Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại sản giao dịch TP hcm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……………………………… NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI SÀN GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TP.Hồ Chí Minh, Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs. Ts Nguyễn Minh Kiều. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 Nguyễn Thị Ngọc Diệp i LỜI CẢM ƠN *** Trước tiên, tôi xin gửi lời chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Minh Kiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học cũng như nghiên cứu luận văn, Thầy đã chỉ dạy cho tôi rất nhiều về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong thực tế. Cùng với sự gợi ý đề tài của Thầy cũng như những hướng dẫn tận tình trong quá trình làm nghiên cứu, luận văn không thể hoàn thành nếu thiếu sự tận tâm của Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sau Đại Học – Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt hai năm học tại trường, xin cám ơn Chị Trần Thị Việt Hà - chủ nhiệm lớp MFB2 đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Khánh và các bạn trong lớp MFB2 – những người bạn cùng lớp đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý báu để có thể hoàn thành luận văn. Và sau cùng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người thân trong gia đình, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình đi học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 Nguyễn Thị Ngọc Diệp ii TÓM TẮT *** Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán, ngoài những yếu tố tâm lý, việc xem xét các yếu tố tài chính còn thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân. Đề tài: “Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố tài chính, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính này đến quyết định đầu tư, của nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu dựa trên nền tảng là lý thuyết tài chính hành vi của Victor Ricciardi & Helen K.Simon, kết hợp với nghiên cứu của Robert A. Nagy và Robert W. Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân” (1994), đã được nhiều nước ứng dụng để thực hiện, điển hình là ở UAE (Hussen A. Hassan Al-Tamimi [2005]). Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân là: Lợi nhuận kỳ vọng, Chính sách chia cổ tức, Tỷ lệ chia cổ tức, Mệnh giá cổ phiếu. Trong đó yếu tố Lợi nhuận kỳ vọng, Tỷ lệ chia cổ tức và Mệnh giá cổ phiếu có quan hệ dương, yếu tố Chính sách cổ tức có quan hệ âm với biến Quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Nghiên cứu không tránh được những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng tác giả hy vọng, nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho nhà đầu tư cá nhân, các công ty cổ phần và góp một phần nhỏ vào mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm sắp tới. TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 Nguyễn Thị Ngọc Diệp iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu đề tài .............................................................................................................2 1.2 Vấn đề nghiên cứu.........................................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2 1.4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2 1.6 Điểm mới của đề tài ......................................................................................................3 1.7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................................3 CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........... 5 2.1 Lý thuyết tài chính hành vi................................................................................... 5 2.1.1 Giới thiệu chung về lý thuyết tài chính hành vi............................................. 5 2.1.2 Nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi ....................................................... 6 2.1.3 Nghiên cứu của Robert A. Nagy and Robert W. Obenberger (1994)........... 8 2.1.4 Nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005) ở UAE –Dubai .... 10 2.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 12 2.2.1 Lựa chọn biến nghiên cứu............................................................................ 12 2.2.2 Mô tả các biến nghiên cứu ........................................................................... 15 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28 3.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 28 3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 29 3.3 Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 34 3.4 Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................... 34 3.4.1 Tổng thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát................................................. 34 3.4.2 Xác định khung chọn mẫu ........................................................................... 35 3.4.3 Kích thước mẫu............................................................................................ 35 3.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi, thang đo................................................................... 36 v 3.4.5 Thang đo ...................................................................................................... 37 3.5 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 38 3.5.1 Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................ 38 3.5.2 Phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình hồi quy Binary Logistic ........ 38 3.5.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................................... 39 3.5.4 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ................................................. 39 3.5.5 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát ......................................................... 40 3.5.6 Diễn dịch các hệ số hồi quy của mô hình Binary Logistic .......................... 40 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 42 4.1 Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 42 4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu ............................................................................. 47 4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................................... 51 4.4 Mức độ chính xác của dự báo............................................................................. 51 4.5 Kết quả nghiên cứu và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân ....................................................................................... 55 4.5.1 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 55 4.5.2 Giải thích kết quả của các hệ số hồi quy Binary Logistic.............................. 56 4.6 Thảo luận kết quả .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 61 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................ 61 5.2 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ......................................................................... 63 5.2.1 Lợi nhuận kỳ vọng...................................................................................... 63 5.2.2 Chính sách chia cổ tức ............................................................................... 63 5.2.3 Tỷ lệ chia cổ tức ......................................................................................... 64 5.2.4 Mệnh giá cổ phiếu ...................................................................................... 64 v 5.3 Các đề xuất ......................................................................................................... 65 5.3.1 Đối với doanh nghiệp ................................................................................ 65 5.3.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân......................................................................... 65 5.4 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 66 5.4.1 Những hạn chế của đề tài............................................................................. 69 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ........................................................ 70 Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 71 Phụ lục ...................................................................................................................... 73 Phụ lục 1 : Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam........................................... 73 Phụ lục 2 : Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 94 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT *** CK : Chứng khoán DN : Doanh nghiệp EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phần thường ROE : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản P/E : Chỉ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phần thường Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán vii DANH MỤC BẢNG *** Bảng 2.1 : Những đối tượng ra quyết định được xét đến trong lý thuyết tài chính hành vi Bảng 2.2 : Diễn giải những biến độc lập trong phân tích Bảng 2.3 : Dự kiến dấu của hệ số β của các biến độc lập Bảng 3.1 : Kết quả khảo sát định tính Bảng 3.2 : Bảng thang đo Bảng 4.1 : Thông tin về nơi đầu tư trong mẫu Bảng 4.2 : Thông tin về tình trạng gia đình của các nhà đầu tư cá nhân trong mẫu Bảng 4.3 : Kết quả chạy mô hình lần 1 Bảng 4.4 : Kết quả sau khi chạy mô hình Bảng 4.5 : Độ phù hợp của mô hình Bảng 4.6 : Kết quả giá trị -2LL Bảng 4.7 : Mức độ chính xác của dự báo Hình 4.6 : Biểu đồ phân bố thu nhập hàng tháng của nhà đầu tư cá nhân trong mẫu viii DANH MỤC HÌNH *** Hình 2.1 : Đồ thị chỉ số S&P 500 qua các thời kỳ từ 3/1/1950 đến 1/7/2011 Hình 4.1 : Biểu đồ phân bố thời gian tham gia thị trường chứng khoán trong mẫu Hình 4.2 : Biểu đồ phân bố loại nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong mẫu Hình 4.3 : Biểu đồ phân bố giới tính trong mẫu Hình 4.4 : Biểu đồ phân bố trình độ học vấn trong mẫu Hình 4.5 : Biểu đồ phân bố độ tuổi trong mẫu Hình 4.6 : Biểu đồ phân bố thu nhập hàng tháng của nhà đầu tư cá nhân trong mẫu ix DANH MỤC SƠ ĐỒ *** Sơ đồ 2.1 : Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi. Sơ đồ 2.2 : Mô tả các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 4.1 : Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư x 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu đề tài Trước đây, chỉ có các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường chứng khoán mới được 6 năm tuổi của Việt Nam. Còn hiện nay, các công ty tài chính phố Wall đã tiến đến Tp.HCM, trung tâm kinh tế của VN, điều này chứng tỏ Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo tờ báo The Wall Street Journal (Mỹ), chứng khoán Việt Nam đang là câu chuyện nóng trên thị trường mới nổi lên hiện nay. Cuối năm 2010, giá trị vốn hóa tại 2 sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt khoảng 734.000 tỷ và đến cuối tháng 5/2011, vốn hóa 2 sàn chỉ còn khoảng 620.000 tỷ đồng. Mức giảm chưa kể có thêm 25 mã chứng khoán niêm yết mới . Nguyên nhân nào đã tác động đến các nhà đầu tư cá nhân có lúc ồ ạt rủ nhau đi đầu tư cổ phiếu, có lúc lại bán đổ bán tháo để thu hồi vốn. Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự việc trên, nhưng nguyên nhân được phần lớn mọi người đồng tình là do tâm lý bay đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước, vừa thiếu kiến thức lại không có kỳ vọng của riêng mình. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có quá nhiều nhà đầu tư cùng đổ xô vào thị trường làm xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá cổ phiếu tăng lên vượt quá giá trị thực của nó. Việc đầu tư chứng khoán được xem như là một thứ “siêu lợi nhuận”, một phong trào thu hút mọi tầng lớp tham gia chơi chứng khoán . Có nhiều nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán, ngoài các yếu tố tâm lý, tính cách chuyên nghiệp của nhà đầu tư còn được thể hiện qua việc xem xét các yếu tố tài chính. Nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân là rất cần thiết, nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn thấu đáo, phân tích thị trường rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Do vậy đề tài: “Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu 2 tư cá nhân tại sàn giao dịch Tp. HCM” được thực hiện nhằm nhận dạng thực tế các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu những yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Xác định những yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. 1.4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Nhà đầu tư cá nhân là người Việt Nam đã tham gia thị trường chứng khoán (tính đến thời điểm nghiên cứu) Phạm vi nghiên cứu : Sàn TP.Hồ Chí Minh Thời gian thu thập dữ liệu : Từ tháng 8 đến tháng 09/2011. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, hai phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng . Phương pháp nghiên cứu định tính dùng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích những số liệu về hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán những năm qua. Về phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng bảng câu hỏi về những yêu tố liên quan đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, tiến hành phát phiếu khảo sát để 3 thu thập dữ liệu. Thu hồi phiếu khảo sát đã phát ra và tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Phương pháp thống kê phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm tin học ứng dụng SPSS 16.0 để tổng hợp toàn bộ thông tin dữ liệu đã tổng hợp được từ các phiếu khảo sát đã phát ra. Tiến hành làm sạch dữ liệu. Chạy mô hình. Chạy các kiểm định. Tiến hành phân tích các yếu tố, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết đinh đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Đưa ra nhận xét theo quan điểm cá nhân dựa trên kết quả phân tích có được, từ đó đề xuất những ý kiến và kiến nghị 1.6 Điểm mới của đề tài Nghiên cứu này dựa vào Lý thuyết tài chính hành vi của Victor Ricciardi & Helen K.Simon (2000), và nghiên cứu của Robert A. Nagy và Robert W. Obenberger(1994), về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân đã được Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005)ứng dụng ở UAE, để ứng dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là thị trường chứng khoán TP.HCM . Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào thực tế, cụ thể là mô hình hồi quy Binary Logictic vào thực tế nghiên cứu để xây dựng mô hình. Trên cở sở mô hình đã xây dựng được tiến hành phân tích từng biến độc lập để có thể thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết đinh đầu tư của nhà đầu tư cá nhân . Dựa vào cơ sở phân tích những nhân tố đó, tác giả tiến hành đưa ra những đề xuất và kiến nghị dựa trên kết quả đạt được . 1.7 Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm 05 chương chính, sau các chương chính là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục được trình bày theo thứ tự sau : Chương 1 : Mở đầu Chương 2 : Khảo sát lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu 4 Chương 4 : Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 5 : Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết tài chính hành vi 2.1.1 Giới thiệu chung về lý thuyết tài chính hành vi Nền tảng cơ bản của lý thuyết tài chính hành vi dựa vào khung kiến thức được xây dựng trên nguyên tắc kinh doanh chênh lệch giá của Miller và Modigliani (Miller và Modigliani, 1958, 1961, 1963), lý thuyết thị trường hiệu quả của Markowitz (Markowitz, 1952), lý thuyết định giá tài sản của Sharpe, Lintner và Black và lý thuyết quyền chọn giá của Black, Scholes và Merton (Black và ctg., 1995) cùng với giả định rằng các cá nhân kinh doanh trên thị trường giữ luật một giá (Glaser, Noth và Weber, 2004). Những nguyên tắc này xem xét thị trường hiệu quả và ở mức phân tích tiêu chuẩn cao, là một trong những khái niệm cốt lõi trong lý thuyết về thị trường hiệu quả. Lý thuyết tài chính hành vi (behaviroal finance) với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả” là cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4, 5 thập kỷ gần đây. Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v…) trên thị trường tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Ý tưởng về cơ chế điều chỉnh kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “thị trường hợp lý” trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ đường con thị trường hiệu quả, CAPM cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, .v.v…(Marilyn và ctg., 2005) 6 Lý thuyết tài chính hành vi sẽ cung cấp cho chúng ta biết làm thế nào để các nhà đầu tư hiểu rõ bản thân mình hơn từ đó họ có thể đưa ra những quyết định tốt hơn. 2.1.2 Nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi Có nhiều định nghĩa về lý thuyết tài chính hành vi, theo Ricciardi và K.Simon (Ricciardi và ctg., 2000) lý thuyết tài chính hành vi được xây dựng dưa trên ba nền tảng chính là tâm lý học, xã hội học và tài chính. Theo lý thuyết này, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân và nhóm những người ra quyết định, được xét đến trong lý thuyết tài chính hành vi được thể hiện ở bảng 2.1 sau: Bảng 2.1 Những đối tượng ra quyết định được xét đến trong lý thuyết tài chính hành vi Cá nhân Một nhóm người Một tổ chức Nhà đầu tư nhỏ Danh mục các nhà đầu tư Tổ chức tài chính Uỷ viên hội đồng quản trị Nhóm các cổ đông Tổ chức phi kinh tế (Nguồn : Ricciardi, Victor và Simon, Helen K. “What is Behavioral Finance?”. Business, Education & Technology, Vol. 2, No. 2, Fall 2000,1-9.) Đối tượng ra quyết định được nghiên cứu trong đề tài này là nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, do vậy sử dụng lý thuyết tài chính hành vi là phù hợp. Mô hình cơ bản của lý thuyết tài chính hành vi được thể hiện ở sơ đồ 2.1 sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi. Tâm lý học Xã hội học Tài chính hành vi Tài chính (Nguồn : Ricciardi, Victor và Simon, Helen K. “What is Behavioral Finance?”. Business, Education & Technology, Vol. 2, No. 2, Fall 2000,1-9.) 7 ¾ Tâm lý học Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi và quá trình suy nghĩ của con người. Một số hành vi của con người rất đơn giản nhưng hầu hết là rất phức tạp. Ngành tâm lý học thường giải thích các dạng khác nhau của hành vi liên quan đến hai khía cạnh sau : Một là : Sự tiến hoá của sinh vật học. Hai là : Những vấn đề liên quan đến bộ não con người. Xã hội, văn hoá và những kinh nghiệm bản thân hình thành nên nhận thức, thái độ và hành vi con người. Khi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư, khái niệm tâm lý học sẽ trả lời được một số câu hỏi như : Tại sao nhà đầu tư bị thu hút bởi loại cổ phiếu này, mà không phải loại cổ phiếu khác? Tại sao nhà đầu tư lại tỏ ra do dự khi mua cổ phiếu, mặc dù trước đó họ đã mặc cả để mua được cổ phiếu đó? Tại sao các nhà đầu tư cảm thấy vẫn phải giữ lại cổ phiếu mà họ biết đã tăng kịch trần, và thường là việc giữ lại cổ phiếu này làm giảm lợi nhuận của họ? Tại sao các nhà đầu tư vẫn không bán các cổ phiếu mình thua lỗ, khi vẫn biết cổ phiếu này đã đến giai đoạn suy tàn? Tại sao các nhà đầu tư lại cảm thấy chán. Mặc dù họ đã sỡ hữu một danh mục đầu tư tốt và cảm thấy mong muốn đầu tư thêm để tạo ra nhiều hoạt động cho mình? Tại sao các nhà đầu tư thường đầu tư theo lời bạn bè người thân báo chí… hơn là các thông tin đã được công bố? ¾ Xã hội học : Là ngành khoa học nghiên cứu các hành vi trong xã hội của con người. Tập trung nghiên cứu chủ yếu việc ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội với thái độ và hành vi của con người. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người bao gồm : • Cấu trúc xã hội : gia đình, tổ chức mà con người đang sinh hoạt… • Phạm trù xã hội : tuổi tác, giới tính, chủng tộc… • Những vấn đề thành lập xã hội : quan hệ họ hàng, kinh tế, chính trị, tôn giáo… 8 ¾ Tài chính : Ở khía cạnh tài chính chủ yếu đề cập đến việc xác định giá trị và ra quyết định đầu tư. Cấu trúc của tài chính liên quan đến vấn đề vốn, giá cả, đầu tư và nguồn lực quản lý. • Thị trường tài chính là các thể chế, quá trình và cơ cấu giúp cho các công ty và cá nhân kinh doanh có thể huy động vốn để triển khai và thực hiện mục tiêu hoạt động. • Tầm quan trọng của thị trường tài chính nằm ở khía cạnh liên kết giữa các quyết định chi tiêu của con người, trong cả đời sống cá nhân, gia đình lẫn xã hội. Cá nhân và nhà kinh doanh luôn có thể đóng vai trò hoặc thụ động hoặc chủ động trên thị trường tài chính. Đối với cá nhân, thị trường tài chính giúp cải thiện nguồn thu nhập và tối ưu hóa tài sản trong tương lai. Đối với công ty, nó tăng cường nguồn lực và cải thiện hiệu quả quản trị tài chính. • Ở một góc độ khác, thị trường tài chính là nơi các tài sản tài chính được trao đổi và giá của chúng được hình thành bởi các lực lượng tham gia. Trong nghiên cứu này không khảo sát cả ba nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi, mà chỉ tập trung khảo sát các yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân. 2.1.3 Nghiên cứu của Robert A. Nagy và Robert W. Obenberger (1994) Nghiên cứu của Robert A. Nagy và Robert W. Obenberger (1994) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, nghiên cứu được thực hiện năm 1994, trong bối cảnh tình hình thị trường chứng khoán Mỹ đang phát triển, chỉ số S&P 500 vào tháng 4/1994 là 444.27 điểm. (Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, trong giai đoạn tháng 07/2011 chỉ số VN-index dao động trung bình quanh ngưỡng 422.97 điểm) 9 Hình 2.1 Đồ thị chỉ số S&P 500 qua các thời kỳ từ 3/1/1950 đến 1/7/2011 (Nguồn : http://finance.yahoo.com/echarts) Nghiên cứu này xem xét các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Hai câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là : (1) Những yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân? (2) Trong những yếu tố tác động trên, có hình thành nên những nhóm yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân hay không ? Trong nghiên cứu này, 500 bảng câu hỏi đã được phát ra và có 137 bảng trả lời đã được sử dụng, những người tham gia được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của 34 yếu tố. Kết quả cho thấy việc tối đa hóa lợi ích rất quan trọng đối với nhà đầu tư cá nhân và có 7 nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là : (1)Thông tin trung lập (2) Thông tin kế toán (3) Thông tin về hình ảnh, danh tiếng của công ty (4) Nhóm yếu tố cơ bản (lợi nhuận kỳ vọng, cổ tức kỳ vọng, rủi ro cá nhân..) (5) Yếu tố xã hội