Các nghiên cứu về học trực tuyến

Mục lục MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (tổng quan tình hình nghiên cứu):...................3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................5 4.1 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:.................................................................6 NỘI DUNG...............................................................................................................7 Chương I. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................7 1.Cơ sở lý luận:......................................................................................................7 1.1 Khái niệm:.....................................................................................................7 1.2 Vai trò của việc học online............................................................................8 2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................10 2.1 Phương pháp luận.......................................................................................10 2.2 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................10 2.3 Phương pháp phân tích-tổng hợp...............................................................10 Chương II. Nội dung và kết quả nghiên cứu.......................................................11 1) Thực trạng học online của sinh viên ĐHSG:.............................................11 2) Cách thức học online của sinh viên đại học sài gòn..................................17 3) Quan điểm của sinh viên đại học Sài Gòn về việc học online...................20 Chương III. Bàn luận, đánh giá...........................................................................24 1) Nguyên nhân việc học online chưa hiệu quả..............................................24 2) Giải pháp để cải thiện việc học online........................................................26 KẾT LUẬN............................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................29 PHIẾU KHẢO SÁT..............................................................................................30 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và tiến bộ hơn, đòi hỏi con người phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hội nhập, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, vai trò của việc học luôn được đề cao và chú trọng. Việc học ngày càng quan trọng thì cách tiếp cận việc học cũng quan trọng không kém. Nhất là trong thời buổi hiện đại, con người có thể tiếp cận việc học với nhiều cách học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp “học online” đang phát triển và phổ biến trên thế giới. Chỉ cần một chiếc laptop hay điện thoại có kết nối Internet, người học hoàn toàn có thể học tập bất kì nơi đâu. Đây là một cách học nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm. Chính bởi thấy được tầm quan trọng và những ưu điểm vượt trội của việc “học online”, bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu, đánh giá cách học này đối với đối tượng sinh viên Đại học Sài Gòn. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu về việc “học online” hay học qua mạng là để giúp sinh viên có thêm một phương pháp học hiệu quả, tiết tiệm thời gian, chi phí đi lại và học tập ở các trung tâm đắt tiền. Đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục các nhược điểm của việc học online, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Đại học Sài Gòn. 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (tổng quan tình hình nghiên cứu): Học online (E-Learning) là một thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Các phương pháp giáo dục ngày càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống, chúng ta còn học qua Internet. E-Learning đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. “Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các giáo dục hệ thống hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Nhật, …”[1] Quá trình phát triển của phương pháp “học online” có thể chia ra làm bốn giai đoạn: Trước năm 1983: Giai đoạn này việc sử dụng máy tính chưa phổ biến. Học viên chỉ có thể trao đổi qua giảng viên và các bạn học. Loại hình này có giá thành đào tạo khá rẻ. Giai đoạn 1984-1993: “Sự ra đời hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn Powerpoint cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người đọc qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm” [1]. Người học có thể tự mua đĩa và học nhưng sự hướng dẫn của giảng viên vẫn còn hạn chế. Giai đoạn 1994-1999: 3 Khi công nghệ Web được phát minh ra, phương pháp giáo dục này cũng được các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nghiên cứu cách thức cải tiến. “Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media Player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở nên phổ dụng và làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua Internet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động thấp được khai triển trên diện rộng.” [1] Giai đoạn 2000-2005: “Các công nghệ tiên tiến bao gồn JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và cài băng thông qua Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo[1]. Giáo viên có thể tạo ra những bài giảng sinh động với hình ảnh, âm thanh thông qua Web để truyền tải tới người học. E-Learning có giá thành rẻ, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nên sự phát triển của phương pháp học này càng trở nên mạnh mẽ. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được một số tổ chức đào tạo áp dụng. “Trên mạng Internet có hàng trăm trang Web cung cấp dịch vụ đào tạo theo mô hình E-Learning, điển hình là dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng của công ty phát triển phần mêm VASC với trang Web http://www.truongthi.com, trung tâm đào tạo kỹ thuật viên trên mạng CISCO qua trang Web http://www.eisco.com,... Bộ công nghệ cũng đã thành lập trung tâm VITEC chuyên sát hạch công nghệ thông tin và hỗ trợ đào tạo”[1]. “Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào 4 tạo đại học từ xa, các trường Đại học lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây dựng các bài giảng điện tử đưa lên trang Web của trường mình.”[1] 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, với mục tiêu cung cấp cho các bạn sinh viên trường Đại học Sài Gòn có thêm hiểu biết về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, các hình thức cũng như ưu, nhược điểm của phương pháp học online (E-learning). Đồng thời sẽ cung cấp cho các bạn một số trang web hữu ích về học online của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, đưa ra những nét khái quát về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của E-learning. Thứ hai, khái quát những ưu điêm và nhược điểm của phương pháp học online. Thứ ba, khảo sát tình hình học online của các bạn sing viên trường Đại học Sài Gòn. Thứ tư, đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên học online hiệu quả hơn và đồng thời cung cấp một số trang web học online uy tín của một vài trường đại học, cao đẳng. 5 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Phạm vi: Cơ sở chính trường Đại học Sài Gòn. Đối tượng nghiên cứu: 300 sinh viên trường Đại học Sài Gòn. 6 NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1.Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niệm: Học online hay còn gọi là E-learning (electronic learning) là một khái niệm mới được mọi người chú ý hiện nay. Có khá nhiều định nghĩa về Elearning. Để hiểu rõ hơn về E-learning, dưới đây là một số định nghĩa về Elearning: Theo PGS.TS Lê Huy Hoàng: “E-learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thống.”[2] Hay theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…[3](theo trang web http://elearning.lytc.edu.vn/mod/resource/view.php?id=19) 7 Ngoài E-learning một hình thức khác của việc học online là tự học qua mạng của các học sinh, sinh viên, bằng các trang web học online miễn phí. Việc học online hiện nay trở nễn phổ biến và dễ dàng tiếp cận đến mọi người, không những học sinh sinh viên mà còn hướng đến những đối tượng mong muốn cập nhật kiến thức, kĩ năng,… 1.2 Vai trò của việc học online Ngày nay, công nghệ ngày càng hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Việc ứng dụng khoa học vào công nghệ thông tin đã tạo ra những thành tựu đột phá, là bước đệm cho tương lai, đem lại sự tiến bộ và phát triển vượt bậc cũng như trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người. Trang web cadasa E-Learning viết: “Đào tạo trực tuyến ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học của thế kỷ 21. Ứng dụng những giải pháp tiên tiến của công nghệ để người dạy có thể thiết kế những phương tiện truyền tải kiến thức và kỹ năng một cách hữu hiệu nhất tới người học. Ngày nay, người học có thể ngồi ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào để “đến trường” mà vẫn đạt được hiểu quả học tập tốt nhất, thông qua công cụ hỗ trợ là máy tính và mạng Internet”[4] Để học trực tuyến, bạn chỉ cần có một máy tính đã được kết nối Internet và tài khoản đăng ký học viên. Có rất nhiều trang Web để bạn lựa chọn cho phù hợp với việc học của mình. Một số trường học cũng đã áp dụng công nghệ này cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Đặc biệt, nhiều trường cao đẳng và đại học đã mở ra các lớp học trực tuyến nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể cân đối được thời gian học tập và làm việc, tạo điều kiện cho sinh viên có được môi trường học tập tốt hơn. 8 Một số lợi ích của việc học trực tuyến: Sinh viên có thể tự sắp xếp thời gian thích hợp cho mình, linh hoạt trong thời gian nhất định thay vì gò bó trong một khoảng thời gian nhất định. Tiết kiệm chi phí, công sức vì so với các khóa học chính thức tại trường, khóa học trực tuyến không đòi hỏi về chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng, số lượng các giảng viên hoặc sinh viên không đủ để giảng dạy,… Trong quá trình học tập, sinh viên cũng có thể kiểm soát được quá trình học tập của bản thân cũng như đánh giá bài giảng thông qua các công cụ đánh giá có sẵn, từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tốt hơn (tham gia các trò chơi, câu đố,…giáo dục trực tuyến có sẵn) Ngoài ra, các bài giảng trực tuyến thường đều được lưu lại. Do đó, sinh viên sẽ có điều kiện ôn tập dễ dàng hơn so với việc tìm các tài liệu ghi chép. Các tài liệu học tập phong phú, đa dạng. Thông qua các bài giảng, bài tập và các tài liệu được biên soạn, biên tập một cách có hệ thống từ cơ bản đến nâng cao giúp sinh viên có được sự lựa chọn trình độ thích hợp khả năng tiếp thu của mình thay vì gò bó bởi chương trình và tốc độ học mà giáo viên đưa ra theo quy định chung của bộ Giáo dục và đào tạo. Học trực tuyến giúp sinh viên có thể giao lưu và tương tác với nhiều người trong cùng một lúc. Sinh viên có thể trao đổi việc học qua forum, blog hay facebook,…Ngoài ra, sinh viên cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài, đưa ra những sáng kiến hay, phương pháp mới. 9 Đặc biệt, sinh viên có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào chỉ cần có một máy tính đã được kết nối Internet và tài khoản đăng ký học viên. Việc tiếp nhận tri thức trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1Phương pháp luận Hiện trạng của việc học online Thực trạng việc học online hiện nay của sinh viên Đại học Sài Gòn. 2.2 Phương pháp thu thập số liệu Khảo sát và xử lý số liệu 2.3Phương pháp phân tích-tổng hợp Phân tích tìm ra các ưu nhược điểm của phương pháp “học online” Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao, phát triển các ưu điểm; khắc phục, cải thiện nhược điểm của phương pháp “học online” 10 Chương II. Nội dung và kết quả nghiên cứu Sau khi có nền tảng cơ sở cần thiết, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát 300 bạn sinh viên trường ĐH Sài Gòn. Theo đó, chúng tôi chia các câu hỏi thành 3 phần chính: 1. Thực trạng học online của sinh viên ĐHSG 2. Cách thức học online của sinh viên ĐHSG 3. Quan điểm của sinh viên ĐHSG về việc học online Chúng tôi chia bài khảo sát ra làm 3 phần như vậy với mục đích giúp cho bạn đọc nắm rõ các thông tin về tình hình học online của các bạn sinh viên đại học Sài Gòn. Thứ nhất là tình hình học online hiện nay của sinh viên đại học Sài Gòn của các khoa và các niên khóa khác nhau mà chủ yếu trong 300 sinh viên có 53% là sinh viên năm 2, còn sinh viên năm 4 chiếm con số khá nhỏ chỉ với 12% số phiếu được khảo sát. Thứ hai là cách thức và hình thức học online của sinh viên đại học Sài Gòn mà cụ thể là thời gian học, trang web, phương tiện, học phí và cách thanh toán,.. Thứ ba là những quan điểm của sinh viên đại học Sài Gòn về hình thức học online, chúng tôi khảo sát và lấy ý kiến về ưu điểm, nhược điểm của phương pháp học này so với phương pháp học truyền thống. Và những mong muốn mà các bạn sinh viên yêu cầu khi đến với hình thức học này. 11 Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát và tính toán số liệu, chúng tôi có những bảng, biểu đồ và nhận xét sauvề vấn đề tình hình sử dụng hình thức học online của sinh viên Đại học Sài Gòn: 1) Thực trạng học online của sinh viên ĐHSG: Chưa bao giờ Đã hoặc đang sử dụng Số phiếu 18 282 Phần trăm (%) 6 94 Bảng 1.1. Tỷ lệ học online của sinh viên ĐHSG Dựa vào bảng thống kê, ta có thể thấy số lượng sinh viên ĐHSG đã và đang học online là khá đông, 282/300 sinh viên ( chiếm 94%). Qua đó, ta biết được hầu hết sinh viên ĐHSG đều đã biết đến và sử dụng phương pháp này, một lần nữa khẳng định sự phổ biến của việc học online ngày nay. Trong khi đó, số lượng sinh viên chưa biết đến hoặc chưa sử dụng phương pháp này chỉ là 18/300 sinh viên (chiếm 6%), một con số khá nhỏ. Lý do sinh viên chưa từng học online Đáp án a 21.00% 27.00% Đáp án b Đáp án c Đáp án d Đáp an e 29.00% 23.00% 12 Biểu đồ 1.2. Lý do sinh viên ĐHSG chưa từng học online Theo khảo sát của chúng tôi, khi được hỏi về lý do của việc chưa từng học online, số phần trăm chênh lệch giữa các đáp án được chọn không nhiều. Trong đó, đáp án d) (sợ học phải các lớp học lừa đảo) chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất. tiếp theo là “cảm thấy phương pháp này không hiệu quả” theo khảo sát phần đông các bạn sinh viên cho rằng phương pháp này chưa hiệu quả với nhiều lý do khác nhau chúng tôi sẽ nói ở phần sau để các bạn hiểu rõ hơn. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến lý do vì sao các bạn sinh viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp này. Một lý do nữa cũng chiếm phần trăm khá lớn đó là không có thời gian. Và lý do chiếm tỷ lệ thấp nhất là chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với internet, không có máy tính, điện thoại,… Những điều này cũng là một nguyên nhân khiến cho việc học online còn hạn hẹp về chất lượng và độ tin cậy của nó. 13 Thời gian học online 1.00% Không cố định 10.00% 1-2h/ngày 14.00% 2-3h/ngày 75.00% >3h/ngày Biểu đồ 1.3. Thời gian học online mỗi ngày của sinh viên ĐHSG Theo khảo sát của chúng tôi, câu trả lời của hầu hết các sinh viên ĐHSG về thời gian giành cho việc học online đa phần là đáp án a) không cố định, chiếm đến 75% (225/300 phiếu) . Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi đặc trưng cơ bản của việc học online là tính linh động, cho phép người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian. Một bộ phận nhỏ dành thời gian một cách cố định cho việc học online từ 1-2h/ngày, chiếm khoảng 14% (43/300 phiếu) hoặc từ 23h/ngày, chiếm 10% (30/300 phiếu). Số sinh viên bỏ ra một lượng thời gian lớn hơn 3h/ngày đều đặn cho phương pháp học này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% (2/300 phiếu). 14 Các môn thường học online 16.00% Ngoại ngữ 7.00% Toán 54.00% Tin Khác 23.00% Biểu đồ 1.4. Các môn học sinh viên ĐHSG thường học online Dựa vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy Ngoại ngữ là môn học được phần đông sinh viên đại học Sài Gòn lựa chọn để học online. Điều này cũng rất dễ nhận thấy, hầu hết khi ra trường sinh viên đều phải cần có bằng tiếng anh để đủ điệu kiện tốt nghiệp. điều này dẫn đến việc học ngoại ngữ của sinh viên là rất càn thiết. Ngoài việc học ở trường học hay trung tâm, sinh viên cũng cần phải củng cố lại kiến thức và một hình thức dễ dàng tiếp cận với thời buổi công nghệ hiện nay là học online. 15 Số phiếu Phần trăm (%) Có 96 32 Không 0 0 Không thấy đề cập 204 68 Bảng 1.5. Tỷ lệ phần trăm giảng viên khuyến khích sinh viên học online Theo như khảo sát, đa số các sinh viên chọn đáp án là “ không thấy đề cập” cho câu hỏi “ giảng viên có khuyến khích các bạn học online hay không ?” (chiếm tới 204 số phiếu cụ thể là 68% là một con số không hề nhỏ). Đa số các bạn sinh viên có ý thức tự học và tự chủ về bản thân nên giảng viên ít tương tác hoặc hướng dẫn các bạn sử dụng phương pháp học online. Đối lập với câu trả lời trên là “không” nghĩa là không có giảng viên nào cho rằng phương pháp học online là xấu hay không chính xác ( 0 có phiếu nào chọn đáp án này). ở câu hỏi này chứng tỏ rằng hình thức học này được sử dụng rộng rãi và phổ biến. còn lại 32% ( 96 phiếu) là giảng viên có khuyến khích các bạn sinh viên học qua mạng. cụ thể với nhiều hình thức khác nhau như tìm tại liệu cho môn học hoặc đang kí các khóa học để nâng cao kiến thức, dễ tiếp thu bài học khi thời lượng giảng dạy trên lớp quá ít, không đủ để làm rõ hoặc giảng cho sinh viên hiều vì thế học online là một phương pháp được ưu tiên sau phương pháp học truyền thống. 16 2) Cách thức học online của sinh viên đại học sài gòn Việc học online hiện nay được phổ biến hơn rất nhiều ví có nhiều phương tiện và cách thức để tiếp cận, trong phần này chúng tôi tập trung điều tra, khảo sát về cách thức học online của sinh viên, về các vấn đề trang web, phương tiện, học phí và cách thanh toán. 13.00% các webside 17.00% youtube các kênh thông tn khác 70.00% Biểu đồ 2.1 Các hình thức học online của sinh viên Đại học Sài Gòn. Thông qua việc khảo sát thực trạng học online của sinh viên Đại học Sài Gòn, nhóm nghiên cứu đã thống kê được số lượng các bạn sinh viên học qua các trang web chiếm 70%, qua youtube chiếm 17% và các kênh thông tin khác chiếm 13%. Từ đó nhóm chúng tôi thấy rằng đa số các bạn sinh viên của trường chọn cách học là qua các trang web. 17 Qua tìm hiểu thực tế nhóm thấy rằng việc sinh viên chọn lựa các trag web là có cơ sở vì: Lượng thông tin ở các trang web đầy đủ hơn so với youtube và các kênh thông tin khác. Việc tìm kiếm thông tin trên các trang web thì dễ dàng, nhanh và mức độ chính xác cao hơn so với youtube và các kênh thông tin khác. Thông tin khi tìm kiếm ở các trang web sẽ ít bị nhiễu thông tin hơn vì mỗi trang web là của một cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký so với youtube là trang web xã hội... Một số các trang web mà sinh viên thường lựa chọn cho mình để học hoặc tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học như: http://htt.ftu.edu.vn/ http://www.yea.edu.vn http://hocmai.vn/ http://otvietnam.com/ http://guru.edu.vn/ http://tienganhtructuyen.native.edu.vn/ http://www.ebook.edu.vn/ http://tailieu.vn/ http://www.tamnhintrithuc.com/ http://luanvan.net.vn/ 18 http://tusach.thuvienkhoahoc.com/ https://voer.edu.vn/ http://vi.wikibooks.org/ http://violet.vn/ Tùy theo các khóa học mà có mức đóng lệ phí khác nhau, các bạn sinh viên sẽ dựa vào điều kiện của mình mà lựa chọn các khóa học phù hợp với bản thân. Đa số sinh viên lựa chọn các trang web học miễn phí như http://violympic.vn , http://tracnghiem.tuoitre.net.vn hay http://hocmai.vn ,… ưu tiên tiếp theo sẽ là mức học phí từ 100 đến 200 nghìn đồng cho mỗi khóa học, giá cả phù hợp với các bạn sinh viên. Một số trang web dùng để tìm kiếm tài liệu tham khảo thì lệ phí được tính theo số lượt tải các tài liệu. Tùy vào tài liệu có dung lượng lớn hay nhỏ, mức độ hay tầm quan trọng của tài liệu sinh viên muốn tải về mà chi phí cho mỗi lượt tải tài liệu sẽ khác nhau. Có nhiều hình thức nộp học phí như nộp vào Ngân hàng đến địa chỉ trang web, hay nộp vào Bưu điện, hoặc đơn giản hơn là nộp tiền bằng thẻ điện thoại qua các mạng Viettel, Mobifone, vina... 19 3) Quan điểm của sinh viên đại học Sài Gòn về việc học online E-learning là một phương pháp học hiện đại đang phát triển. Trong thời gian tới hình thức học này sẽ ngày càng phổ biến và sẽ là công cụ giúp nền giáo dục Việt Nam được nâng cao hơn. Qua khảo sát và phân tích về việc học online của sinh viên đại học Sài Gòn, nhóm chúng tôi rút ra được những ưu điểm và khuyết điểm như sau: Về ưu điểm: Thứ nhất, đa phần sinh viên Đại học Sài Gòn chọn phương pháp học online vì tiết kiệm được chi phí, 104/282 sinh viên (chiếm 37%). Học online người học có thể truy cập vào mọi trang web để tải những tài liệu bổ ích. Trong số đó có rất nhiều trang web miễn phí hay có những trang web chỉ cần người học đăng ký tài khoản để trở thành thành viên chính thức thì có thể tải tài liệu ở trang đó bất cứ lúc nào. Có một số trang web để tải được tài liệu nào đó người học cần phải trả một khoản tiền thì mới được phép tải, nhưng thường thì chi phí cho mỗi tài liệu đó rất rẻ khoảng 2.000-5.000 đồng. Ngoài ra khi tham gia vào các khóa học, học phí của mỗi khóa chỉ khoảng 100-200 ngàn, tiết kiệm rất nhiều so với việc học thêm bên ngoài hay ở trung tâm. Học online không chỉ tiết kiệm học phí mà còn tiết kiệm được đáng kể chi phí đi lại, chi phí xây dựng trường, chi phí sinh hoạt trong nhà trường (tiếp kiệm khoảng 60-70% chi phí). Thứ hai, sinh viên Đại học Sài Gòn cảm thấy chủ động và linh hoạt khi học online 79/282 sinh viên (chiếm 28%). Học online học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học, chọn phương pháp học và khóa học thích hợp với mình. Người học có thể bỏ qua những nội dung đã biết, chỉ cần tập trung vào những vấn đề mà người học cho là cần thiết. Thêm vào đó người học có thể trao đổi bàn luận về bài 20