Cải cách tiền lương mới nhất

Từ ngày 01/7/2022, dự kiến nước ta sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018. Tuy nhiên, mới đây, Quốc hội đã chốt lùi thời điểm cải cách tiền lương. Vậy khi đó, lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ thế nào?

Sẽ cải cách tiền lương tại “thời điểm thích hợp”?

Sáng ngày 13/11/2021, tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã chính thức đồng ý lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương với 465/468 đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Như vậy, hiện nay, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức lại tiếp tục bị “lùi đến thời điểm thích hợp”.

Cụ thể, theo Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ, năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất cho cán bộ, công chức, viên chức bằng số tiền cụ thể mà không căn cứ theo mức lương cơ sở cùng hệ số như hiện nay.

Trong đó, sẽ xây dựng 01 bảng lương chức vụ với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương; 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; 03 bảng lương cho lực lượng vũ trang.

Đồng thời, nhiều khoản phụ cấp cũng được bãi bỏ như phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội; phụ cấp công vụ… và chỉ giữ lại một số loại phụ cấp như phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động…

Lần thứ nhất, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương đến ngày 01/7/2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế, xã hội của nước ta cùng ngân sách Nhà nước.

Lần thứ hai, tại kỳ họp thứ hai diễn ra vào sáng 13/11/2021 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 trong đó quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương nhưng ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Như vậy, sau hai lần “lỡ hẹn”, chính thức, từ 01/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện cải cách tiền lương như tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 mà chờ đến "thời điểm thích hợp".

Lương công chức 2022 thế nào khi lùi cải cách tiền lương? [Ảnh minh họa]

Lương cán bộ, công chức, viên chức sau 01/7/2022 thế nào?

Như phân tích ở trên, từ 01/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, mức lương cũng như cách tính lương của các đối tượng này vẫn sẽ áp dụng như hiện nay.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức sẽ vẫn tính lương theo công thức:

Lương = [Mức lương cơ sở x Hệ số lương] + Phụ cấp [nếu có]

Trong đó:

1/ Mức lương cơ sở

Thông thường, mức lương cơ sở đều tăng qua các năm như từ 01/5/2016 - hết tháng 6/2017 là 1,21 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2017 - hết tháng 6/2018 là 1,3 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2018 - hết tháng 6/2019 là 1,39 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2019 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2019 đến nay, mức lương cơ sở đều không tăng, vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng. Do tình hình diễn biến Covid-19 hết sức phức tạp, mọi nguồn lực hiện đang dành cho phòng dịch nên nhiều khả năng mức lương cơ sở năm 2022 cũng sẽ không thay đổi mà vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng.

2/ Hệ số lương

Hệ số lương hiện nay vẫn đang được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức. Do chưa xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương nên hệ số lương của các đối tượng này vẫn đang áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Trong đó:

- Công chức gồm:

+ Công chức loại A3.1 [hệ số lương từ 6.2 - 8.0], A3.2 [hệ số lương từ 5.75 - 7.55], A2.1 [hệ số lương từ 4.4 - 6.78], A2.2 [hệ số lương từ 4.0 - 6.38].

+ Công chức loại A1 có hệ số lương từ 2.34 - 4.98.

+ Công chức loại A0 có hệ số lương từ 2.1 - 4.89.

+ Công chức loại B có hệ số lương từ 1.86 - 4.06.

+ Công chức loại C gồm nhóm C1 [hệ số lương từ 1.65 - 3.63]; nhóm C2 [hệ số lương từ 1.5 - 3.48]; nhóm C3 [hệ số lương từ 1.35 - 3.33].

- Viên chức gồm:

+ Viên chức loại A3.1 [hệ số lương từ 6.2 - 8.0]; A3.2 [hệ số lương từ 5.75 - 7.55].

+ Viên chức loại A2.1 [hệ số lương từ 4.4 - 6.78]; A22.2 [hệ số lương từ 4.0 - 6.38].

+ Viên chức loại A1 có hệ số lương từ 2.34 - 4.98.

+ Viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2.1 - 4.89.

+ Viên chức loại B có hệ số lương từ 1.86 - 4.06.

+ Viên chức loại C1 [hệ số lương từ 1.65 - 3.63]; C2 [hệ số lương từ 2.0 - 3.98]; C3 [hệ số lương từ 1.5 - 3.48].

3/ Phụ cấp

Tương tự như hệ số lương, vì không cải cách tiền lương nên những chính sách liên quan đến phụ cấp lương của cán bộ, công chức, viên chức đều chưa thực hiện được. Do đó, hiện nay, những ai đang hưởng phụ cấp nào thì tiếp tục hưởng phụ cấp đó.

Trên đây là thông tin về lương công chức, viên chức năm 2022 khi lùi cải cách tiền lương./.

Theo: //luatvietnam.vn/

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành loạt Nghị định xử phạt vi phạm hành chính ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội [BHXH]. Cùng LuatVietnam điểm lại 11 quy định mới về các lĩnh vực này tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Năm 2022 hứa hẹn là năm có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến chính sách tiền lương. Dưới đây là một số chính sách, quy định liên quan đến tiền lương trong năm 2022.

Cải cách tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi cơ bản lương và phụ cấp của công chức. Trong đó, công chức sẽ bị bãi bỏ các khoản thu nhập ngoài lương?

Nội dung này được Chính phủ ban hành tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 05/8/2021 về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

Hai Thông tư quan trọng của Bộ Nội vụ sẽ có hiệu lực trong tháng 8/2021. Đó là Thông tư 02/2021/TT-BNV và Thông tư 03/2021/TT-BNV. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những nội dung đáng chú ý liên quan đến tiền lương của các Thông tư này. 

Cho dù gần nửa năm nữa mới bước sang năm 2022, tuy nhiên thông tin về tiền lương trong năm tới vẫn luôn được quan tâm, đặc biệt là sau hai năm liền người lao động gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 quy định chi tiết Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Ngày 28/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1012/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội [BHXH] và ưu đãi người có công.

Tương tự như cán bộ, công chức, viên chức, dự kiến từ ngày 01/7/2022, chính sách tiền lương của công an, quân đội cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là thông tin chi tiết về những thay đổi đó.

Do diễn biến của dịch Covid-19, chính sách tiền lương mới đã được lùi thời điểm áp dụng là ngày 01/7/2022 thay vì năm 2021 như dự kiến trước đó. Hiện nay, đã có những văn bản nào được ban hành liên quan đến cuộc cải cách quan trọng này?

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024.

Thời điểm 01/7/2022 dự kiến là thời điểm đánh dấu nhiều sự thay đổi mới với công chức trong đó đặc biệt là cách tính lương. Vậy hiện nay và từ ngày 01/7/2022 trở đi, cách tính lương công chức có sự khác biệt thế nào?

Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Tài chính được ban hành trong Thông báo số 119/TB-VPCP ngày 22/5/2021.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17/3/2021.

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 với nhiều thay đổi liên quan đến tiền lương của giáo viên tiểu học các trường công lập.

Ngày 20/3/2021 sắp tới đây là thời điểm áp dụng đồng loạt bốn Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến tiền lương của giáo viên các cấp học.

Kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, mọi người lao động sẽ có thêm nhiều quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Chi tiết sẽ được đề cập trong video dưới đây.

Tiền lương luôn là vấn đề được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Tới đây, nhiều chính sách mới về tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực kể từ tháng 02/2021.

Theo dự kiến, năm 2021 là năm cuối cùng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng tính lương theo cách thức cũ [hệ số lương x mức lương cơ sở]. Năm 2022, lương của các đối tượng này sẽ thay đổi như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề