Cách chiết cành vú sữa

I. Cách trồng cây vú sữa

Cách trồng cây vú sữa

1. Chú ý trong chọn lựa giống cây vú sữa

Thông thường việc nhân giống cây vú sữa thường được áp dụng bằng phương pháp chiết cành.Lựa chọn những giống câymang lại năng suất cao với độ tuổi trong khoảng 6 10 năm tuổi để thực hiện chiết cành, tạo ra những cây con khỏe mạnh trước khi trồng. Trên cây, ưu tiên chọn cánh bánh tẻ tuyệt đối không sâu bệnh, độ tuổi trung bình từ 14 16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hóa gỗ. Cần chú ý rằng không sử dụng các cạnh vượt làm cách chiết.

Ngoài ra, phương pháp ghép cũng được lựa chọn để nhân giống vú sữa. Thực hiện ghép áp cành treo bầu, ghép mắt được áp dụng phổ biến để nhân giống cây được thực hiện thuận lợi, hiệu quả.

2. Kỹ thuật làm đất và đào hố trồng cây vú sữa

Trước trồng cây vú sữa khoảng 15 20 ngày,làm đất và đào hốtại vị trí giữa mô như sau:

  • Rộng 40 50cm
  • Chiều sâu khoảng 20 25cm
  • Sử dụng phần đất dưới hố đào lên trộn với 20kg hỗn hợpphân hữu cơ,100gDAP,ø 200 300g phân lân.

3. Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Quá trìnhtrồng cây vú sữacó những tiêu chuẩn, có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo tuân thủ. Lúc đó việc có thể trồng cây hiệu quả theo yêu cầu là điều được đảm bảo tốt:

  • Đặt cây nằm ở vị trí thắng đứng, mặt bầu nằm ngang với mô đất.
  • Cắt bỏ đi phần vỏ bầu sau đó lấp đầy hỗn hợp đất lên trên và nén chặt.
  • Thực hiện việc cắm cọc cố định lên cây cho chắc chắn sau đó tưới nước.
  • Sau khi trồng cần chú ý che bóng cho cây để tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trực tiếp thời gian từ 1 2 năm đầu.
  • Sử dụng rơm rạ, hay lá mục phủ lên phần gốc đảm bảo giữ ẩm cho đất được thực hiện tốt với tiêu chuẩn tủ gốc nằm cách phần rễ từ 40 50cm.

II. Cách chăm sóc cây vú sữa

Cách chăm sóc cây vú sữa

Chăm sóc định kì

Chăm sóc vú sữa định kì là yêu cầu bắt buộc để việc chăm sóc giúp cây phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất. Việc chăm sóc khi thực hiện định kỳ cũng có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ đầy đủ. Cụ thể chính là:

  • Tưới nước: yêu cầu cần cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cây phát triển, nhất là trong mùa khô, hoặc khi trái đang lớn, và khi sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: sử dụng cỏ, rác, cây phân xanh, phủ gốc giúp phòng trừ hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng cỏ dại mọc. Ngoài ra, cần chú ý tiến hành xới phá váng sau mỗi đợt mưa to, đặc biệt là mua kéo dài. Chú ý tới làm cỏ ở vụ xuân vào thời điểm tháng 1 2 và vụ thu ở thời điểm tháng 8 9. Đồng thời việc tiến hành xới gốc 2 3 lần/ năm cũng cần được thực hiện để phòng trừ cỏ dại hiệu quả.

Cắt tỉa và tạo hình

Đối với thời điểm các năm đầu tiên việc tỉa bớt cành át gốc, chỉ để lại vị trí các cành mọc ở trên cao, cành phân bố đều hướng cần được chú ý. Việc làm này tạo cơ hội cho tán cây tròn hơn, việc khống chế được chiều cao của cây không quá 5m được thực hiện tốt như yêu cầu. Ngoài ra, chú ý tiến hành cắt bỏ đi những cành vượt bên tron tán, cành bị sâu bệnh, hay canh phụ ôm đã yếu, có nguy cơ mắc sâu bệnh, Đảm bảo tán thông thoáng, đồng thời cũng kích thích ra thêm chồi mới được thực hiện tốt.

Thời điểm sau mỗi vụ thu hoạch vú sữa cần tiến hành cửa bỏ 1 2 cành ở vị trí cao, có ít lá và có tình trạng sinh trưởng kém, không tươi tốt lý tưởng như yêu cầu. Tiến hành cửa cành chỉ để lại chiều cao từ 50 60cm được tính từ gốc cành. Yêu cầu vết cưa khi thực hiện cần có độ nghiêng khoảng 45 độ tránh tình trạng đọng nước. Ngoài ra, chú ý dùng sơn phết lên vị trí mặt cưa đầy đủ.

Ở thời điểm khoảng 30 ngày sau khi cửa thì các chồi mới sẽ mọc lên từ vị trí đó, chú ý tải bỏ bớt, chỉ để lại khoảng 2 3 chồi khỏe, đảm bảo phân bố đều theo các hướng. Tới khi chồi đã phát triển chiều cao khoảng 50cm thì lúc này việc bấm đọt để loại bỏ đỉnh sinh trưởng cần làm để việc kích thích chồi phân cành dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, thời gian này cần chú ý theo dõi, đảm bảo các loại côn trùng không xuất hiện, phá hoại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cây.

Yêu cầu đối với kỹ thuật trẻ hóa của cây vú sữa cần được thực hiện sau thời điểm cây đủ 20 năm tuổi. Việc trẻ hóa này cần được thực hiện trong thời gian kéo dài từ 2 3 năm với đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn được áp dụng. Thực hiện trẻ hóa từng phần theo từng năm để chắc chắn cây vẫn có khả năng cho thu hoạch ở một mực độ nhất định. Đối với các cành mới sau khi trẻ hóa sẽ tiếp tục ra trái, cho thu hoạch sau thời gian khoảng 15 18 tháng.

Bón phân


Chọn các loạiphân bón chất lượng, bón phân đầy đủ, đúng cách là yêu cầu bắt buộc, đảm bảo giúp vú sữa có được điều kiện phát triển tốt nhất, lý tưởng nhất. Việc bón phân cho cây vú sữa cũng cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mới mang lại hiệu quả ứng dụng cao, mang lại giá trị thiết thực cho quá trình phát triển của cây:

Chú trọng bón phân đúng cách tạo điều kiện cho cây phát triển tốt

  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản: ở năm đầu tiên việc bón phân cần tuân thủ yêu cầu sử dụng 2kgNPK 16-16-8hòa cùng 200 lít nước để tưới đều đặn cho cây. Vào thời điểm từ năm thứ 2 trở đi thì lương phân bó cần sử dụng sẽ là 2kgNPK 20-20-15để bón làm 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng.
  • Ở thời kỳ kinh doanh: vào thời gian khoảng 5 năm sau khi trồng lúc này cây vú sữa đã cho trái ổn định và cũng là thời điểm mà vườn cây bước vào giai đoạn kinh doanh. Việc bón phân càng cần chú trọng để đảm bảo năng suất cao mỗi vụ. Việc bón phân cần được tuân thủ đúng kỹ thuật vào các giai đoạn cụ thể là xử lý khi ra hoa, đậu quả, quá trình nuôi quả và trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng.
  • Lượng phân bón sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cụ thể dựa trên năm tuổi và sản lượng thực tế:
    + Lần đầu tiên:ở giai đoạn xử lý trước khi ra hoa chúng ta cần sử dụng bón 1-2 kg/cây/lần bằngNPK 20-20-15hoặc bằngphân hòa tan Solufertđể kích thích ra hóa.
    + Lần thứ 2:Khi vú sữa đã đậu trái với mỗi trái đường kính trung bình khoảng 1cm thì lúc này việc sử dụng 1-2 kg/cây/lầnNPK Seven cây ăn trái.
    + Lần thứ 3:Trong giai đoạn trái lớn với đường kính khoảng 3cm thì lúc này bón 1-2 kg/cây/lầnNPK Seven cây ăn trái.
    + Lần thứ 4:Thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng chúng ta dùng 1-2kgNPK 12-12-18giúp trái thơm ngon, ngọt hơn.

Yêu cầu chung là mỗi lần bón cần cách nhau thời gian khoảng 2 tháng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành bón phân chúng ta dọn sạch vật liệu ủ gốc, xới rãnh với độ sâu 5 10cm tại vị trí 2/3 đường kính của tán cây sau đó bón phân vào rãnh, ủ lại vật liệu lên gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 7 ngày liên tục.

Trồng và chăm sóc cây vú sữa đúng cách, đúng tiêu chuẩn là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Tìm hiểu thông tin, có đượckỹ thuật chuẩn xác và khoa học để trồng cây vú sữagiúp người nông dân có thêm một loại cây trồng mang tới giá trị kinh tế cao, đảm bảo việc có thêm nguồn thu nhập cho gia đình được thực hiện tốt.

Video liên quan

Chủ Đề