Cách làm bánh gai đen

Bánh ít lá gai với lớp vỏ nếp dẻo mềm, dậy mùi dịu đặc biệt của lá gai cùng nhân ngọt bùi bên trong khiến ai ăn qua đều mê đắm hương vị dân dã, đậm tình quê hương của món bánh này. Hôm nay hãy cùng vào bếp thực hiện ngay cách làm bánh ít lá gai nhân đậu chuẩn vị với công thức cực đơn giản được cập nhật mới nhất 10/2022 nhé!

Bánh gai là gì?

Bánh gai là loại bánh ngọt truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc Bộ. Bánh gai là đặc sản của nhiều vùng miền nhưng nổi tiếng nhất là bánh gai Tứ Trụ, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Bánh gai có hình dẹt, lớp vỏ ngoài màu đen hấp dẫn, vị mềm dẻo, tượng trưng cho sự bền chặt, thủy chung của đôi lứa. Ruột bánh có màu vàng của đậu xanh, kết hợp với dừa và đậu phộng thơm bùi, toát lên sự đầy đủ, sung túc. Trước đây, bánh gai thường được dùng trong các dịp lễ, tết, bây giờ thì được làm và sử dụng quanh năm, trở thành một món bánh quen thuộc của ẩm thực đất Việt.

Cách làm bánh gai nhân đậu xanh truyền thống

Nguyên liệu:

  • Bột gạo nếp nghiền nhỏ 500g
  • Bột sắn nghiền nhỏ 100g
  • Khoảng 400g lá gai
  • Đỗ xanh (đỗ nhỏ) 400g
  • Dừa khô nạo 100g
  • Thịt mỡ lợn 100g
  • Vừng rang khoảng 20g
  • Lá chuối khô rửa sạch
  • Dây dơm (rạ – thân cây lúa phơi khô) hoặc dây chuối khô
  • Dầu ăn

Bước 1. Sơ chế lá gai

  • Đối với lá gai làm bánh ta tiến hành tước bỏ phần sống lá, nhặt bỏ cuỗng già sau đó rửa sạch
  • Cho nước vào nồi rồi cho lên bếp đun sôi, cho lá gai vào và đun khoảng 30 phút cho lá mềm nhừ rồi vớt ra rổ để khô ráo nước
  • Khi nào lá gai làm bánh gai đã luộc nguội, cho lá gai vào cối giã thật nhỏ, nếu bạn có máy xay sinh tố thì càng tốt. Sau đó cho nước vào khuấy đều với lá gai giã nhỏ để lọc lấy nước màu đen.

Cách làm bánh gai đen

Cách sơ chế lá gai làm bánh gai là nhặt bỏ sống lưng, rửa sạch và để khô

Bước 2. Chế biến thịt mỡ và vừng

  • Thịt mỡ luộc chín, để nguội sau đó thái nhỏ thành miếng bằng đầu ngón tay út.
  • Cho thịt mỡ đã thái nhỏ, đậu xanh đã xay nhỏ, dừa nạo vào khay trộn thật đều.
  • Vừng rang đều tay, khi nào nổ tách và thơm là được.

Cách làm bánh gai đen

Hướng dẫn cách làm bánh gai ngon chuẩn vị miền Bắc

Bước 3. Làm nhân bánh gai

  • Đậu xanh (đỗ nhỏ) cho vào rổ và ngâm trong nước vài giờ trước khi làm, dùng tay chà xát nhiều lần để đậu bong bớt vỏ cứng.
  • Sau khi loại hết vỏ, cho đậu vào nồi hấp chín rồi vớt ra để nguội.
  • Cho đậu xanh vào cối giã nhỏ, hoặc máy xay thật nhỏ và cho vào tô.

Cách làm bánh gai đen

Cho đậu xanh đã xay nhỏ, mỡ lợn và dừa nạo vào bóp trộn đều

Bước 4. Làm bột bánh

  • Cho bột gạo nếp và bột sắn vào khay, thêm khoảng 150g đường trắng, cho nước lá gai vừa đủ, sau đó dùng tay nhào trộn đều cho các nguyên liệu dẻo quánh lại với nhau.
  • Không nên cho quá nhiều nước gai vào dẫn đến bột bị nhão quá không nặn được bánh

Cách làm bánh gai đen

Cho bột gạo nếp, bột sắn và nước lá gai vào khay trộn đều cho quánh lại

Bước 5. Nặn và gói bánh

  • Lấy một chút bột bánh dàn đều trên lòng bàn tay, cho nhân đâu đậu xanh mỡ lợn và dừa nạo vào giữa, thoa bóp đều để bột bánh kín đều chứa phần nhân đậu xanh ở trong
  • Nếu bạn chưa quen tay có thể dùng một khuôn làm bánh nào đó cho nhanh

Cách làm bánh gai đen

Bánh lá gai ngon hay không phụ thuộc vào phân lá và nhân

  • Cho phần bột bánh và nhân lăn qua vừng đã rang thơm
  • Cho một ít dầu thực vật lên lá chuối để sau này bánh sẽ dóc vỏ không bị dính khi ăn
  • Cho phần bột bánh và nhân vào lá chuối, cuốn đều lại sau đó dùng dây rơm hoặc dây chuối khô buộc lại

Cách làm bánh gai đen

Lăn bánh gai qua vừng đã rang chín để tạo vị ngậy và thơm khi ăn bánh

Bước 6: Hấp và luộc bánh lá gai

Cách làm bánh gai đen

Cho bánh gai đã gói vào nồi, cho nhiều nước và đun sôi liên tục 40 phút

  • Bánh sau khi đã gói xong, tiến hành cho bánh vào nồi cho nhiều nước, sau đó đun to lửa để nước sôi.
  • Đun sôi liên tục khoảng 30 – 40 phút là được.
  • Sau khoảng 30 – 40 phút đun sôi liên tục, Vớt bánh để ra rổ cho nguội là có thể dùng được.

Cách làm bánh gai đen

Món bánh lá gai thơm ngon hấp dẫn

Cách làm bánh gai nhân đậu xanh thơm ngon tại nhà

Nguyên liệu làm bánh gai

  • Đậu xanh không vỏ
  • Đường
  • Dừa nạo sợi
  • Dầu ăn
  • Vani
  • Bột nếp
  • Muối
  • Nước lọc
  • Lá gai tươi hoặc khô
  • Vừng rang chín
  • Lá chuối
  • Gừng

Cách làm bánh gai đen

Cách làm bánh gai nhân đậu xanh

Làm phần nhân bánh

Đậu xanh đem ngâm khoảng 6-7 tiếng cho nở. Sau đó vo sạch rồi cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt đậu rồi đem nấu chín mềm.

Cho đậu xanh đã chín vào nghiền thật nhuyễn. Sau đó đổ đậu xanh ra chảo, vừa đun vừa thêm đường và muối trộn đều cho đến khi đậu bắt đầu cạn bớt nước. Cho vào một ít dầu ăn đảo đều, tiếp đó hòa tan 1,5 thìa canh bột nếp và đổ từ từ vào chảo đảo đều. Cuối cùng cho dừa bào sợi, vani vào đảo đều, đến khi đậu xanh cạn hết nước là được.

Cách làm bánh gai đen

Lấy đậu xanh ra, viên thành từng khối vo tròn lại

Cách làm bánh gai đen

Làm bột bánh

Lá gai chọn những lá to già, tước bỏ phần gân lá để khi xay được mịn và không vướngcác xơ lá. Sau đó đem đi rửa sạch. Tiếp theo, cho lá gai vào nồi luộc với vài lát gừng trong khoảng 15 phút rồi vớt ra.

Vớt lá gai ra, có thể cắt nhỏ cho dễ xay. Cho cả lá gai, gừng và nước luộc vào máy xay cho nát nhuyễn. Lọc phần á gai vừa xay để chắt hết nước ra và lấy phần xác lá.

Cho bột nếp cùng đường và phần lá gai vừa lọc vào trộn đều. Nếu bột chưa đủ nước thì thêm một ít nước của lá gai vừa lọc vào trộn cùng. Đến khi bột chuyển hoàn toàn thành màu xanh, dẻo mịn và không dính tay là được.

Nếu muốn bột dẻo hơn thì bạn có thể cho bột vào cối cùng với 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi dùng chày giã đều tay toàn bộ mặt của khối bột là được.

Cách làm bánh gai đen

Gói bánh

Trước khi gói bánh, lá chuối tươi đem rửa sạch.

Thoa dầu ăn lên tay, ngắt một ít phần bột lá gai rồi vo tròn sao cho viên bột to hơn viên nhân đậu. Dùng dầu ăn tán đều lên mặt lá chuối, phủ qua khối bột bánh. Sau đó tán bột bánh dẹt ra, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi túm kĩ mép bột vào vo tròn lại sao cho đều đẹp. Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu. Rắc một ít vừng lên 2 mặt của bánh gai, không nên rắc quá nhiều.

Lá chuối cắt thành từng khối hình vuông khoảng 20*30cm hoặc theo kích thước mà bạn muốn. Dùng dầu ăn tán đều lên mặt lá chuối. Tiếp theo đặt phần bánh vừa nặn vào giữa lá chuối, gấp 2 đầu lá chuối vào giữa, gập tiếp 2 đầu còn lại tạo thành chiếc bánh có hình chữ nhật. Cuối cùng dùng dây chuối buộc lại. Làm tương tự với các chiếc bánh còn lại.

Cách làm bánh gai đen

Hấp bánh

Chuẩn bị nồi hấp, xếp bánh gai vào nồi, đổ nước vào đáy nồi rồi đậy nắp. Hấp khoảng 30 phút là bánh chín.

Cách làm bánh gai đen

Cách làm bánh gai đen

Thành phẩm

Bánh sau khi hấp chín phần vỏ sẽ chuyển sang màu đen óng cùng với mùi thơm từ lá gai vô cùng hấp dẫn. Vớt ra để cho ráo nước và nguội là có thể thưởng thức.

Hi vọng cách làm bánh gai nhân đậu xanh trên có thể giúp các bạn có những chiếc bánh dẻo mềm, thơm ngon. Cùng vào bếp thôi nào, chúc các bạn thành công.

Cách làm bánh gai tứ trụ

Nguyên Liệu

  • 300 g bột nếp
  • 150 g bột lá gai
  • 100 ml mật mía
  • 100 g đường cát
  • 200 g đậu xanh tróc vỏ
  • 150 g dừa bào
  • Dầu chuối
  • Vừng trắng

Dụng Cụ

  • Lá chuối khô
  • Dây lạt gói bánh
  • Nồi, xửng hấp

Hướng dẫn cách làm bánh gai chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bánh gai có 2 loại là bánh chay và bánh mặn, cấu tạo cơ bản giống nhau gồm có vỏ và nhân bánh. Vỏ bánh làm từ bột lá gai và bột nếp; nhân bánh gồm đậu xanh tróc vỏ đồ nhuyễn với đường trộn cùng dừa bào. Nếu làm bánh mặn thì phần nhân có thêm thịt mỡ.

Nguyên liệu quan trọng nhất của loại bánh này là bột lá gai. Để thu được bột lá gai phải qua khá nhiều công đoạn, từ chọn hái lá, rửa, phơi, luộc lá, vắt ráo, mang đi xay hoặc giã rồi mới làm bánh được.

Bạn có thể làm bánh gai từ bột lá tươi hoặc khô. Về cảm quan cá nhân, mình thấy bánh gai làm từ bột khô sẽ có màu đen sậm hơn nhưng mùi thì không thơm dậy bằng bánh dùng bột lá gai tươi.

Khi mua lá gai, bạn chú ý chọn lá bánh tẻ, to vừa, gân lá không quá cứng (lá già) hoặc quá mềm (lá non).

Nếu bạn dùng bột lá gai làm từ lá non sẽ khá hao lá vì lá non ít tinh bột. Thêm nữa khi bánh ra lò, màu bột vỏ sẽ ra màu xanh rêu đậm chứ không đen nhánh như khi dùng bột lá bánh tẻ. Còn nếu bạn dùng lá gai già, tuy sẽ cho màu đen nhánh tiêu chuẩn nhưng tinh bột lá lúc này không còn dồi dào nữa nên cũng sẽ hao lá hơn.

Cây lá gai hay được trồng ở các bãi bồi ven sông hoặc dọc đường nên khi mua lá tươi về bạn cần giũ rửa thật kỹ cho sạch bụi bẩn nha.

Lá gai sau khi rửa, bạn để ráo, tước bỏ gân lá rồi cho vào luộc đến khi mềm thì vớt ra, nắm thành từng cục để vắt kiệt nước (nước vắt bạn giữ lại để thêm vào nếu bột bị khô) rồi cho vào cối giã chung với bột nếp. Bột vỏ giã cối tuy hơi mất công mất sức nhưng độ dẻo, mịn và dai thì “ăn đứt” bột xay máy trộn tay kiểu “công nghiệp”.

Khi bột lá gai và bột nếp bắt đầu quệnh với nhau, bạn châm từ từ mật mía vào bột, thêm 1-2 thìa cà phê dầu chuối và giã đến khi hỗn hợp bột nhuyễn mịn. Mình dùng mật mía thay cho đường kính để vừa tạo vị vừa tăng độ kết dính cho bột bánh. Hơn nữa vị ngọt của mật mía bao giờ cũng đằm hơn so với vị ngọt của đường. Với những người làm bánh lâu năm thì còn rất cầu kỳ khi nhìn thời tiết để cân nhắc nên dùng mật mía “non” hay “già” để bánh “tới” vị.

Bột nếp, nếu được bạn nên dùng bột gạo nếp ngâm và xay tươi để giữ được mùi thơm của nếp mới. Hơn nữa bột nếp tươi thì chất bột sẽ mướt mịn hơn bột khô. Trường hợp không sẵn bột nếp tươi, bạn dùng bột nếp đóng gói cũng được.

Nếu không mua được lá gai tươi, bạn có thể tìm mua lá gai sấy khô hoặc bột lá gai xay sẵn ở các chợ hoặc siêu thị.

Với lá gai sấy khô bạn thực hiện các bước tương tự như khi dùng lá tươi. Về phần bột lá gai xay sẵn thì bạn chỉ cần nấu nước sôi cho bột vào khuấy chín, thu được hỗn hợp bột sền sệt thì tắt bếp và đổ vào giã/ trộn nhồi với bột nếp thôi.

Bột vỏ sau khi giã nhuyễn, bạn để bột nghỉ chừng 30 phút. Trong thời gian đó, mình bắt tay chuẩn bị phần nhân bánh.

Bước 2: Làm nhân bánh

Đối với phần nhân đậu xanh, để tránh mua phải đậu bị nhuộm màu, bạn nên chọn mua loại còn nguyên vỏ xanh.

Cả đậu xanh và nếp (trường hợp bạn dùng bột nếp xay tươi) mua về bạn đãi rửa sạch rồi ngâm chừng 2-6 tiếng. Riêng đậu, bạn cán vỡ đôi hẵn mang đi ngâm, chừng 2 tiếng, đậu ngậm nước thì bạn chà nhẹ cho vỏ xanh bong ra rồi đãi sạch. Tiếp đấy thay nước và tiếp tục ngâm đến khi đậu mềm.

Đậu sau khi ngâm mềm, bạn rửa đãi lại một lần nữa rồi cho vào chõ đồ chín. Bạn để đậu nguội một chút thì cho vào cối giã tơi, xong mang đi sên với đường. Bạn dùng đường kính hoặc đường nâu đều được, nhưng đường nâu cho vị ngọt đậm hơn nên nếu dùng thì bạn giảm lượng lại một chút nha.

Cùi dừa bạn nên chọn loại dừa bánh tẻ (không non không già), bào sợi hoặc bào miếng mỏng tùy ý rồi trộn đều với nhân đậu vừa ngào, sau đấy vo lại thành những viên tròn. Kích cỡ phần nhân tùy bạn muốn làm bánh to hay nhỏ. Nhà mình thích nhiều nhân đậu nên hay vo nhân to cỡ trứng gà.

Ngoài nhân đậu xanh dừa bào, bạn có thể cho thêm mứt bí, mứt sen như kiểu bánh gai ở Ninh Giang (Hải Dương) hoặc biến tấu đậu xanh bằng đậu đỏ để tăng sự phong phú cho món bánh gai nhà mình nhé.

Bạn nào làm bánh gai nhân thịt thì nên chọn mua thịt ba chỉ hoặc mỡ gáy lọc bì.

Nhà mình khi làm bánh gai thịt sẽ làm nhân mặn như nhân bánh chưng luôn cho dễ ăn. Nhưng ở Thái Bình, người ta vẫn làm bánh nhân ngọt bình thường. Ngoài dừa bào, đậu xanh ngào họ sẽ cho thêm thịt mỡ thái hạt lựu và đậu phộng vào khi nắm nhân đậu.

Tùy khẩu vị, bạn chọn phiên bản phù hợp với nhà mình nha.

Bước 3: Gói bánh

Điểm đặc biệt của bánh gai Bắc là nó được gói bằng lá chuối tiêu khô tự nhiên trên cây. Theo lý giải của người trong nghề, gói bánh gai bằng lá chuối khô thì lá ít bị rách, khi hấp mùi lá chuối tỏa ra đậm hơn, ám vào bánh gai quyện với mùi nếp mùi đậu tạo nên một thứ hương thơm đượm đà không lẫn vào đâu được.

Và nhớ, phải là lá chuối tiêu nhé. Dùng lá chuối tiêu khi hấp bánh sẽ không bị nhẫn đắng.

Lá chuối khô mua về bạn lau sạch bụi, rọc khổ ngang chừng 25-30 cm, khi gói bánh nhớ dùng khăn ẩm lau qua một lần nữa để lá mềm dễ gấp hơn. Trong các loại bánh gói lá, có lẽ bánh gai là món gói đơn giản nhất.

Trước khi gói bánh, bạn chuẩn bị một chén dầu chuối và một khay lớn rắc vừng trắng lên bề mặt. Hai món này sẽ giúp bánh không bị dính bệt vào lá chuối.

Vừng dùng ở đây là vừng sống, đã được đãi sạch, phơi khô và cán nhẹ để bong vỏ lụa nhưng không làm vỡ hạt. Lớp vừng sống rắc trên bề mặt bánh gai, khi hấp gặp nhiệt cao sẽ tiết dầu vừng, vừa đủ bôi trơn không làm ướt lớp vỏ, vừa tăng vị bùi béo cho bánh gai.

Bạn thoa một ít dầu chuối vào tay rồi véo bột vỏ, lượng bột to bằng nhân bánh, ấn dẹt ở giữa, đặt nhân đậu vào và vuốt mí vỏ sao cho bọc kín phần nhân rồi vo tròn. Bánh gai vỏ quá dầy sẽ không ngon thế nên phần bột vỏ bạn chỉ dùng vừa đủ bọc nhân thôi nhé.

Bạn thả viên bột vừa nặn vào khay vừng, rắc thêm ít vừng lên mặt trên bột bánh rồi đặt vào giữa lá chuối, gấp hai cánh lá lại như kiểu đóng cửa rồi gập mí hai đầu. Bạn dùng tay ép nhẹ để định hình bánh thành hình vuông/chữ nhật dẹt. Bình thường mình sẽ buộc dây sau khi hấp bánh chín nhưng nếu bạn sợ lá bị bung thì ràng dây “hờ” trước cũng được. (Nhớ là đừng cột chặt hoặc thắt nút chết nghen!)

Lưu ý là lá chuối bạn xếp chồng hai lớp gói gấp theo sớ gân dọc như kiểu gói bánh tét, làm vậy khi ăn mình bóc bánh sẽ dễ dàng hơn. Nếu có nhiều lá chuối thì bạn có thể gói 3-4 lớp lá để bánh giữ được lâu hơn nha.

Bước 4: Hấp bánh

Sau khi gói xong, bạn xếp bánh vào nồi/chõ hấp, hấp chừng 20 phút bạn mở nắp nồi xả hơi cho bánh. Tiếp đến bạn hấp thêm 10 phút rồi xả hơi lần nữa. Nếu không xả hơi, nhiệt quá cao sẽ khiến bột bánh bị chảy, tuy vẫn ăn được nhưng khâu thẩm mỹ thành phẩm không đạt.

Bánh gai hấp trong vòng 40-50 phút (tùy vào cỡ bánh to nhỏ) là chín.

Nếu bạn dùng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất hấp bánh gai thì không cần xả hơi thủ công vì các loại nồi này có chế độ xả hơi tự động rồi, nhưng nhớ chỉnh thời gian hấp giảm xuống chừng 5-7 phút để bánh không bị chín quá nhé.

Bước 5: Cách Làm Bánh Gai – Hoàn thành

Bánh gai hấp chín, bạn dỡ ra vẩy nước trong 2 mép lá gấp cho ráo (đây là lý do vì sao mình chọn buộc lạt sau khi hấp bánh).

Bạn để thật nguội rồi dùng dây lạt tre hoặc dây xơ dừa buộc ngang bánh. Bạn có thể buộc rời từng chiếc, buộc thành chùm để treo lên chỗ thoáng gió cho dễ bảo quản hoặc buộc 5 tấm bánh thành khối vuông vức kiểu bánh gai Tứ Trụ nguyên bản đều được.

Bánh gai bóc ra thoảng mùi lá chuối tiêu thơm dịu, vỏ bánh đen óng dẻo dai, dậy vị lá gai dịu mát, quyện với nhân đậu xanh nhuyễn mịn cùng vị bùi bùi béo béo của cùi dừa tạo nên vị ngọt thanh thanh đậm đà.

Bạn để bánh nơi thoáng mát có thể cất được 5-7 ngày vào tiết hè, trời đông lạnh thì giữ được tận 10-15 ngày. Nếu bạn làm bánh gai nhân thịt thì nên dùng trong vòng 3-5 ngày là ngon nhất.

Bạn nào “lỡ tay” làm nhiều quá, có thể bọc bánh bằng giấy báo để vào ngăn mát tủ lạnh, lúc ăn thì hấp cách thủy lại hoặc cho vào quay lò vi sóng. Tất nhiên, để giữ vị bánh gai thì làm vừa đủ dùng ngay là ngon nhất.

Cách làm bánh gai đặc sản Hải Dương

Nguyên liệu

  • Bột nếp: 500g
  • Bột sắn: 100g
  • Lá gai tươi: 400g
  • Đậu xanh đãi vỏ: 350g
  • Đường cát trắng: 300g
  • Dừa nạo: 100g
  • Mỡ gáy heo: 100g
  • Mè: 20g
  • Tinh dầu bưởi: 20ml
  • Lá chuối khô: 1 bó lớn
  • Lạt tre buộc
  • Dầu ăn
  • Xửng hấp

Sơ chế lá gai

Lá gai mua về đem xé làm đôi, tước bỏ phần sống lá, phần xơ lá rồi đem rửa thật sạch cho hết đất cát, sau đó để ráo nước. Bạn bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, trút lá gai vào luộc cho mềm nhừ rồi vớt ra, để ráo nước. Đợi lá nguội hết thì trút vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn (hoặc có thể cho vào cối để giã nát). Dùng rây lọc lấy nước cốt lá gai, bỏ phần bã.

Cách làm bánh gai đen

Lá gai cần tước bỏ xơ, luộc chín rồi đem xay lấy nước cốt

Lưu ý, một số người khi giã lá gai vẫn dùng luôn cả bã mà không lọc lại nước cốt, làm như vậy cũng được nhưng sử dụng nước cốt thì vỏ bánh sẽ mịn hơn, không bị cặn.

Làm bột bánh

Bạn cho bột nếp và bột sắn vào một cái thau nhỏ rồi trộn đều, thêm khoảng 150g đường và nước cốt lá gai vào, tiếp tục trộn cho bột ướt. Tiếp đó, bạn dùng tay nhào bột thật đều, nhào thật kỹ cho đến khi bột mềm dẻo và tạo thành khối đặc quánh.

Cách làm bánh gai đen

Màu sắc bột bánh phụ thuộc vào lượng lá gai nhiều hay ít và bạn nhào kỷ đến mức nào

Lưu ý, cách làm bánh gai cầu kỳ nhất chính là khâu nhào bột, nếu bạn nhào bột càng kỹ thì bánh càng dẻo và đen, bóng đều đẹp mắt.

Rang mè

Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo rồi cho mè vào rang chín, khi mè dậy mùi thơm và nổ lốp bốp là đã chín, bạn đổ ra đĩa để nguội.

Cách làm bánh gai đen

Rang mè cho chín và thơm rồi để nguội

Nấu đậu xanh

Đậu xanh bạn phải ngâm nước trước đó 2 – 3 tiếng cho đậu nở mềm, tới lúc làm bánh thì đem rửa sạch lại, cho vào nồi hấp chín. Lưu ý, bạn nên hấp đậu thay vì luộc để đậu bở và giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Nếu không có nồi hấp bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để hấp đậu cũng được.

Khi đậu chín tới, bạn đổ đậu ra rồi cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Lưu ý là không nên xay quá nhuyễn sẽ làm đậu giảm vị thơm bùi. Trút đậu xay ra tô.

Cách làm bánh gai đen

Không nên xay hoặc giã quá nhuyễn sẽ làm giảm vị ngon của đậu

Sơ chế mỡ heo

Mỡ heo đem rửa sạch với nước rồi luộc chín, sau đó cắt hạt lựu nhỏ, cho vào chén trộn với khoảng 2 muỗng cà phê đường. Bạn trộn đều và đợi đến khi mỡ heo chuyển từ màu trắng sang trong, đường tan thành nước thì bỏ phần nước đường, lấy phần mỡ để làm nhân bánh. Mỡ heo sẽ giúp bánh có vị thơm, ngậy.

Cách làm bánh gai đen

Ướp mỡ heo với đường cho đến khi chuyển từ màu trắng sang trong

Làm nhân bánh gai

Bạn trút mỡ heo vào tô đậu xanh xay nhuyễn, thêm dừa nạo, tinh dầu bưởi và lượng đường còn lại vào tô, trộn đều hỗn hợp. Lưu ý, khi làm nhân bánh gai, bạn nên cho nhiều đường một chút vì phần nhân ngọt sẽ bù cho phần vỏ bánh hơi nhạt, khi ăn sẽ vừa vị hơn. Lượng đường nhiều hay ít là do bạn tự quyết định, điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của mình.

Sau khi trộn xong, bạn múc một lượng nhân vừa đủ vào lòng bàn tay, viên tròn lại, để ra khay rồi tiếp tục làm cho hết phần nhân đã chuẩn bị.

Cách làm bánh gai đen

Nhân bánh gai trông thật hấp dẫn phải không nào?

Nặn bánh

Lấy một lượng bột vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa tròn rồi ấn dẹt, sau đó cho phần nhân đậu xanh vào giữa, gói bột lại sao cho bột bánh bọc kín hết nhân và có hình tròn. Nặn xong thì lăn nhẹ qua đĩa mè rang. Làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu, đặt bánh vào khay.

Lưu ý:

  1. Nên thoa chút dầu ăn vào tay khi nặn bánh để bột không bị dính vào tay.
  2. Nếu không tự tin nặn bánh đẹp thì bạn có thể sử dụng khuôn bánh gai có sẵn.
  3. Vỏ bánh dày hay mỏng là do bạn quyết định ở bước này, phụ thuộc vào lượng bột nhiều hay ít.

Cách làm bánh gai đen

Bạn nặn hết nhân rồi gói luôn một thể

Gói bánh

Lá chuối khô trước khi gói bạn nên lau sạch, có thể trần qua nước sôi cho lá mềm để dễ gói.

Cho chút dầu ăn ra chén.

Bạn trải 2 miếng lá chuối đè lên nhau, thoa một chút dầu ăn vào mặt trong của lá, nơi tiếp xúc với bánh rồi đặt bánh vào giữa, ấn hơi dẹp. Bạn xếp lá chuối sao cho kín bốn cạnh thành hình vuông rồi vuốt, ép bánh trải đều trong lớp lá, gói bên ngoài thêm 1 – 2 lớp lá nữa. Khi gói bánh phải lưu ý, gói lớp nào thì phải kín lớp đó rồi mới gói tiếp, làm như vậy bánh mới kín.

Dùng lạt buộc lại cho chắc chắn, nếu làm khéo tay thì không cần dùng lạt bánh vẫn cố định được.

Cách làm bánh gai đen

Gói bánh thì cần phải khéo léo một chút nhé các bạn!

Hấp bánh

Bánh gói xong xếp vào nồi hấp đã có sẵn nước, bạn xếp bánh hơi thưa một chút, bắc lên bếp nấu sôi rồi hấp thêm khoảng 30 – 40 phút là bánh chín. Lúc này, bạn lấy bánh ra ngoài, để nguội rồi thưởng thức. Bánh gai khi nóng bột nếp chưa cô lại, ăn sẽ nhão, vì vậy nên để nguội ăn sẽ ngon hơn.

Cách làm bánh gai đen

Xếp bánh vào nồi rồi hấp từ 30 – 40 phút tùy kích thước

Như vậy là Thucthan.com đã hướng dẫn xong cách làm bánh gai ngon nhất cho bạn rồi! Với món bánh gai này, bạn có thể sử dụng như một món ăn chơi, món tráng miệng sau bữa ăn hoặc món điểm tâm trong ngày. Đặc biệt, bánh gai rất thích hợp để làm quà biếu, quà tặng cho bạn bè, đồng nghiệp, thông gia… vừa ngon mà lại rất đảm bảo.

Yêu cầu thành phẩm

Những chiếc bánh gai được gói đều và đẹp.

Khi bóc vỏ ra, bánh bên trong đen nhánh lấm tấm hạt mè, vỏ bánh bọc kín lấy nhân, khi ăn rất dẻo và mịn. Nhân bên trong có vị ngọt bùi của đường và đậu xanh, vị thơm ngậy của dừa và mỡ heo, thoang thoảng hương dầu bưởi vô cùng hấp dẫn.

Cách làm bánh gai đen

Món bánh gai có thể làm say lòng bất kì ai nếu một lần được thưởng thức

Cách làm bánh gai đen

Bánh gai đem làm quà tặng thì hết chỗ chê

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh gai nhân đậu

Tải ngay

Video hướng dẫn cách làm bánh gai nhân đậu

Cách làm bánh gai đen

Mua nguyên liệu làm bánh gai nhân đậu ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh gai nhân đậu, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

1 chiếc bánh gai bao nhiêu calo?

Từ con số vừa tính toán ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể tính được lượng calo có trong 1 chiếc bánh gai. Nguyên liệu làm 1 chiếc bánh gai sẽ bao gồm 40g gạo nếp, 30g đậu xanh và 10g đường kính.

Như vậy, lượng calo có trong bánh gai sẽ là:

120 calo gạo nếp + 98,4 calo đậu xanh + 39 calo đường = 257, 3 calo. Lưu ý lượng calo này chắc chắn sẽ có sự chênh lệch và thay đổi phụ thuộc vào các chế biến và sự thêm/bớt nguyên liệu của từng người.

Ăn bánh gai nhiều có béo không?

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc bánh gai bao nhiêu calo, chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn băn khoăn không biết ăn nhiều bánh gai liệu có béo không?

Với các nguyên liệu để làm 1 chiếc bánh gai đã được đề cập ở trên thì 1 chiếc bánh gai có lượng calo là 257,5. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo này sẽ không đủ để làm bạn béo lên.

Bầu ăn bánh gai được không?

1. Thai nhi phát triển khỏe mạnh

Kẽm có vai trò tăng sản sinh tế bào, từ giai đoạn mang thai đến quá trình phát triển của trẻ. Trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, đồng hóa, thủy phân, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác. Vậy nên có thể nói kẽm có vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bà bầu ăn bánh gai là có thể cung cấp một lượng kẽm nhất định vào cơ thể rồi.

2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Trong bánh gai có chứa hàm lượng protein (chất đạm) khá cao, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Protein tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đi đều khắp cơ thể. Nó còn tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hoocmon, men, kháng thể, tuyến bài tiết và nội tiết. Do đó có thể xem như protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể. Bà bầu ăn bánh gai sẽ giúp cung cấp protein cho cơ thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.

3. Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hàm lượng sắt có trong bánh gai có tác dụng tăng cường và giúp hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, đóng vai trò lớn trong sự hình thành protein cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Cơ thể đủ sắt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, nếu thiếu sắt sẽ gây có các tình trạng mệt mỏi, suy nhược, choáng váng, ốm đau,…vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đã không còn khỏe mạnh, không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu như vi khuẩn, vi rút gây bệnh, khói độc, ô nhiễm.

4. Cải thiện tâm trạng

Theo nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, Mỹ, đồ ăn ngọt có thể giúp con người giải tỏa cẳng thẳng và mệt mỏi. Nguyên nhân là do hoocmon dẫn đến căng thẳng là glucocorticoid sẽ giảm đi khi gặp đồ ngọt. Giai đoạn mang thai, bà bầu rất rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, mệt mỏi và đây đều là những biểu hiện không hề tốt cho mẹ và bé. Chỉ với một miếng bánh gai bà bầu có thể cải thiện tâm trạng của mình tốt lên. Vị ngọt dịu nhẹ của bánh chắc chắn sẽ mang đến cho các mẹ cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Bánh gai cũng chứa một hàm lượng chất xơ tốt cho cơ thể. Chất xơ giúp cho sự chuyển động của ruột dễ dàng hơn, tăng thể tích phân và giúp cải thiện việc đi tiêu, từ đó giảm và ngừa táo bón hay tiêu chảy. Cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ viêm ruột thừa, trĩ và sỏi thận, làm giảm axit dạ dày, nguy cơ trào ngược dạ dày và loét dạ dày.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chất xơ có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, tiểu đường, ung thư,…

Tổng kết

Nhìn tấm bánh gai nhỏ nhắn dân dã, ít ai nghĩ khâu làm bánh nhiều công đoạn đến vậy. Nhưng rõ ràng thành quả đáp đền cho công sức bỏ ra là vô cùng xứng đáng. Mong rằng với 4 công thức làm bánh gai nhân đậu cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 10/2022, bạn sẽ cho ra đời nhiều mẻ bánh thảo thơm để biếu người thương dù là ngày đặc biệt hay bình thường.