Cái mâm còn gọi là gì

 Đinh Công Đạt bảo không có Lê Thiết Cương có khi anh chẳng làm được triển lãm. Nói vậy không có nghĩa Đạt hay Cương là nhân vật chính. Vì "duo" là sự tương hỗ của cả hai nghệ sĩ. Đã mấy năm, quay lại xưởng điêu khắc của Đinh Công Đạt, người viết vẫn cảm nhận được cái không khí "sản xuất" sôi động ở đây. Cứ ngỡ người luôn vội vàng, bận bịu và xưởng thì lúc nào cũng đang ngổn ngang những thứ sắp hoàn thành hẳn sẽ liên tục cho ra lò sản phẩm mới. Nhưng Đạt "rồ" lại rất thẳng thắn: "Mình phải rủ Lê Thiết Cương làm triển lãm chứ không thì chắc chả bao giờ làm được vì mình... lười quá!"


Lười kiểu Đinh Công Đạt

Đó là cách gã nghệ sĩ ngổ ngáo này miêu tả về lối làm việc của mình. Nhưng trên một phương diện khác, sự cầu kỳ và bản năng duy mỹ tới mức cực đoan của người nghệ sĩ chính là cái lý cho sự "lười" của Đạt "rồ". Rất nhiều thứ, Đinh Công Đạt chỉ mất vài giờ đồng hồ để đi từ ý tưởng tới hoàn thiện. Nhưng những tác phẩm như vậy so với tỷ lệ những thứ phải mất hàng tháng có khi hàng năm mới làm xong lại rất nhỏ. Đinh Công Đạt có tiếng trong giới sáng tạo nghệ thuật miền Bắc là "mân mê" tác phẩm rất lâu và chả có cái hạn định nào cho sự hoàn thiện cả. Rất nhiều thứ anh sẽ trưng bày trong triển lãm Duo Design - Múa đôi lần này là minh chứng cho điều đó.
Đinh Công Đạt và một tác phẩm design của anh. Ảnh: Quang Trung.
"Sự khác biệt lớn nhất của một tác phẩm nghệ thuật [art] và một sản phẩm thiết kế [design] là tính ứng dụng. Tác phẩm nghệ thuật chỉ cần đẹp và để ngắm. Sản phẩm design hài hòa cả yếu tố đẹp và công năng, tức là chúng phải sử dụng được chứ không chỉ để ngắm," Đinh Công Đạt giải thích. Chiếc bàn anh làm từ một cái mâm gỗ cũ hay cái hộp đựng cigar... đều được Đinh Công Đạt chế tác từ lâu, nhưng khâu hoàn thiện lại mất nhiều công với anh. Anh làm ra rồi tự mình dùng thử để tìm lỗi, tìm sự chưa hoàn chỉnh món đồ. Rồi thì nghệ sĩ, cũng phải lụy ít nhiều vào cái cảm hứng và chịu ảnh hưởng của những dự án công việc khác trước mắt... Tất cả những điều đó khiến Đinh Công Đạt mất rất nhiều thời gian mới có thể đưa một sản phẩm của mình "ra với đời".

Đặt lại tên cho cái thớt, cái mâm

Ba năm trước, Đinh Công Đạt đến chơi nhà người bạn cũng là nghệ sĩ. Đúng dịp đó, ông bạn vừa mua được "mớ" mâm gỗ từ một chuyến đi Tây Bắc. Nhìn những chiếc mâm gỗ cũ kỹ, nứt gãy đó, Đinh Công Đạt "bắt sóng" ngay. Anh mua hết lại của bạn và đưa về xưởng chế tác. Đạt chế tạo phần chân bằng thép để đặt chiếc mâm gỗ vào thật chắc chắn và vừa vặn. Mặt khác, anh trang trí mặt trên của chiếc mâm, phủ thêm lớp sơn ta tự nhiên. Vậy là chiếc mâm bị bỏ đi đã có một đời sống mới, đẹp và cũng sẽ rất bền lâu.
Mỗi món đồ thiết kế của Đinh Công Đạt đều có một câu chuyện, một đời sống rất nhân văn. Ảnh: Quang Trung.

"Nếu bạn chỉ nhìn cái mâm gỗ cũ là cái mâm gỗ cũ thì chẳng có gì để nói. Nhưng nếu bạn hình dung rằng đã có những người già ăn trên chiếc mâm đó rồi mất đi, những đứa trẻ ra đời và bốc thức ăn ở trên mâm để lớn lên, những cặp vợ chồng mua chiếc mâm khi lập gia đình rồi đã ly dị nhau, những anh chồng say về đạp tung chiếc mâm đó chửi vợ mắng con... Bạn sẽ thấy cái mâm không chỉ là cái mâm," Đinh Công Đạt giải thích. Thậm chí, có những chiếc mâm khắc cả tên người chủ để khi góp mâm cho làng làm cỗ thì còn biết cái nào của mình mà cầm về. Tất cả những điều đó tạo nên đời sống của cái mâm và cảm hứng của Đinh Công Đạt chính là đặt lại tên cho những chiếc mâm cũ hay nói cách khác là hồi sinh chúng, đem lại cho chúng một đời sống mới. Tất cả những sản phẩm design của Đạt "rồ" đều có một câu chuyện, một đời sống rất nhân văn như thế.

Khi Đạt và Cương múa đôi

Từ phong thái bên ngoài tới phong cách sáng tạo, Đinh Công Đạt và Lê Thiết Cương là hai cá tính khá tương phản nhau. Một người thì kiệm lời, tối giản và một người hoạt ngôn, rực rỡ. Ấy vậy mà họ lại chọn nhau để làm triển lãm chung! Tất nhiên, có lý do như ở trên Đinh Công Đạt đã giải thích. Nhưng trên phương diện nghệ thuật, chính sự tương phản lại tạo nên sự tương hỗ và hài hòa. "Triết lý của Cương trong sáng tạo nghệ thuật là bỏ tới khi nào không thể bỏ được nữa. Còn của tôi là thêm đến khi nào không thể thêm được nữa. Chúng tôi có vẻ trái ngược nhưng lại là hai phía của cùng một quan niệm thẩm mỹ trong sáng tạo. Chúng tôi gặp nhau ở điểm đó và chính điều đó tạo nên sự hài hòa," Đinh Công Đạt lý giải. Một điệu múa đôi hay một bản song tấu sẽ thất bại nếu có sự phân vai chính phụ. Hai người nghệ sĩ là hai tiếng nói, hai phong cách và khi cùng nhau thực hành nghệ thuật, họ tạo ra những cuộc đối thoại, va đập và hòa quyện để tạo nên một tổng thể chung.
Những sản phẩm như thế này thể hiện một triết lý sáng tạo duy mỹ đến cực đoan của người nghệ sĩ. Ảnh: Quang Trung.
Tất nhiên, khi là một cuộc "duo" sẽ vẫn phải có những quan niệm, những tư tưởng chung. Và ở hai con người này chính là sự duy mỹ tới mức cực đoan! Triết lý sáng tạo của Đạt "rồ" là gì? "Tác phẩm chỉ cần người sở hữu và người sáng tạo ra hiểu được giá trị là thành công!" Thế nên anh có thể "bỏ mặc" phần mặt trên của một chiếc ghế nhưng... mặt dưới lại được dụng công trang trí rất kỹ càng. Người viết hỏi Đinh Công Đạt, anh kỳ vọng gì với cuộc triển lãm mà đã phải rất lâu mới thực hiện. Gã chỉ cười: "Nghệ sĩ không có những bước tiến mới, dù rất nhỏ thôi, không thể trưng ra mà triển lãm tác phẩm được. Tôi không kỳ vọng ở người đến xem mà vị kỷ cá nhân là triển lãm này sẽ 'bắt' mình phải chăm chỉ hơn." Triển lãm Duo Design - Múa đôi của cặp họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 13/5/2017 tại Press Club - 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Theo Zing

Mâm tròn đựng thức ăn Lồng bàn [ cặp lồng ] dùng để đậy mâm khỏi ruồi lằng

Mâm là một dụng cụ dùng để xếp, bày thức ăn ở Việt Nam. Mâm dùng để bày thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày gọi là mâm cơm; bày thức ăn tại các bữa tiệc [cúng, cưới…] gọi là mâm cỗ; bày đồ ăn để cúng gọi là mâm cỗ cúng… Trong các đám cưới, đám hỏi, bày trầu, cau trên mâm gọi là mâm trầu cau, hay các mâm bia, mâm rượu, mâm hoa quả [ngũ quả], chè thuốc…[1]

Ngày nay, nhiều gia đình ở Việt Nam khi bày biện thức ăn không dùng đến mâm, nhưng tất cả những đồ ăn đó vẫn được gọi là mâm cơm hoặc mâm cỗ…

Bạn đang đọc: Mâm – Wikipedia tiếng Việt

Mâm có nhiều loại tùy theo chất liệu như: mâm đồng được làm bằng đồng, mâm thau được làm bằng thau, mâm nhôm được làm bằng nhôm, mâm gỗ được làm bằng gỗ [mâm gỗ mộc, mâm gỗ sơn hay son], mâm nhựa… Ngoài ra, một số hộ gia đình [thường là hộ nghèo] dùng dần, sàng, mẹ để bày cơm cũng gọi là mâm.

Xem thêm: CẨM NANG QUAY PHIM VIDEO 360 CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Xem thêm: Blog Vnpt-Kinh Doanh Đồ Khô Online✔️

Thường mâm có hình tròn trụ, đường kính khoảng chừng 40 – 45 cm có vành rộng 3 – 5 cm. Một số mâm có 3 chân, còn hầu hết là không có chân. Một số loại mâm được làm bằng sắt kẽm kim loại được chạm, khắc hoa văn .

Trong văn hóa truyền thống[sửa|sửa mã nguồn]

Trong văn hóa truyền thống dân gian của Nước Ta, còn có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về cái mâm trong ẩm thực ăn uống :

  • Câu tục ngữ “Đũa mốc mà chòi mâm son” để nói người ở địa vị thấp kém trong xã hội mà không tự biết mình, muốn giao du với người ở địa vị cao hơn, hoặc giàu có hơn mình.
  • Câu “Một mâm cẩn sui không bằng mui cá chuồn” để ca ngợi cái ngon của mui cá chuồn.
  • Câu hát “Con quạ nó đứng bên sông; Nó kêu bớ mẹ lấy chồng bỏ con; Một mâm ba bốn dĩa ngon; Dượng ghẻ ních hết để con nhịn thèm” mô tả tâm trạng của một đứa trẻ mồ côi cha, lo rằng mẹ tái giá, gặp phải ông dượng ghẻ ích kỷ, chỉ biết ăn ngon mặc đẹp phần mình, để đứa trẻ chịu thiệt thòi.
  • Câu ca dao: “Đôi ta làm bạn thong dong; Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng; Bởi chưng cha mẹ nói ngang; Cho nên đũa ngọc mâm vàng cách xa” thể hiện sự sự xứng đôi vừa lứa của đôi bạn trẻ, nhưng do những ý kiến không thống nhất của hai bên cha mẹ nên duyên nợ không thành.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Cách sẵn sàng chuẩn bị mâm lễ cúng cho ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất Vietnamnet

Source: //vietartproductions.vn
Category: Blogs

Video liên quan

Chủ Đề