Các ngành của Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II [Foreign Trade University Ho Chi Minh City Campus] là cơ sở đào tạo phía Nam của danh trường Trường Đại học Ngoại thương tại Hà Nội, đại học chuyên ngành kinh tế đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập dựa trên nhu cầu đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.[2]

Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II

Foreign Trade University

Địa chỉThông tinTên cũLoạiKhẩu hiệuThành lậpHiệu trưởngGiảng viênSố Sinh viênWebsiteThông tin khácViết tắtThành viên củaThống kêXếp hạng quốc giauniRank[2018]

Biểu trưng Trường Đại học Ngoại thương

15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh

,

Thành phố Hồ Chí Minh

,

Việt Nam

Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương
Trường đại học hệ công lập
Chất lượng – Uy tín – Hiệu quả – Chuyên nghiệp – Hiện đại
1993
PGS. TS. Bùi Anh Tuấn
528 người
Khoảng 3.500
//cs2.ftu.edu.vn/
FTU
Trường Đại học Ngoại thương
Xếp hạng
15[1]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Tuyển sinh
  • 3 Chất lượng đào tạo
    • 3.1 Đội ngũ giảng viên
  • 4 Báo cáo công khai tài chính
  • 5 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên
    • 5.1 Ban
    • 5.2 Bộ môn
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Ngày 20/6/1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.

Ngày 05/8/1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP 7 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao [nay là Học viện Ngoại giao] trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương [nay là Bộ Công Thương]. Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này.

Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp [nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo].

Ngày 16/7/1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuyển sinhSửa đổi

Trình độ đại học:

  • Ngành Kinh tế: chuyên ngành kinh tế đối ngoại.
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng: chuyên ngành tài chính quốc tế.
  • Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.
  • Ngành Kế toán: chuyên ngành kế toán – kiểm toán.

Trình độ thạc sĩ:

  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – điều hành cao cấp [eMBA].

Trình độ tiến sĩ:

  • Tiến sĩ Quản trị kinh doanh.

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

Tính đến tháng 12 năm 2015, trường có 220 giảng viên. Trong đó có 1 giáo sư, 16 phó giáo sư, 53 tiến sĩ và 150 thạc sĩ.[3]

Báo cáo công khai tài chínhSửa đổi

Báo cáo công khai tài chính của Trường Đại học Ngoại Thương STT Nội dungNăm 2016
1 Tổng nguồn thu hợp pháp 315,1 tỉ đồng
2 Thu ngân sách 11,1 tỉ đồng
3 Thu học phí, lệ phí tuyển sinh 213,3 tỉ đồng
4 Thu lao động dịch vụ 3,4 tỉ đồng
5 Nguồn thu từ tiền tài trợ và nguồn thu khác 87,3 tỉ đồng

Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viênSửa đổi

Trong thời gian đầu mới thành lập, Cơ sở II chỉ có 02 cán bộ hầu hết các hoạt động đều được chỉ đạo trực tiếp từ Cơ sở I Hà Nội. Điều này gây ra một số bị động nhất định trong việc triển khai công tác. Với quy mô đào tạo ngày càng tăng, Cơ sở II đã nhanh chóng củng cố cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện tại, Cơ sở II có hơn 100 cán bộ, giáo viên cơ hữu hiện đang công tác tại 07 Ban và 04 Bộ môn.

BanSửa đổi

  1. Ban Kế hoạch - Tài chính;
  2. Ban Quản lý đào tạo;
  3. Ban Công tác chính trị & Sinh viên;
  4. Ban Tổ chức - Hành chính;
  5. Ban Quản trị - Thiết bị;
  6. Ban Thông tin - Khảo thí- Thư viện;
  7. Ban Quản lý Khoa học- Hợp tác quốc tế.

Bộ mônSửa đổi

  1. Bộ môn Nghiệp vụ;
  2. Bộ môn Cơ sở - Cơ bản;
  3. Bộ môn Tiếng Anh;
  4. Bộ môn Tiếng Nhật.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “UniRank”.
  2. ^ “Giới thiệu Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh”.
  3. ^ “Báo cáo công khai của trường” [PDF].

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website của Trường Đại Học Ngoại Thương Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề