Cách cài cầu xe 2 cầu

Cách cài cầu xe Ford Ranger trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và dễ dàng hơn cho người dùng thông qua hệ thống cài cầu điện tử Easy Select.

Trước đây, việc lựa chọn hệ thống dẫn động 2 bánh hay 4 bánh ở vị trí 4L khiến bạn phải dừng xe hẳn lại dù bạn đang ở địa hình vô cùng phức tạp. Vì thế, bây giờ điều bạn cần làm là lưu ý một điểm sau để có thể làm chủ tính năng này một cách dễ dàng mà xe còn có thể vận hành một cách thuận lợi nhất.

  • Đối với những con đường phẳng lặng, bình thường có trải nhựa hoặc off-road nhẹ, hệ dẫn động 2H có thể nói là phù hợp. Tuy nhiên đối với những địa hình trắc trở và khó khăn, bạn nên lựa chọn tính năng 4H. Nhờ có hệ thống dẫn động Easy Select, bạn có thể chuyển đổi từ 2H sang 4H chỉ bằng một chiếc nút vặn với tốc độ xe đang chạy ở khoảng 120km/h tương đương với 74mph và không đạp chân ga. Trong quá trình chuyển đổi, đèn báo trên bảng tap-lô sẽ báo hiệu và hệ dẫn động bốn bánh chỉ vào thế sẵn sàng khi đèn đã sáng hoàn toàn.

  • Đối với trường hợp muốn chuyển từ 4H sang 4L, người lái buộc phải dừng hẳn xe lại. Tiến hành ngắt ly hợp truyền động trước, sau đó mới chuyển nút gài cầu, tiếp theo là đưa cần số về vị trí N. Tuy nhiên tại Việt Nam, phiên bản 4×4 chưa được trang bị hộp số tự động. Khi hệ thống dẫn động trên bảng tap-lô không còn nhấp nháy cũng là lúc tính năng này phát huy hiệu lực hoàn toàn.
  • Cần lưu ý không nên đi với tốc độ vượt quá 40km/h khi sử dụng hệ thống 4L.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển đổi hệ dẫn động từ 4H hoặc 4L về 2H, trên lý thuyết việc này không cần phải dừng xe hẳn lại, hệ thống cài cầu điện tử sẽ giúp bạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này dễ dẫn đến bị hóc hoặc kẹt cầu. Lúc này bạn cần dừng xe lại, đưa cần số về vị trí N, đưa chân đạp côn rồi chuyển vị trí công tắc cài cầu về 2H. Lưu ý khi đèn báo cài cầu tắt hẳn thì hệ thống mới đã hoàn toàn được chuyển sang 2H.
  • Điều cuối cùng bạn cần lưu ý đó là không nên sử dụng dẫn động bốn bánh 4H trên đường bình thường để tránh hao tốn nhiều nhiên liệu.

Những chia sẻ của HANOI FORD về cách cài cầu xe Ford Ranger hy vọng có thể giúp ích được cho bạn. Nếu muốn tìm hiểu các thông tin về xe Ford Ranger, bạn có thể liên hệ với hanoiford.com.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0837.42.9999 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Hà Nội Ford - Đại lý ủy quyền số #1 của Ford tại Việt Nam

Địa chỉ: 311-313 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Hướng dẫn sử dụng xe hai cầu [4WD - 4x4] Bạn đã sắm cho mình một chiếc xe hai cầu nhưng chưa thực sự hiểu rõ về hoạt động và cách sử dụng của hệ thống truyền động bốn bánh [Four Wheel Drive, 4WD hoặc 4x4]? Loạt bài này sẽ đem đến cho bạn các hướng dẫn cần thiết nhất để điều khiển chiếc xe của bạn trên các con đường gập gềnh phía trước, nhằm giúp bạn mở rộng khả năng hoạt động của chiếc xe yêu quý, đưa bạn đến những nơi chưa hề có dấu bánh xe, thưởng ngoạn những phong cảnh hoang sơ mà hầu như không thể đến được nếu đi bằng các loại xe truyền động hai bánh bình thường.

Chú ý:

Các thông tin trong loạt bài này được biên soạn lại từ trang //4x4forum.co.za và các nguồn khác.

Các hướng dẫn trong loạt bài này chỉ có tính tham khảo cá nhân và đòi hỏi sự thực hành của bạn trước khi áp dụng. Tác giả không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại về người và tài sản do việc áp dụng bất kỳ hướng dẫn nào trong loạt bài này.

MỚI: Tải về bản pdf có hình ảnh đầy đủ hơn tại đây: //drive.google.com/file/d/0B5Ik_K5bD4VydmIyU3dGQ3BVeWs/view?usp=sharing

Chỉnh sửa cuối: 31/10/17

Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của mình. Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh toàn thời gian [full time 4WD] thì bạn cần biết được xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không. Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn lầy nhẹ mà thôi. Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập gềnh, đường có lớp cát trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian [part time 4WD] thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh [2H] sang chế độ truyền động bốn bánh [4H hoặc 4L], hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe, việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ [transfer case] hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi cần số phụ/ nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh [4H hoặc 4L] bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do [Free] sang chế độ khóa [Lock].

Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe [ground clearance], góc tiếp cận và góc thoát [approach angle/departure angle], góc vượt đỉnh dốc [ramp breakover angle] đều rất đáng quan tâm.

Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc [cầu và vi sai gắn liền thành một khối] thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.

Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị chạm phần mũi xe. Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc thoát từ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời chướng ngại vật càng cao.

Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.

Khi nào cần sử dụng chế độ truyền động bốn bánh [4H/4L]

Xe của bạn cần ở trong chế độ truyền động bốn bánh TRƯỚC KHI gặp các chướng ngại vật. Vì thế, nếu xe của bạn có bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì bạn nên chuyển nó sang chế độ khóa ngay khi rời mặt đường nhựa. Như vậy, khi cần chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh thì bạn sẽ không phải ra khỏi xe và xoay bộ gài cầu [mà lúc này thì hầu như là xe của bạn lại đang ở trong vũng bùn hoặc lầy

]. Bạn nên chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh [hoặc khóa vi sai trung tâm đối với xe truyền động bốn bánh toàn thời gian] khi mặt đường bắt đầu xấu, và khi bạn cho rằng các loại xe truyền động hai bánh sẽ gặp khó khăn. Kể cả khi chỉ gặp đường đất, chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh sẽ giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu.

Thao tác chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh:

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian: Bạn cần khóa công tắc vi sai trung tâm [khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy tùy theo loại xe của bạn]. Đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian: Bạn cần gài cầu phụ sang 4H/4L và xoay bộ gài cầu sang chế độ khóa [nếu có]. Sử dụng chế độ 4H [truyền động bốn bánh tốc độ cao] cho mặt đường đất, cát, cỏ, bùn lầy nhẹ, đá sỏi nhỏ. Việc gài cầu khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy là tùy theo loại xe của bạn.

Ưu điểm của việc sử dụng chế độ 4L:

Sử dụng chế độ 4L [truyền động bốn bánh tốc độ chậm] cho những bề mặt phức tạp như bùn lầy nhiều, cát sâu, đá to và lổn nhổn, độ dốc cao. Chế độ 4L giúp xe của bạn có thể bò từ từ trong khi động cơ làm việc ở dải tốc độ có mômen lớn nhất [thông thường là 3-4000 v/p]. Như thế lực kéo cho xe sẽ được tận dụng tối đa, và tốc độ chậm cũng giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe theo đúng hướng cần thiết. Thêm một lý do để sử dụng chế độ 4L ở các địa hình phức tạp: Nó cho phép bạn có thể lựa chọn tỷ số truyền động phù hợp cho từng loại địa hình và độ dốc với biên độ nhỏ hơn khoảng 2 lần. Ví dụ: Bạn dùng số 2 ở 4H để xuống dốc nhưng lực hãm chưa đủ nên xe vẫn bị trôi, còn số 1 ở 4H thì lại gằn máy quá. Khi đó, nếu bạn dùng số 3 ở 4L thì tỷ số truyền động sẽ tương đương với số 1.5 ở 4H, giúp cho xe tự bò xuống dốc với tốc độ ổn định. Một ví dụ khác: dùng 4H thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 là 10-20-30-40-50 km/h, nhưng ở các địa hình khó, khi bạn dùng 4L thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 sẽ là 5-10-15-20-25 km/h, nghĩa là bạn có thể kiểm soát lực kéo và tốc độ lên / xuống dốc chính xác hơn hẳn.

Chú ý:

Không được khóa công tắc vi sai trung tâm [đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian] hoặc gài cầu phụ sang 4H/4L [đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian] ở trên các bề mặt có độ bám cao như đường nhựa, bê tông. Làm như vậy sẽ gây ra lực cản rất lớn lên toàn bộ hệ truyền động và có thể dẫn đến mài mòn các bánh răng và khó điều khiển xe. Cài dây an toàn ngay khi bạn ngồi lên xe. Mặc dù tốc độ của xe hai cầu trên các địa hình xấu là thấp hơn so với trên đường nhựa nhưng dây an toàn giúp bạn không bị lắc mạnh khi vượt chướng ngại vật và giữ cho bạn được an toàn khi xe bị lật.

Để tránh bị thương do chấu của tay lái đập vào ngón tay cái khi bánh xe gặp chướng ngại vật [nhất là với các xe không có trợ lực tay lái], bạn cần nắm tay lái với ngón tay cái nằm DỌC theo vành tay lái chứ không nằm bên trong vành tay lái

. Bạn nên có thêm 1 xe hai cầu đi cùng để trợ giúp khi cần thiết, mang theo dây kéo và móc kéo có khả năng chịu lực ít nhất là 4000 kg. Nên tìm hiểu xem có thể móc dây kéo vào chỗ nào có thể chịu được lực kéo khi xe bị sa lầy.

Hệ thống truyền động bốn bánh có tác dụng giúp xe của bạn ĐI tốt hơn trên các địa hình phức tạp chứ không giúp xe của bạn DỪNG LẠI nhanh hơn. Thêm vào đó, trọng lượng và trọng tâm của xe hai cầu đều cao hơn hầu hết các xe du lịch có cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn so với khi lái xe du lịch.

Áp suất lốp xe Điều chỉnh áp suất lốp xe là một việc cần thiết trong các chuyến đi bằng xe hai cầu. Do phải vượt qua các loại địa hình khác nhau trong cùng một chuyến đi, việc thay đổi áp suất lốp xe sẽ làm thay đổi diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất cho phù hợp với tính chất của các loại địa hình này.

- Với địa hình nhiều đá sắc nhọn và có thể đâm thủng thành lốp, áp suất lốp xe cần được tăng thêm khoảng 20%. Lúc này thành lốp sẽ bớt phình ra nên sẽ khó bị đá chọc vào hơn so với áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất. - Với địa hình có độ lún cao như bùn lầy sâu, bãi cát mềm, áp suất lốp xe cần được giảm xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất và do đó làm tăng "độ nổi" của lốp xe. Bạn có thể giảm áp suất lốp xe xuống còn 1.5kg/cm2 vào lúc đầu, sau đó nếu lốp xe vẫn bị lún thì tiếp tục giảm cho đến 0.6kg/cm2 với lốp không săm và 0.4kg/cm2 với lốp có săm [ruột]. Đây là ngưỡng mà lốp xe vẫn còn có thể bám vào bánh xe. - Với các địa hình khác như leo dốc đất cát cao, đường đá, bùn lầy nông: dùng áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Chú ý:

Nhớ mang theo đồng hồ đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất thích hợp cho tất cả các lốp xe, và bơm hơi dùng điện 12V để bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất khi quay lại đường nhựa!!!

Lái xe trên đường dốc

Chú ý:

Luôn giữ cho thân xe thẳng với hướng dốc chính, không lên/xuống dốc theo góc chéo để tránh bị nghiêng, lật xe có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.

Xuống dốc có độ dốc cao

Bạn cần sử dụng lực hãm của động cơ để giảm tốc độ cho xe. Theo cách này tất cả 4 bánh xe đều được hãm lại đồng thời, tránh khả năng bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. Không sử dụng chân côn trong khi xuống dốc để không bị mất lực hãm của động cơ.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt cứng [đất, đá]

- TRƯỚC KHI xuống dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa [nếu có]. - Sử dụng số thấp nhất là số 1, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 1. - Bắt đầu xuống dốc chậm rãi. - Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Động cơ sẽ thực hiện toàn bộ việc hãm xe, bạn chỉ cần điều khiển xe theo đúng hướng cần theo

. - Nếu đuôi xe bị trượt về bên nào, hãy đánh lái nhẹ về bên ấy và đạp chân ga nhẹ để lấy lại hướng. - Khi độ dốc lớn hơn lực hãm của động cơ, bạn có thể đạp nhẹ chân phanh để tăng lực hãm, nhưng chỉ đạp phanh khi xe đang xuống dốc theo hướng thẳng để tránh bị trượt bánh. - Đạp chân phanh theo từng nhịp ngắn và đều, không phanh gấp để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. - Nếu bánh xe bị trượt khi đạp phanh, bạn cần nhả chân phanh ngay và lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng.

- KHÔNG sang số khi đang xuống dốc cao để tránh bị mất lực hãm của động cơ

. - Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp.

Quy trình xuống dốc cao có bề mặt trượt [bùn, cát]

- Như trên, nhưng tuyệt đối không dùng phanh vì rất dễ bị trượt

- Sử dụng số 2, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2.

Lên dốc có độ dốc cao Khi phải lên dốc cao thì sự cân bằng giữa tốc độ của xe và khả năng điều khiển là rất cần thiết. Nếu sử dụng số cao và tốc độ lớn, xe của bạn sẽ có đà để leo đến đỉnh dốc, nhưng tốc độ cao lại làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng. Vì thế, bạn cần sử dụng số và chân ga hợp lý.

Quy trình lên dốc cao

- TRƯỚC KHI lên dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa [nếu có]. - Sử dụng số có đủ lực để cho xe vượt dốc, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2 hoặc 3. - Khi xe bắt đầu lên dốc, bạn tăng thêm ga một ít để xe có đủ đà lên đến đỉnh dốc. Nếu bề mặt không bằng phẳng thì cần đi chậm hơn để tránh làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng. - Nếu bánh xe bị trượt thì bạn cần giảm ga một ít để bánh xe có độ bám, sau đó lại tăng thêm ga một ít để bù lại. - Giảm tốc độ khi bạn đã gần lên đến đỉnh dốc để tránh đâm vào các chướng ngại vật bị khuất và để tránh lao xuống dốc bên kia ở số cao. - Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu lực kéo, bạn cần thử lại với số thấp hơn. - Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu độ bám, bạn cần thử lại với số cao hơn và tốc độ lớn hơn. - Có thể giảm số thấp trong khi đang lên dốc để tăng lực kéo, nhưng cần thực hiện rất nhanh ở chỗ ít dốc hơn để không bị mất đà.

Nếu xe bị chết máy khi đang lên dốc

- Không đạp côn khi xe vừa chết máy để tránh bị mất lực hãm của động cơ. - Kéo phanh tay và đạp phanh chân hết cỡ. - Đạp nhẹ chân côn, nếu xe đứng yên thì đạp tiếp và gài số lùi rồi nhả chân côn ra. - Nếu xe bị tụt dốc khi đạp nhẹ côn, bạn cần nhả chân côn ra, nhờ người đi cùng chèn đá vào bánh sau. Sau đó, bạn có thể đạp côn và chuyển số lùi. - Nhả phanh tay từ từ - Vẫn đang nhả chân côn, bạn vặn nhẹ chìa khóa điện để làm quay bộ khởi động xe, đồng thời nhả chân phanh từ từ. Xe sẽ bắt đầu tụt xuống dốc, động cơ sẽ bắt đầu nổ máy. - Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Có thể bố trí một người đứng ở bên cạnh đuôi xe để chỉ đường cho xe lùi xuống dốc.

Đường dốc ngang Khi lên/xuống các đoạn đường vừa dốc và ngang, hai bánh sau rất dễ bị trượt ngang và gây mất khả năng điều khiển. Đặc biệt là trên bề mặt đường đất sét bùn, bánh xe có thể trượt ngang bất ngờ mà không có dấu hiệu nào báo trước. Nếu bị trượt ngang, bạn cần phải: - Lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. - Giảm tốc độ từ từ - Không dùng phanh để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. - Sau khi đã lấy lại đúng hướng, bạn có thể đạp ga hoặc đạp phanh nhẹ để tiếp tục lên/xuống dốc.

Khi leo lên các đoạn đường cát có dốc ngang, bạn cần có tốc độ cao nhất có thể để tránh bị chết máy giữa dốc. Bị chết máy giữa dốc ngang trên đồi cát rất nguy hiểm vì cát ở dưới các bánh bên dưới sẽ bị lún nhiều, có thể làm lật xe và gây tai nạn nghiêm trọng

Lái xe trên bùn lầy Một nguyên tắc khi gặp các địa hình lạ là bạn cần phải xuống đi bộ qua để kiểm tra TRƯỚC KHI lái xe trên các địa hình này. Tuy nhiên, chẳng mấy khi người lái xe chịu lội xuống bùn để kiểm tra và đó là lý do chiếc xe hai cầu của bạn có thể dễ dàng bị hư hại bởi các chướng ngại vật ngầm dưới bùn như đá tảng, khúc gỗ. Nếu có thể, bạn nên dùng que/gậy để kiểm tra độ sâu của vũng bùn và các chướng ngại vật.

Quy trình lái xe trên bùn lầy:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào bùn, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, bạn cần khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để có thể lái xe đúng hướng. - Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào vũng bùn. Đối với các xe có động cơ lớn [trên 2.0L] thì có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L. các xe có động cơ nhỏ hơn [dưới 2.0L] có thể dùng số hai ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà. - Nếu bị trượt bánh, bạn cần giảm ga ngay một cách nhẹ nhàng. Khi bạn bỏ hẳn chân ga, xe của bạn sẽ giảm tốc nhanh quá và do đó khi bạn tăng ga trở lại thì bánh xe dễ bị trượt hơn. Vì thế, bạn cần cân đối giữa việc giảm ga nhẹ nhàng khi bị trượt bánh và tăng ga nhẹ nhàng khi bánh hết bị trượt. - Nếu xe bị xoay ngang, bạn cần nhả chân ga và lái xe theo hướng bị xoay để lấy lại hướng. - Bạn cần tránh các động tác đột ngột, nên điều khiển xe nhẹ nhàng và giữ tay lái thẳng nếu có thể. - Đối với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi tiến lên, như vậy thành lốp sẽ bám vào bùn và tăng thêm độ bám cho lốp xe. - Nếu xe của bạn sử dụng các loại lốp AT [All Terrain – Mọi địa hình] và HT [Hard Terrain – Địa hình cứng] có các rãnh lốp nông thì lốp rất dễ bị bùn dính chặt vào gây mất độ bám đường. Vì thế, bạn cần lái xe qua vũng bùn với tốc độ cao và để cho lốp trượt và xoay tự do, khi đó bùn sẽ bị văng ra theo lực ly tâm. Bạn cần kiểm tra xem có chướng ngại vật ngầm dưới bùn hay không để tránh đâm vào chúng ở tốc độ cao. - Nếu bánh xe vẫn bị trượt và xe giảm dần tốc độ thì xe của bạn sắp bị kẹt ở vũng bùn rồi. Đừng hốt hoảng và tăng ga, thay vào đó bạn nên giảm ga nhẹ nhàng và để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe của bạn sẽ không đào sâu thêm vào bùn và việc kéo xe ra khỏi vũng bùn sẽ dễ dàng hơn. - Tình huống sa lầy phổ biến nhất là hai bánh cùng một bên bị rơi xuống rãnh ở ven đường đất. Các rãnh ở hai bên đường này bị nước xói mòn nên rất sâu và chứa đầy bùn đất nhão. Bạn nên giữ cho xe ở chính giữa đường để tránh bị tụt bánh xuống rãnh. - Khi bị tụt hai bánh ở cùng 1 bên xuống rãnh, nếu xe của bạn không có khóa vi sai cầu thì hai bánh bị rơi xuống rãnh sẽ quay tự do, còn hai bánh ở trên mặt đường sẽ không nhận được một tí lực nào cả. Bạn có thể thử vừa đạp ga vừa đạp phanh nhẹ để tạo lực cản lên hai bánh đang quay tự do và chuyển một phần lực sang hai bánh trên mặt đường.

Lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt

- Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L tùy theo độ dốc, không chạm vào chân côn/phanh/ga và để xe tự đi xuống với tốc độ chậm. Việc gài cầu TRƯỚC KHI xuống dốc giúp bạn sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

- Nếu cần phanh xe khi xuống dốc, bạn không nên đạp và giữ chân phanh để tránh bị khóa cứng bánh và gây trượt bánh dẫn đến mất lái. Thay vào đó, bạn nên đạp phanh từng đợt ngắn và dứt khoát

Phương pháp lắc xe Đây là cách sử dụng khoảng trống nhỏ [1/4 đến 1/2 chu vi bánh xe] để tạo đà cho xe có thể vượt qua khi bị mắc kẹt giữa hai chướng ngại vật ở sát nhau. - Gài cầu và chọn số 2 ở chế độ 4L. - Đạp ga hơi cao và nhả côn, bánh xe của bạn sẽ chạm vào chướng ngại vật phía trước và bắt đầu xoay tự do. - Khi bánh xe bắt đầu xoay tự do, bạn đạp hết côn để xe trôi lại phía sau. - Khi bánh xe chạm vào chướng ngại vật phía sau, nó sẽ nảy lại về phía trước. Lúc này bạn lại nhả côn và tiếp tục quá trình lắc xe. - Khi bạn cảm thấy xe đã có đủ đà để vượt qua chướng ngại vật phía trước thì nhả côn và đạp thêm ga để cho bánh xe vọt lên.

Phương pháp lắc xe rất có hiệu quả khi xe bị mắc kẹt trên địa hình đất, đá, bùn cứng và bạn có thể dùng số lùi khi muốn lùi xe khỏi chướng ngại vật phía sau. Không dùng phương pháp lắc xe trên cát vì sẽ làm cho xe bị lún sâu hơn.

Lái xe trên cát

Chú ý:

Lái xe trên cát có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng nếu bạn thiếu cẩn thận. Hầu hết các tai nạn khi lái xe trên cát đều do leo lên đụn cát quá nhanh và bị rơi xuống bên kia đụn cát, hoặc bị lật xe do quay xe trên sườn đụn cát. Bạn không nên lạm dụng khả năng vận hành của xe hai cầu để lái xe một cách nguy hiểm kể cả ở trên các bãi cát bằng phẳng. Giảm áp suất lốp xe xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp sẽ làm tăng độ nổi của lốp xe trên cát. Độ nổi của lốp xe sẽ giảm vào ban ngày, khi nhiệt độ cao làm cho không khí giữa các hạt cát nở ra và làm cát xốp hơn. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và mưa làm cho cát chặt hơn và do đó sẽ có độ nổi cao hơn.

Quy trình lái xe trên bãi cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào bãi cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. - Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào bãi cát. Bạn cần số lớn nhất có đủ đà để vượt qua bãi cát. Bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L nếu lớp cát rất dày. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà. Khi đạp côn để sang số trên bãi cát thì lực cản sẽ làm cho xe của bạn dừng lại nhanh như khi phanh xe và có thể làm bạn bị sa lầy. - Đi theo vệt bánh xe đã có sẵn [nếu có] sẽ giúp làm giảm sự xói mòn bãi cát, đồng thời cát ở vệt bánh xe đã được nén chặt hơn nên sẽ có độ nổi cao hơn. - Nếu bạn muốn dừng xe thì cần tìm một chỗ bằng phẳng và có độ cứng. Bạn chỉ cần nhả chân ga để xe tự dừng lại. Nếu bạn đạp phanh để dừng lại thì trọng tâm của xe sẽ dồn ra bánh trước và tạo nên một đụn cát cao ở phía trước của bánh trước gây cản trở khi bạn tiếp tục đi. - Bạn nên lùi lại khoảng một mét theo đúng vệt bánh của mình trước khi đi tiếp để có đủ đà vượt qua đụn cát ở phía trước của bánh trước. - Nếu bạn bị mắc kẹt trên cát, bạn cần thử lùi lại theo đúng vệt bánh của mình. Cát ở vệt bánh xe đã được nén chặt hơn nên sẽ có độ nổi cao hơn. Khi có đủ khoảng cách, bạn có thể thử tiến lên lại theo vệt bánh cũ của mình nhưng với tốc độ cao hơn một chút.

Quy trình lái xe lên đụn cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn leo lên đụn cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. - Lựa chọn số thích hợp trước khi leo lên đụn cát. Bạn cần số lớn nhất có đủ đà để leo lên đụn cát. Bạn có thể dùng số 1/2/3 ở chế độ 4H hoặc số 3/4/5 ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà. Khi đạp côn để sang số trên đụn cát thì lực cản sẽ làm cho xe của bạn dừng lại nhanh như khi phanh xe và có thể làm bạn bị sa lầy.

- Bạn cần giữ tốc độ để có đà khi leo lên đụn cát, nhưng phải nhả chân ga để có thể dừng lại ở ngay trên đỉnh đụn cát để tránh khả năng bị rơi xuống và đâm vào người khác ở bên kia dốc. - Khi dừng xe trên đỉnh đụn cát, bạn cần cho xe nằm ngang hoặc hơi dốc xuống một ít để có thể đi tiếp mà không phải leo dốc nữa.

Quy trình lái xe xuống đụn cát:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn leo xuống đụn cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. - Lựa chọn số thích hợp trước khi leo xuống đụn cát. Bạn cần gài số thấp nhất để có đủ lực hãm của động cơ khi xuống dốc. Bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4L và không chạm vào chân phanh để tránh bị trượt bánh. - Nếu xe bị trượt ngang khi xuống dốc, bạn có thể lái xe theo hướng bị trượt và tăng ga nhẹ để lấy lại hướng.

Chú ý:

KHÔNG lái xe ngang đụn cát nếu bạn có thể. Bạn cần phải lên và xuống đụn cát theo góc vuông nhất có thể được. Hầu hết các xe hai cầu có trọng tâm cao và chiều ngang hẹp nên rất dễ bị lật ngang trên dốc. Việc lắp thêm giá chở hàng trên nóc xe càng làm tăng khả năng bị lật ngang của xe.

Lái xe trên đường cát

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào đường cát, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. Việc gài cầu giúp cho lực kéo được phân phối đều cho cả 4 bánh, giảm độ trượt bánh và do đó còn có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu nữa. Thêm vào đó, bánh trước được truyền lực sẽ giúp lái xe trên cát trở nên rất nhẹ nhàng. - Lựa chọn số thích hợp trước khi bạn đi vào đường cát. Bạn có thể dùng số 3/4 ở chế độ 4H và giữ tốc độ ổn định. - Khi lái xe trên đường cát, tay lái sẽ rất nhẹ và có xu hướng tự chỉnh theo các rãnh cát dọc đường. Bạn chỉ cần giữ nhẹ tay lái và để cho xe tự chạy thẳng, nhưng cũng cần phải sẵn sàng nắm chặt tay lái khi có chướng ngại vật bất ngờ ở dưới cát làm cho tay lái bị lệch đi. - Khi lái xe dọc theo các bụi cây, bạn cần nâng kính cửa sổ lên cao hơn tầm mắt để tránh bị cành cây đập vào mắt. - Muốn thoát khỏi các rãnh cát sâu dọc trên đường, bạn cần giảm tốc độ một chút, đánh mạnh tay lái sang 1 bên và trả thẳng lái NGAY LẬP TỨC. Khi đó, bánh trước sẽ trèo lên gờ cát và bánh sau sẽ leo tiếp theo. Nếu không trả thẳng lái ngay, xe của bạn có thể bị xoay ngang và lật. - Nếu bạn không thể thoát khỏi các rãnh cát sâu dọc trên đường bằng hướng tiến, bạn có thể dừng xe lại, vào số lùi, đánh lái nhẹ và cho xe lùi chéo lên gờ cát.

- Bạn cần xử lý từ xa khi thấy xe đi ngược chiều bằng cách bật đèn cốt để báo hiệu, sau đó giảm ga và tránh sang bên phải nếu đường hẹp. Đường cát có độ trôi bánh xe nên bạn có thể bị trượt và xoay ngang xe nếu phanh gấp.

Lái xe trên bãi biển

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi xuống bãi biển, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có].

- Lựa chọn số thích hợp trước khi bạn đi xuống bãi biển. Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L để đi xuống dốc, sau đó dùng số 3/4 ở chế độ 4L để đi trên bãi biển. Nếu muốn ngắm cảnh, bạn có thể dùng số 1 ở chế độ 4L, không chạm vào chân ga và cho xe tự bò trên bãi biển

. - Kỹ thuật lái xe trên bãi biển về cơ bản là giống như lái xe trên bãi cát, tuy nhiên có thêm yếu tố nước biển và thủy triều. Nếu bị chết máy do ngấm nước vào phần điện, bạn có thể lau khô và dùng bình xịt RP7 hoặc WD-40 để xịt vào dây cao áp và bộ chia điện. - Nếu vẫn không nổ máy được, bạn có thể dùng bộ khởi động và số 1 ở chế độ 4L để nhích cho xe thoát khỏi vùng ngập nước. Bạn có thể đánh lái nhẹ để hướng xe vào bờ [tránh đánh hết lái vì sẽ làm tăng lực cản ở bánh trước lên rất nhiều]. Bạn có thể xịt lốp theo hướng dẫn ở trên để giúp bánh xe có thể "nổi" trên cát. - Thời điểm tốt nhất để tận hưởng cảm giác thú vị khi lái xe trên bãi biển là khi thủy triều rút, như thế bạn sẽ có thêm thời gian để cứu hộ nếu xe của bạn bị sa lầy. Bạn có thể hỏi dân địa phương xem khi nào thì thủy triều lên/xuống trước khi lái xe xuống bãi biển.

- Nếu muốn nhúng chân xuống nước, bạn có thể lái xe dọc theo mép nước về phía bờ, đây là chỗ cát cứng nhất và khả năng bị lún là ít nhất. Cẩn thận với các mảng cát có độ phản chiếu ánh sáng cao, đó là chỗ cát ngấm đầy nước và có thể nuốt chửng bánh xe của bạn

.

- Không nên lái xe xuống bãi biển vào buổi tối để tránh rủi ro do tầm nhìn hạn chế và địa hình phức tạp. Việc cứu hộ buổi tối cũng khó khăn hơn nhiều.

Lội nước

Một trong những yếu tố không thể thiếu được của các chuyến đi bằng xe hai cầu là lội qua các rãnh nước, suối cạn v.v. Bạn cần kiểm tra khả năng lội nước tối đa của xe do nhà sản xuất quy định, thông thường là đến giữa bánh xe [khoảng 30-40cm]. Đây là độ sâu tối đa chiếc xe hai cầu của bạn có thể vượt qua mà không cần sự chuẩn bị đặc biệt gì. Tuy thế, bạn vẫn nên tham khảo các hướng dẫn sau để đảm bảo vượt suối an toàn.

Quy trình lội nước

- Trước khi cho xe lội nước, bạn cần kiểm tra độ sâu, tốc độ dòng chảy, tính chất của đáy suối [đất/đá/bùn] v.v. Nếu nước quá sâu [ví dụ từ 50-60 cm trở lên], chảy quá mạnh [bạn không thể tự lội bộ qua suối], có nhiều bùn dưới đáy thì bạn không nên cố thử lội qua. - Trước khi cho xe lội xuống nước, bạn cần kiểm tra các lỗ thông hơi của động cơ, hộp số, cầu trước và sau xem có thể bịt kín được không, hoặc có thể dùng ống cao su để nối lên cao được không. Nếu có thể, bạn nên bịt kín hoặc nối dài các lỗ thông hơi này để tránh bị nước chui vào, có thể gây thiệt hại cho các bộ phận cơ khí bên trong. - Gài cầu TRƯỚC KHI bạn lội xuống nước, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước [nếu có]. - Lựa chọn số thích hợp trước khi lội xuống nước. Bạn có thể dùng số 2 ở chế độ 4L, tiến xuống từ từ và giữ tốc độ ổn định để tránh gây ra các sóng nước bắn tung tóe có thể làm xe bị chập điện. - Khi đã hoàn toàn ở dưới nước, bạn cần giữ tốc độ phù hợp để có thể tạo ra 1 làn sóng ở phía trước mũi xe, và bạn có thể đi cùng tốc độ với làn sóng ấy. Như vậy khả năng nước làm chập điện sẽ ít nhất, đồng thời làn sóng cũng sẽ tạo ra 1 lực cuốn giúp xe của bạn có thêm đà khi cần. - Nếu có thể, bạn nên lội nước theo một góc chéo ngược với hướng nước chảy để cân bằng lực đẩy của nước vào thân xe.

- Nếu xe bị chết máy khi đang lội nước, TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHỞI ĐỘNG LẠI. Việc khởi động lại động cơ có thể làm cho nước bị hút vào buồng đốt. Nước thì không nén được như không khí nên trong kỳ nén của động cơ sẽ làm gãy tay biên, thủng nắp xy lanh v.v gây thiệt hại RẤT NẶNG cho động cơ. Việc cứu hộ cho xe bị chết máy khi đang lội nước sẽ được giới thiệu trong những phần sau.

- Sau khi lội nước, bạn cần kiểm tra bộ lọc gió, dầu động cơ, hộp số, cầu xem nước có vào không. Nếu bị nước vào, bạn có thể xả bớt dầu ở đáy cho đến khi hết nước. Nếu cần thiết thì phải xúc rồi thay toàn bộ dầu. Các khớp dẫn động của cầu cần được bơm thêm mỡ sau khi lội nước. Bổ sung thêm 1 số lưu ý của bác DAOTHOAT 1-Trước khi vượt ngầm các bác phải ngiên cứu cho kỹ độ sâu của ngầm ,sức nước chẩy,và đường dưới ngầm ra sao .thông thường thì mực nước nếu cao hơn 1.2 m và nước đang chẩy siết thì đừng mạo hiểm kẻo toi. 2- Tháo dây đai pu ly bơm nước và quạt gió để tránh quạt gió làm văng nước vào các bộ phân điên. đóng các tấm chắn tuyết ở phía trước két nước lại ,[bộ phận này có ở một số xe] 3-Bọc kỹ bộ chia điện ,Đenco và phần nắp máy có chứa dây cao áp, các bộ phận điện bằng ny lon 4-Nối cao ống hút gió [ cái này các bạn có thể làm bàng ống cao su ruột gà và dùng quai nhê siết lại miễn sao đưa cao khỏi nắp cabô là được miệng ống phải được hướng ra phía sau để tránh nước tạt vào không nhất thiết phải mầu mè mua 1500 u s d làm gì cho phí tiền bởi mấy khi xài đến đâu .Nhưng chú ý là phải đảm bảo kín nước ] 5- Nối cao ống xả dây là vấn đề quan trọng không kém việc nối cao ống hút gió .nứơc ngập ống xả chắc chắn chết máy giữa ngầm ngay lập tức lúc dó tiến thoái đều lưỡng nan. 6-Dưới đáy bộ phận ly hợp xe nào cũng có 01 lỗ nhỏ khoảng 10 mm bạn hãy kiếm 01 con bù long ngắn vặn chặt vào để nước không chui vào đó. -Trong khi vượt ngầm nên đi dứt khoát cài số phụ chạy chế độ 4 x4 đi ga đều .không nên chạy qúa chậm xe mất trớn dễ bị dính lầy và tuyệt đối không nên dùng phanh .do độ bám của xe lúc đó rất thấp. -Tốt nhất là đợi xem coi có thằng nào đi trước rồi đi theo là chắc như bắp.

- Sau khi qua ngầm nhớ làm các thao tác ngược lại và rà phanh cho khô nước.

Các loại địa hình khác Như đã nói ở các phần trên, bạn nên chuyển sang chế độ truyền động 4 bánh [4H/4L] ngay khi rời đường nhựa để giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu. Bạn cần lựa chọn số phù hợp cho loại địa hình, sau đó lái xe theo tốc độ phù hợp với số ấy [ví dụ 40km/h ở số 3, 50km/h ở số 4, chế độ 4H] và tránh tăng ga, phanh gấp để làm giảm lực tác động lên hệ thống giảm xóc của xe. Bạn cần quan sát kỹ mặt đường để tránh đi vào đá sắc nhọn, có thể làm thủng thành lốp. Dưới đây là một số hướng dẫn cho các tình huống riêng biệt.

Gờ đất ngang đường

Bạn cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đường. Bạn nên về số thấp [ví dụ số 2 ở 4H], tiến đến theo phương vuông góc cho 2 bánh trước cùng leo lên gờ đất một lúc, rồi đến 2 bánh sau. Nếu bạn leo qua gờ đất bằng một góc chéo thì có khả năng là cục vi sai sẽ chạm vào gờ đất và nhấc 1 bên bánh lên, có thể làm cho xe bạn bị kẹt lại.

Rãnh sâu ngang đường

Khi gặp rãnh sâu nằm ngang đường, bạn cần tiếp cận theo góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Như vậy bạn luôn có 3 bánh nằm trên mặt đất để đẩy xe tiến tới. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.

Rãnh sâu dọc đường

Bạn cần cho bánh xe chạy phía trên của rãnh ở 2 bên. Bạn cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh, khi đó trọng tâm của xe sẽ dồn xuống 2 bánh đó. Hai bánh còn lại ở trên mặt đất sẽ bị thiếu lực bám, rất dễ quay tại chỗ và kết quả là xe bị sa lầy. Khi tiến vào và thoát khỏi rãnh dọc, bạn cần dừng lại và đánh lái hết cỡ để lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.

Gờ đất cao dọc theo tim đường

Các gờ đất cao dọc theo tim đường hầu hết do bánh xe tải tạo ra. Chúng có chiều cao lớn hơn khoảng sáng gầm xe của đa số xe hai cầu, do đó bạn không nên lái xe theo hai vệt bánh xe ở hai bên của gờ đất, rất dễ bị chạm gầm hoặc bộ vi sai vào gờ đất. Thay vào đó, bạn cần cho hai bánh cùng một bên xuống một vệt bánh xe, hai bánh còn lại chạy trên lề đường, hoặc cho hai bánh cùng một bên chạy trên gờ đất và hai bánh còn lại chạy trên lề đường.

Mô đá và lòng suối cạn

Khi gặp đường nhiều mô đá hoặc lòng suối cạn có nhiều đá, bạn cần gài cầu chậm và chọn số thấp [số 1 hoặc 2]. Như vậy, xe của bạn sẽ có đủ lực đẩy kể cả khi một bánh bị treo khi bánh khác đang leo trên mô đá. Tốc độ chậm giúp bạn có thể điều khiển xe đúng hướng và giảm thiệt hại khi gầm xe va vào đá. Để tránh bị va các bộ phận bên dưới gầm xe vào mô đá, bạn cần nhắm cho 1 bên bánh xe leo lên trên mô đá, như thế cầu, bộ vi sai và các bộ phận khác sẽ được nhấc lên [đối với bộ giảm xóc độc lập thì hiệu quả sẽ ít hơn].

Đồng cỏ

Lái xe trên đồng cỏ trông rất lãng mạn, song cũng cần có một vài sự chuẩn bị. Nếu có thể, bạn nên lắp lưới bảo vệ cho bộ tản nhiệt để tránh bị vụn cỏ làm tắc, sẽ làm giảm khả năng thông khí và tản nhiệt của xe. Cỏ mọc cao có thể làm chắn tầm mắt của bạn nên bạn có thể sẽ đâm vào các chướng ngại không nhìn thấy được như rãnh, hố, khúc cây v.v. Vì thế, bạn nên đi theo đường mòn có sẵn để tránh bị va chạm và để bảo vệ vẻ đẹp của đồng cỏ tự nhiên.

Khi dừng lại trên đồng cỏ, bạn cần dọn sạch cỏ khô ở bên dưới gầm xe, tránh cho chúng tiếp xúc với hệ thống ống xả có thể gây cháy. Bạn cũng nên kiểm tra và loại bỏ cỏ bám vào trục truyền động và các bộ phận khác dưới gầm xe.

Đường đất và đá dăm

Mặc dù đơn giản song lái xe trên những đoạn đường đất dài cũng có nhưng nguy hiểm. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản nhất. Nếu bạn cần vượt hoặc nhường đường cho xe cùng chiều thì bạn cần nhìn xem có các mô đất cát ở mép đường hay không. Các mô đất cát này có thể làm bánh xe bị trượt hoặc nảy lên, làm mất khả năng điều khiển xe và có thể gây tai nạn nghiêm trọng. Nếu bạn thấy có xe ngược chiều tiến lại với một đám mây bụi phía sau, bạn nên dừng hẳn lại bên lề đường hoặc tốt nhất là rẽ sang bên đường. Như vậy sẽ tránh cho xe bị đất đá văng vào, hoặc tránh va chạm với một XE khác cũng đang cố vượt xe đi ngược chiều nói trên. Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát các chỗ lồi lõm khi trời nắng, và lại có độ trượt bánh RẤT CAO, nên bạn phải quan sát mặt đường kỹ khi lái xe, tránh phải phanh gấp có thể gây trượt bánh dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Nếu bạn nhìn thấy rãnh hoặc gờ đất nằm ngang đường khi đã quá gần để có thể dừng lại an toàn, bạn cần đạp phanh đến mức mạnh nhất mà không gây trượt bánh trước khi chạm vào rãnh hoặc gờ đất. Ngay khi bánh xe sắp chạm vào rãnh hoặc gờ đất, bạn nhả chân phanh ra để cho trọng tâm xe không dồn vào bánh trước. Như thế, bạn sẽ giảm lực tác động lên bánh trước và hệ thống treo bánh trước, đồng thời làm tăng khỏang sáng gầm xe ở bánh trước, sẵn sàng cho một cú xóc mạnh nhưng ít gây thiệt hại.

Đường có nhiều mô đất ngang

Đường có nhiều mô đất ngang [sống trâu] gây ra các chấn động mạnh và liên tục lên hệ thống treo và giảm xóc của xe. Bạn cần lái xe với tốc độ phù hợp để tránh gây chấn động mạnh làm bánh xe nảy lên hoặc gây mất khả năng điều khiển xe. Bạn cũng có thể giảm áp suất lốp xe xuống khoảng 5-10% so với áp suất tiêu chuẩn để giảm lực chấn động lên hệ thống treo và giảm xóc của xe.

Lái xe buổi đêm Hạn chế lái xe buổi đêm trên các địa hình phức tạp, trừ khi xe của bạn được trang bị các bộ đèn pha lắp riêng. Các bộ đèn pha này thường có công suất 100W một bên với khả năng chiếu sáng từ 200-300m trở lên, giúp bạn nhìn xa và rõ hơn nhiều so với đèn pha lắp theo xe.

Tuy thế, nếu phía trước xe bạn có xe đi cùng chiều thì bụi đất có thể gây phản xạ ánh sáng của đèn pha, làm bạn càng khó nhìn đường hơn. Khi đó bạn nên chuyển sang đèn cốt hoặc đèn sương mù để có thể nhìn được đoạn đường ngay phía trước.

Bạn cần chuyển sang đèn cốt khi có người đi ngược chiều trong phạm vi chiếu sáng của đèn pha. Ánh sáng rất mạnh của đèn pha có thể làm người đi ngược chiều bị mù tạm thời, dẫn đến mất khả năng quan sát và có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Chuyển sang đèn cốt khi có người đi ngược chiều là cách lái xe lịch sự và an toàn cho chính mình và người khác.

Các tình huống khác Tính năng của xe hai cầu làm cho loại xe này có các đặc điểm khác với xe du lịch bình thường, đó là trọng tâm cao hơn và chiều ngang hẹp hơn. Vì thế, việc xử lý các tình huống khẩn cấp cũng khác so với xe du lịch. LUÔN cài dây an toàn cho lái xe và tất cả hành khách trên xe. Người không cài dây an toàn sẽ trở thành một nguy hiểm cho những người có cài dây an toàn, khi họ lao vào những người có cài dây an toàn với tốc độ của xe trước khi gặp tai nạn.

Tránh chướng ngại vật bất ngờ

Chiều cao của xe hai cầu làm cho bạn có tầm nhìn cao hơn so với xe du lịch, giúp bạn có thể quan sát đường tốt hơn để phán đoán và xử lý tình huống từ xa. Tuy nhiên nó lại làm cho xe của bạn dễ bị trượt bánh và xoay ngang khi phanh gấp. Vì thế, nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ, bạn cần đạp phanh ở mức mạnh nhất mà không làm trượt bánh, đánh tay lái nhẹ để tránh chướng ngại vật. Nếu đuôi xe bị trượt, bạn cần nhả chân phanh một ít, lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. Trong tình huống xấu nhất, bạn cần co chân lên, lấy hai tay để lên đầu và che lấy đầu trước khi va chạm xảy ra.

Nổ lốp bất ngờ

Khi bị nổ lốp bất ngờ ở tốc độ cao, trọng tâm của xe sẽ dồn vào lốp bị nổ, rất dễ gây trượt bánh, xoay ngang và lật xe. Bạn KHÔNG NÊN phanh xe ngay lập tức, thay vào đó bạn cần giữ thẳng tay lái, về số thấp hơn để sử dụng lực hãm của động cơ và từ từ cho xe ngừng lại bên vệ đường. Kể cả khi một bộ lốp và vành bị hỏng hoàn toàn thì bạn vẫn còn một bộ dự phòng, vả lại tính mạng của hành khách và giá trị của cả chiếc xe lớn hơn nhiều so với một bộ lốp và vành.

Đi theo đoàn xe

Bạn cần giữ khoảng cách cần thiết để đỡ bị bụi đất của xe trước làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng lấy gió của động cơ. Việc liên lạc giữa các xe có thể thực hiện qua bộ đàm là tốt nhất. Nếu không có bộ đàm, xe đi trước có thể dùng tín hiệu như nháy chân phanh và đèn xi nhan để ra hiệu cho xe sau. Xe đi sau có thể nháy đèn pha và đèn xi nhan để thông báo lại về sự đồng ý.

Kết luận Loạt bài hướng dẫn sử dụng xe hai cầu xin được kết thúc tại đây. Bạn cần kết hợp các hướng dẫn trong loạt bài này với việc thực hành của bản thân, bắt đầu từ mức độ dễ cho đến khó hơn để cùng nhau luyện tập và thử nghiệm trên các con đường mòn của Tổ quốc.

Các bác cho iem hỏi 1 tí: em có 1 chú Pajero XX cũng 2 cầu nhưng em chưa bao giờ sử dụng cần số cài cầu nên muốn hỏi các cao thủ chỉ dẫn cho em xem cách sử dụng cài cầu như thế nào để nhỡ sau này có đi vào chỗ nào khó đi rồi còn biết xoay sở, các bác giúp em tí nhé, vote ngay!

Page 2

@ NV , trong phần Đường đất và đá dăm nên bổ xung tốc độ và xử lý lái + phanh khi vào các cua Hôm trước tranh luận voi Lamchieu về khoá visai , nhờ NV phân tích rõ hơn sao cứ phải lùi lại sau khi ngắt cầu? và áp dụng cho những xe nào? :^] Chuyến TYT có nhà Tracker bị rách két nc , thấy bảo là do bộ ly hợp quạt gió đã mất nhờn làm cánh quạt bị gãy chọc vào, vậy thì cũng là 1 lưu ý quan trọng.

Các đoạn vượt lầy là hay gặp và rất quan trọng, bác xem lại và bổ xung kinh nghiệm, đừng để nhà KAR nó có thời gian chẩn bị, nó phọt lên bi giờ

Các bác cho phép thì E làm thêm 1 bài về cấu tạo hệ truyền động và gầm xe 2 cầu để bổ xung cho Ọp rốt box.

Các bác khác chỉ biết khoanh tay đứng nhìn là chưa được đâu nhá , mấy vụ offline cafe đã có dự định bình bầu sao và gạch cho thành viên của box đấy , bác nào mà sau 6 tháng kô vượt được mức 1 sao 1 gạch là bị xua sang bóc khác ngay.

Đề nghị Nhà Kar thành lập DS thành viên và ngựa đê.

Các bác cho iem hỏi 1 tí: em có 1 chú Pajero XX cũng 2 cầu nhưng em chưa bao giờ sử dụng cần số cài cầu nên muốn hỏi các cao thủ chỉ dẫn cho em xem cách sử dụng cài cầu như thế nào để nhỡ sau này có đi vào chỗ nào khó đi rồi còn biết xoay sở, các bác giúp em tí nhé, vote ngay!

Pajero XX là loại part-time 4x4, bác chỉ được phép cài cầu khi ra khỏi đường nhựa/bêtông. Khi cài cầu [chuyển cần số phụ lên 4H hoặc 4L] bác phải dừng hẳn lại nhé.

À cứ thấy bác bảo khi cài cầu phải ra khỏi đường nhựa [xe vịt], thế chưa ra khỏi mà cài thì làm sao, bác nói giúp em cho nó sáng ra cại

Mới lại em đi leo dốc trên núi ba vì, có chỗ nó cao ngược lên mà trơn, phải cài cầu cho nó an toàn, nhưng nó lại vẫn là đường nhựa bác à, vậy làm sao đây

@ NV , trong phần Đường đất và đá dăm nên bổ xung tốc độ và xử lý lái + phanh khi vào các cua

Đường này gặp mấy em như Cayenne / Touareg / Q7 / X5 / ML... chạy ầm ầm, xem mấy quả đề mô hết ý, chạy cứ như trên đường nhựa!

Hôm trước tranh luận voi Lamchieu về khoá visai , nhờ NV phân tích rõ hơn sao cứ phải lùi lại sau khi ngắt cầu? và áp dụng cho những xe nào?

Chỉ có chiếc Vịt như của bác Narva mới chuối như vậy bác ơi, gài hub bánh trước rồi, muốn nhả hub ra thì phải lui khoảng 1 vòng bánh xe! [Dĩ nhiên hub được cài tự động khi cài cầu trước]

Mấy chiếc không có vi sai trung tâm như Vịt, Musso [trừ loại TOD],.. khi cài cả hai cầu, đi trên đường nhựa với độ bám đường của các bánh rất lớn, có nguy cơ nhỏ là mòn lốp, nguy cơ lớn hơn là mòn bánh răng hộp số và có khả năng vỡ. Nguyên nhân là do trục trước và sau không đồng tốc [mà lại không có vi sai].

@ lamchieu
Thanks, hôm rồi gặp phát LX470 , cầu trước có 1 ống chạy vào chỗ bộ visai , hí hửng tưởng là ống khí hay dầu điều khiển khoá, lần theo đường ống đến tận đầu nó thì thấy một cục kim loại màu trắng nút kín lại. Lôi bọn kỹ thuật đến , cũng đều gãi đầu gãi tai hết xin liên hệ nhà máy mẹ rồi báo cáo sau. Có bác nào biết cái ống đấy nhiệm vụ và nguyên lý là gì kô ạ.

Nó là ống thông hơi cho cục vi sai bác ạ, để thoát khí nóng khi vi sai hoạt động

Nó là ống thông hơi cho cục vi sai bác ạ, để thoát khí nóng khi vi sai hoạt động

Hì, cũng may là lần trước anh em mình cãi nhau chút chút về cái đó!

@Mod: bác stick cái Hướng Dẫn Sử Dụng Xe 4WD của bác Narva lên đi bác, chuyển luôn các bài spam ra topic khác luôn, spam một hồi thì em thấy mình đang ở trong cái topic hay ho này!

Bài viết bổ ích quá. Cảm ơn bác nhiều.
Hy vọng OF ngày càng nhiều bài viết như này cho anh em mở rộng tầm mắt

Pajero XX là loại part-time 4x4, bác chỉ được phép cài cầu khi ra khỏi đường nhựa/bêtông. Khi cài cầu [chuyển cần số phụ lên 4H hoặc 4L] bác phải dừng hẳn lại nhé.

Vậy cho em hỏi luôn cái : RAV4 4x4 khi gài cầu cũng phải bắt buộc dừng xe lại hả Bro??

Khi nào cần sử dụng chế độ truyền động bốn bánh [4H/4L]

cao hơn hầu hết các xe du lịch có cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn so với khi lái xe du lịch.

Bác cho em hỏi xe Mussso Libero có chạy được 2 cầu trên đường nhựa không ợ

Bác cho em hỏi xe Mussso Libero có chạy được 2 cầu trên đường nhựa không ợ

Không được bác ạ, Musso Libero là part-time 4x4, không có vi sai trung tâm nên nếu chạy 4x4 trên đường nhựa sẽ bị cày lốp xuống đường, nhanh mòn lốp và hệ thống truyền động :'[ :'[ :'[ .

Thực ra nếu xe đang đi thẳng trên đường nhựa thì có thể gài từ 2H sang 4H được, nhưng sau đó ko được phép đánh lái. Thế thì cũng chẳng để làm gì bác nhỉ.

Chỉnh sửa cuối: 30/1/08

Theo em biết thì RAV4 là full time 4x4 bác ạ, ko có công tắc cài cầu thì phải.

Em ko hiểu tai sao nó là loại :4wd-4x4 [on demand].Chứ ko phải là AWD mà là dẫn động bán thời giản [on annemand] Chắc nó phải có chỗ gài cầu chử?
Xin lỗi lộn chút!

Chỉnh sửa cuối: 31/1/08

Dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì còn cài gì nữa hả Bác...

Có nghiã là xe của Bác lúc nào cũng trong trạng thái "cài cầu" rồi bác ạ

Em ko hiểu tai sao nó là loại :4wd-4x4 [on demand].Chứ ko phải là AWD mà là dẫn động bán thời giản [on annemand] Chắc nó phải có chỗ gài cầu chử?
Xin lỗi lộn chút!

À, 4x4 on demand nghĩa là bình thường chạy cầu trước, khi nào cầu trước bị trượt thì vi sai trung tâm sẽ tự động cấp lực truyền cho cầu sau. Bác thử xem xe có công tắc nào ghi 4x4 hoặc 4WD ko nhé, nếu ko có thì kệ nó bác ạ, tự động luôn mà.

Ford Escape cũng có kiểu 4x4 Auto như thế này, trên tap lô cho công tắc Auto và On. Khi bật On thì hai cầu nối cứng với nhau như chế độ 4H của part-time.

À, 4x4 on demand nghĩa là bình thường chạy cầu trước, khi nào cầu trước bị trượt thì vi sai trung tâm sẽ tự động cấp lực truyền cho cầu sau. Bác thử xem xe có công tắc nào ghi 4x4 hoặc 4WD ko nhé, nếu ko có thì kệ nó bác ạ, tự động luôn mà.

Ford Escape cũng có kiểu 4x4 Auto như thế này, trên tap lô cho công tắc Auto và On. Khi bật On thì hai cầu nối cứng với nhau như chế độ 4H của part-time.

Túm lại là xe Musso Liberro của em lúc đang chạy bấm nút 4H được hở bác ? có phải dừng xe lại không

Xe Musso Libero của bác lúc đang chạy trên đường đất thì bấm nút 4H được, đường nhựa thì không được [trừ khi bác định đi thẳng mãi :21: :21: :21: ].

À, 4x4 on demand nghĩa là bình thường chạy cầu trước, khi nào cầu trước bị trượt thì vi sai trung tâm sẽ tự động cấp lực truyền cho cầu sau. Bác thử xem xe có công tắc nào ghi 4x4 hoặc 4WD ko nhé, nếu ko có thì kệ nó bác ạ, tự động luôn mà.

Ford Escape cũng có kiểu 4x4 Auto như thế này, trên tap lô cho công tắc Auto và On. Khi bật On thì hai cầu nối cứng với nhau như chế độ 4H của part-time.

Mình đọc ở đâu đó chẳng nhớ rõ nữa thấy người ta nói cách dẫn động của con RAV4 là khi bình thường nó chạy 2x4 cầu trứơc. Lúc 2 bánh trước mất độ bám thì 50% công suất động cơ sẽ được chuyển tự động ra trục sau.

Mình đọc ở đâu đó chẳng nhớ rõ nữa thấy người ta nói cách dẫn động của con RAV4 là khi bình thường nó chạy 2x4 cầu trứơc. Lúc 2 bánh trước mất độ bám thì 50% công suất động cơ sẽ được chuyển tự động ra trục sau.

À mà quên mất. Cái này chỉ tồn tại trên RAV4 4x4 thui nha.

Hình như ở nhà ta RAV4 2,4l chỉ có loại dẫn động 2x4

Page 3

Em đã mua xe RAV4 ,4WD rồi. Nó có nút nhấn gài cầu ở táp lô. Nhưng Cho hỏi thêm 1 tí ,nếu mình lỡ gài cầu mà quên tắt đi trên con đường nhưa thì có ảnh hưởng trượt bánh không vậy?

Chỉnh sửa cuối: 9/4/08

Em xem trong này thấy có đoạn nói về cái công tắc
//www.trucktrend.com/features/news/2007/163_news071004_2008_toyota_rav4/suspension_safety.html

Electronically Controlled 4WD

An electronic on-demand four-wheel-drive system uses an electronically controlled coupling to distribute torque between the front and rear wheels, depending on road conditions and driver input. The system can continuously and seamlessly switch from front-wheel-drive to four-wheel-drive mode, maximizing fuel efficiency. In Auto mode, torque distribution to the rear wheels is decreased during low speed cornering for better maneuverability. A 4WD manual locking switch will disengage the Auto mode, maximizing torque distribution to the rear wheels. When vehicle speed reaches 25 mph, Lock mode will disengage, reverting back to Auto mode. Lock mode also disengages when the brakes are applied, optimizing ABS and VSC operation. RAV4 4x2 models come equipped with an automatic limited slip differential as standard.

Theo như đoạn này thì trên đường nhựa vẫn có thể cài 4WD, nhưng đến tốc độ 25mph = 40km/h thì nó sẽ tự quay về Auto.

Hay thế nhỉ? Ko sợ hư vì auto. Thx bác nhé.

[y]Hôm qua test thử con RAV4 ,gài cầu và chạy khi tốc độ >30-35km/h [ phỏng chứ ko chính xác ] nó tắt đèn báo gài cầu.Tức là nút gài cầu tự động nhảy lên OFF.

Ngon choét bác nhỉ [y] [y] [y]

các bác ơi korrando,innovation mấy cái dạng xe hàn cuốc đó có off được không nhỉ

Loạt bài này thật bổ ích đối với người chưa bao giờ lái xe 4WD như tôi,xin cám ơn các bác.

bác cho em hỏi khóa vi sai có tác dụng gì thế, theo lí thuyết thì dùng khi nào ? có thể em đọc không kĩ chăng

Thông tin của bác rất bổ ích

Em có 1 cái xe 4 x 4. Đọc cái thớt này của các cụ + các đường link mà nó chứa thấy hay quá, bổ ích quá. Cơ mà em còn có 1 thắc mắc muốn hỏi các cụ là ở cái cần số phụ của xe em thì ngoài 2H, 4L, 4H- ở giữa 4L và 4H em lại còn thấy có N. Vậy thì N là cái gì ạ? Kính chờ các cụ cho lời khai sáng.

À mà lại nữa là để cho có cầu, nếu vặn cái khóa ở trục bánh trước = tay thì không được, nặng lắm. Thế thì phải vặn = cái gì các cụ ơi. Hay là cái tool để vặn ấy em bị thiếu hoặc đã làm mất mà không biết.

Vị trí Neutral, cắt cầu luôn. Ở vị trí này thì dù bác có vào số mấy xe vẫn đứng yên.[k]

Vị trí Neutral, cắt cầu luôn. Ở vị trí này thì dù bác có vào số mấy xe vẫn đứng yên.

Vầng cảm ơn bác đã mau mắn nhiệt tình cho nhời khai sáng nhà em. Nhưng bác xem thế nào giải thích nốt cho em cái, ý là em mà có đẩy về N thì thấy đèn 4WD vẫn nổi xanh lét. Như vậy là vẫn có cầu chứ [em chưa chạy thử mà mới ấn thử thôi].

Còn cái hỏi thứ 2 nhờ các cụ/bác ngang đây giảng hộ. Để cho có cầu, nếu vặn cái khóa ở trục bánh trước = tay thì không được, nặng lắm. Thế thì nhà cháu phải vặn = cái gì các cụ/bác ơi. Hay là cái tool để vặn ấy nhà em bị thiếu hoặc đã làm mất mà không biết.

Vầng cảm ơn bác đã mau mắn nhiệt tình cho nhời khai sáng nhà em. Nhưng bác xem thế nào giải thích nốt cho em cái, ý là em mà có đẩy về N thì thấy đèn 4WD vẫn nổi xanh lét. Như vậy là vẫn có cầu chứ [em chưa chạy thử mà mới ấn thử thôi].

Còn cái hỏi thứ 2 nhờ các cụ/bác ngang đây giảng hộ. Để cho có cầu, nếu vặn cái khóa ở trục bánh trước = tay thì không được, nặng lắm. Thế thì nhà cháu phải vặn = cái gì các cụ/bác ơi. Hay là cái tool để vặn ấy nhà em bị thiếu hoặc đã làm mất mà không biết.

Công tắc của bác bị chập chờn , đã về N là kô dính cầu nào cả , cứ thử đi xem thế nào . Mà bác ấn à , xem lại cả công tắc đó nhá .

Tùy vào hình dáng cái khóa đầu trục mà bác chế ra một cái tool , xỏ lơ via hay tròng lốp qua mà vặn .

Vị trí Neutral, cắt cầu luôn. Ở vị trí này thì dù bác có vào số mấy xe vẫn đứng yên.[k]

Các kụ cho hỏi luôn, sao lại phải cần đến cái thứ đó trong khi: 1 - Về Mo cũng có cùng tác dụng

2 - Để gài được cấu thì cũng phải ề mo [ như xe em, Vịt cúm]

Em có 1 cái xe 4 x 4. Đọc cái thớt này của các cụ + các đường link mà nó chứa thấy hay quá, bổ ích quá.
Cơ mà em còn có 1 thắc mắc muốn hỏi các cụ là ở cái cần số phụ của xe em thì ngoài 2H, 4L, 4H- ở giữa 4L và 4H em lại còn thấy có N. Vậy thì N là cái gì ạ? Kính chờ các cụ cho lời khai sáng.

À mà lại nữa là để cho có cầu, nếu vặn cái khóa ở trục bánh trước = tay thì không được, nặng lắm. Thế thì phải vặn = cái gì các cụ ơi. Hay là cái tool để vặn ấy em bị thiếu hoặc đã làm mất mà không biết.

Cái đo đỏ ấy là dùng khi xế hỏng, không có lết được phải kéo bác ợ. Còn cái cầu trước có khóa trục láp thủ công thì tất nhiên là khi muốn đóng cầu trước thì phải dừng xe, xuống lock nó lại. Thường thì nó trơn lắm. Con Trooper nhà em khi cần chạy cầu trước, em vẫn lấy tay trần mà vặn cái khóa này từ vị trí free sang lock thui. Cũng chẳng nặng lắm để đến mức phải dùng đồ.

Dưng mà nếu cái khóa này mà bẩn quá, kẹt bùn đất thì cũng có khi phải dùng tool mới trị được nó. Tool cũng đơn giản : 1 cái vam, cái clef, cái kéo...

Page 4

Em thỉnh thoảng chạy em Vịt của bạn nhưng cũng không rõ lắm mấy chế độ này, k biết mấy em Vịt đời cũ có khác nhiều so với các loại đời mới k nhỉ??? em thấy có mấy cái cần đó nhưng cũng chưa khi nào phải dùng đến kinh nghiệm mà các bác truyền thục cho cả. Còn 1 chuyện nữa là em muốn hỏi, nếu xe mình có các chức năng đó mà khi cho người khác mượn xe, mình có thể tạm thời vô hiệu hóa mấy chức năng đó k nhỉ???

Thằng em mình có lần nó kể là nó để nhầm chế độ gì đó mà xe chỉ chạy tối đa được 50km/h và máy gầm lắm, tốn xăng lắm [xe của dự án nên cũng cóc lo].

Vịt thì cần số phụ có 4 chế độ, từ trên xuống dưới là: 4L = dùng cho đường đất đá dốc, bùn N = cắt cầu, ko truyền lực cho bánh nào cả 4H = dùng cho đường đất đá ko dốc lắm, trơn trượt 2H = dùng cho đường nhựa, bê tông Vô hiệu hóa thì chỉ có cách tháo bớt 1 cầu đi, hoặc xích cái cần số phụ vào thôi ạ :21::21::21:

Xịn nữa thì loại có nút bấm thì bác dán cái đinh vào, loại có nút xoay thì bác nhổ cái nút xoay ra là yên tâm

Ông em bác chắc chắn là cài sang 4L rồi, thôi xe của dự án nên cũng cóc lo làm gì bác nhỉ :77::77::77:

Bác Nam Vũ cho em hỏi, chế độ 4H và 4L ở Vit thì đều tự động khóa vi sai trung tâm hay chỉ có 4L thôi, khi đó 4 bánh quay đồng tốc đúng ko bác.
Em chỉ đoán vậy vì thấy 2H là chế độ bình thường, chắc 4H vi sai vấn hoạt động.

Vịt ko có vi sai trung tâm bác ạ, chế độ 4H và 4L thì sẽ nối cứng 2 cầu trước và sau, tương tự như khóa vi sai trung tâm ở các xe có vi sai trung tâm.

Hỏi bác Nam Vũ tí: Vịt là cài cầu tự động ợ?. khi cài ra cài vào chế độ 4h, 4L có phải làm gì khác ngoài việc phải dừng lại ko ợ?

Vịt ko có vi sai trung tâm bác ạ, chế độ 4H và 4L thì sẽ nối cứng 2 cầu trước và sau, tương tự như khóa vi sai trung tâm ở các xe có vi sai trung tâm.

Em không hiểu đoạn này Bác Nam Vũ ơi. nếu không có vi sai trung tâm thì 2 trục luôn quay đồng tốc à? như vậy khi cài sang 2H thì nó có ngắt khóa cứng 2 trục đi không?

Vâng, con Vịt khi cài 4H hoặc 4L thì 2 trục trứoc sau quay cùng 1 tốc độ. Khi về 2H thì chỉ có trục sau quay thôi.

Thank bác vì những thông tin hữu ích nhé

Vịt chuyển từ 4H về 2H mà ko lùi thì cầu trước và láp trước vẫn quay nhưng ko nối vào hộp số phụ. Nặng hơn 1 chút, tốn xăng hơn 1 chút thôi.

Các Bác cho em hỏi tí a, CRV 2000 nhà em 4WD toàn thời gian nhưng không có công tác khoá vi sai, em mún tháo cầu trước ra có ảnh hu73ng gì không a?

Dạ không phải tốn xăng bác ạ, xe em 2.0 chạy 11l/100km thui, chú lái xe nhà em cứ bẩu tháo bớt cầu trước chạy cho nhe, em thì không dám đụng vào. Cám ơn các Bác nhé

Không dùng đến, tháo bán cho đội offroad độ nhé[b] chú lái xe nhà Bác nói đúng đấy. Để không phí thật, vụ này hỏi nhà NOZA lâu lâu dùng đến không nó hỏng [ theo Manu ] nhà NO nhể[b]

Page 5

Bác Nam Vũ ơi, con Vịt nhà mình gài cầu rồi có phải xuống văn bằng tay ở bánh trước không nhẩy, em thấy bánh trước nó cũng ghi. Hôm rồi đi bảo dưỡng vòng bi mấy bác bên Thành Tâm nói xe em bị mất Láp cầu trước, chẳng hiểu dư lào.

Các Bác cho em hỏi tí a, CRV 2000 nhà em 4WD toàn thời gian nhưng không có công tác khoá vi sai, em mún tháo cầu trước ra có ảnh hu73ng gì không a?

1, CRV của bác sao lại là "4WD toàn thời gian " ? ? ?
2, Cầu chủ động của CRV nếu là cầu trước thì khi tháo ra nó chạy bằng cầu nào ?
Theo em xe CRV của bác là một chiếc xe có hệ truyền động rất đặc biệt, không giống Vittara hay Pajero đâu , bác nên gọi cho người phụ trách kỹ thuật của Hon đa [ kô phải cố vấn dịch vụ đâu nhá ] để có cơ hội để hiểu rõ vợ mình hơn . Thân [b]

Chỉnh sửa cuối: 4/3/09

Suy luận cụ thể thì sẽ như thế này: Khớp Silicon nằm giữa cac-đăng sau,phần trước của nó cùng hộp số và bánh trước quay cùng tốc độ-khi phần này chênh lệch tốc độ so với bánh sau thì khớp đóng lại.Ta có xe 4x4.Sau đó nó nhả ra khi 2 cầu đồng tốc. Cắt cầu trước có thể hiểu là tháo trục láp trước :ohmy: Khi đó bắt đầu khởi hành lập tức khớp Silicon đóng ngay để bác có xe 4x4.Khớp lúc này hiểu là bánh trước quay nhanh quá so với bánh sau.Khi xe bắt đầu chạy 1 đoạn thì khớp nhả ra vì 2 phần của các-đăng sau cùng tốc độ,sau đó ga 1 phát nó lại đóng.Liên tục như vậy.

Kết quả là sẽ ăn ít xăng vì động cơ liên tục được ngắt lực kéo xuống bánh xe,tương tự như đi xe số tay mà bác đạp côn liên tục 1 phút 30 phát

Nhưng sau 10km thì cần thay 1 cái khớp silicon:6:

Ở xe loại này nếu thích thì tháo cầu sau,vẫn vận hành OK.Tuy nhiên lợi ích đem lại là âm [-] %,bởi lẽ cầu sau hoàn toàn bị động và chỉ làm việc khi cầu trước bị trượt:6:

Sự tiết kiệm ở đây là không có:6:

Bác Nam Vũ ơi, con Vịt nhà mình gài cầu rồi có phải xuống văn bằng tay ở bánh trước không nhẩy, em thấy bánh trước nó cũng ghi. Hôm rồi đi bảo dưỡng vòng bi mấy bác bên Thành Tâm nói xe em bị mất Láp cầu trước, chẳng hiểu dư lào.

KO cần bác ạ, Vịt có auto-hub mà. Còn hay mất cầu trước thì mời bác qua em rồi mình đi Xuân Mai 1 chuyến là biết ngay thôi mà :21::21::21::21:

NARVA

Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh [4H hoặc 4L] bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do [Free] sang chế độ khóa [Lock].

Đúng nghĩa hơn: //www.otofun.net/showthread.php?t=10348&page=2

Land

Khóa này 99% thời gian là ở vị trí mở, để cho các trục bánh xe và ruột cầu không tải đứng yên, khi cài cầu thì lái xe phải xoay khóa lại để nối dòng truyền lực tới bánh xe, cũng có loại được tự động kích hoạt khi cài cầu . Sau khi vượt khỏi chỗ đường xấu thì nên mở khóa ra . Các bác cần phân biệt rõ khóa vi sai và khóa đùm trục là 2 loại khác nhau có công dụng hoàn toàn khác nhau đấy nhá. Có những xe 4x4 mà kô có cả khóa VS lẫn khóa đùm trục đâu.

Chỉnh sửa cuối: 13/6/09

hôm nào mình phiat lải thử mới được

cho em hỏi ngu tý , ví dụ con vịt nhà em rơi vào nhửng trường hợp như sau thì có thoát được không ? 1 : cả hai bánh trước hoặc sau không chạm đất . 2 : một bánh trước bên trái + một bánh sau bên phải không chạm đất 3 : một bánh trước + một bánh sau cùng bên không chạm đất .

Trên xe em thấy ở các bánh ghi là auto là như thế nào hả các bác , có phải là lúc nào 4 bánh đều quay giống nhau không ? [ kể cả khi có bánh không chạm đất] , Các bác cao thủ trả lời hộ em cái , em cám ơn

Trường hợp 1 thì có thể thoát nếu 2 bánh ở cầu còn lại có độ bám tốt. Trường hợp 2+3 thì coi như xong, thế cho nên mới cần lắp khóa vi sai ARB ạ.

Cái AutoHub của Vịt là tự động gài cầu trước thôi bác ạ.

Trường hợp 1 thì có thể thoát nếu 2 bánh ở cầu còn lại có độ bám tốt. Trường hợp 2+3 thì coi như xong, thế cho nên mới cần lắp khóa vi sai ARB ạ.

Cái AutoHub của Vịt là tự động gài cầu trước thôi bác ạ.

Cái này sao em không hiểu bác , tự động ở chổ nào ? , muốn gài cầu trước toàn phải dừng xe chuyển số không mà bác Lắp khóa vi sai này có khó không bác ? , có phải thay cả cụm vi sai không ạ , hay bộ vi sai của vịt có chừa sẳn chức năng này rồi chỉ mua về lắp thôi phải không ?

Đọc bài các bác nói lúc sang số bỏ cầu trước trên vịt thì phải lùi xe 1, 2 m , sao cái này em đọc trong sách hướng dẩn của vịt không thấy nói đến , nếu không thực hiện đúng như các bác nói thì có ảnh hưởng nhiều đến độ bền xe không a ?

Chỉnh sửa cuối: 26/6/09

Cái này sao em không hiểu bác , tự động ở chổ nào ? , muốn gài cầu trước toàn phải dừng xe chuyển số không mà bác
Lắp khóa vi sai này có khó không bác ? , có phải thay cả cụm vi sai không ạ , hay bộ vi sai của vịt có chừa sẳn chức năng này rồi chỉ mua về lắp thôi phải không ?

Cái autohub sẽ tự động nối trục ngang vào bánh trước để truyền động cho bánh trước bác ạ. Một số xe có hub xoay tay như Land Cruiser liên doanh đời trước, khi gài 4x4 thì phải xuống xoay cái hub này. Khóa vi sai ARB Air-Locker: dùng áp suất không khí để đẩy chốt hãm, khiến cho 2 bên bánh quay với tốc độ bằng nhau.

Chi tiết: //www.arb.com.au/products/arb-air-lockers-accessories/

Giá cả: khoảng 1000 USD bác ạ

Bác Vũ cho em hỏi ngu tý nửa , trong trường hợp xe bị không chạm hai bánh trước hoặc sau thì kết cấu hộp số của Vịt như thế nào để truyền lực cho hai bánh còn lại a

Bác Vũ cho em hỏi ngu tý nửa , trong trường hợp xe bị không chạm hai bánh trước hoặc sau thì kết cấu hộp số của Vịt như thế nào để truyền lực cho hai bánh còn lại a

Khi cài chế độ 4H hoặc 4L thì hộp số phụ [transfer case] của Vịt luôn truyền động cho cả cầu trước và sau bác ạ. Vì thế nếu 2 bánh chạm đất mà có đủ độ bám thì vẫn có thể thoát dc.

Có 1 lần em bị rơi cả 2 bánh trước xuống 1 cái rãnh, 2 bánh sau nằm trên đất sỏi, chả bám được vào đâu cả nên vẫn phải gọi điện cho người thân mang dây đến kéo :21::21:

Khi cài chế độ 4H hoặc 4L thì hộp số phụ [transfer case] của Vịt luôn truyền động cho cả cầu trước và sau bác ạ. Vì thế nếu 2 bánh chạm đất mà có đủ độ bám thì vẫn có thể thoát dc.

Có 1 lần em bị rơi cả 2 bánh trước xuống 1 cái rãnh, 2 bánh sau nằm trên đất sỏi, chả bám được vào đâu cả nên vẫn phải gọi điện cho người thân mang dây đến kéo :21::21:

Theo em biết thì chức năng này trên các xe như escape hay terios không có phải không bác ? [ hai bánh trước hoặc sau không chạm đất là cứ quay tít phải không a ?]

Các bài viết hay quá ! Đọc hoài mà không biết chán! Cho em hỏi luôn 1 tí. Nissan Pathfinder có phải là xe 2 cầu không? Nếu có thì các bác cho em hỏi cách sử dụng luôn. Tại em đang đắm sai con này. Đang để dành tiền, vợ cả ậm ừ đồng ý rồi.

Gần nhà cũng có 1 chiếc, hôm nào rảnh sẽ chụp vài kiểu em nó post cho ae xem!

Theo em biết thì chức năng này trên các xe như escape hay terios không có phải không bác ? [ hai bánh trước hoặc sau không chạm đất là cứ quay tít phải không a ?]

Escape hay Terios nếu khóa vi sai trung tâm rồi, khi 2 bánh trước ko chạm đất thì vẫn truyền lực ra bánh sau dc bác ạ.

Các bài viết hay quá ! Đọc hoài mà không biết chán! Cho em hỏi luôn 1 tí. Nissan Pathfinder có phải là xe 2 cầu không? Nếu có thì các bác cho em hỏi cách sử dụng luôn. Tại em đang đắm sai con này. Đang để dành tiền, vợ cả ậm ừ đồng ý rồi.

Gần nhà cũng có 1 chiếc, hôm nào rảnh sẽ chụp vài kiểu em nó post cho ae xem!

Nissan Pathfinder là xe 2 cầu xịn luôn bác ạ, loại part-time 4WD. Chỉ được gài cầu khi ra khỏi đường nhựa bác nhé.

cám ơn các bác cho em mở mang kiến thức , quả thật từ trước tới giờ em không biết xe mình chỉ được gài cầu trước khi ra khỏi đường nhựa , hèn gì lúc gài cầu chạy trên đường nhựa em thấy nó cứ kỳ kỳ khi vào cua

Các bài viết hay quá ! Đọc hoài mà không biết chán! Cho em hỏi luôn 1 tí. Nissan Pathfinder có phải là xe 2 cầu không? Nếu có thì các bác cho em hỏi cách sử dụng luôn. Tại em đang đắm sai con này. Đang để dành tiền, vợ cả ậm ừ đồng ý rồi.

Gần nhà cũng có 1 chiếc, hôm nào rảnh sẽ chụp vài kiểu em nó post cho ae xem!

Nếu Nissan Pathfinder máy 3.0 thì gọi là 2 cầu xịn Bác ạ. Bác cố mà cứoi được em nó đi [b][b][b]

Page 6

Chuẫn ko cần chỉnh. Thank cụ very nhiều[b]

Cám ơn bác nhé, mình đang tìm bài này đây

chỉ khổ em thui crv bán tự động không tự chủ được theo các bác chít liền khe khe, bài này bổ văn ích lắm bác à.[b][b][b][b][b]

Nếu Nissan Pathfinder máy 3.0 thì gọi là 2 cầu xịn Bác ạ. Bác cố mà cứoi được em nó đi [b][b][b]

Bác làm ơn cho em hỏi ngu một chút là làm sao để kiểm tra xem cầu của pathfinder 3.0 có còn hoạt động không ạ[em vừa ăn hỏi một em đời 87, thứ 2 đi đón về ạ]

Các bác cho em hỏi về tình huống này nhé: Xe VITARA.

Em đã rất thông nguyên tắc chỉ cài cầu sau khi xe đã rời đường nhựa hoặc đường bê tông. Tuy nhiên em phải làm gì khi đối mặt với một đường bê tông dốc đứng > 20%, hẹp và hơi ngoằn ngoèo. Nếu chạy số 1 tại chế độ 2H thì xe lết rất ì ạch trong khi máy gào và xú páp gõ khòng khọc nghe xót xa lắm. Vậy em có được cài cầu và chuyển sang 4L không? [Thực tế là em đã chuyển sang số 2 chế độ 4L và xe đã leo qua con dốc đó rất nhẹ nhàng]

Các bác cho em hỏi về tình huống này nhé: Xe VITARA.

Em đã rất thông nguyên tắc chỉ cài cầu sau khi xe đã rời đường nhựa hoặc đường bê tông. Tuy nhiên em phải làm gì khi đối mặt với một đường bê tông dốc đứng > 20%, hẹp và hơi ngoằn ngoèo. Nếu chạy số 1 tại chế độ 2H thì xe lết rất ì ạch trong khi máy gào và xú páp gõ khòng khọc nghe xót xa lắm. Vậy em có được cài cầu và chuyển sang 4L không? [Thực tế là em đã chuyển sang số 2 chế độ 4L và xe đã leo qua con dốc đó rất nhẹ nhàng]

Lý tưởng nhất là thay cái hub auto thành hub tay ạ, để chế độ Free rồi cài 4L thì lực chỉ truyền xuống 2 bánh sau. Lúc đó thì coi như là 2L, 2 bánh trước lái thoải mái luôn [b][b]

Lý tưởng nhất là thay cái hub auto thành hub tay ạ, để chế độ Free rồi cài 4L thì lực chỉ truyền xuống 2 bánh sau. Lúc đó thì coi như là 2L, 2 bánh trước lái thoải mái luôn [b][b]

Ối! Xong. Thế là về cái máng lợn hả kụ. Thế coi như vẫn phải ì ạch leo dốc với tiếng gõ xú páp khòng khọc ạ?

Con này bác NV post lên nó là con gì ấy nhảy? Em rất khoái cái form vuông vững chãi và góc cạnh như em này. Em đoán nó là Land Rover xe của Anh có phải ko ợ?

ko hiểu sao con Merz G của em vòng cua rộng quá, nhiều chỗ ngã tư đã liếm sang 2 bên trước quay rồi mà nó vẫn rà sát vào mấy xe bánh mỳ vỉa hè. Em vẫn biết 2 cầu thì vòng qauy ko thể hẹp như sedan, nhưng hình như con của em vòng quay hơi quá lớn. Liệu có phải nó đang gài cầu hay gài cái gì đó mà em ko biết. Nếu ko phải thế thì có phải xe em có vấn đề về thước lái [vì khi em ôm hết volant cua thì có khi xe bị xuội, ko chạy, buông côn hay nhấp ga đều ko cứu được và chết máy]? Bình thường cần số phụ để ở chữ SA hay S ạh? 4 bánh xe của em ko có nút xoay hay vặn vào cầu gì cả, vậy thì nó vào trên xe sao nhể? Em mua con G này vì thích Merz - thích kiểu dáng vuông và thích vì nó hiếm hàng, chứ ko phải vì thích offroad, các bác khai minh cho em tí

Em thích mua 1 cái tời loại thực chất, có thể dùng cho con xe 2,3 tấn của em, mà vẫn đẹp mã luôn, các bác chỉ cho em với. SG có đội offroad nào ko nhỉ

Chỉnh sửa cuối: 19/4/10

Che do S dung tren duong nhua bac Nexus a

@ Nexus: Con đó là LandRover Defender bác ạ.
Mer G mua vì mục đích ấy thì phí quá, có bán không?

Kính các bác, em đã xem kỹ cái con vuông rất bắt mắt kia, biết nó là Land Rover nhưng ko biết loại, giờ thì search ra đúng nó là Defender rồi. Cái bác Quang ở HN - người chỉ cho em mua con G đấy cũng dặn đi dặn lại là thấy ai có Defender, cũ mới hay kể cả là đã chết nhưng xác còn ấm thì báo cho bác ý. Bác ý bảo con đấy thùng nhôm nên nó nhẹ, offroad còn tốt hơn cả G, hehe, mà lúc đấy em ko hình dung ra defender nó ntn. Đây Defender và G class đây: //www.youtube.com/watch?v=kAHcH53pv8k&feature=related @Raubac: 5 năm trước bàn luận về Merz em đã thổ lộ là em mê con S W144 và con G vuông rồi bác nhể. Cuối cùng thì em cũng xơi được nó, S thì hẵng hượm. Mua về vác ra khoe có cụ chủ gara trả ngay 25K, dưng em chã! Dễ thường 1 mình ông mê Merz chắc hê hê...

@Narva: hội offroad XV đã từng trưng hình và giá xe cuả em lên để bàn luận rồi đấy, nhưng lúc đấy giá xe em rao 30K nên các cụ ý chịu

Xe cuả em ngoại thất còn đầy đủ lắm, xịt nước gạt nứoc còn êm, nhưng nội thất hơi buồn, vì là xe đi rừng nên trông ko bắt mắt lắm. Em cũng ko biết xe này có ngăn chưá phụ tùng ở đâu ko nhỉ, vì 2 cái thùng ở dưới 2 ghế trước thì nó hơi bé, ko thấy cái kích cuả nó ở đâu, khoang sau nó có ngăn bí mật ở đâu ko mà em gõ gõ hoài chưa thấy Cần số phụ đã để về S, còn 2 cái núm gạt vi sai thì chưa gạt đi đâu cả. Hỏi mấy cậu kia thì nó bảo anh cứ gạt rồi thử thì biết ngay ý mà... nhưng thôi, cứ từ từ, các bác có vào SG công tác thì ghé em chơi 1tuần trà nhá! Xe em đây nà, mê lắm:


Cuối tuần rảnh không cụ Nexus ơi? Tụ tập cafe cho em ngắm con G của cụ cái

Nếu nó còn chạy được thì cho em lái thử phát nhá

E moi di off voi cac bac dip 30-4 ve thay khoai qua nen me luon. dang muon hoc hoi kinh nghiem de lan sau di voi cac bac se vui hon. Mong cac bac chi giao cho nhe. E cam on nhieu lam

Page 7

Bài viết bổ ích quá, rất tốt cho những ai đam mê offroad mà chưa có kinh nghiệm lái xe 2 cầu

bác nào chỉ dùm em cách dùng ford everest 4x4 với, em mới cưới được vợ 2 mà chưa biết sử dụng 2 cầu thế nào cả, nó có 1 cái nút ấn vào thì khi xe chạy thấy kêu cạch cạch không biết có làm sao không các bác?

Xe của bác hình như vẫn dùng cần số phụ để gài cầu, bác nên để nó ở chế độ 2H khi đi trên đường nhựa và bê tông.

Theo ngu ý của em mặc dù chưa ngịch cái loại đó nhưng loại đó hình như dẫn động toàn thời gian, như 4H ở Parero với 63% sau và 37% trước thì phải. Còn cái cần phụ: L - Cầu chậm, giảm tốc độ xuống còn khoảng 50% dùng cho lúc cần sức kéo lớn, leo dốc đứng, leo đá. N - Như số mo, em chả hiểu có tác dụng gì ngoài loại xe có tời cơ như của em. H - Cầu nhanh, là loại ta thường dùng và chắc là cụ xẽ để chế độ này đến khi bán xe. Cái công tắc mà cụ nói đó là khóa vi sai trung tâm dùng khi cần chuyển lực kéo xưống cầu trước và sau 50/50.

Cụ muốn biết thêm thì chịu khó đọc bài nhé! Em mổ cò ngại lắm mà cũng ứ biết nhiều, mà cụ cứ vác xe đi offroad là biết tính năng và khả năng của xe ngay mà.

hướng dẫn rất chi tiết,thanks cụ

Hay quá! Hay quá! Bổ ích quá!:41::41::41::41::41::41::41::41::41::41:
Thanks các bác.

cảm ơn bác Narva đã cho anh em những kinh nghiệm quý báu, hồi mới lái em cũng tý toi vì lái xe đường trơn trượt mà lại phanh gấp làm quay ngang xe, may ma quanh đấy không có cái xe nào khách không thì

giá mà được đọc bài của bác sớm hơn

Bài viết rất hay. cảm ơn bạn!

Bài viết của cụ rất tuyệt, rất nhiều kinh nghiệp để học hỏi. Nhưng cho em hỏi chút cài đoạn này "- Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp."

Nếu không cắt côn thì làm sao đề được khi số vẫn cài, đề nó phải lôi cả xe đi liêu có được không ạ!?

toàn những thông tin bổ ít.

Bài viết của cụ rất tuyệt, rất nhiều kinh nghiệp để học hỏi. Nhưng cho em hỏi chút cài đoạn này "- Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp."

Nếu không cắt côn thì làm sao đề được khi số vẫn cài, đề nó phải lôi cả xe đi liêu có được không ạ!?

Cài số 1 đề máy trên đường bằng thoải mái, xuống dốc còn dễ hơn bác ạ.

xe land sử dụng 2 cầu như thế nào là tốt nhất,các bác cho em chút ít thông tin và kinh nghiệm khi chạy em này .

em mòa cóa thì em thử liền àh

Chà chà chà ! Đi một ngày đàng học một sàng khôn/ Rất cám ơn Bác đã chia sẻ kinh nghiệm quý/ Thông tin rất xác đáng/

thanhk//

Hi ! Trường hợp này không rõ là xe gì ? nên không có ý kiến về đoạn trích/

Với xe tôi đã đi thì xử lý dùng phanh tay hãm xe, rồi thao tác như bạn nói/

Có cách nào biết là cái cầu sau nó đang hoạt động không các bác nhỉ? Em rình lúc nó turn rồi dừng xe lại xem thì không thấy 2 bánh sau quay. Xe em 2000 rav4.

Ý em là có cách nào kiểm tra được xem nó còn hoạt động không ấy ạ. Em để ý mấy lần turn không thấy 2 cái bánh sau nó quay gì cả mà vẫn thằng. Không hiểu còn sống hay đã nghẻo rồi các bác nhỉ?

xe land sử dụng 2 cầu như thế nào là tốt nhất,các bác cho em chút ít thông tin và kinh nghiệm khi chạy em này .

Theo em thì nó cũng như các xe khác thôi . - Bình thường thì luôn để 2H - Đường trơn , trời mưa thì gài 4H

- Offroad thì để 4L là ok. Trước kia tkhi chưa "nghiện offroad" em nhớ ko lần xe e chỉ dùng 4L một hai lần / 2-3 năm sử dụng, còn bây giờ thì ..........nhiều lắm

Page 8

Ý em là có cách nào kiểm tra được xem nó còn hoạt động không ấy ạ. Em để ý mấy lần turn không thấy 2 cái bánh sau nó quay gì cả mà vẫn thằng. Không hiểu còn sống hay đã nghẻo rồi các bác nhỉ?

Bác kiếm vũng bùn nào to lao xe xuống là biết ngay thôi mà !

Ý em là có cách nào kiểm tra được xem nó còn hoạt động không ấy ạ. Em để ý mấy lần turn không thấy 2 cái bánh sau nó quay gì cả mà vẫn thằng. Không hiểu còn sống hay đã nghẻo rồi các bác nhỉ?

Bác kích 1 bánh sau lên, gài cầu rồi nhè nhẹ đạp ga 1 chút, nếu kích đổ thì nghĩa là có cầu trước. Còn chuẩn nữa thì cho xe lên cầu nâng xem cho rõ.

Các bác cho em hỏi Pajero v6-3000 gài 4L và N như thế nào ? em gài 4H thì thấy đèn 4b sáng nhưng không gài qua N và 4L được

Bài tổng hợp hay quá các cụ ạ

thách kụ nào đọc hết đó

Em mạn phép in ra thành tài liệu riêng cho mình rồi, chân thành cảm ơn OF và các bác.

Cám ơn chủ thớt rất nhiều ạ.
Cho em hỏi ngu tí chiếc ford ranger 4x4 XL 2009. nó cũng ghi 2H 4H 4L. Vậy khi đang chạy có chuyển từ 2h sang 4h được ko ạ. Còn 4H-4L có chạy được trên đường nhựa ko các cụ.

Cám ơn chủ thớt rất nhiều ạ.
Cho em hỏi ngu tí chiếc ford ranger 4x4 XL 2009. nó cũng ghi 2H 4H 4L. Vậy khi đang chạy có chuyển từ 2h sang 4h được ko ạ. Còn 4H-4L có chạy được trên đường nhựa ko các cụ.

Xe của bác chuyển 2H-4H khi đang chạy được, nhưng em nghĩ tốt nhất là nên dừng lại, ngó nghiêng đường xá 1 tý đã. Xe ko có khóa si sai trung tâm nên ko dùng 4H và 4L trên đường nhựa bác nhé.

Xe của bác chuyển 2H-4H khi đang chạy được, nhưng em nghĩ tốt nhất là nên dừng lại, ngó nghiêng đường xá 1 tý đã. Xe ko có khóa si sai trung tâm nên ko dùng 4H và 4L trên đường nhựa bác nhé.

Bác ơi thế cái xe mà không có 2H, 4H, 4L mà chỉ có mỗi cái 4WD thì thế nào ?????

tác giả viét rất chuẩn , đọc rồi nhưng vấn đề thực hành mới quan trọng . chúng tôi liên tục đi đường khó khăn dốc trơn toàn đất sét , nghiêng xe thường xuyên . sử dụng Land Cruiser và Zil 131 .

Sử dụng xe hai cầu Toppic và bài viết rất hay! cảm ơn bác NamVu nhiều!

[em mới zô đây nên chưa biết viết gì, chân thành gửi các bác nhiệt tình lời cảm ơn]

Nhà cháu sẽ ghi số điện thoại của cụ Namvu, nhỡ có việc cần thì nhờ cụ giúp với nhé!

Page 9

Cụ Nam Vũ cho em hỏi tí! Em chạy Ranger 2009, khi gặp đường bùn lầy, trơn trượt em thường thao tác như này bác xem đúng chưa nhé: - Đầu tiên em stop xe lại, ra mo! đó đạp côn chuyển cần số cài cầu từ 2H sang 4L! Sau đó cài số chính rồi xuất phát!

Khi đó trên táp lô đèn cả 4 bánh xe đều sáng, đi được vài mét đèn chữ RFW trên táp lô bật theo:

- Đi qua đoạn đường xấu dừng hẳn xe lại, đạp côn chuyển từ 4L về 2H như ban đầu! Lúc này đèn 4 bánh trên táp lô tắt nhưng chữ RFW vẫn sáng, muốn nó tắt hẳn phải ấn công tắc này RFW:

Câu hỏi đặt ra ở đây là:

1. Em đi như vậy đúng kỹ thuật chưa? [đi như vậy là do em học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề cho lắm]

2. Nếu cứ để đèn RFW sáng [em hiểu nôm na là khóa vi sai] mà chạy tiếp sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? 3. Loại đường nào thì dùng 4L, loại đường nào thì dùng 4H, tốc độ bao nhiêu thì hợp lý? 4. Khi cài cầu [ cả 4H và 4L] có hạn chế đánh lái sang hai bên không?

5. Hôm rồi ngồi trên 1 con Ranger khác, lúc đi vào đường cát [bãi biển] thấy ông lái xe [hình như] vừa đi vừa cài cầu được! Ông lái xe mặt cứ khó đăm đăm nên em cũng không muốn hỏi!

Thôi để về đây nhờ bác tư vấn vậy! Bác rúp em nhá!

Chỉnh sửa cuối: 9/2/12

Nút RFW là nút NHẢ HUB chứ xe bác kg có nút khóa vi sai. Hiểu nôm na là HUB khóa bánh xe trước vào cầu trước , còn 4H 4L khóa cầu trước vào cầu sau, 1 trong 2 cái khóa này không làm việc đồng nghĩa bác không có dẫn động cầu trước. Khi bác đóng 4H hoặc 4L , HUB tự động đóng Khi bác chuyển về 2H , HUB không thể tự nhả do cấu tạo của cầu trước, bác cần ấn nút RFW để nhả HUB

Cách điều khiển của bác rất chuẩn xác về mọi mặt, đúng như hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Xe máy dầu rất khỏe nhưng tốc độ tua máy thấp, không cần về 4L; chỉ về 4H là đủ rồi bác ạ. Nếu chuyển từ 2H sang 4H thì xe đang chạy vẫn cài cầu được [nhà sx cho phép] nhưng từ H sang L thì đa phần phải dừng hẳn.

Xe máy dầu rất khỏe nhưng tốc độ tua máy thấp, không cần về 4L; chỉ về 4H là đủ rồi bác ạ. Nếu chuyển từ 2H sang 4H thì xe đang chạy vẫn cài cầu được [nhà sx cho phép] nhưng từ H sang L thì đa phần phải dừng hẳn.

Có xe nào ko cần dừng vẫn chuyển 4H sang 4L dc ko bác Kar?

Với tớ thì đa phần các xe có cơ cấu cài cơ khí vẫn chuyển được từ 4H sang 4L được ở tốc độ HỢP LÝ

Nút RFW là nút NHẢ HUB chứ xe bác kg có nút khóa vi sai. Hiểu nôm na là HUB khóa bánh xe trước vào cầu trước , còn 4H 4L khóa cầu trước vào cầu sau, 1 trong 2 cái khóa này không làm việc đồng nghĩa bác không có dẫn động cầu trước. Khi bác đóng 4H hoặc 4L , HUB tự động đóng Khi bác chuyển về 2H , HUB không thể tự nhả do cấu tạo của cầu trước, bác cần ấn nút RFW để nhả HUB

Cách điều khiển của bác rất chuẩn xác về mọi mặt, đúng như hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cám ơn bác đã giải thích! Có điều em vẫn thắc mắc là tại sao người ta vừa đi vừa cài cầu được! Em thử 1 lần thấy nó kêu "khẹc khẹc", không vào được số! Sợ ảnh hưởng đến hộp số nên em không dám thử lại! Và nếu cứ để HUB mà chạy tiếp nó sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Chỉnh sửa cuối: 9/2/12

Xe máy dầu rất khỏe nhưng tốc độ tua máy thấp, không cần về 4L; chỉ về 4H là đủ rồi bác ạ. Nếu chuyển từ 2H sang 4H thì xe đang chạy vẫn cài cầu được [nhà sx cho phép] nhưng từ H sang L thì đa phần phải dừng hẳn.

Có khi thế thật! Em chưa vào thử 4H! Để lúc nào xe về em thử xem sao!

Đúng là trước đây Mitsu nổi tiếng với kiểu chuyển cầu Shift On the Fly; nhưng bây giờ thì hãng nào cũng có thể có được công nghệ này từ các nhà cung cấp lớn như Borg Warner. Đến bán tải như Ranger 2012 cũng xài rồi nên anh Dũng Mỏ cũng chả nên thần tượng Pajero quá

Đúng là trước đây Mitsu nổi tiếng với kiểu chuyển cầu Shift On the Fly; nhưng bây giờ thì hãng nào cũng có thể có được công nghệ này từ các nhà cung cấp lớn như Borg Warner. Đến bán tải như Ranger 2012 cũng xài rồi nên anh Dũng Mỏ cũng chả nên thần tượng Pajero quá

Người đi tiên phong thì mới đáng được người ta tôn sùng chứ. K có kiểu chuyển cầu đó thì làm sao Pajero vô địch Pari-Dakar 10 năm được, tạo nên được h.ảnh dòng xe SUV nổi tiếng, Ranger thì có bao giờ chạy được Pari-Dakar đâu, mà theo chú thì đến tận bản 2012 mới có kiểu chuyển cầu học theo giống Mitsu

Có xe nào ko cần dừng vẫn chuyển 4H sang 4L dc ko bác Kar?

MER G bác ạ Nó làm hộp số phụ theo kiểu bánh răng hành tinh, đi loạn xạ cài lung tung thoải mái, tuy nhiên phải tránh việc tua máy đang cao mà X2 phát nữa thì buồn cười.

KAR nó bốc phét cũng hợp lý, cấu tạo hộp số phụ khi cài cầu chậm nó chuyển bánh răng, đang đi mà cài rơi luôn số phụ xuống đường đấy

Mấy ông cứ khen nhầm Pajero , em hỏi các bác thằng nào chạy Paris -Dakar mà chạy 1 cầu xong chuyển 2 cầu xong chuyển 1 cầu?Tất cả chạy trên cát dùng 2 cầu hết các bố ạ. Nó ăn ở cái khác chứ kg phải hệ HUB đóng nhả. Ví dụ như chia lực 63/37 hợp lý hơn 60/40 [ leo dốc dài thử để 4H xem có dễ hơn kg nhé anh Dũng] Ví dụ động cơ 6G74 độ cổ hút Dual

Ví dụ như càng kg cần dài lắm

Em thấy con Hummer Buggy chạy Dakar [đội này về nhì năm vừa rồi] nó có mỗi cầu sau ạ.

Tùy theo kiểu chạy mà nsx đưa ra cấu hình hợp lý. Paris Dakka bây giờ thiên về hướng rally phải ưu tiên tốc độ nên chạy 1 cầu là bình thường. Bây giờ mà còn tha Pajero vào thi thì về được đích là may

Mitsu giờ chạy Paris Dakka cũng chuyển sang dùng CUV sát-xi liền phát triển từ Lancer rồi đó bác Mỏ. Chân dung nhà vô địch vài mùa gần đây là VW Touareg 1 cầu này Nam Vũ.

Thôi đi chỗ khác chém nhé

Chỉnh sửa cuối: 9/2/12

Thông tin bổ ích quá các cụ ợ

Phải đưa máy ra sau mới nói chuyện chạy 1 cầu trên cát được chứ, đề pa nó đứng im luôn tại chỗ . Mấy cái 1 cầu trên chắc < 1 tấn hết.

Thời xưa dùng xe nguyên bản nâng lên bản Rally chứ bây giờ nó chế tạo với mục đích chạy Paris-Dakar, để giảm trọng lượng quăng luôn cầu trước

Chỉnh sửa cuối: 9/2/12

MER G bác ạ Nó làm hộp số phụ theo kiểu bánh răng hành tinh, đi loạn xạ cài lung tung thoải mái, tuy nhiên phải tránh việc tua máy đang cao mà X2 phát nữa thì buồn cười.

KAR nó bốc phét cũng hợp lý, cấu tạo hộp số phụ khi cài cầu chậm nó chuyển bánh răng, đang đi mà cài rơi luôn số phụ xuống đường đấy

Bác này lý thuyết ghê bỏ m ịa quê tôi có cái xe tên là hai cầu mà lái xe tên là Sông Hồng đang đi từ 4H sang 4L bình thường mà hộp số phụ có rơi ra đâu? Bác có cần số điện thoaị của Sông Hồng k?

Page 10

Bác này lý thuyết ghê bỏ m ịa quê tôi có cái xe tên là hai cầu mà lái xe tên là Sông Hồng đang đi từ 4H sang 4L bình thường mà hộp số phụ có rơi ra đâu? Bác có cần số điện thoaị của Sông Hồng k?

Hoàn toàn chuyển đc 4H-4L & ngược lại khi xe đang chạy mà, xe e toàn chạy thế suốt, có rơi gì ra đâu, cả hộp số phụ lẫn xe

Kết luận Loạt bài hướng dẫn sử dụng xe hai cầu xin được kết thúc tại đây. Bạn cần kết hợp các hướng dẫn trong loạt bài này với việc thực hành của bản thân, bắt đầu từ mức độ dễ cho đến khó hơn để cùng nhau luyện tập và thử nghiệm trên các con đường mòn của Tổ quốc.

Bác Nam Vũ cho em hỏi về con Subaru forester dùng S-AWD thì cơ cấu truyền mô men xoắn tới các bánh của nó như thế nào? Và với hệ dẫn động S-AWD thì khả năng offroad của nó có tương đương những xe có khóa vi sai trung tâm + khóa vi sai cầu sau không?

Phải đưa máy ra sau mới nói chuyện chạy 1 cầu trên cát được chứ, đề pa nó đứng im luôn tại chỗ . Mấy cái 1 cầu trên chắc < 1 tấn hết.

Thời xưa dùng xe nguyên bản nâng lên bản Rally chứ bây giờ nó chế tạo với mục đích chạy Paris-Dakar, để giảm trọng lượng quăng luôn cầu trước

Bác cho em hỏi về con Subaru forester dùng S-AWD thì cơ cấu truyền mô men xoắn tới các bánh của nó như thế nào? Và với hệ dẫn động S-AWD thì khả năng offroad của nó có tương đương những xe có khóa vi sai trung tâm + khóa vi sai cầu sau không? Mà nếu so sánh khả năng offroad của nó với Pajero thì thằng nào hơn hả bác?

Bác Nam Vũ cho em hỏi về con Subaru forester dùng S-AWD thì cơ cấu truyền mô men xoắn tới các bánh của nó như thế nào? Và với hệ dẫn động S-AWD thì khả năng offroad của nó có tương đương những xe có khóa vi sai trung tâm + khóa vi sai cầu sau không?

S-AWD thực tế cũng giống như 1 hệ thống 4x4 có vi sai trung tâm, lực từ động cơ qua hộp số chính vào hộp số phụ, ở đây có vi sai trung tâm cho phép 2 trục cacdang trước và sau quay với tốc độ khác nhau, khi đó cả 4 bánh đều nhận được lực kéo.

Em ko rõ Subaru hiện nay có khóa vi sai trung tâm không? Vi sai cầu sau thì chắc chắn là xe Forester nguyên bản ko có rồi, xe đời mới có thể sử dụng hệ thống ABS để phanh bánh xe đang bị trượt lại, tác dụng gần như khóa vi sai sau. Forester của bác đời nào nhỉ?

S-AWD thực tế cũng giống như 1 hệ thống 4x4 có vi sai trung tâm, lực từ động cơ qua hộp số chính vào hộp số phụ, ở đây có vi sai trung tâm cho phép 2 trục cacdang trước và sau quay với tốc độ khác nhau, khi đó cả 4 bánh đều nhận được lực kéo.

Em ko rõ Subaru hiện nay có khóa vi sai trung tâm không? Vi sai cầu sau thì chắc chắn là xe Forester nguyên bản ko có rồi, xe đời mới có thể sử dụng hệ thống ABS để phanh bánh xe đang bị trượt lại, tác dụng gần như khóa vi sai sau. Forester của bác đời nào nhỉ?

"Vi sai cầu sau thì chắc chắn là xe Forester nguyên bản ko có rồi" -> Em nghĩ là có vi sai cầu sau chứ, chỉ không có khoá vi sai thôi. EM hỏi con Forester thế hệ mới nhất bác ạ. Cơ mà em thì đang tìm hiểu chứ chưa sở hữu con này.

À vâng e nói tắt, là khóa vs sau ạ.

cám ơn các bác cho em mở mang kiến thức , quả thật từ trước tới giờ em không biết xe mình chỉ được gài cầu trước khi ra khỏi đường nhựa , hèn gì lúc gài cầu chạy trên đường nhựa em thấy nó cứ kỳ kỳ khi vào cua

các cụ cho e học hỏi kinh nghiệm 1 chút ạ

Bác NAM VŨ cho em hỏi . Nếu là đường nhựa, tuy nhiên là dốc rất cao xe không thể lên bằng 2H hoặc 4H . Vậy lúc đó ta vẫn phải cài 4L để cho xe bò lên chứ [ Mặc dù khuyến cáo ko cài 4L trên đường nhựa]

Bác NAM VŨ cho em hỏi . Nếu là đường nhựa, tuy nhiên là dốc rất cao xe không thể lên bằng 2H hoặc 4H . Vậy lúc đó ta vẫn phải cài 4L để cho xe bò lên chứ [ Mặc dù khuyến cáo ko cài 4L trên đường nhựa]

Nếu đi chậm thì cũng đỡ hại hơn bác ạ, và hạn chế quay volang trên 90 độ

Nếu đi chậm thì cũng đỡ hại hơn bác ạ, và hạn chế quay volang trên 90 độ

Nếu là dốc thẳng thì chắc là ok bác nhỉ ! Cụ cho em hỏi câu nữa, nếu cái dốc đường nhựa đó dính một ít bùn gây trơn, trượt thì kinh nghiệm của bác ntn, cái này đường nhựa ở quê rất dễ bắt gặp

Nếu là dốc thẳng thì chắc là ok bác nhỉ ! Cụ cho em hỏi câu nữa, nếu cái dốc đường nhựa đó dính một ít bùn gây trơn, trượt thì kinh nghiệm của bác ntn, cái này đường nhựa ở quê rất dễ bắt gặp

Dốc thẳng thì đi thoải mái bác ạ. Nếu trên dốc có bùn trơn thì nên lấy đà từ bên dưới, đến gần chỗ có bùn thì thẳng lái và hơi ngớt ga để quán tính đẩy xe đi qua chỗ đó rồi mới đạp ga tiếp, như thế sẽ tránh bị xoáy bánh gây văng xe ạ.

Xe của em là Pajero số AT, gài cầu có các chế độ 2H, 4H, 4HLC, 4LLC. Cụ NAM VŨ cho em hỏi: 1. 4HLC và 4LLC có giống như 4H và 4L như cụ nói ở trên không? 2. Em leo dốc Tam Đảo hay Ba Vì thì đi 4H, hay 4HLC, hay 4LLC hả cụ?

3. Em toàn đi trong phố nên chỉ đi 2H [cầu sau] thì cầu trước để lâu không đi thì có vấn đề gì không?

1. 4HLC và 4LLC có giống như 4H và 4L như cụ nói ở trên không? Vâng nó giống như 4H và 4L của các xe 4x4 thông thường 2. Em leo dốc Tam Đảo hay Ba Vì thì đi 4H, hay 4HLC, hay 4LLC hả cụ? Dốc đấy đường nhựa và bê tông có độ bám cao thì chỉ nên chạy 4H thôi bác ạ 3. Em toàn đi trong phố nên chỉ đi 2H [cầu sau] thì cầu trước để lâu không đi thì có vấn đề gì không?

Thi thoảng bác nên đóng 4H chạy đường nhựa 1 tý cho dầu mỡ nó lưu thông. Pa nhiều con hay bị lỗi rơ le gài cầu đấy.

Page 11

Bài viết hay, cảm ơn cụ đã chia sẻ.

Cám ơn cụ, bài viết rất hay
Cụ cho hỏi thêm về chạy 2 cầu khi xuống dốc thì như thế nào? Có tác dụng j` không? [bài dài quá có thể cháu đọc chưa hết]

Cám ơn cụ, bài viết rất hay
Cụ cho hỏi thêm về chạy 2 cầu khi xuống dốc thì như thế nào? Có tác dụng j` không? [bài dài quá có thể cháu đọc chưa hết]

Nên cài 2 cầu khi xuống dốc trơn trượt để tăng khả năng hãm của động cơ cho cả 4 bánh bác ạ, nếu có cầu chậm 4L thì dùng càng tốt. Khi đó xe sẽ lăn xuống chậm hơn, dễ kiểm soát tay lái mà ko cần dùng phanh.

Thank bác đã chia sẻ nhé.

Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của mình. Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh toàn thời gian [full time 4WD] thì bạn cần biết được xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không. Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn lầy nhẹ mà thôi. Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập gềnh, đường có lớp cát trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian [part time 4WD] thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh [2H] sang chế độ truyền động bốn bánh [4H hoặc 4L], hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe, việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ [transfer case] hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi cần số phụ/ nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh [4H hoặc 4L] bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do [Free] sang chế độ khóa [Lock].

Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe [ground clearance], góc tiếp cận và góc thoát [approach angle/departure angle], góc vượt đỉnh dốc [ramp breakover angle] đều rất đáng quan tâm.

Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc [cầu và vi sai gắn liền thành một khối] thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.

Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị chạm phần mũi xe. Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc thoát từ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời chướng ngại vật càng cao.

Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.

Mình chưa bao giờ được cầm lái 1 con 2 cầu

chưa bao giờ cầm dc 1 con bán tải, mà mấy cụ cho mình hỏi con có phải ghế sau của bán tải cứng hơn ghế trước không ạ

cảm ơn bác đã chia sẻ cho anh em

bài viết hay, học hỏi kinh nghiệm a e.

Cảm ơn bài viết vô cùng bổ ích của bác Nam Vũ. Chúc bác một năm mới mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc, tiếp tục khai sáng nhiều kiến thức bổ ích cho anh em trên cộng đồng. Từ khi cưới 1 em Vit 2004 làm vợ mới, mấy lần định qua xưởng của bác để thẩm mĩ cho em nó mà vẫn chưa qua được. Bác cho mình hỏi bộ giá nóc + 4 đèn cho em nó giờ là bao nhiêu xèng ạ? Chỗ bác có thì gủi giúp cái hình cho mình được ko ạ? HAPPY NEW YEAR 2019

Bài viết rất chi tiết và bổ ích. Cảm ơn cụ

Video liên quan

Chủ Đề