Cách dạy học sinh lớp 5

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.57 KB, 30 trang )

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

I . PHẦN MỞ ĐẦU
I.1- Lí do chọn đề tài
I.1.1- Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là
môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến
thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao
động. Đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, ngoài ra toán
học nó còn giúp phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt năng lực trừu tượng
hóa, khái quát hóa, khả năng tư duy và hợp lý và diễn đạt đúng. Các suy luận
đơn giản kích thích trí tưởng tượng. Đó cũng chính là một phần quan trọng
trong mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học. Để đáp ứng được mục tiêu trên, người
giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhất
là trong giai đoạn hiện nay. Dạy học môn Toán phải thực hiện được mục tiêu
mới và quan trọng đó là: Giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ
năng về môn Toán để giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống
hàng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng để góp
phần thực hiện mục tiêu nói trên. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên không
chỉ nắm vững nội dung, mục tiêu bài học mà phải có phương pháp giảng dạy
phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh.
Đối với học sinh, học tốt môn Toán là có thể học tốt các môn học khác.
Việc giúp các em học tốt môn học, học có phương pháp, có hệ thống là mục tiêu
hàng đầu được đặ ra trong mọi tiết học. Để làm được việc đó, người giáo viên
cần giúp học sinh phân tích các dạng toán nhằm nhận biết được đặc điểm, bản
chất dạng toán, từ đó lựa chọn được phương pháp giải thích phù hợp và có kết
quả vì toán học có sự logic cao.
Môn Toán ở Tiểu học gồm 5 mạch kiến thức được bố trí xen kẽ nhau ở mỗi
lớp học , trong đó nội dung về số thập phân, các phép tính về số thập phân là
một trong những nội dung trọng tâm của lớp cuối cấp bậc Tiểu học và được đưa
vào giữa học kỳ I của lớp 5 và kiến thức này hầu như xuyên suốt trong phần còn


1

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

lại của môn Toán lớp 5 đó là bất kể phép tính trong các bài toán ở nội dung toán
học khác đều có liên quan đến số thập phân.
Số thập phân được đưa vào chương trình toán 5 như là một công cụ biểu
diễn số đo đại lượng và nhằm trang bị cho học sinh những phương tiện tính toán
thường được dùng trong đời sống hàng ngày. Nó là cầu nối giữa toán học và
thực tiễn. Nó chiếm vị trí rất qua trọng trong chương trình Toán 5.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
Môn Toán là một môn học đồng hành với các em theo suốt cả quá trình
học tập, nó có tầm quan trong rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của các em. Là
một môn học giúp học sinh rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ.
Đối với học sinh tiểu học thì tư duy trực quan và hình tượng chiếm ưu thế hơn.
Nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức trực quan cảm tính. Các em lĩnh hội
kiến thức, quy tắc, khái niệm toán học và thực hành thao tác đều dựa trên bài
toán mẫu cụ thể, diễn đạt bằng lời lẽ đơn giản. Khả năng phân tích, tổng hợp
làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức này với kiến thức khác trong quá trình lĩnh
hội kiến thức mới cũng như trong quá trình thực hành chưa sâu sắc. Năng lực
phán đoán, suy luận còn thấp. Nhưng đến giai đoạn lớp 4,5, đặc biệt là lớp 5 các
em đã có sự phát triển mạnh mẽ về tư duy trừu tượng. Đặc điểm này là cơ sở
thuận thuận lợi để hình thành khái niệm toán học mới, hình thành loại số mới Số thập phân
Số thập phân là loại toán còn mới đối với các em cho nên việc hình thành
khái niệm Số thập phân là công việc rất khó khăn. Để phù hợp với tư duy trực
quan của của lứa tuổi việc hình thành khái niệm số thập phân và các phép tính
đối với số thập phân phải trải qua nhiều bước khác nhau trong đó chủ yếu là dựa

vào phép đo đại lượng, trước hết là số đo độ dài. Trong dạy học phần này giáo
viên thường không nắm vững hoặc không làm rõ được mối quan hệ giữa số thập
phân, cấu tạo số thập phân của số với số đo độ dài, phân số thì sẽ dẫn đến khó
khăn trong việc tiếp thu kiến thức về số thập phân của học sinh, học sinh rất dễ
sa vào tình trạng hiểu bài máy móc, không có cơ sở tin cậy, giáo viên còn áp đặt
kiến thức. Trong thực tế giảng dạy của phần lớn giáo viên, tôi nhận thấy việc
2

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

học sinh tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức một cách chủ động và phát huy tính
tích cực của mình trong quá trình học còn hạn chế.
Để nâng cao chất lượng dạy học cũng như phát huy được tính tích cực của
học sinh trong dạy học toán nói chung và trong dạy học phần Số thập phân nói
riêng là một việc làm rất cần thiêt đối với mỗi giáo viên. Trong quá trình giảng
dạy và nghiên cứu về phần Số thập phân tôi đã rút ra một số kinh nhiệm giúp
cho học sinh học tốt hơn phần toán học này trong chương trình lớp 5 nên tôi đã
chọn đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập
phân đặc biệt là 4 phép tính cộng, trừ nhân, chia với số thập phân.
I.2-Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho giáo viên hiểu biết đầy đủ và có hệ
thống về số thập phân.
- Thông qua việc điều tra nghiên cứu thực trạng dạy và học ở địa phương
để tìm ra những khó khăn thiếu sót và sai lầm của học sinh trong quá trình học
số thập phân.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi sai mà học sinh mắc
phải trong quá trình làm các bài tập về số thập phân từ đó đề ra các biện pháp

khắc phục để đạt được kết quả cao.
Qua việc nghiên cứu giúp tôt nâng cao hiểu biết cho bản thân, giúp tôi tìm
ra phương pháp truyền thụ kiến thức, cách thực hành các kiến thức về số thập
phân đến cho học sinh một cách ngắn gọn, nhẹ nhàng hơn, giúp các em tiếp thu
bài giảng chủ động và tích cực hơn để góp phần nâng cao kiến thức , kỹ năng
khi học về phần số thập phân.
Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập
phân mong muốn mang lại cho học sinh lớp 5 có được giờ học Toán nhẹ
nhàng mà đạt chất lượng cao. Qua việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh
chưa học tốt môn Toán từ đó bản thân tôi có những kinh nghiệm thích hợp
nhằm nâng cao chất lượng học toán của học sinh trong nhà trường nói chung
và trong lớp 5 nói riêng.
I.3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Toán ở Trường PTCS Đại
Dực.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được khi học phần
kiến thức về số thập phân.
+ Các phương pháp giảng dạy của giáo viên khi dạy học phần số thập
phân.
I.4-Thời gian và địa điểm
I.4.1-Thời gian
- Tháng 9 chọn và đặt tên cho kinh nghiệm của minh.

- Tháng 12 viết đề cương kinh nghiệm.
- Tháng 5 hoàn thành kinh nghiệm.
I.4.2-Địa điểm
- Kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình giảng dạy và dự giờ thăm lớp ở
khối lớp 5 đặc biệt là học sinh lớp 5B tại trường PTCS Đại Dực.
I.5-Phương pháp nghiên cứu
I.5.1- Phương pháp nghiên lý luận.
- Nghiên cứu các tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phương
pháp dạy học môn Toán, sách giáo khoa Toán, một số tài liệu hưỡng dẫn giáo
viên giảng dạy môn Toán lớp 5.
I.5.2-Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Tình hình giảng dạy của bản thân, các phương pháp dùng trong giảng dạy
- Trao đổi với giáo viên và học sinh khối 5 trong trường về những khó khăn
sai sót trong quá trình dạy và học về phần số thập phân.
- Tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được sau khi học xong
chương trình lớp 5.
I.5.3-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu các bài làm của học sinh.
I.5.4-Phương pháp thực nghiệm
- Dạy thực nghiệm hai tiết toán cho học sinh lớp 5 do bản thân chủ nhiệm.
4

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

I.5.5-Phương pháp quan sát
- Theo dõi, quan sát học sinh khi các em thực hiện các phép tính với số
thập phân và các kiến thức có liên quan về số thập phân.

- Dự giờ thăm lớp quan sát sự phối hợp dạy và học của giáo viên và học
sinh có tác động hài hòa hay chưa dẫn đến những kết quả tốt hay có mặt hạn chế
cần khắc phục.
I.5.6-Phương pháp tổng hợp đánh giá
- Tổng hợp phân loại các lỗi thành các nhóm lỗi chủ yếu, lý giải nguyên
nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
I.5.7-Phương pháp tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.
I.6-Đóng góp mới của kinh nghiệm
- Phát hiện ra một số nguyên nhân dẫn tới những sai sót trong quá trình học
tập của học sinh về phần số thập phân.
- Đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân, một số biện pháp giúp hs lớp 5
học tốt phần toán về số thập phân để giáo viên khác tham khảo từ đó nâng cao
kỹ năng cho học sinh trong việc làm các bài tập có liên quan đến số thập phân.
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương I- Tổng quan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân.
II.1.1- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với tầm quan trọng xuyên suôt quá trình học tập của học sinh lớp 5, số thập
phân trong chương trình toán 5 chỉ là nững kiến thức mở đầu của số thập phân,
nhưng lại là kiến thức cơ bản và là nền tảng cho quá trình học tập môn toán và
các môn học khác trong chương trình Tiểu học cũng như các cấp sau này. Về
mặt thực tiễn, số thập phân được sử dụng hàng ngày trên hầu hết các hoạt động
thực tiễn cho nên có thể xem khái niệm số thập phân là chìa khóa để kết nối giữa
toán học và thực tiễn. Về mặt sư phạm, nó có mối liên hệ khăng khít giữa đo đại
lượng và việc sử dụng số thập phân.việc học tốt khái niệm số thập phân và biết
thực hành thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân chia số thập phân sẽ giúp cho
5

Hà Thị Hường



Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

học sinh biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng về số thập ohaan như; đo
lường, tính tie lệ phần trăm... khi học các môn khoa học, lịch sử địa lý và các
môn học khác.
Chính vì vậy tôi nghĩ đây là một vấn đề đã được nhiều nhà chuyên môn
nghiên cứu, giáo viên giảng dạy quan tâm và có nhiều sáng kiến cũng như
những kinh nghiệm được đưa ra và chia sẻ cùng đồng nghiệp.
II.1.2-Cơ sở lý luận
Học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi mà khả năng tri giác cũng như trí nhớ
của các em còn hạn chế. Trí tưởng tượng cũng như óc sáng tạo của các em còn ở
mức độ đơn giản, dựa vào cụ thể trực quan và hiện tượng cụ thể. Học sinh ghi
nhớ máy móc, không có nội dung, tính chủ động của các em còn yếu.
Phương pháp dạy học toán là một bộ phận của khoa học, nó cung cấp cho
học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Môn Toán là một trong những bộ môn của nhà trường nên phải thực hiện
theo nguyên tắc giáo dục. Đó là nguyên tắc ngôn ngữ gắn liền với tư duy kỹ
năng thực hành tính toán.
II.1.3-Cơ sở thực tiễn
Mục tiêu mà học sinh lớp 5 cần đạt sau khi học xong Toán 5 nói chung nhất
là học xong số thập phân và 4 phép tính với số thập phân, học sinh phải đạt
được các yêu cầu cơ bản sau:
+Nhận biết được số thập phân. Biết số thập phân có phần nguyên và
phần thập phân. Biết đọc, viết so sánh số thập phân. Biết sắp xếp một nhóm các
số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
+Biết cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân, có
nhớ không quá hai lượt.
+Biết thực hiện phép nhân có tích là số tự nhiên, số thập phân có không
quá ba chữ số ở phần thập phân.

+ Biết thực hiện phép chia, thương là số thập phân hoặc số tự nhiên có
không quá 3 chữ số ở phần thập phân.

6

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

Trong chương trình Toán Lớp 5 nội dung kiến thức chương Số thập phân
gồm các bài sau:
Phần Số thập phân gồm:
- Khái niệm số thập phân
- Hàng của Số thập phân, Đọc, viết số thập phân.
- Số thập phân bằng nhau.
- So sánh hai số thập phân.
- Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Phần các phép tính đối với số thập phân gồm:
- Cộng hai số thập phân.
- Tổng nhiều số thập phân.
- Trừ hai số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên .
- Nhân một số thập phân với 10,100,1000,
- Nhân một số thập phân với một số thập phân .
- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
- Chia một số thập phân cho 10,100,1000,
- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập

phân.
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
Chương II-Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1- Những kiến thức cần nắm trước khi học Số thập phân.
1. Phân số:
- Học sinh cần biết và hiểu rõ Trong phân số, tử số chính là số bị chia,
mẫu số chính là số chia.

7

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân
3
=3:4
4

- Ví dụ

2. Phân số thập phân:
- Học sinh biết và hiểu được khái niệm: Phân số thập phân là những phân
số có mẫu số là 10, 100, 1000,....
- Ví dụ:

3 16
37
124

;
;
;

10 100 1000 10000

3. Hỗn số:
- Học sinh hiểu và nắm được: Hỗn số gồm có phần nguyên và phần phân số
( phần phân số bao giờ cũng bé hơn 1)
- Ví dụ:: 2

3
4

Trong đó : 2 là phần nguyên;

3
là phần phân số <1
4

4. Các đơn vị đo:
- Học sinh thuộc và hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng
đơn vị đo khối lượng, độ dài, đo diện tích.
+ Trong bảng đơn vị đo khối lượng và đo độ dài thì đơn vị lớn gấp 10
lần đơn vị, đơn vị bé bằng 0,1 đơn vị lớn kề nó.
Ví dụ:

3m = 30 dm;

3dm =


3
m; .
10

( Hay muốn đổi các đơn vị đo ta làm như sau: Nếu đổi đơn vị lớn về đơn
vị bé liền kề thì ta nhân với 10, nếu đổi từ đơn vị bé về đơn vị lớn liền kề thì ta
chia cho 10.
+ Trong bảng đo diện tích thì đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn liền
kề nó, đơn vị bé bằng

1
đơn vị lớn hơn liền kề nó.
100

Lưu ý: Dơn vị ha ( đọc là héc-ta) cũng là đơn vị đo diện tích
1ha=1hm2 = 10000 m2
Ví dụ

6m2 = 600dm2; 6dm2 =

8

6
m2;
100

Hà Thị Hường



Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

( Hay muốn đổi các đơn vị đo ta làm như sau: Nếu đổi từ đơn vị lớn về
đơn vị bé liền kề thì ta nhân với 100, nếu đổi từ đơn vị bé về đơn vị lớn hơn liền
kề nó thì ta chia cho 100)
II.2.2- Chuẩn kiến thức cần đạt về kiến thức và kĩ năng trong việc dạy học
số thập phân trong chương trình Toán 5.
1- Khái niệm ban đầu về số thập phân:
- Nhận biết được số thập phân: biết đọc, viết các số thập phân.
- Nhận biết được hốn số và biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số:
biết đọc, viết hỗn số, chuyển một hỗn số thành một phân số.
- Nhận biết được cấu tạo số thập phân: biết số thập phân có phần nguyên và
phần thập phân; biết so sánh số thập phân; biết sắp xếp một nhóm các số thập
phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
2- Phép cộng và phép trừ các só thập phân.
- Biết cộng, trừ các số thập phân có ba đến bốn chữ số ở phần thập phân.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: a) 39,205 + 8,677;

b) 61,429 - 9,165

- Biết sử sụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số
thập phân trong thực hành tính.
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiên nhất:

6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,6

- Biết tính giá trị các biểu thức có không quá ba dấu phép tính cộng, trừ
có
hoặc không có dấu ngoặc
Ví dụ: a) 5,27 + 14,35 + 9,25 ;


b)18,64- ( 6,24 + 10,5)

- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
Ví dụ: Tìm x: a) x + 4,32 = 8,67;

b) x - 3,64 = 5,86;

3-Phép nhân các phân số:
- Biết thực hiện phép nhân có tích là số tự nhiên, số thập phân có không
quá ba chữ số ở phần thập phân.
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Ví dụ: a) 12,6 × 3 ;

b) 25,8 × 1,5;
9

c) 0,24 × 2,7
Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,... hoặc với 0,1; 0,01;
0,001;...
Ví dụ: Tính nhẩm a) 1,4 × 10

2,1 × 100


b) 5579 × 0,1

5,32 × 1000

67,19 × 0,01

7524 × 0,001

- Biết sử dụng một số tính chất của phép nhân trong thực hành tính giá trị
của các biểu thức số.
Ví dụ: a) Tính : 7,38 × 1,25 × 80
b) Tính bằng hai cách: ( 6,75 + 3,25 ) × 4,2 ;
4- Phép chia các sô thập phân
- Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân không
có ba chữ số ở phần thập phân trong một số tường hợp:
+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một
số thập phân.
+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+ Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Ví dụ: a) 235,5 : 25 ;

b) 882 : 36;

c) 9 : 4,5;

d) 8,216 : 5,2

- Biết chia nhẩm một số thập phân cho 10,100,1000;...hoặc 0,1; 0,01;0,001
Ví dụ: Tính nhẩm a) 43,2 : 10;

b) 32 : 0,1 ;

2,32 : 100;

999,8 : 1000

934 : 0,01

0,225 : 0,001

- Biết tính giá trị biểu thức số thập phân có đến ba dấu phép tính.
Ví dụ: Tính a) 38, 92 + 12,7 × 3,2

b) 128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32

- Biết tìm thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia với số thập
phân.
Ví dụ: Tìm x a) x × 1,8 = 72

b) x : 2,5 = 4,02

c) 25 : x = 1,25

5- Tỉ số phần trăm
- Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại.
Ví dụ: Ở một trường Tiểu học,cứ 100 học sinh thì có 40 học sinh giỏi.
Thì tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường là 40%
- Biết đọc,viết tỉ số phần trăm
10


Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Biết viết một phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số thần trăm thành
phân số.
Ví dụ: a) Viết

1
thành tỉ số phần trăm
2

1
50
=
= 50%
2
100

b) Viết 75% thành phân số tối giản

75% =

75 3
=
100 4

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần
trăm với một số tự nhiên; chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác không.

- Biết:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm một sô phần trăm của một số
+ Tìm một số biết một số phân trăm của số đó.
6- Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết viết các số đo đại lượng ( đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích)
dưới dạng số thập phân dựa trên mối quan hệ giữa các đơn vị đo .
II.2.3-Thực trạng
II.2.3.1-Thực trạng
- Với đặc điểm chung của học sinh Trường PTCS Đại Dực là 100% các em
học sinh dân tộc thiểu số và con hộ nghèo. Phần lớn các em ít được sự quan tâm
giúp đỡ của gia đình do phụ huỵnh các em không có kiến thức cũng như ít có
thời gian quan tâm nên việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình học
tập còn hạn chế. Một vài học sinh chưa có tinh thần tự học nên gặp khó khăn
trong vấn đề học Toán, điều đó tạo nên sự khó khăn nhất định cho giáo viên.
- Qua thực tế dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà trường cũng như
các giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện tôi thấy việc dạy các bài trong môn
Toán chương Số thập phân tôi nhận thấy học sinh hay còn mắc phải một số khó
khăn và sai sót sau:
1- Lỗi sai do chưa hiểu khái niệm ban đầu về số thập phân, chưa hiểu rõ
mối liên hệ giữa số thập phân và số tự nhiên, số thập phân và phân số.
- Khi học về khái niệm số thập phân do chưa hiểu rõ bản chất khái niệm số
thập phân nên nhiều học sinh còn nhầm lần giữa phần nguyên và phần thập
11

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân


phân; khi chuyển từ số thập phân hoặc hỗn số thành số thập phân và ngược lại,
nhiều em còn chuyển sai, nhất là các trường hợp số chữ số ở tử số ít hơn số chữ
số ở mẫu số.
Ví dụ; Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân.
2
37
= 0,2 ;
100
1000

= 0,37 ;

1954
= 195,4
100

Ví dụ 2: Chuyển số thập phân thành phân số thập phân
0,05 =

5
13067
; 13,067 =
10
100

- Các em còn hiểu máy móc các hàng của số thập phân và chưa nắm chắc
cách đọc số thập phân nên khi viết còn lúng túng.
Ví dụ: Năm đơn vị, chín phần trăm, một đơn vị học sinh viết là: 5,019 hặc
5,190.
- Khi học về số thập phân băng nhau, một số học sinh bỏ tất cả các chữ số 0

ở phần thập phân và viết.
Ví dụ: 35,020 = 35,2 hoặc 80,01 = 80,1.
- Hay khi làm bài tập 3 trang 30 sách giáo khoa Toán 5, học sinh khắng
định.
0,100 =

100
10
1
; 0,100 =
đều đúng , còn 0,100 =
là sai nhưng chưa giải
1000
100
100

thích được vì sao.
- Khi học về so sánh hai số thập phân, nhiều học sinh hiểu là: Số thập phân
nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì phân số đó lớn hơn.
Ví dụ:

6,73 > 6,375 hoặc : 84,2 < 84,19

- Cũng chính vì chưa hiểu rõ bản chất khái niệm số thập phân nên các em
thường xác định sai số dư ở phép chia số thập phân( trường hợp phép chia có
dư)
Ví dụ: 22,4 18
44
8


1,2

hay 22,44
44

18
1,24

84
12
12

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Học sinh thường xác định số dư là 8 đơn vị và 12 đơn vị mà không hiểu
được ở phép chia 22,4: 8 = 1,2 dư 0,8 và phép chia 22,44 : 18 =1,14 dư 0,84
2- Lỗi sai do nhầm lẫn giữa phần nguyên và phần thập phân của một số
thập phân, nhầm lẫn giữa các quy tắc cộng trừ,nhân chia số thập phân.
- Khi viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
học sinh thường nhầm lẫn giữa các đơn vị đo độ dài và diện tích.
Ví dụ: 3m7cm =3,7m hoặc16,5 m2 = 16m2dm2 hay 16,5 m2 = 1m2 65 dm2
- Khi học về các phép tính cộng hai hay nhiều số thập phân, sai lầm cơ bản
nhất của học sinh là cách đặt tính. Đặc biệt trong các trường hợp số chữ số ở
phần nguyên và phần phập phân không bằng nhau, các em đặt tính thẳng hàng
thẳng cột như đặt tính với số tự nhiên rồi đánh dấu phẩy theo số hạng thứ hai.
Ví dụ :


57,648

hoặc

0,75

+

+

35,37

0,09

611,85

0,8

- Khi trừ hai số thập phân HS lại mắc phải sai lầm khi thực hiện phép trừ
có nhớ.Đặc biệt là trong trường hợp các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít
hơn cgữ số ở phần thập phân của số bị trừ.
Ví dụ:

75,5

hoặc

60

30,26


12,45

45,36

48,45

3- Lỗi sai do không nắm vững quy tắc nhân, chia số thập phân; Lỗi sai do
quên đánh dấu phẩy ở tích.
- Khi học về nhân số thập phân, nhiều học sinh thường mắc phải một số
sai lầm cơ bản như: đặt cả dấu phẩy ở tích riêng hoặc không đặt đúng dấu phẩy
ở tích ( theo quy tắc) mà đặt dấu phẩy như khi thực hiện phép tính cộng và trừ
số thập phân hoặc quên không đánh dấu phẩy ở tích
Ví dụ:

6,8
× 15

34,0

Hoặc

16,25 ;
× 6,7

0,256
×

11375
13


8
2 048
Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

68

975,0

102,0

1088,75

- Khi học phép chia số thập phân, do chưa nắm vững quy tắc chia số thập
phân trong các trường hợp cụ thể; chưa hiểu rõ bản chất của việc gạch bỏ dấu
phẩy ở số bị chia, số chia hay viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bị chia nên khi
thực hiện phép tính, các em còn lúng túng dẫn đến mắc nhiều sai lầm .
- Khi học phép chia một số thập phân cho một số thập phân, học sinh
thường lúng túng khi gặp trường hợp các chữ số ở phần thập phân của số bị chia
ít hơn số chia, các em thực hiện kĩ thuật tính theo quy tắc nhưng sau khi chia
hết các số ở số bị chia và còn số dư thì lại không đánh dấu phẩy vào thương rồi
tiếp tục thêm 0 vào số dư để chia tiếp.
Ví dụ :

0,36

9


36 0,4
0

43

52

430

8,2

140

29,50 2,36
5 90

12

118

36
4- Lỗi do học sinh không nắm chắc kiến thức về mối quan hệ giữa các
đơn vị đo đại lượng đã học.
- Khi viết các số đo khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích các em hay bị
nhầm lẫn vị trí các đơn vị đo, không xác định được là đổi từ đơn vị lớn sang đơn
vị bé hay ngược lại.
Ví dụ

12m= 120 dam hoặc 12m= 0,12 dam


5- Lỗi do học sinh không nhận biết được các yếu tố trong một bài toán về tỉ
số phần trăm.
- Khi làm bài tập về tìm tỉ số phần trăm của hai số các em thường hay nghĩ
rằng phải lấy số lớn chia cho số bé.
Ví dụ : Tính tỉ số phần trăm của 45 và 61 các em hay lấy 61 : 45
- Học sinh hay bị nhầm lẫn giữa hai dạng bài toán Tìm một số biết một số
phần trăm của số đó và Tìm một số phần trăm của một số.
II.2.3.2- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
1- Nguyên nhân khách quan:
14

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

1.1- Đối với giáo viên: Giáo viên chưaa chú trọng ngay từ ban đầu việc hình
thành và khắc sâu kiến thức về khái niệm số thập phân cho học sinh
1.2- Đối với học sinh: Do ở lứa tuổi các em khả năng ghi nhớ còn hạn chế
nhất là đối với học sinh vùng cao việc ghi nhớ nhiều quy tắc, chú ý trong phần
toán về số thập phân là một khó khăn lớn với các em.
2- Nguyên nhân chủ quan:
- Nội dung chương trình dạy học số thập phân, các phép tính với số thập
phân ở sách giáo khoa Toán 5 thời lượng ít, các em chưa được luyện tập thực
hành nhiều để nắm vững khái niệm số thập phân và rèn luyện kĩ năng tính toán
với số thập phân.
- Do học sinh tiếp thu bài một cách thụ động; một số em chưa chú ý nghe
giảng nên nhiều em không nắm vững kiến thức cơ bản về số thập phân.
- Kỹ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ,nhân, chia với số tự nhiên một số

học sinh vẫn thực hiện chưa thành thaọ
II.2.3- Biện pháp
Từ những kinh nghiệm trong thời gian giảng dạy lớp 5 và thực tế lớp tôi
chủ nhiệm và giảng dạy môn toán sau đây là một số kinh nghiệm của bản thân
nhằm khắc phục những lỗi mà học sinh hay mắc phải trong khi học phần số thập
phân:
Biện pháp 1: Nắm vững khái niệm ban đầu về số thập phân.
1.1.Nắm vững khái niệm ban đầu về số thập phân:
Để giúp học sinh nắm vững khái niệm ban đầu về số thập phân thì trước hết,
người giáo viên Tiểu học cũng phải có những kiến thức cơ bản, hiểu rõ bản chất
khái niệm số thập phân.
Ngay ở bài đầu tiên để phù hợp với tư duy trực quan của học sinh Tiểu học
việc giới thiệu số thập phân phải gắn liền với phép đo đại lượng.
1.2 Nắm vững bản chất khái niệm số thập phân cấu tạo số thập phân.
Cách đọc, viết số thập phân..
- Nhắc nhở các em cần ghi nhớ số thập phân gồm hai phần: phần nguyên ở
bên trái dấu phẩy, phần thập phân ở bên phải dấu phẩy.
15

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Để giúp các em viết đúng số thập phân giáo viên cần hướng dẫn học sinh
nắm vững cấu tạo của số thập phân bằng cách viết từng chữ số của phần nguyên
và phần thập phân vào từng hàng của số thập phân theo cấu tạo các hàng như
sau:
Phần nguyên
Hàng

Hàng
Hàng

Viết

trăm

chục

đơn vị

Phần thập phân
Phần
Phần
Phần
mười

trăm

nghìn

Ví dụ: Viết số thập phâncó:
a)

Bốn đơn vị, sáu phần mười

b)

Chín mươi sáu đơn vị, bảy phần trăm


c)

Một trăm ba mươi hai đơn vị, năm phần mười, tám phần trăm

Học sinh thực hành viết số, xác định từng chữ số ở mỗi hàng rồi điền vào
bảng như trên.
1.3 Để giúp học sinh làm tốt các bài tập về phần phân số bằng nhau, giáo
viên phải nhấn mạnh yêu cầu bỏ( hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải
dấu phẩy; nếu học sinh nhầm lẫn khi bỏ (hoặc thêm) chữ số 0 ở giữa thì phải
giải thích cho các em hiểu vì sao không làm được như vậy.
Sau mỗi bài tập trong từng trường hợp, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải
thích cách làm để phát hiện cách hiểu sai lầm của học sinh để kịp thời sửa chữa
ngay tại lớp.
Ví dụ: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số
thập phân viết dưới dạng gọn hơn
Học sinh đã làm: 3,0400 = 3,4
Giáo viên phải giải thích: Chữ số 4 ở phần thập phân của số 3,0400 là ở
hàng phần mười, vì vậy các em làm như trên thì giá trị của chữ số 4 đã bị thay
đổi, từ đó giúp các em hiểu và viết đúng: 3,0400= 3,04
1.4 Khi so sánh các số thập phân trong trường hợp các số thập phân có
phần nguyên bằng nhau, giáo viên cần nhấn mạnh: Không phải số thập phân
nào gồm nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn mà phải dựa vài giá trị của các số ở
hàng tương ứng
16

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân


Ví dụ: 5,84>5,796. Vì ở hàng phần mười có 8>7
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm vững mối liên hệ giữa số thập phân với
số tự nhiên, số thập phân với phân số.
2.1. Mối liên hệ giữa số thập phân với số tự nhiên:
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được rằng căn phòng dài 6m thì cúng có
nghĩa là dài 6m0dm0cm nên ta có thể viết 6m =6,00m. Do đó, 6=6,00. Có nghĩa
là: Tất cả các số tự nhiên đều được coi là số thập phân mà phần thập phân gồm
toàn chữ số 0.
Sau đó cho học sinh lấy thêm nhiều ví dụ cụ thể để các em hiểu rõ bản chất
của vấn đề này
2.2 Mối liên hệ giữa số thập phân và phân số:
Từ việc hình thành khái niệm số thập phân, giáo viên có thể lấy thêm nhiều
ví dụ khác để giúp học sinh hiểu được: Bất cứ số thập phân nào cũng bằng một
phân số thập phân.
Ví dụ: Số thập phân 12,47 bằng tổng của 12 +
số

4 7
+ . Tổng này bằng phân
10 10

1247
100

Như vậy, số thập phân 12,47= phân số

1247
100

Ngược lại: Bất cứ phân số thập phân nào cũng bằng một số thập phân.

Ví dụ:

1247
27
=12,47;
=2,7 vv...
100
10

Biện pháp 3 :Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia số thập phân.
- Sau khi đã hướng dẫn học sinh rút ra được quy tắc sau mỗi bài toán ví dụ,
luôn luôn nhắc nhở các em ghi nhớ quy tắc đó giáo viên cần lưu ý cho học sinh:
+ Hai điểm cần đặc biệt lưu ý cho học sinh khi thực hiện phép tính cộng,
trừ số thập phân là:
Khi đặt tính, hai dấu phẩy phải đặt thẳng cột với nhau.
Khi cộng (hoặc trừ), nếu một số không có chữ số nào đó ở bên phải
phần thập phân thì coi chữ số đó bằng 0. Đặc biệt là ở phép trừ, khi gặp trường
17

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

hợp chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn chữ số ở phần thập phân của số
trừ, để giúp học sinh tránh nhầm lẫn thì giáo viên nên hướng dẫn các em viết
thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ để số chữ số ở
phần thập phân của số trừ và số bị trừ bằng nhau rồi mới thực hiện phép tình trừ.
Điểm chú ý ở phép nhân số thập phân là thao tác đếm tổng chữ số ở

phần thập phân của cả hai thừa số để đánh dấu phẩy ở tích
Bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số chia là ta đã nhân số chia với
10; 100; 1000;...; Do đó, khi gấp số chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số
bị chia lên bấy nhiêu lần để giá trị của thương không thay đổi.
Trong phép chia số thập phân, có thể xác định được số dư của mỗi
bước chia, còn số dư của phép chia lại phụ thuộc vào việc xác định thương . Có
nghĩa là: giá trị của số dư phụ thuộc vào số chữ số ở phần thập phân của thương.
Nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của số
dư có bấy nhiêu chữ số.
Ví dụ : Phép chia 22,44 : 18
22,44
44

18
1,24

84
120
12
Với thương là 1,24 thì số dư là 0,12
Ví dụ : Phép chia 22,44
44

18
1,246

84
120
120
12

Với thương là 1,246 thì số dư là 0,012

18

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

Biện pháp 4 : Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tổ
chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức:
Đây là một biện pháp rất quan trọng và rất cần thiết để thực hiện nguyên lí
giáo dục Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, Nhà
trường gắn liền với xã hội góp phần thiết thực trình quá trình thực hiện mục
tiêu và nhiệm vụ giáo dục Tiểu học đồng thời góp phần đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học Toán theo tinh thần cập nhật hoá nội dung dạy học , làm
cho nội dung dạy học Toán gắn với thực tiễn của điạ phương giúp học sinh tăng
cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp của môn toán để giải
quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Để giúp HS biết vận dụng kiến thức kĩ năng được học về số thập phân vận
dụng vào thực tế cuộc sống, giáo viên cần làm được các công việc cụ thể sau:
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành đo lường, tính toán, giải
toán có nội dung thực tế:
Sau mỗi bài dạy, giáo viên nên khai thác phát triển một số bài toán
giúp học sinh vận dụng những kiến thức vừa được học về số thập phân vào thực
tế. Chẳng hạn: Sau bài dạy về: Khái niệm số thập phân, giáo viên nên phát
triển thêm các bài tập về thực hành đo đại lượng như :
+ Thực hành đo chiều dài cái sân nhà em
+ Thực hành cân để đo khối lượng của quyển sách Toán 5

Sau mỗi bài học về các phép tính về cộng ,trừ, nhân , chia số thập
phân, giáo viên nên cập nhật hoá nội dung thực tế của các bài toán có lời văn
bằng cách:
+ Thường xuyên đổi mới nội dung thực tế của bài toán có lời văn (trong
SGK) cho phù hợp với những vấn đề đang diễn ra ở cộng đồng.
Hướng dẫn học sinh thu thập tư liệu trong thực tế rồi lập và giải một
số bài toán có nội dung thực tế gắn với những vấn đề cấp bách đang cần giải
quyết ở địa phương.

19

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

Ví dụ: Lớp 5A có 13 học sinh, trong đó có 1 học sinh xếp loại học lực giỏi,
2 học sinh xếp loại học sinh yếu còn lại là số học sinh xếp lọa học lực khá. Hỏi:
a) Số học sinh học xếp loại học lực yếu chiếm bao nhiêu phần trăm số học
sinh của cả lớp ?
b) Số học sinh học xếp loại học lực giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học
sinh của cả lớp ?
c) Số học sinh học xếp loại học lực khá chiếm bao nhiêu phần trăm số học
sinh của cả lớp ?
Chương III- Bài học kinh nghiệm
Để nâng cao hiệu quả khi dạy học toán nói chung và dạy học chương Số
thập phân trong chương trình Toán lớp 5 nói riêng thì giáo viên cần lưu ý:
-Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và cần phải xác
định rõ trọng tâm của bài học.
- Nắm vững các đối tượng HS trong lớp, có kế hoạch giảng dạy phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học và sáng tạo. Đây là
một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong giảng dạy.
- Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định
hướng đổi mới phương pháp dạy học toán.
- Giáo viên cần phải chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt của mình để thể hiện
được rõ trọng tâm của bài dạy.
- Trong từng tiết học cần khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học
sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp.
- Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu.
- Đối với cộng, trừ số thập phân giáo viên cần nhấn mạnh cách đặt tính
và vị trí đặt dấu phẩy (các số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau ; dấu phẩy
đặt thẳng cột với dấu phẩy).
- Phép nhân số tự nhiên với số thập phân hay số thập phân với số thập
phân giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết cách đếm các chữ số của phần
thập phân và cách đặt dấu phẩy ở tích chung.

20

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Đối đối với phép chia số thập phân thì có nhiều dạng : Ở mỗi dạng bài
giáo viên cần rèn cho học sinh thành thạo cách chia qua nhiều bài tính cụ thể.
- Đối với mỗi phép tính giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu
và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp
giúp đỡ kịp thời để các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài sau.
- Cần phải tạo không khí thoải mái trong giờ học. Động viên khen
thưởng kịp thời để các em có sự ham thích học Toán.

- Biết vân dụng vốn hiểu biết của học sinh để khai thác bài được tốt.
- Phối hợp sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường.

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1-Kết luận.
Chương Số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 là một chương trọng
tâm trong chương trình Toán tiểu học. Việc dạy học chương Số thập phân cần
phải thực hiện đúng định hướng, ý đồ mà sách giáo khoa đã đưa ra, ngoài ra
người giáo viên cân phải nắm chắc mục tiêu trọng tâm bài dạy, đối tượng học
sinh trong lớp để từ đó vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp
nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Đặc biệt khi khai thác bài cần
thể hiện rõ trọng tâm của bài dạy. Có như thế thì việc dạy học toán nói chung và
chương Số thập thâp nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao.
III.2-Kiến nghị
III.2.1-Đối với giáo viên
- Cần có sự đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị kĩ càng trước mỗi bài dạy.

21

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- Giáo viên phải luôn thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên
lớp cũng như việc giao bài tập cho học sinh.
- Cần nghiêm túc trong đánh giá thi đua, đánh giá kiểm tra thường xuyên
cũng như kiểm tra định kỳ để học sinh tích cực hơn trng học tập đặc biệt là học
sinh yếu thấy được kết quả của mình để cố gắng và giáo viên có biện pháp kịp
thời giúp đỡ em đó.

III.2.2- Đối với nhà trường
- Nhà trường nên mạnh dạn tổ chức chuyên đề cấp huyện về môn toán để
mời các trường bạn đến dự, góp ý từ đó rút ra kinh nghiệm cho giáo viên trong
trường.
- Khuyến khích đồng thời cử thêm nhiều giáo viên hơn nữa kể cả các giáo
viên không giảng dạy khối 4+5 đi tham gia CLB giáo viên ôn luyện đội tuyển
học sinh giỏi cấp Tiểu học nhất là tham gia ở môn toán.
- Nhà trường nên có các hình thức thi đua tích cực, đề ra các biện pháp cụ
thể khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh thiết thực hơn để giúp học sinh
tiến bộ trong môn toán nói riêng và trong học tập nói chung.
- Nhà trường cần cập nhật các tập san, tạp chí giáo dục để cho giáo viên có
điều kiện tiếp cận với các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
Trên đây là kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân
mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy tại trường PTCS Đại Dực.
- Những nhận định của tôi về thực trạng học sinh cũng như giải pháp mà
tôi đưa ra về vấn đề có thể còn nhiều thiếu sót hoặc chưa đủ tính thuyết phục.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, Hội đồng khoa học
nhà trường, Phòng GD-ĐT để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và thực
tế hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Tiên Yên, ngày 03 tháng 05năm 2013
Người viết kinh nghiệm
22

Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân


Hà Thị Hường

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV.1-Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức , kĩ năng các môn học ở Tiểu học
2. Sách giáo viên Toán 5 -Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách giáo khoa Toán 5 Nhà xuất bản Giáo dục.
4.Vở Bài tập Toán 5 Nhà xuất bản giáo dục .
5. Để dạy tốt các môn học lớp 5(Tài liệu phục vụ giáo viên dạy chương
trình Tiểu học mới) của tác giả Trần Hoàng Quý Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Để dạy tốt các môn học lớp 5của Thạc sĩ Trần Ngọc Lan Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Và sử dụng một số tài liệu liên quan, kết hợp một số năm giảng dạy Tiểu
học của bản thân.
IV.2-Phụ lục giáo án minh họa
Giáo án số 1.
Dạy vào thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tuần 10
Toán
Tiết 48.

Cộng hai số thập phân

Những kiến thức HS đã biết liên quan

Những kiến thức cần hình thành cho HS

đến bài học
23


Hà Thị Hường


Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân
- Hs đã biết khái niệm,cấu tạo số - Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng

thập phân, nắm được các hàng với số thập phân.
trong số thập phân.
- Biết đặt tính và thực hiện phép
tính cộng với số tự nhiên
I. MỤC TIÊU:

1. Kíên thức:
- HS nắm được cách cộng hai số thập phân từ khâu đặt tính sau đó cộng.
- Biết tìm kết quả đúng từ vốn kiến thức sẵn số (phân số thập phân)
2. Kỹ năng;
- Rèn kỹ năng đặt tính đúng (lưu ý dấu phẩy)
- Rèn kỹ năng đặt tính đúng, nhanh đối với số tự nhiên
- Biết phân biệt việc cộng 2 số thập phân với 2 số tự nhiên
3. Thái độ
- Say mê học toán
- Kích thích ý thức tìm tòi, suy luận toán học
II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:
- GV: +Băng giấy ghi bài toán ở phần hình thành kiến thức.
+ Bảng phụ ghi quy tắc.
- HS: Vở bài tập
2.Phương pháp dạy học: Phân tích mẫu, luyện tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.


24

Hà Thị Hường


Hoạt động dạy học
A. Khởi động: 5p

Hoạt động học

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

- GV gọi 2 HS lên bảng làm.

- 2 Học sinh lên bảng , dưới lớp

- ViÕt ph©n sè thËp ph©n sau díi d¹ng sè làm ra nháp.
thËp ph©n

1
1
25 237
;
;
;
10 100 10 100

- ViÕt c¸c sè thËp ph©n sau díi d¹ng
ph©n sè thËp ph©n.

2,15; 0,76; 3,175; 0,82
-Tổ chức cho HS nhận xét bài làm của
HS trên bảng.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 32p

- HS lắng nghe.

1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực
tiếp.
2/ HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép
cộng hai số thập phân.
+ Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng hai số
thập phân.
+ Tiến hành:
a, Ví dụ:
* Hình thành phép cộng hai số thập
phân.
- GV vẽ đường gấp khúc ABC như sgk - HS lắng nghe bài toán và quan
lên bảng, sau đó nêu bài toán
sát đoạn thẳng trên bảng.
-Bài toán cho biết điều gì?

- Đường gấp khúc ABC có
AB=1,84m; CD= 2,45m. D


-Bài toán hỏi ta điều gì?

- Đường gâp khúc đó dài bao
nhiêu mét

? Muốn tính độ dài của đường gấp khúc - Ta tính tổng độ dài của hai đoạn
ta làm như thế nào?
thẳng AB và BC.
? Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.
- GV: Vậy để tính độ dài của đường 25
gấp
khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45.

- Tổng 1,84m + 2,45m.
Hà Thị Hường