Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho năm 2024

Căn cứ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 về Hướng chế độ kế toán doanh nghiệp thì có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Vậy hai phương pháp đó là gì? Cách hạch toán hàng tồn kho như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán EasyBooks nhé.

Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho năm 2024

Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn khi là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

  • Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Khi áp dụng phương pháp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư hàng hóa; giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
  • Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ sách kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ.

Theo quy định, doanh nghiệp hoặc đơn vị kế toán chỉ được áp dụng một trong 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho này. Việc chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho, kế toán dựa trên đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

Các phương pháp đánh giá hàng tồn kho năm 2024

\>>> Tìm hiểu thêm: Kế toán mua hàng và những vấn đề liên quan

2. Phân biệt hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Bảng dưới đây sẽ phân tích cụ thể hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

Kê khai thường xuyên Kiểm kê định kỳ Nội dung – Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống

– Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho

– Không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục

– Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập/ xuất trong kỳ

– Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính được

Công thức Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Chứng từ sử dụng – Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

– Chứng từ nhập xuất hàng hóa (nhận vào cuối kỳ từ thủ kho sau đó kế toán viên kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hóa, ghi giá hạch toán và tính tiền cho chứng từ)

Cách hạch toán hàng tồn kho – Hạch toán vào các tài khoản hàng tồn kho – TK 152, 153, 154, 156, 157- tất cả những biến động tăng/giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật tư, hàng hóa

Ví dụ:

Khi mua hàng hóa:

Nợ TK 156

Nợ 1331 (nếu có)

Có 1 11/112/331

– Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 – Mua hàng)

Các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán với mục đích kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

Lưu ý:

Mọi biến động của VTHH không theo dõi và phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.

Ví dụ:

Nợ 611 – Mua hàng

Nợ 1331 (Nếu có)

Có 111/112/331

Đến cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê:

Nợ 156/Có 611

Đối tượng áp dụng Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao,… Các đơn vị có đa dạng chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, VTHH xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên như các cửa hàng bán lẻ,… Ưu điểm – Xác định, đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ

– Liên tục nắm bắt, quản lý hàng tồn kho từ đó điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Giảm thiểu tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý

Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán hàng tồn kho Nhược điểm Khối lượng ghi chép hàng ngày lớn. Tuy nhiên có thể nhờ vào máy móc, công nghệ để khắc phục Công việc kế toán cuối kỳ lớn:

+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý

+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.

Video Giới thiệu Chứng từ khấu trừ thuế TNCN EasyPIT

Trên đây, EasyBooks chia sẻ thông tin chi tiết về phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Hy vọng thông tin trên hữu ích tới Quý bạn đọc.

Nếu anh/chị còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ.

\===============

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Có bao nhiêu phương pháp tính giá trị hàng tồn kho?

Tại Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định có 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bao gồm: Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp giá thực tế đích danh.

Có bao nhiêu phương pháp tính giá hàng xuất kho?

Hiện nay, có 3 phương pháp để xác định phương pháp tính giá xuất kho phù hợp cho doanh nghiệp: Phương pháp tính theo giá đích danh. Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp tính theo giá nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là gì?

Phương pháp kê khai thường xuyên là cách hạch toán hàng tồn kho bằng cách theo dõi và cập nhật thông tin về nhập, xuất và tồn kho hàng hóa liên tục trên sổ kế toán. Các tài khoản kế toán hàng tồn kho theo phương pháp này sẽ phản ánh số lượng hiện có, sự biến động của vật tư và hàng hóa tăng hoặc giảm.

Có bao nhiêu phương pháp tính giá hàng xuất kho trong kế toán A 3 B 4 C 5 đ 6?

Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho thì chúng ta có các phương pháp tính giá trị hàng xuất kho như sau: Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp nhập sau, xuất trước.