Capped fee là gì tính như thế nào năm 2024

Vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM) 5/1 hoặc ARM 5 năm là khoản vay thế chấp trong đó “5” là số năm mà lãi suất ban đầu được giữ nguyên. “1” thể hiện tần suất lãi suất sẽ điều chỉnh sau khi thời hạn 5 năm đầu tiên kết thúc. Các khoảng thời gian cố định phổ biến nhất là 3, 5, 7 và 10 năm và “1” là khoảng thời gian điều chỉnh phổ biến nhất. Quý vị cần đọc kỹ hợp đồng và đặt câu hỏi nếu đang cân nhắc ARM.


Quy tắc khả năng trả nợ (Ability-to-repay rule)

Quy tắc khả năng trả nợ là cách xác định thiện chí và hợp lý mà hầu hết người cho vay thế chấp cần thực hiện để đảm bảo rằng quý vị có thể trả lại khoản vay.


Khoản Vay Thế Chấp Với Lãi Suất Được Điều Chỉnh (Adjustable Rate Mortgage - ARM)

Vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM) là loại khoản vay mà lãi suất có thể thay đổi, thường tăng giảm dựa trênlãi suất theo chỉ số. Khoản thanh toán hàng tháng của quý vị sẽ tăng hoặc giảm tùy vào thời hạn ban đầu của khoản vay, lãi trần và lãi suất theo chỉ số. Với ARM, lãi suất và khoản thanh toán hàng tháng có thể bắt đầu thấp hơn so với khoản vay thế chấp lãi suất cố định, nhưng cả lãi suất và khoản thanh toán hàng tháng đều có thể tăng đáng kể.


Sự trả dần mỗi tháng (Amortization)

Sự trả dần mỗi tháng có nghĩa là trả hết khoản vay bằng các khoản thanh toán định kỳ theo thời gian, qua đó số tiền quý vị nợ giảm dần sau mỗi lần thanh toán. Tuy hầu hết các khoản vay mua nhà đều là trả nợ dần mỗi tháng, nhưng một số khoản vay thế chấp không được trả nợ dần hoàn toàn. Nghĩa là quý vị vẫn còn nợ tiền sau khi thực hiện tất cả các khoản thanh toán của mình.

Một số khoản vay mua nhà cho phép khoản thanh toán chỉ chi trả số tiền lãi đến hạn hoặc số tiền ít hơn số tiền lãi đến hạn. Nếu khoản thanh toán ít hơn số tiền lãi đến hạn mỗi tháng, số dư nợ thế chấp sẽ tăng lên thay vì giảm. Đây gọi là khấu hao âm. Các chương trình cho vay khác không trả dần hết nợ trong thời gian vay có thể yêu cầu trả khoản thanh toán lớn nhất, một lần vào cuối thời hạn cho vay. Hãy đảm bảo rằng quý vị biết rõ loại khoản vay mình chọn.


Số tiền vốn vay nợ (Amount financed)

Nghĩa là số tiền quý vị đang vay từ người cho vay, trừ đi hầu hết các khoản phí trả trước mà người cho vay tính phí quý vị.



Thu nhập hàng năm (Annual income)

Thu nhập hàng năm là một yếu tố trong đơn xin vay thế chấp và thường đề cập đến tổng thu nhập trước thuế mà quý vị kiếm được trong một năm. Thu nhập hàng năm có thể bao gồm thu nhập từ công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, tự kinh doanh, tiền boa, hoa hồng, làm thêm giờ, tiền thưởng hoặc các nguồn khác. Người cho vay sẽ sử dụng thông tin về thu nhập hàng năm và các khoản nợ hàng tháng hiện tại của quý vị để xác định xem quý vị có khả năng trả khoản vay hay không.

Việc người cho vay có dựa vào một nguồn thu nhập hoặc số tiền cụ thể khi xem xét cho quý vị vay hay không thường sẽ phụ thuộc vào việc liệu quý vị có tiếp tục nhận được thu nhập một cách hợp lý không.


Mức Lãi Suất Theo Phần Trăm Mỗi Năm (Annual Percentage Rate - APR)

Mức lãi suất theo phần trăm mỗi năm (APR) là thước đo rộng hơn về chi phí vay tiền so với lãi suất. APR phản ánh lãi suất, điểm mua giảm lãi suất, phí môi giới cho vay và các khoản phí khác mà quý vị phải trả khi vay. Vì vậy, APR thường cao hơn lãi suất.


Phí thẩm định (Appraisal fee)

Phí thẩm định là chi phí thẩm định căn nhà mà quý vị dự định mua hoặc đã sở hữu. Việc thẩm định nhà cung cấp đánh giá độc lập về giá trị của tài sản. Trong hầu hết trường hợp, việc lựa chọn người thẩm định và bất kỳ chi phí liên quan sẽ tùy vào người cho vay.


Thanh toán tự động (Automatic payment)

Nhờ cách thanh toán tự động, quý vị có thể thiết lập khoản thanh toán thế chấp định kỳ thông qua ngân hàng của mình. Thanh toán tự động có thể là một cách thuận tiện để đảm bảo quý vị thanh toán đúng hạn.


Khoản vay trả số nợ lớn nhất vào đợt cuối cùng (Balloon loan)

Đối với các khoản thế chấp, khoản vay trả số nợ lớn nhất vào đợt cuối cùng (balloon loan) có nghĩa là khoản vay có khoản thanh toán một lần lớn hơn bình thường, thường là vào cuối thời hạn khoản vay. Khoản thanh toán một lần này gọi là “khoản trả góp lớn nhất (balloon payments)” và cao hơn các khoản thanh toán khác của quý vị, đôi khi cao hơn rất nhiều. Nếu không thể trả khoản trả góp lớn nhất này, quý vị có thể phải vay lại, bán nhà hoặc đối mặt với việc bị tịch thu tài sản thế chấp.


Thanh toán hai tuần một lần (Bi-weekly payment)

Trong kế hoạch thanh toán hai tuần một lần, công ty dịch vụ thế chấp sẽ thu một nửa số tiền thanh toán hàng tháng của quý vị sau mỗi 2 tuần, tổng cộng là 26 khoản thanh toán trong suốt cả năm (thêm một khoản thanh toán hàng tháng bổ sung mỗi năm). Khi thực hiện thanh toán bổ sung và áp dụng các khoản thanh toán cho tiền gốc, quý vị có thể sớm trả hết khoản vay. Trước khi chọn thanh toán hai tuần một lần, đừng quên xem lại điều khoản vay để xem liệu quý vị có bị phạt trả trước nếu làm như vậy hay không. Kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ có tính bất kỳ khoản phí nào đối với gói thanh toán hai tuần một lần hay không. Quý vị có thể hoàn thành mục tiêu tương tự mà không phải trả phí bằng cách trả thêm khoản thế chấp hàng tháng mỗi năm.


Tờ khai báo ký kết khoản vay thế chấp (Closing Disclosure)

Tờ khai báo ký kết khoản vay thế chấp là mẫu đơn dài năm trang, bắt buộc cung cấp các chi tiết cuối cùng về khoản vay thế chấp mà quý vị đã chọn. Trong đó bao gồm điều khoản cho vay, khoản thanh toán hàng tháng dự kiến, số tiền cần trả cho các khoản phí và các chi phí khác để vay thế chấp.


Tiền vay để xây cất (Construction loan)

Tiền vay để xây cất thường là khoản vay ngắn hạn cung cấp tiền để trang trải chi phí xây dựng hoặc cải tạo nhà.


Khoản vay không do chính phủ hỗ trợ (Conventional loan)

Khoản vay không do chính phủ hỗ trợ là bất kỳ khoản vay thế chấp nào không được chính phủ bảo hiểm hoặc bảo lãnh (chẳng hạn như thông qua các chương trình cho vay của Cơ Quan Quản Lý Nhà Ở Liên Bang, Bộ Cựu Chiến Binh hoặc Bộ Nông Nghiệp).


Người đồng ký hoặc người cùng vay nợ (Co-signer or co-borrower)

Người đồng ký hoặc người cùng vay nợ là người đồng ý chịu hoàn toàn trách nhiệm hoàn trả khoản vay thế chấp với quý vị. Người này có nghĩa vụ phải thanh toán bất kỳ khoản thanh toán nào bị lỡ và thậm chí là toàn bộ số tiền vay nếu quý vị không thanh toán. Một số chương trình vay thế chấp phân biệt người đồng ký là người không đứng tên và không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với ngôi nhà thế chấp. Khi có người đồng ký hoặc người cùng vay nợ để vay thế chấp, người cho vay có thêm sự đảm bảo rằng khoản vay sẽ được hoàn trả. Tuy nhiên, hồ sơ tín dụng và tài chính của người đồng ký hoặc người cùng vay nợ của quý vị sẽ gặp rủi ro nếu quý vị không trả nợ.


Lịch sử dùng tín dụng (Credit history)

Lịch sử dùng tín dụng là bản ghi các tài khoản tín dụng của quý vị và lịch sử thanh toán đúng hạn, thể hiện trong bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của quý vị. Công ty báo cáo cho người tiêu dùng (còn gọi là công ty báo cáo tín dụng) thu thập và cập nhật thông tin về hồ sơ tín dụng của quý vị và cung cấp thông tin đó cho các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp này sẽ sử dụng thông tin nói trên để đưa ra quyết định về quý vị. Bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng chứa thông tin về hoạt động tín dụng và tình hình tín dụng hiện tại của quý vị, chẳng hạn như lịch sử thanh toán khoản vay và trạng thái tài khoản tín dụng của quý vị.


Bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng (Credit report)

Bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng là bản báo cáo chứa thông tin về hoạt động tín dụng và tình hình tín dụng hiện tại của quý vị, chẳng hạn như lịch sử thanh toán khoản vay và tình trạng tài khoản tín dụng của quý vị. Người cho vay sử dụng điểm tín dụng của quý vị và thông tin trong bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của quý vị để xác định xem quý vị có đủ điều kiện vay hay không và mức lãi suất sẽ cung cấp cho quý vị.


Điểm tín dụng (Credit score)

Điểm tín dụng dự đoán khả năng trả lại khoản vay đúng hạn của quý vị. Các công ty sử dụng công thức toán học - gọi là mô hình tính điểm - để tạo điểm tín dụng của quý vị từ thông tin trong bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng của quý vị. Vì có nhiều mô hình tính điểm khác nhau nên quý vị không chỉ có một điểm tín dụng. Điểm của quý vị phụ thuộc vào lịch sử dùng tín dụng, loại sản phẩm cho vay và thậm chí cả ngày tính điểm.


Tỷ lệ nợ (Debt ratio)

Tỷ lệ nợ trên thu nhập là toàn bộ các khoản thanh toán nợ hàng tháng chia cho tổng thu nhập trước thuế hàng tháng. Con số này là một cách mà người cho vay dùng để đo lường khả năng quý vị quản lý các khoản thanh toán hàng tháng để hoàn trả số tiền quý vị dự định vay.


Chứng thư tịch thu nhà (Deed-in-lieu of foreclosure)

Chứng thư tịch thu nhà là một thỏa thuận, trong đó quý vị tự nguyện chuyển quyền sở hữu nhà của mình cho người cho vay để tránh quá trình tịch thu tài sản thế chấp. Nhờ chứng thư tịch thu nhà, quý vị có thể tránh phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với bất kỳ số tiền nào còn lại trong khoản thế chấp. Nếu quý vị sống ở một tiểu bang mà mình phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản thiếu hụt nào (khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản của quý vị và số tiền quý vị còn nợ trong khoản vay khi mua nhà), quý vị sẽ muốn yêu cầu người cho vay từ bỏ khoản thiếu hụt đó. Nếu người cho vay từ bỏ khoản thiếu hụt, hãy ghi nhận sự từ bỏ này bằng văn bản và giữ trong hồ sơ của quý vị. Chứng thư tịch thu nhà là một loại .


Quá hạn (Delinquent)

Quá hạn là một thuật ngữ khác để chỉ việc quý vị thanh toán trễ hạn. Khoản vay sẽ trở nên quá hạn khi quý vị bỏ lỡ thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ trước ngày đáo hạn. Sau khi quý vị quá hạn trong khoảng thời gian nhất định, người cho vay hoặc công ty dịch vụ thế chấp có thể bắt đầu quá trình tịch thu tài sản thế chấp. Khoảng thời gian này có thể khác nhau, tùy theo tiểu bang.

Các quy tắc liên bang cũng có thể áp dụng khi bắt đầu tịch thu tài sản thế chấp. Tìm hiểu thêm về các lựa chọn của quý vị nếu quý vị không thể trả khoản vay thế chấp.

Nếu quý vị bị ảnh hưởng bởi coronavirus


Tính năng đòi nợ (Demand feature)

Tờ khai báo ký kết khoản vay thế chấp có một tuyên bố với nội dung “Khoản vay của quý vị có tính năng đòi nợ”, có thể được chọn là “có” hoặc “không”. Tính năng đòi nợ cho phép người cho vay yêu cầu trả nợ trước hạn.


Tiền trả trước (Down payment)

Tiền trả trước là số tiền quý vị trả ngay cho căn nhà. Quý vị trả ngay một tỷ lệ phần trăm giá trị của căn nhà và vay phần còn lại thông qua khoản vay thế chấp. Nói chung, quý vị trả trước càng nhiều tiền, lãi suất nhận được càng thấp và càng có nhiều khả năng được chấp thuận cho vay.


Chương trình hoặc trợ cấp hỗ trợ tiền trả trước (Down payment programs or grants)

Chương trình hoặc trợ cấp hỗ trợ tiền trả trước thường đề cập đến sự hỗ trợ do tổ chức như chính phủ hoặc cơ quan phi lợi nhuận cung cấp cho người mua nhà để trợ giúp họ trả trước khi mua nhà. Các khoản tiền này có thể cung cấp dưới dạng trợ cấp hoàn toàn hoặc có thể yêu cầu hoàn trả, chẳng hạn như khi bán nhà.


Tiền đặt cọc (Earnest money)

Tiền đặt cọc là khoản tiền ký quỹ mà người mua trả để thể hiện thiện chí đối với thỏa thuận hợp đồng đã ký để mua nhà. Tiền đặt cọc do người bán hoặc bên thứ ba như nhà môi giới bất động sản hoặc công ty chứng thư giữ. Nếu giao dịch mua bán nhà hoàn tất hoặc “ký kết” xong, tiền đặt cọc có thể được dùng để trả cho lệ phí để hoàn tất giao dịch bất động sản hoặc tiền trả trước. Nếu hợp đồng bị chấm dứt vì lý do chính đáng, tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho người mua. Nếu người mua không thực hiện một cách thiện chí, tiền đặt cọc có thể bị tịch thu và trả cho người bán.Tìm hiểu thêm về quá trình mua nhà.


Vốn chủ sở hữu (Equity)

Vốn chủ sở hữu là giá trị hiện tại của tài sản quý vị có trừ đi tiền thế chấp hiện có trên tài sản của quý vị.


Tài khoản ký quỹ (Escrow)

Tài khoản ký quỹ do người cho vay thiết lập để thanh toán một số chi phí liên quan đến tài sản, như thuế tài sản và bảo hiểm nhà. Một phần thanh toán hàng tháng của quý vị được chuyển vào tài khoản này. Nếu khoản vay thế chấp của quý vị không có tài khoản ký quỹ, quý vị sẽ thanh toán trực tiếp các chi phí liên quan đến tài sản.


Fannie Mae

Quỹ Thế Chấp Nhà Ở Quốc Gia Liên Bang (Fannie Mae) mua và bảo đảm các khoản thế chấp từ các tổ chức cho vay nhằm nỗ lực tăng cường cách thức cho vay hợp lý. Fannie Mae không phải là cơ quan liên bang. Đây là doanh nghiệp được chính phủ tài trợ dưới sự giám sát của Cơ Quan Tài Chính Nhà Ở Liên Bang (FHFA).


Lệ phí vay vốn của FHA (FHA funding fee)

Cục Quản Lý Nhà Ở Liên Bang (FHA) yêu cầu lệ phí vay vốn của FHA và phí bảo hiểm hàng tháng (MIP) cho hầu hết các chương trình dành cho nhà biệt lập. Phí bảo hiểm khoản vay trả trước này đôi khi gọi là Phí bảo hiểm khoản vay trả trước (UFMIP).

Khoản vay FHA (FHA loan)

Khoản vay FHA là khoản vay từ người cho vay tư nhân do Cơ Quan Quản Lý Nhà Ở Liên Bang (FHA) quản lý và bảo hiểm. Khoản vay FHA khác với các khoản vay không do chính phủ hỗ trợ vì cho phép điểm tín dụng thấp hơn và khoản trả trước thấp tới 3,5% tổng số tiền vay. Số tiền cho vay tối đa khác nhau, tùy theo quận.


Giới hạn vay thế chấp FHA (FHA mortgage limits)

Giới hạn vay thế chấp FHA là giới hạn số tiền đối với các khoản vay thế chấp đủ điều kiện mà FHA sẽ bảo hiểm trong chương trình thế chấp nhà biệt lập. Các giới hạn này dựa trên vị trí và có thể sửa đổi hàng năm.


Phí vay nợ trả góp (Finance charge)

Phí vay nợ trả góp là tổng số tiền lãi và phí vay mà quý vị phải trả trong toàn bộ thời hạn của khoản vay thế chấp.


Chương trình cho vay dành cho người mua nhà lần đầu (First-time home buyers (FTHB) loan programs)

Người mua nhà lần đầu (FTHB) có thể sử dụng một số loại chương trình cho vay khác nhau để mua căn nhà đầu tiên của mình. Các khoản vay FTHB phổ biến bao gồm chương trình do FHA, VA, USDA, Fannie Mae và Freddie Mac cung cấp với khoản trả trước thấp. Một số chương trình xác định FTHB là người chưa mua nhà trong vòng từ ba năm trở lên.


Vay thế chấp lãi suất cố định (Fixed-rate mortgage)

Vay thế chấp lãi suất cố định là một loại khoản vay mua nhà, trong đó lãi suất được ấn định khi quý vị vay tiền và sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay.


Hoãn trả nợ tạm thời (Forbearance)

Hoãn trả nợ tạm thời là khi công ty dịch vụ thế chấp cho phép quý vị tạm thời thanh toán khoản vay thế chấp của mình với mức lãi suất thấp hơn hoặc tạm thời ngừng thanh toán khoản vay thế chấp của quý vị. Công ty dịch vụ thế chấp có thể cho quý vị hoãn trả nợ nếu - chẳng hạn như gần đây quý vị bị mất việc, bị tai nạn hoặc bị bệnh hay thương tích làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của quý vị. Hoãn trả nợ tạm thời là một loại

Tìm hiểu thêm về hoãn trả nợ tạm thời khoản vay thế chấp

Tùy vào loại khoản vay mình có, quý vị có thể có các lựa chọn hoãn trả nợ tạm thời khác nhau. Quý vị phải liên hệ với công ty làm dịch vụ cho vay để yêu cầu được hoãn trả nợ tạm thời. Lưu ý rằng quý vị sẽ phải bù đắp các khoản thanh toán bị thiếu hoặc bị lỡ này khi thời gian hoãn trả nợ tạm thời kết thúc.

Nếu quý vị bị ảnh hưởng bởi coronavirus


Bảo hiểm bắt buộc (Force-placed insurance)

Công ty dịch vụ thế chấp có thể yêu cầu bảo hiểm bắt buộc khi quý vị không có chính sách bảo hiểm của riêng mình hoặc nếu chính sách của riêng quý vị không đáp ứng các yêu cầu của công ty dịch vụ thế chấp. Bảo hiểm bắt buộc thường chỉ bảo vệ người cho vay, chứ không phải quý vị. Công ty dịch vụ thế chấp sẽ tính phí bảo hiểm cho quý vị. Bảo hiểm bắt buộc thường đắt hơn so với việc tự quý vị tìm mua hợp đồng bảo hiểm.


Tịch thu tài sản thế chấp (Foreclosure)

Tịch thu tài sản thế chấp là khi người cho vay hoặc công ty dịch vụ thế chấp lấy lại tài sản sau khi người chủ nhà không thanh toán khoản vay thế chấp. Ở một số tiểu bang, người cho vay phải ra tòa để tịch thu tài sản của quý vị (tịch biên tài sản), nhưng các tiểu bang khác không yêu cầu có thủ tục tòa án (tịch thu tài sản thế chấp mà không cần có phán quyết của tòa án). Nói chung, người vay phải được thông báo nếu người cho vay hoặc công ty dịch vụ thế chấp bắt đầu thủ tục tịch thu tài sản thế chấp. Các quy tắc liên bang cũng có thể áp dụng khi bắt đầu tịch thu tài sản thế chấp.

Nếu quý vị lo lắng về việc bị tịch thu tài sản thế chấp, hãy tìm hiểu cách nhận trợ giúp.

Nếu quý vị bị ảnh hưởng bởi coronavirus


Freddie Mac

Tập Đoàn Thế Chấp Cho Vay Mua Nhà Liên Bang (Freddie Mac) là công ty tư nhân do Quốc Hội thành lập. Nhiệm vụ của tập đoàn này là thúc đẩy tính ổn định và giá cả phải chăng trong thị trường nhà ở bằng cách mua khoản thế chấp từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. Tập đoàn Freddie Mac hiện đang được quản lý, dưới sự chỉ đạo của Cơ Quan Tài Chính Nhà Ở Liên Bang (FHFA).


Tài Liệu Ước Tính Tiền Trả Góp Khi Vay Thế Chấp (Good Faith Estimate)

Tài Liệu Ước Tính Tiền Trả Góp Khi Vay Thế Chấp (GFE) là mẫu đơn mà người cho vay phải cung cấp cho quý vị khi quý vị nộp đơn xin thế chấp ngược. GFE liệt kê thông tin cơ bản về các điều khoản của đề nghị cho vay thế chấp ngược.


Phí lưu giữ hồ sơ của chính phủ (Government recording charges)

Phí lưu giữ hồ sơ của chính phủ là phí do các cơ quan chính quyền tiểu bang và địa phương tính cho việc lưu giữ hợp pháp chứng thư, thế chấp và các tài liệu liên quan đến khoản vay mua nhà của quý vị.


Khoản vay thế chấp có giá cao hơn (Higher-priced mortgage loan)

Nói chung, khoản vay thế chấp có giá cao hơn là khoản vay có mức lãi suất theo phần trăm mỗi năm (hay APR) cao hơn mức chuẩn (gọi là Mức Lãi Suất Ưu Đãi Chính Trung Bình).


Phí quản lý của HOA (HOA dues)

Nếu quan tâm đến việc mua chung cư, hợp tác xã nhà ở hoặc nhà trong khu được quy hoạch hoặc cộng đồng có tổ chức khác dùng chung các dịch vụ, quý vị thường phải trả lệ phí khu chung cư hoặc phí quản lý của Hiệp Hội Chủ Nhà (HOA). Các khoản phí này khác nhau đáng kể. Lệ phí khu chung cư hoặc phí quản lý của HOA thường thanh toán riêng với khoản thanh toán thế chấp hàng tháng. Nếu không trả các khoản phí này, quý vị có thể phải đối mặt với các nỗ lực thu nợ của hiệp hội chủ nhà và thậm chí bị tịch thu nhà.


Thẩm định nhà (Home appraisal)

Thẩm định là tài liệu bằng văn bản, cho thấy ý kiến về giá trị của một tài sản. Quá trình thẩm định cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích về tài sản. Quá trình này mô tả giá trị tài sản và có thể so sánh tài sản đó với các tài sản khác trong vùng lân cận. Thẩm định là đánh giá độc lập về giá trị của tài sản.


Hạn mức tín dụng cho vốn chủ sở hữu (Home equity line of credit - HELOC)

Hạn mức tín dụng cho vốn chủ sở hữu (HELOC) là hạn mức tín dụng cho phép quý vị vay dựa trên phần vốn quý vị có trong tài sản. Vốn chủ sở hữu là giá trị hiện tại của tài sản quý vị có trừ đi tiền thế chấp hiện tại trên tài sản của quý vị. Không giống như khoản vay tiền vốn từ căn nhà đang trả góp, HELOC thường có lãi suất có thể điều chỉnh. Đối với hầu hết các HELOC, quý vị sẽ nhận được ngân phiếu đặc biệt hoặc thẻ tín dụng và có thể vay tiền trong thời gian nhất định kể từ khi mở tài khoản. Khoảng thời gian này gọi là “thời hạn rút tiền vay”. Trong thời hạn này, quý vị có thể vay tiền và phải thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu. Khi “thời hạn rút tiền vay” kết thúc, quý vị sẽ không thể vay tiền từ hạn mức tín dụng của mình nữa. Sau khi thời hạn nói trên kết thúc, quý vị có thể cần thanh toán cùng lúc toàn bộ số dư nợ của mình hoặc có thể được phép hoàn trả trong khoảng thời gian nhất định. Nếu quý vị không thể trả lại HELOC, người cho vay có thể tịch thu nhà của quý vị.


Vay tiền vốn từ căn nhà đang trả góp (Home equity loan)

Khoản vay tiền vốn từ căn nhà đang trả góp (đôi khi gọi là HEL) cho phép quý vị vay tiền bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu nhà của quý vị làm tài sản thế chấp. Vốn chủ sở hữu là giá trị hiện tại của tài sản quý vị có trừ đi tiền vay thế chấp hiện có trên tài sản của quý vị. Quý vị nhận được tiền từ khoản vay tiền vốn từ căn nhà đang trả góp dưới dạng gộp một lần. Khoản vay tiền vốn từ căn nhà đang trả góp thường có lãi suất cố định, tức là sẽ không thay đổi. Nếu quý vị không thể trả lại HEL, người cho vay có thể tịch thu nhà của quý vị.


Kiểm định nhà (Home inspection)

Quá trình mua nhà thường có bước kiểm định nhà. Quý vị thường có quyền thuê kiểm định viên nhà để kiểm tra tài sản nhằm chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của nhà đó. Quá trình này đặc biệt hữu ích khi quý vị cần kiểm tra các hệ thống cơ khí cũng như cấu trúc của ngôi nhà, bao gồm hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí và điện.


Hiệp Hội Chủ Nhà (Homeowners’ Association - HOA)

Hiệp Hội Chủ Nhà (HOA) vốn được thành lập để quản lý các chi phí chung như cảnh quan và chi phí bảo trì khác cho phân khu quy hoạch hoặc cộng đồng có tổ chức khác. HOA chung cư đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, chẳng hạn như bảo trì đường lái xe vào nhà, cấu trúc chung và mái nhà.


Bảo hiểm nhà (Homeowner's insurance)

Bảo hiểm nhà trả cho những tổn thất và thiệt hại cho tài sản của quý vị nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra, chẳng hạn như hỏa hoạn hoặc trộm cắp. Khi quý vị vay thế chấp, người cho vay muốn đảm bảo rằng tài sản của quý vị được bảo hiểm bảo vệ. Đó là lý do người cho vay thường yêu cầu bằng chứng cho thấy quý vị có bảo hiểm nhà. Bảo hiểm nhà không giống với


Giá mua nhà (Home purchase price)

Giá mua nhà là số tiền mà người mua và người bán đồng ý trả cho người bán để mua nhà.


HUD

Bộ Phát Triển Nhà và Đô Thị (HUD) là cơ quan chính phủ giúp mọi người có được và duy trì nhà ở chất lượng với giá cả phải chăng. Họ đào tạo và tài trợ cho các cố vấn viên về nhà ở trên khắp đất nước. Cơ quan cố vấn về nhà ở được HUD phê duyệt có thể tư vấn mua nhà để quý vị hiểu và đánh giá các lựa chọn của mình.


Văn bản thỏa thuận HUD-1 (HUD-1 settlement statement)

Văn Bản Thỏa Thuận HUD-1 liệt kê tất cả các khoản phí và khoản tín dụng cho người mua và người bán trong cuộc thỏa thuận về bất động sản hoặc tất cả các loại phí trong khoản vay lại khoản thế chấp. Quý vị nhận được HUD-1 nếu đăng ký thế chấp ngược hoặc đăng ký thế chấp vào hay trước ngày 3 tháng 10 năm 2015.

Tìm hiểu khi nào quý vị sẽ nhận được HUD-1.


Chỉ số (Index)

Chỉ số này là mức lãi suất chuẩn, phản ánh các điều kiện chung của thị trường. Chỉ số thay đổi dựa trên thị trường. Thay đổi trong chỉ số - cùng khoản vay ký quỹ - xác định thay đổi về lãi suất đối với khoản vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh.


Mức trần điều chỉnh ban đầu (Initial adjustment cap)

Mức trần điều chỉnh ban đầu thường kết hợp với khoản vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM). Mức trần này xác định mức lãi suất có thể tăng trong lần điều chỉnh đầu tiên sau khi hết thời hạn lãi suất cố định. Thông thường, mức trần nói trên là 2 hoặc 5% - nghĩa là ở lần thay đổi lãi suất đầu tiên, mức lãi mới không thể cao hơn 2% (hoặc 5%) điểm so với mức lãi ban đầu trong thời hạn lãi suất cố định.


Tiền gửi ký quỹ ban đầu (Initial escrow deposit)

Tiền gửi ký quỹ ban đầu là số tiền quý vị sẽ trả tại bước cuối cùng trong giao dịch bất động sản để bắt đầu tài khoản ký quỹ của mình, nếu người cho vay của quý vị yêu cầu.


Khoản vay chỉ trả lãi (Interest-only loan)

Vay thế chấp chỉ trả lãi là khoản vay có các khoản trả theo lịch trình, yêu cầu quý vị chỉ trả lãi trong khoảng thời gian nhất định.


Lãi suất (Interest rate)

Lãi suất cho khoản vay thế chấp là chi phí quý vị sẽ trả mỗi năm để vay tiền, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất này không phản ánh phí hoặc bất kỳ khoản phí nào khác mà quý vị có thể phải trả cho khoản vay. Ví dụ: Nếu khoản vay mua nhà là $100.000 đô la với lãi suất 4%, người tiêu dùng đó đã đồng ý trả $4.000 cho mỗi năm họ vay hoặc nợ toàn bộ số tiền đó.


Mức trần lãi suất (Interest rate cap)

Mức trần lãi suất - đôi khi gọi là mức trần hàng năm - là mức tăng lãi suất tối đa có thể xảy ra hàng năm đối với khoản vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM), ngay cả khi lãi suất sẽ tăng nhiều hơn theo lãi suất thị trường. Ví dụ: Nếu mức trần này là 2%, mức lãi mới không được cao hơn mức lãi trước đó quá 2%.


Khoản vay lớn (Jumbo loan)

Mỗi năm, Fannie Mae, Freddie Mac và cơ quan quản lý của họ là Cơ Quan Tài Chính Nhà Ở Liên Bang (FHFA) ấn định số tiền tối đa cho các khoản vay mà họ sẽ mua từ những người cho vay.


Bảo hiểm chứng thư của người cho vay (Lenders title insurance)

Bảo hiểm chứng thư của người cho vay bảo vệ người cho vay khỏi các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quý vị - chẳng hạn như khi ai đó có khiếu nại pháp lý đối với ngôi nhà. Bảo hiểm chứng thư của người cho vay chỉ bảo vệ người cho vay trước các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu. Để tự bảo vệ mình, quý vị có thể muốn mua bảo hiểm chứng thư của chủ sở hữu.


Lãi suất trần có điều chỉnh trong thời hạn vay (Lifetime adjustment cap)

Lãi suất trần có điều chỉnh trong thời hạn vay thường sử dụng với khoản vay thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM). Mức trần này này xác định mức lãi suất có thể tăng tổng cộng là bao nhiêu, trong suốt thời hạn của khoản vay. Ví dụ: Nếu mức trần này là 5%, nghĩa là mức lãi không bao giờ có thể cao hơn 5% so với mức lãi ban đầu. Một số người cho vay có thể có lãi suất trần khác hoặc cao hơn.


Cưỡng chế khoản vay (Loan assumption)

Cưỡng chế khoản vay xảy ra khi người mua tiếp nhận khoản thế chấp từ người bán khi họ mua nhà của người bán. Người mua tiếp quản số dư còn lại trong khoản thế chấp của người bán, theo điều khoản cho vay ban đầu—ví dụ: lãi suất và thời hạn còn lại của khoản thế chấp. Cưỡng chế khoản vay có thể phù hợp khi khoản thế chấp mới đang với lãi suất cao hơn so với khi người bán ban đầu vay thế chấp của họ.

Khoản chênh lệch giữa giá bán căn nhà và số dư trên khoản vay cưỡng chế bằng với số tiền mà người mua phải trả tiền túi hoặc bằng cách vay thế chấp của chính họ.

Để tiếp nhận khoản vay thế chấp, người mua nhà cần đủ điều kiện cho việc cưỡng chế khoản vay. Khả năng đủ điều kiện thường dựa trên kết quả xem xét tín dụng và thu nhập của người mua, tương tự như khả năng đủ điều kiện vay khoản thế chấp mới

Cưỡng chế khoản vay cũng có thể áp dụng khi quý vị nhận được quyền sở hữu tài sản có thế chấp – ví dụ: sau khi qua đời hoặc ly hôn.


Hoãn khoản vay (Loan deferment)

Người vay đang gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản thế chấp thường có quyền yêu cầu bên dịch vụ thế chấp giúp đỡ. Bên dịch vụ có thể đồng ý hoãn khoản vay, qua đó tạo điều kiện cho người vay tránh bị tịch thu tài sản thế chấp bằng cách hoãn các khoản thanh toán thế chấp quá hạn. Số tiền hoãn trả đến hạn khi người vay vay lại khoản vay, bán nhà, hoặc khoản thế chấp kết thúc theo cách khác.


Ước tính khoản vay (Loan estimate)

Ước Tính Khoản Vay là mẫu đơn dài 3 trang mà quý vị sẽ nhận được sau khi đăng ký vay mua nhà.


Điều chỉnh khoản vay (Loan modification)

Điều chỉnh khoản vay mua nhà là sự thay đổi trong các điều khoản cho vay. Việc điều chỉnh là một loại . Cách thức này có thể giảm khoản tiền trả hàng tháng của quý vị xuống mức quý vị có khả năng trả. Hoạt động điều chỉnh có thể liên quan đến việc kéo dài số năm quý vị phải trả khoản vay, giảm lãi suất và/hoặc hoãn hoặc giảm số dư nợ gốc của quý vị. Nếu quý vị được đề nghị điều chỉnh khoản vay, hãy đảm bảo mình biết rõ việc này sẽ thay đổi khoản chi trả hàng tháng của quý vị ra sao, cũng như tổng số tiền quý vị sẽ nợ ngắn hạn và dài hạn.

Tìm hiểu thêm về việc điều chỉnh khoản vay mua nhà

Nếu quý vị bị ảnh hưởng bởi virus corona


Tỉ số vay trên giá trị (Loan-to-value ratio)

Tỉ số vay trên giá trị (LTV) là thước đo so sánh số tiền vay thế chấp với giá trị thẩm định của tài sản. Quý vị đặt cọc càng nhiều tiền, tỷ số LTV càng thấp. Người cho vay có thể sử dụng LTV để quyết định có cho quý vị vay hay không và để xác định xem có cần bảo hiểm khoản vay riêng không.


Giảm thiểu tổn thất (Loss mitigation)

Giảm thiểu tổn thất đề cập đến các bước mà người làm dịch vụ thế chấp thực hiện để làm việc với người vay thế chấp nhằm tránh bị tịch thu tài sản thế chấp. Giảm thiểu tổn thất đề cập đến trách nhiệm của người làm dịch vụ trong việc giảm thiểu hoặc “giảm nhẹ” tổn thất cho nhà đầu tư có thể đến từ việc tịch thu tài sản thế chấp. Một số lựa chọn giảm thiểu tổn thất có thể giúp quý vị ở lại nhà của mình. Các lựa chọn khác có thể giúp quý vị rời khỏi nhà mà không bị tịch thu tài sản thế chấp. Các lựa chọn giảm thiểu tổn thất có thể bao gồm , , , , or a .

Nếu quý vị gặp khó khăn khi trả khoản vay thế chấp hoặc nếu quý vị đã được đề nghị và đang xem xét các lựa chọn giảm thiểu tổn thất khác nhau, hãy liên hệ với cơ quan cố vấn về nhà cửa được Bộ Phát Triển Nhà và Đô Thị (HUD) phê duyệt.

Quý vị có thể sử dụng công cụ "Find a Counselor" (Tìm Cố Vấn Viên) của CFPB để nhận danh sách cơ quan cố vấn về nhà cửa trong khu vực của quý vị đã được HUD chấp thuận. Quý vị cũng có thể gọi đến Đường Dây Nóng HOPE™, trực 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, theo số (888) 995-HOPE (4673).

Nếu quý vị bị ảnh hưởng bởi virus corona


Biên (Margin)

Biên là số điểm phần trăm do người cho vay thêm vào chỉ số để đặt lãi suất cho khoản tiền trả thế chấp với lãi suất được điều chỉnh (ARM) sau khi thời hạn lãi suất ban đầu kết thúc. Biên được ấn định trong hợp đồng cho vay và sẽ không thay đổi sau khi hoàn tất giao dịch. Số tiền biên phụ thuộc vào người cho vay và khoản vay cụ thể.


Chi phí hàng tháng (Monthly expenses)

Đây là số tiền quý vị chi tiêu hàng tháng. Trong đó có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở các nghĩa vụ định kỳ như tiền thuê nhà hoặc khoản tiền trảthế chấp, tiện ích, tiền xe, tiền hỗ trợ nuôi con và trả bảo hiểm, cũng như nhu yếu phẩm như thực phẩm. Hầu hết những nghĩa vụ này sẽ có ngày đáo hạn cố định.


Thế chấp (Mortgage)

Thế chấp là thỏa thuận giữa quý vị và người cho vay, cho phép quý vị vay tiền mua hoặc vay lại để mua nhà, đồng thời trao cho người cho vay quyền lấy tài sản của quý vị nếu quý vị không trả được số tiền đã vay.


Danh sách liệt kê việc hoàn thành vay thế chấp (Mortgage closing checklist)

Danh sách liệt kê việc hoàn thành vay thế chấp là danh sách gồm các bước quý vị có thể thực hiện để chuẩn bị và tìm hiểu những gì sẽ xảy ra.Danh sách này sẽ giúp quý vị xác định những câu hỏi chính cần hỏi trước để quý vị có thể tự tin hoàn thành giao dịch.


Lệ phí để hoàn thành giao dịch bất động sản (Mortgage closing costs)

Lệ phí để hoàn thành giao dịch bất động sản là tất cả các chi phí quý vị sẽ trả khi hoàn thành giao dịch. Trong đó bao gồm phí khởi tạo, phí thẩm định, chi phí cho bản báo cáo điểm và lịch sử dùng tín dụng, phí bảo hiểm chứng thư, cũng như bất kỳ khoản phí nào khác mà người cho vay yêu cầu hoặc được trả trong giao dịch thế chấp bất động sản. Người cho vay cần cung cấp bản tóm tắt những chi phí này cho quý vị trong Ước Tính Khoản Vay.


Bảo hiểm khoản vay (Mortgage insurance)

Bảo hiểm khoản vay bảo vệ người cho vay nếu quý vị trả chậm trễ. Bảo hiểm khoản vay thường được yêu cầu nếu quý vị đặt cọc tiền ít hơn 20% giá trị tài sản. Bảo hiểm khoản vay cũng thường được yêu cầu đối với các khoản vay FHA và USDA. Tuy nhiên, nếu quý vị có khoản vay không do chính phủ hỗ trợ và tiền đặt cọc dưới 20%, rất có thể quý vị sẽ có bảo hiểm khoản vay thế chấp riêng (PMI).


Điều chỉnh khoản vay thế chấp (Mortgage loan modification)

Điều chỉnh khoản vay thế chấp là sự thay đổi trong các điều khoản cho vay. Việc điều chỉnh này là một loại giảm thiểu tổn thất.


Vay lại khoản thế chấp (Mortgage refinance)

Vay lại khoản thế chấp là khi quý vị vay một khoản vay mới để trả hết và thay thế khoản vay cũ của mình. Những lý do phổ biến để vay lại là giảm lãi suất hàng tháng, giảm khoản tiền trả thế chấp hoặc vay thêm tiền. Khi vay lại, quý vị thường phải trả phí và lệ phí để hoàn thành giao dịch bất động sản. Nếu quý vị vay lại và nhận được khoản tiền trả hàng tháng thấp hơn, hãy đảm bảo rằng quý vị hiểu mức giảm là bao nhiêu từ lãi suất thấp hơn và khi thời hạn vay dài hơn.

Hướng Dẫn Vay Lại Khoản Thế Chấp Dành Cho Người Tiêu Dùng


Kỳ hạn vay thế chấp (Mortgage term)

Kỳ hạn của khoản vay thế chấp là khoảng thời gian quý vị phải hoàn trả khoản vay. Đối với hầu hết các loại nhà, kỳ hạn vay thường là 15, 20 hoặc 30 năm.


Phí Khởi Tạo (Origination Fee)

Phí khởi tạo là những gì người cho vay tính phí cho người vay để thực hiện khoản vay thế chấp.Phí khởi tạo có thể bao gồm việc xử lý đơn đăng ký, bảo lãnh phát hành và cấp vốn cho khoản vay cũng như các dịch vụ hành chính khác. Phí khởi tạo nói chung chỉ có thể tăng trong một số trường hợp nhất định.


Bảo hiểm chứng thư của chủ sở hữu (Owner's title insurance)

Bảo hiểm chứng thư của chủ sở hữu bảo vệ người chủ nhà nếu ai đó kiện và nói rằng họ có yêu cầu bồi thường từ giá trị của ngôi nhà từ trước khi chủ nhà mua nhà đó.


Tài trợ vốn PACE (Pace financing)

Tài trợ vốn PACE cung cấp cách tài trợ vốn để cải thiện khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả của nhà ở.


Yêu cầu bồi thường một phần (Partial claim)

Yêu cầu bồi thường một phần là cách sử dụng bảo hiểm thế chấp để giúp chủ nhà đang gặp khó khăn tránh bị tịch thu tài sản thế chấp. Công ty dịch vụ thế chấp đưa ra yêu cầu đối với bảo hiểm thế chấp cho số tiền của bất kỳ khoản thanh toán thế chấp nào còn nợ và công ty bảo hiểm sẽ dành số tiền đó trong tài khoản riêng. Sau đó, khi người vay vay lại khoản thế chấp, bán nhà hoặc chấm dứt khoản thế chấp, số tiền yêu cầu bồi thường một phần sẽ được thanh toán cho bên dịch vụ thế chấp. Đôi khi, số tiền yêu cầu bồi thường một phần không bao gồm toàn bộ số tiền chưa thanh toán và trong những trường hợp đó, người vay phải trả phần chênh lệch.


Số tiền trả hết (Payoff amount)

Số tiền trả hết là số tiền quý vị thực sự phải trả để đáp ứng điều khoản của khoản vay thế chấp và trả hết nợ. Số tiền trả hết khác với số dư nợ hiện tại. Số dư nợ hiện tại có thể không phản ánh số tiền quý vị thực sự phải trả để đáp ứng đầy đủ khoản vay. Số tiền trả hết cũng bao gồm việc trả bất kỳ khoản lãi nào quý vị nợ cho đến ngày quý vị dự định trả hết khoản vay. Số tiền trả hết còn có thể bao gồm các khoản phí khác quý vị đã phát sinh và chưa trả.


Yêu cầu PCS (PCS orders)

Quân nhân tại ngũ có thể cần thay đổi trạm vĩnh viễn (PCS). Yêu cầu PCS là sự di dời chính thức của một quân nhân (và bất kỳ gia đình nào sống cùng họ) đến một vị trí phục vụ quân đội khác.Nếu sở hữu nhà, quân nhân có thể chọn bán nhà đó. Nếu nợ tiền mua nhà nhiều hơn giá trị nhà, quân nhân có thể gặp khó khăn khi bán nhà của mình. Một số người làm dịch vụ cung cấp các chương trình cho phép quân nhân bán nhà và không phải trả lại số dư nợ còn lại. Truy cập nguồn lực dành cho quân nhân để biết thêm thông tin.


PITI

Gốc, Lãi, Thuế, và Bảo Hiểm (gọi là PITI) là 4 yếu tố cơ bản của khoản tiền trả thế chấp hàng tháng.


PMI

Bảo Hiểm Khoản Vay Thế Chấp Riêng (PMI) là loại bảo hiểm khoản vay có lợi cho người cho vay. Quý vị có thể phải trảPMI nếu đặt cọc tiền ít hơn 20% giá trị tài sản và có khoản vay không do chính phủ hỗ trợ. Quý vị có thể hủy PMI sau khi đã tích lũy được một số tiền vốn chủ sở hữu nhất định cho nhà của mình.


Phí lãi trả trước (Prepaid interest charges)

Phí lãi trả trước là các khoản phí phải trả tại bước cuối cùng trong giao dịch bất động sản, áp dụng cho bất kỳ khoản lãi hàng ngày nào tích lũy trên khoản vay từ ngày quý vị hoàn thành khoản vay mua nhà đến thời hạn trả khoản thế chấp hàng tháng đầu tiên.


Phạt trả trước (Prepayment penalty)

Phạt trả trước là khoản phí mà một số người cho vay tính nếu quý vị trả sớm hết hoặc một phần khoản thế chấp của mình. Nếu bị phạt trả trước, quý vị hẳn đã đồng ý với điều khoản này khi hoàn thành giao dịch mua nhà. Không phải khoản thế chấp nào cũng sẽ phạt trả trước..


Vốn gốc (Principal)

Vốn gốc là số tiền vay khi mua nhà mà quý vị phải trả lại. Khoản tiền trả hàng tháng bao gồm một phần vốn gốc đó. Khi trả vốn gốc, người vay nợ ít hơn và sẽ trả lãi ít hơn dựa trên quy mô khoản vay thấp hơn.


Thuế tài sản (Property taxes)

Thuế tài sản là loại thuế do chính quyền địa phương tính, thường là ở cấp quận, dựa trên giá trị của tài sản bị đánh thuế. Thông thường, thuế tài sản được thu trong khoản tiền trả thế chấp hàng tháng của chủ sở hữu nhà, sau đó trả cho cơ quan có thẩm quyền liên quan một hoặc nhiều lần mỗi năm. Đây gọi là tài khoản ký quỹ. Nếu khoản vay không có tài khoản ký quỹ, chủ nhà sẽ trả trực tiếp thuế tài sản.


Khoản thế chấp đạt điều kiện (Qualified mortgage)

Khoản Thế Chấp Đạt Điều Kiện là danh mục khoản vay có một số tính năng nhất định, ổn định hơn, qua đó quý vị có nhiều khả năng trả được khoản vay của mình.


Yêu Cầu Bằng Văn Bản Đủ Điều Kiện (Qualified Written Request - QWR)

Yêu Cầu Bằng Văn Bản Đủ Điều Kiện (hay QWR) là thư từ bằng văn bản mà quý vị hoặc ai đó đại diện cho quý vị có thể gửi cho người làm dịch vụ thế chấp. Thay vì QWR, quý vị cũng có thể gửi cho người làm dịch vụ Thông Báo Lỗi hoặc Yêu Cầu Thông Tin.


Kế hoạch trả nợ (Repayment plan)

Kế hoạch trả nợ là cách có cấu trúc nhằm bù đắp các khoản tiền trả vay thế chấp quý vị bỏ lỡ trong khoảng thời gian nhất định. Đây là một hình thức . Nếu quý vị gặp khó khăn khi trả tiền vay thế chấp, người cho vay hoặc người làm dịch vụ có thể cho phép quý vị tham gia kế hoạch trả nợ. Trước khi tham gia kế hoạch trả nợ, hãy đảm bảo quý vị hiểu các yêu cầu của kế hoạch này và liệu có thể thực hiện các khoản tiền trả mới hay không.


Thế chấp ngược (Reverse mortgage)

Thế chấp ngược cho phép chủ sở hữu nhà từ 62 tuổi trở lên vay dựa trên phần vốn khi vay thế chấp mua nhà. Hình thức này gọi là thế chấp “đảo ngược” vì, thay vì trảcho người cho vay, quý vị sẽ nhận được tiền từ người cho vay. Số tiền quý vị nhận được và tiền lãi tính cho khoản vay sẽ làm tăng số dư nợ của quý vị mỗi tháng. Hầu hết các khoản thế chấp ngược ngày nay gọi là HECM (Chuyển Đổi Thế Chấp Của Vốn Chủ Sở Hữu).


Quyền hủy bỏ (Right of rescission)

Quyền hủy bỏ đề cập đến quyền của người tiêu dùng hủy bỏ một số loại khoản vay. Nếu đang mua một căn nhà có thế chấp, quý vị không có quyền hủy bỏ khoản vay sau khi ký kết và hoàn thành giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, nếu đang vay lại một khoản thế chấp, quý vị có thời hạn đến nửa đêm của ngày làm việc thứ 3 sau giao dịch đó để hủy bỏ hợp đồng thế chấp. Thời hạn 3 ngày nói trên không bắt đầu cho đến khi quý vị ký hợp đồng tín dụng (thường gọi là giấy nhận nợ). Quý vị sẽ nhận mẫu Cam Kết Trung Thực Trong Cho Vay và 2 bản sao của thông báo giải thích quyền hủy bỏ của quý vị.


Khoản thế chấp thứ hai (Second mortgage)

Khoản thế chấp thứ hai hoặc quyền cầm giữ không ưu tiên là khoản vay quý vị vay bằng cách sử dụng ngôi nhà của mình làm tài sản thế chấp trong khi vẫn có một khoản vay khác được đảm bảo bằng ngôi nhà của mình.


Quyền lợi được đảm bảo (Security interest)

Quyền lợi được đảm bảo là quyền cho phép người cho vay tịch thu nếu quý vị không trả lại số tiền mình đã vay.


Sự tài trợ vốn của người bán (Seller financing)

Sự tài trợ vốn của người bán là khoản vay mà người bán nhà của quý vị cung cấp cho quý vị.


Người làm dịch vụ (Servicer)

Người làm dịch vụ thế chấp là công ty gửi cho quý vị văn bản thế chấp của quý vị. Người làm dịch vụ cũng xử lý các công việc hàng ngày để quản lý khoản vay của quý vị.

Người làm dịch vụ cho vay thường xử lý các khoản thanh toán tiền vay, trả lời câu hỏi của người vay, theo dõi vốn gốc và lãi đã trả, đồng thời quản lý của quý vị (nếu có). Người làm dịch vụ cho vay có thể bắt đầu tịch thu tài sản thế chấp trong một số trường hợp nhất định. Người làm dịch vụ cho vay có thể là hoặc không phải là công ty ban đầu cho quý vị vay.


Thế chấp chia sẻ giá trị tăng (Shared appreciation mortgage)

Theo khoản thế chấp chia sẻ giá trị tăng, quý vị đồng ý chia cho người cho vay một phần của bất kỳ sự gia tăng nào trong giá trị căn nhà của quý vị.


Bán thanh lý (Short sale)

Bán thanh lý là việc bán căn nhà của quý vị với giá thấp hơn số tiền quý vị nợ khi thế chấp. Bán thanh lý là giải pháp thay thế cho hình thức tịch thu tài sản, nhưng vì đây là giao dịch nên quý vị sẽ phải rời khỏi nhà của mình. Nếu người cho vay hoặc người làm dịch vụ đồng ý bán thanh lý, quý vị có thể bán nhà để trả nợ thế chấp, ngay cả khi giá bán hoặc số tiền thu được thấp hơn số dư nợ còn lại trong khoản thế chấp. Bán thanh lý là một loại . Nếu quý vị sống ở tiểu bang mà mình phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản thiếu hụt nào (khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản của quý vị và số tiền quý vị còn nợ trong khoản vay mua nhà), quý vị sẽ muốn yêu cầu người cho vay từ bỏ khoản thiếu hụt đó. Nếu người cho vay từ bỏ khoản thiếu hụt, hãy viết ra bằng văn bản và giữ trong hồ sơ của quý vị.


Thế chấp dưới chuẩn (Subprime mortgage)

Khi người cho vay sử dụng thuật ngữ này, họ thường muốn nói đến chương trình cho vay dành cho người vay không đủ điều kiện vay vốn chính, thường với lãi suất cao hơn.


Bản đồ địa hình (Survey)

Bản đồ địa hình là bản vẽ về tài sản của quý vị, cho thấy vị trí của lô đất, ngôi nhà và bất kỳ cấu trúc nào khác, cũng như bất kỳ cải tiến nào đối với tài sản đó.


Phí dịch vụ chứng thư (Title service fees)

Phí dịch vụ chứng thư nằm trong lệ phí để hoàn thành giao dịch bất động sản mà quý vị phải trả khi vay thế chấp. Khi mua nhà, quý vị sẽ nhận được tài liệu thường gọi là chứng thư, cho thấy người bán đã chuyển quyền sở hữu hợp pháp hoặc “quyền sở hữu” căn nhà cho quý vị. Phí dịch vụ chứng thư là chi phí liên quan đến việc ban hành chính sách bảo hiểm chứng thư cho người cho vay.


Phần trăm tổng lãi (Total interest percentage - TIP)

Phần Trăm Tổng Lãi (TIP) là thông tin tiết lộ cho quý vị biết số tiền lãi mà quý vị sẽ trả trong suốt thời hạn của khoản vay thế chấp.


Tổng thanh toán (Total of payments)

Con số này cho biết tổng số tiền quý vị sẽ phải trả trong suốt thời hạn thế chấp của mình.


TRID

“TRID” là từ viết tắt mà một số người sử dụng để chỉ TILA-RESPA Quy Định Công Khai Đầy Đủ (TILA RESPA Integrated Disclosure).


Khoản Vay USDA (USDA Loan)

Dịch Vụ Nhà Ở Nông Thôn thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp các chương trình thế chấp không cần đặt cọc tiền và lãi suất thường ưu đãi cho những người mua nhà ở nông thôn đáp ứng yêu cầu về thu nhập của USDA.


Khoản vay VA (VA loan)

Khoản vay VA là chương trình cho vay do Bộ Cựu Chiến Binh (VA) cung cấp, nhằm giúp quân nhân, cựu chiến binh và vợ/chồng còn sống đủ điều kiện mua nhà.VA không thực hiện các khoản vay nhưng đặt ra quy tắc về những người có thể đủ điều kiện và điều khoản thế chấp. VA đảm bảo một phần khoản vay để giảm rủi ro thua lỗ cho người cho vay. Các khoản vay nói chung chỉ có sẵn cho một nơi cư trú chính.