Các nước đang phát triển gồm những nước nào năm 2024

Một quốc gia phát triển hay còn được gọi là quốc gia công nghiệp hóa là những quốc gia có nền kinh tế phát triển và phức tạp, thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội [GDP] và/ hoặc thu nhập trung bình trên mỗi người dân. Các nước phát triển có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến và có ngành công nghiệp, dịch vụ đa dạng. Công dân của họ thường được hưởng quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và giáo dục đại học. Ví dụ một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh,...

1.2. Đặc điểm của các nước phát triển:

Đặc điểm của các nước phát triển dễ dàng nhận thấy bởi các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người của người dân tại quốc gia phát triển cao, rất cao.

- Thứ hai, cơ cấu công nghiệp đa dạng và trong đó có ngành dịch vụ lớn

- Thứ ba, hệ thống tài chính của những quốc gia này rất được quan tâm và phát triển bền vững

- Thứ tư, người dân thuộc những quốc gia này có độ tuổi trung bình cao bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe và mức sống hưởng thụ cao hơn.

- Thứ năm, hệ thống giáo dục các quốc gia này phát triển rất tốt, đề cao giáo dục và những người dân nhận được ưu đãi giáo dục miễn phí.

2. Nước đang phát triển được hiểu như thế nào?

2.1. Định nghĩa về nước đang phát triển:

Các nước đang phát triển đề cập đến các quốc gia hoặc nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các nước phát triển. Một quốc gia đang phát triển, nói một cách đơn giản nhất, là một quốc gia nỗ lực hướng tới cải thiện công nghiệp hóa, ổn định kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân.

Theo Liên hợp quốc, quốc gia đang phát triển là quốc gia có mức sống tương đối thấp, cơ sở công nghiệp chưa phát triển và Chỉ số phát triển con người [HDI] ở mức trung bình đến thấp. Chỉ số này là thước đo so sánh về nghèo đói, tỷ lệ biết chữ, giáo dục, tuổi thọ và các yếu tố khác của các quốc gia trên toàn thế giới. Mà trong đó Việt Nam là một ví dụ cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, thuật ngữ "quốc gia đang phát triển" này vẫn còn gây nhiều tranh cãi bởi có thể gây hiểu lầm. Ngoài ra, không thể sử dụng bao quát được hết thuật ngữ dành cho các quốc gia không được coi là "nước phát triển" vì trình độ dân trí, đời sống xã hội các quốc gia "đang phát triển" này có những chênh lệch khá lớn.

2.2. Đặc điểm của nước đang phát triển:

Dưới đây là một số đặc điểm chung của các quốc gia đang phát triển:

- Thứ nhất, bình quân thu nhập đầu người của người dân trong nước đang phát triển thấp.

- Thứ hai, mức độ nghèo đói cao hơn là một đặc điểm khác gắn liền với các nước đang phát triển. Một phần đáng kể dân số ở các quốc gia này sống dưới mức nghèo khổ quốc tế. Lấy ví dụ ở Zambia, nơi có hơn 50% dân số được coi là sống trong nghèo đói. Tình trạng nghèo đói này thường có thể bắt nguồn từ các vấn đề mang tính hệ thống như phân phối của cải không đồng đều và khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe có chất lượng bị hạn chế.

- Thứ hai, các quốc gia đang phát triển thường phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra sản lượng kinh tế và việc làm.

- Thứ ba, dân số tăng trưởng nhanh. Một số đặc điểm có thể thấy rõ ở các nước đang phát triển là tỉ lệ dân số tăng nhanh, cao hơn so với các quốc gia phát triển. Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể gây áp lực lên các dịch vụ công như giáo dục và chăm sóc sức khỏe, từ đó đặt ra thách thức cho sự phát triển bền vững.

- Thứ tư, cơ sở hạ tầng thấp, có phần lạc hậu gây cản trở sự phát triển kinh tế và hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu từ giáo dục, y tế.

- Thứ năm, gặp nhiều thử thách về sức khỏe, họ thường phải đối mặt với những thách thức lớn về sức khỏe, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn và tuổi thọ thấp hơn. Ngoài ra, việc hạn chế tiếp cận với nước sạch và các cơ sở vệ sinh có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe, như đã thấy ở nhiều vùng của Yemen, nơi tình trạng khan hiếm nước đã góp phần gây ra dịch tả nghiêm trọng.

- Thứ sáu, vốn con người, được đo bằng các yếu tố như giáo dục và đào tạo kỹ năng, thường bị hạn chế ở các nước đang phát triển. Ví dụ, các quốc gia như Afghanistan có tỷ lệ biết chữ thấp, đặc biệt là ở phụ nữ, ảnh hưởng đến trình độ kỹ năng của lực lượng lao động và năng suất của nền kinh tế. Vốn nhân lực hạn chế có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm hệ thống giáo dục không đầy đủ, thiếu đầu tư vào đào tạo kỹ năng và hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, ảnh hưởng đến phúc lợi chung của người dân và khả năng đóng góp hiệu quả cho xã hội.

Mặc dù những đặc điểm này phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển, nhưng điều quan trọng cần nhớ là có sự khác biệt đáng kể trong phạm trù này. Vì vậy, những đặc điểm này nên được xem là mô hình chung hơn là dấu hiệu rõ ràng của tất cả các nước đang phát triển.

3. Sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển:

Từ các phân tích về khái niệm cũng như đặc điểm của các quốc gia phát triển và đang phát triển cũng đủ cho ta thấy sự khác biệt khá lớn giữa những quốc gia phát triển và các quốc gia được cho là đang phát triển như thế nào. Dưới đây là sự phân biệt giữa mô hình các quốc gia phát triển và mô hình các quốc gia đang phát triển nói chung mà bạn có thể thấy rõ sự khác biệt này:

- Thứ nhất, các quốc gia phát triển sẽ có bình quân thu nhập đầu người [GDP] cao hơn so với các quốc gia đang phát triển và thậm chí là cách biệt rất lớn. Ví dụ GDP bình quân đầu người tại Mỹ ước lượng ở thời điểm hiện tại đạt ngưỡng hơn 80000 USD [tương đương khoảng 1 tỉ 840 triệu VND]. Trong khi đó, Việt Nam có GDP chỉ đạt 7,9 triệu VND. Con số cho thấy sự chênh lệch rất lớn.

- Thứ hai, tỷ lệ biết chữ quốc gia phát triển cao hơn so với các quốc gia đang phát triển.

- Thứ ba, nước phát triển có cơ sở hạ tầng tiên tiến, trong khi đó cơ sở hạ tầng các nước phát triển xuống cấp và đôi khi còn lạc hậu.

- Thứ tư, tuổi thọ trung bình ở những quốc gia phát triển thường cao hơn so với các quốc gia đang phát triển.

- Thứ năm, tỉ lệ tăng dân số các quốc gia phát triển thấp hơn so với tỉ lệ tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển và đứng trước báo động già hóa dân số cao.

- Thứ sáu, chỉ số phát triển con người [HDI] ở nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển, cơ cấu nền kinh tế ở nước phát triển đa dạng hơn còn các nước đang phát triển sẽ tập trung vào một số ngành mũi nhọn mà tiêu biểu là nông nghiệp.

- Thứ bảy, các quốc gia phát triển có nền khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, phát triển vượt bậc, trong khi đó các quốc gia đang phát triển lại yếu thế hơn, đôi khi còn lạc hậu, kém phát triển.

Như vậy, với những phân biệt rõ ràng các đặc điểm của các nước phát triển và các nước đang phát triển cho chúng ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên đây chỉ là sự so sánh tương đối, dựa trên mô hình các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển mà không thể đánh đồng được tất cả các quốc gia đều chắc chắn đúng hoàn toàn các đặc điểm đấy. Lấy ví dụ như Việt Nam đang là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển, xong trên tinh thần đó chúng ta cũng đạt được khá nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng tuy chưa tốt nhưng đang dần phát triển tiện cận đến sự tân tiến, hiện đại của quốc gia phát triển. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ được đầu từ cao, giáo dục cũng đạt nhiều thành tích tích cực. Số dân biết chữ đã đạt ngưỡng 99%. So với một quốc gia đang phát triển khác như Yemen, tỉ lệ người dân thất nghiệp, mù chữ cao. Cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí kém do ảnh hưởng từ nền giáo dục lạc hậu. Còn nhiều người vô gia cư, nghèo đói ảnh hưởng từ một nền kinh tế chưa đủ vững mạnh.

Do đó, có thể nói rằng, sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển như trên chỉ là sự phân biệt giữa hai mô hình các nước phát triển và các nước đang phát triển và được mô tả một cách khái quát nhất. Bạn đọc có thể tham khảo.

Chủ Đề