năm 2024

Lợi ích của việc mã hóa các dữ liệu là gì?

Theo quy định

Hiện nay nhiều tổ chức quy định phải thực hiện việc mã hóa trước khi gửi dữ liệu đi hoặc lưu trữ để đảm bảo tính bảo mật. Trong đó, một số quy định về việc mã hóa gồm PCI-DSS, HIPAA và GDPR.

4. Thuật toán mã hóa phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều thuật toán mã hóa được phát triển từ các loại mã hóa. Những thuật toán này sẽ có độ mạnh về mã hóa khác nhau và được tính theo Bit. Dưới đây là một số thuật toán mã hóa mạnh được sử dụng phổ biến, bạn có thể tham khảo:

Data Encryption Standard (DES)

Thuật toán theo tiêu chuẩn mã hóa của chính phủ Mỹ, mức độ mã hóa thấp nên rất dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều về sự tính toán. Nhưng sức mạnh mã hóa của thuật toán này không được đánh giá cao, ít được sử dụng cho dữ liệu quan trọng.

TripleDES

Thuật toán mã hóa này có độ an toàn cao hơn, có tốc độ mã hóa nhanh hơn 3 lần so với DES. TripleDES đủ dài cho những dữ liệu nhạy cảm nhưng nó cũng không tránh khỏi việc tồn tại những sai sót.

RSA

Là một trong những thuật toán sử dụng hàm mã hóa bất đối xứng một chiều và được công khai đầu tiên. Thuật toán này được sử dụng phổ biến nhờ độ dài khóa, giúp thiết lập giúp việc giao tiếp qua mạng trở nên an toàn hơn.

Advanced Encryption Standard (AES)

Hiện tại đây được đánh giá là thuật toán mã hóa tiên tiến nhất hiện nay theo tiêu chuẩn mã hóa của chính phủ Hoa Kỳ. Thuật toán sử dụng khóa đối xứng và mật mã khối đối xứng, đảm bảo độ an toàn cao hơn cho dữ liệu.

5. Ứng dụng của mã hóa dữ liệu

Cơ sở dữ liệu

Trong SQL Server, người dùng có thể tự xây dựng các hàm tùy chỉnh hoặc tích hợp các thư viện DLL bên ngoài để thực hiện mã hóa dữ liệu, bao gồm:

  • Mã hóa sử dụng mật khẩu
  • Mã hóa với khóa đối xứng
  • Mã hóa với khóa không đối xứng
  • Mã hóa dựa trên chứng chỉ

Giao thức HTTPS

HTTPS sử dụng thuật toán mã hóa TLS, một sự kết hợp của mã hóa đối xứng và không đối xứng, để bảo mật dữ liệu khi nó được truyền giữa trình duyệt và máy chủ.

HTTPS là phương thức mã hóa dữ liệu đang truyền đi, và kỹ thuật này cũng được áp dụng để bảo vệ nhiều loại thông tin khác nhau: Email, dữ liệu di động, kết nối Bluetooth và thậm chí là các giao dịch tại máy ATM.

USB

USB hiện đại thường đi kèm với phần mềm mã hóa AES, cho phép bạn bảo vệ dữ liệu bằng mật khẩu. Điều này rất hữu ích trong trường hợp bạn vô tình làm rơi USB, vì dữ liệu bên trong sẽ không bị kẻ trộm đọc được. Ngay cả khi ai đó cố gắng tháo chip ra và gắn vào một phần cứng khác để truy cập, họ chỉ có thể nhìn thấy dữ liệu đã được mã hóa.

Chữ ký điện tử

Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được tạo ra từ công nghệ mã hóa khóa công khai. Người dùng sử dụng chữ ký số sẽ có một cặp khóa, bao gồm một khóa công khai và một khóa bí mật. Khóa bí mật được dùng để tạo ra chữ ký số, trong khi khóa công khai dùng để kiểm tra hoặc xác minh người đã tạo chữ ký đó.

Qua những thông tin mà Hoàng Hà PC chia sẻ, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về mã hóa dữ liệu. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về mã hóa, có thể truy cập vào https://hoanghapc.vn/.