Chải lưỡi như thế nào

Có rất nhiều cách vệ sinh lưỡi bị trắng khác nhau như sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, bàn chải đánh răng và nước súc miệng. Ngoài ra, một số mẹo dân gian khác cũng giúp bạn làm sạch lưỡi một cách hiệu quả chỉ với các nguyên liệu đơn giản là bột nghệ, muối, tỏi… Bạn nên vệ sinh lưỡi từ 1 – 2 lần/ngày và thay dụng cụ sau 3 tháng sử dụng.

1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi đúng cách

Ngoài việc vệ sinh răng, nướu hàng ngày thì việc làm sạch lưỡi cũng vô cùng quan trọng. Vì đây cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng của chúng ta.

Hơn thế, vệ sinh lưỡi còn giúp mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau như cải thiện sức khỏe răng miệng, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn uống, giảm mùi hôi, loại bỏ vi khuẩn…

1.1. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Cạo lưỡi giúp bạn loại bỏ được các mảng bám, thức ăn và những gì còn sót lại trên lưỡi sau khi ăn uống.

Nhờ vậy sẽ triệt tiêu điều kiện phát triển, tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh. Nên vệ sinh lưỡi đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Chải lưỡi như thế nào

Vệ sinh lưỡi đúng cách giúp cải thiện sức khỏe răng miệng

1.2. Giảm tình trạng lưỡi trắng

Khi mảng bám tích tụ trên lưỡi quá nhiều sẽ khiến cho lưỡi của chúng ta hình thành các mảng màu trắng đục, màu nâu gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, các mảng bám không đều nhau còn khiến lưỡi chúng ta lốm đốm màu trắng, màu vàng.

Do đó khi lưỡi bị trắng, không sạch còn trở thành nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Vì vậy, hãy chăm chỉ vệ sinh vùng lưỡi của mình để có thể giảm bớt tình trạng trên.

1.3. Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống

Cảm giác ngon miệng khi ăn uống đều bắt đầu từ cơ chế tiết nước bọt. Nếu lưỡi bị bẩn, bốc mùi sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến vị giác khi ăn. Thậm chí một số trường hợp còn không thể “thẩm thấu” được mùi vị của các món ăn.

Thêm vào đó, lưỡi là nơi chứa rất nhiều hạt vị giác, nếu lưỡi bị bao phủ bởi các mảng bám, cặn bẩn thì chắc chắn các hạt vị giác sẽ khó tiếp xúc với đồ ăn. Nên đây cũng là lý do vì sao bạn sẽ không thể cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất.

Chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi đúng cách thì sẽ có được cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác khi ăn uống để tận hưởng trọn vẹn hương vị của các món ăn khoái khẩu.

1.4. Cạo lưỡi để giảm mùi hôi miệng

Hơi thở của bạn sẽ có mùi hương như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách bạn chăm sóc răng miệng. Nếu bạn vệ sinh lưỡi và răng miệng đúng cách hơi thở sẽ có mùi thơm mát, dễ chịu.

Ngược lại, khi lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn trú ngụ ở gốc lưỡi sẽ tăng sinh, phát triển và phân hủy thức ăn còn bám đọng trên bề mặt lưỡi, từ đó gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Chải lưỡi như thế nào

Cạo lưỡi để giảm mùi hôi miệng khó chịu

1.5. Nạo lưỡi kích thích các cơ quan khác trong cơ thể

Việc làm sạch lưỡi cũng tương tự nhưng chúng ta đang massage cho lưỡi, khi chà lưỡi sẽ kích thích các đầu dây thần kinh trong lưỡi. Hoạt động masage đó còn giúp kích thích các cơ quan, tuyến và các hệ thống khác bên trong cơ thể của chúng ta.

Có thể bạn chưa biết, trong quá trình massage dù ở bất kỳ vùng nào thì cơ thể đều sẽ tiết ra hormone dopamine giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu toàn thân.

1.6. Loại bỏ vi khuẩn

Trong quá trình vệ sinh lưỡi bị trắng sẽ giúp chúng ta loại bỏ đi phần nào đó các vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến hơi thở của chúng ta có mùi hôi khó chịu. Thậm chí, nếu vi khuẩn gây hại ngày càng tích tụ nhiều còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…

1.7. Ngăn chặn sự hấp thụ độc tố

Cơ thể con người sẽ đào thải các độc tố trong khi ngủ. Những mảng trắng dày bám trên lưỡi của chúng ta chính là một phần độc tố mà cơ thể đã loại bỏ.

Vì vậy, không biết cách làm sạch lưỡi bị trắng thì độc tố vẫn bám, tích tụ ngày càng nhiều trong miệng.

Nên khi chúng ta ăn uống, nuốt nước bọt sẽ dễ dàng nuốt lại những độc tố đó vào bên trong. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để vệ sinh lưỡi sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự hấp thụ độc tố.

Chải lưỡi như thế nào

Vệ sinh lưỡi hàng ngày giúp ngăn chặn sự hấp thụ độc tố

2. Có những cách vệ sinh lưỡi hàng ngày nào?

Để vệ sinh lưỡi hàng ngày sạch sẽ, bạn có thể áp dụng 3 cách vừa đơn giản vừa hiệu quả là dùng bàn chải, dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng và dung dịch vệ sinh lưỡi.

2.1. Làm sạch lưỡi bằng bàn chải

Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải là cách dễ dàng, đơn giản nhất bạn có thể thực hiện ngay. Thông thường, ở mặt sau phần đầu lông bàn chải sẽ có các gờ, rãnh để cạo lưỡi. Tất nhiên, nếu xét về mức độ hiệu quả thì đây không phải là cách tốt nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng bàn chải đánh răng có thiết kế mặt sau là các gờ, rãnh để cạo lưỡi.
  • Bước 2: Bạn cần đưa lưỡi của mình ra phía ngoài nhiều nhất có thể.
  • Bước 3: Đặt bàn chải đánh răng ở cuống lưỡi.
  • Bước 4: Bắt đầu chải nhẹ dọc theo lưỡi, lặp lại động tác cho đến khi cảm thấy lưỡi đã được vệ sinh sạch sẽ
  • Bước 5: Súc miệng để loại bỏ hết cặn bẩn có trong khoang miệng.
  • Bước 6: Rửa lại bàn chải với nước ấm để đảm bảo vệ sinh.

Chải lưỡi như thế nào

Làm sạch lưỡi bằng bàn chải

2.2. Dùng các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng

Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi có thể giúp loại bỏ sự tích tụ vi khuẩn, mảng bám một cách hiệu quả hơn rất nhiều so với các loại bàn chải đánh răng thông thường.

Dụng cụ cạo lưỡi được sản xuất với thiết kế, tính năng phù hợp cho việc cạo lưỡi. Phổ biến nhất là dạng que nhựa hoặc que có hình vòng cung oval.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn dụng cụ cạo lưỡi phù hợp với mình.
  • Bước 2: Đưa lưỡi ra phía ngoài nhiều nhất có thể.
  • Bước 3: Đặt dụng cụ cạo lưỡi ở phía cuống lưỡi.
  • Bước 4: Dùng lực nhẹ để nhấn nạo lưỡi xuống và bắt đầu di chuyển từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi. Lặp lại điều đó cho đến khi lưỡi của bạn đã sạch.
  • Bước 5: Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ những chất bẩn còn lại trong miệng.
  • Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vệ sinh lưỡi để sử dụng lần sau.

Chải lưỡi như thế nào

Dùng các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng sẽ làm sạch lưỡi hiệu quả hơn

2.3. Dùng dung dịch vệ sinh lưỡi

Nhằm nâng cao về hiệu quả, sau khi cạo lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng thì bạn nên kết hợp với dung dịch vệ sinh lưỡi.

Thực chất chúng cũng chính là những sản phẩm vệ sinh răng miệng mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng. Các thành phần có trong dung dịch vệ sinh răng miệng sẽ giúp làm sạch, cải thiện tình trạng hôi miệng.

Sau khi cạo lưỡi xong bạn hãy ngậm một ngụm nước súc miệng nhỏ trong miệng, sau đó bắt đầu súc miệng thật kỹ lưỡng trong khoảng 30 – 60 giây rồi nhổ ra.

Thường xuyên áp dụng cách trên sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng và làm sạch lưỡi hiệu quả.

3. Những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách

Vệ sinh lưỡi bị trắng tưởng chừng như là điều vô cùng đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự làm đúng và biết đầy đủ các điều cần thiết.

Điển hình như việc có nên cạo lưỡi thường xuyên không? Bao lâu cần vệ sinh và thay dụng cụ cạo lưỡi? Hay có những dụng cụ cạo lưỡi nào?

3.1. Có nên cạo lưỡi thường xuyên không?

Tần suất phù hợp nhất cho việc cạo lưỡi là 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bác sĩ Vũ Đình Công (Nha Khoa Paris Hà Nội) cho biết, việc lạm dụng cạo lưỡi quá nhiều lần trong ngày cũng không thể khiến miệng của chúng ta hết mùi hôi ngay lập tức. Thậm chí, nếu bạn cạo quá mạnh lại nhiều lần trong ngày còn gây ra tổn thương cho lưỡi.

Đồng thời, bạn cần hiểu rõ cạo lưỡi hàng ngày không giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, không triệt tiêu bệnh lý răng miệng. Cạo lưỡi chỉ hỗ trợ giảm tỷ lệ, giảm sự ảnh hưởng của vi khuẩn với khoang miệng.

3.2. Bao lâu cần vệ sinh và thay dụng cụ cạo lưỡi

Tương tự như bàn chải đánh răng, đối với dụng cụ cạo lưỡi chúng ta cần vệ sinh hàng ngày sau mỗi lần sử dụng xong để tránh sự tích tụ của vi khuẩn.

Đồng thời sau khi sử dụng được 3 tháng thì bạn nên thay dụng cụ cạo lưỡi mới.

3.3. Một số dụng cụ cạo lưỡi phổ biến nhất

Hiện tại trên thị trường đang có rất nhiều các dụng cụ cạo lưỡi khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là sản phẩm bằng inox, nhựa và silicon.

+ Đồ cạo lưỡi bằng inox: Đồ cạo lưỡi bằng inox thường khá nhẹ và tiện dụng. Đầu sản phẩm được làm bằng inox có độ bền cao, khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn axit rất tốt.

+ Que cạo lưỡi bằng nhựa: Sản phẩm được thiết kế với tay cầm nhựa có độ dẻo cao, mang lại sự tiện dụng và linh hoạt cho mọi người khi sử dụng.

+ Dụng cụ làm sạch lưỡi silicon: Đây là sản phẩm thường được sử dụng cho trẻ em. Sản phẩm được thiết kế bằng silicon mềm, không có chứa chất BPV nên được đánh giá là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Chải lưỡi như thế nào

Những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách

4. Một vài mẹo làm sạch lưỡi dân gian

Ngoài các cách vệ sinh lưỡi bị trắng mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian giúp làm sạch lưỡi như dùng mật ong, muối, bột nghệ, baking soda…

4.1. Làm sạch lưỡi bằng mật ong

Mật ong được biết đến là một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm ngọt dễ chịu. Với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành tổn thương hiệu quả, mật ong thường được sử dụng phổ biến để làm sạch lưỡi và răng miệng, phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi do viêm nhiễm.

  • Bước 1: Bạn chỉ cần dùng tay lấy một lượng mật ong vừa đủ.
  • Bước 2: Bôi mật ong lên vị trí các chân răng và tiến hành chà xát nhẹ.
  • Bước 3: Bôi mật ong lên lưỡi và chà xát một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Để khoảng 5 – 7 phút thì súc miệng lại bằng nước ấm.

Một cách vệ sinh lưỡi khác với mật ong mà bạn có thể áp dụng là pha mật ong với nước ấm và súc miệng 2 lần sáng/tối mỗi ngày. Biện pháp trên rất an toàn cho sức khỏe nên bạn có thể áp dụng với cả trẻ nhỏ.

Lưu ý: Trước khi bạn bôi mật ong lên răng và lưỡi, hãy vệ sinh răng miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, tay của bạn cũng cần phải rửa sạch sẽ.

Chải lưỡi như thế nào

Làm sạch lưỡi bằng mật ong

4.2. Dùng muối vệ sinh lưỡi

Muối có tính sát khuẩn, khử mùi và thấm hút tốt nên có thể làm sạch lưỡi rất hiệu quả. Quan trọng hơn, muối luôn có sẵn trong bếp hoặc dễ dàng mua ngoài tạp hóa nên rất thuận tiện để bạn sử dụng.

Hơn thế cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản

  • Bước 1: Bạn chỉ cần lấy một ít muối rồi để lên trên bề mặt lưỡi.
  • Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng lông mềm để chải bề mặt lưỡi khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch.

Để nâng cao sức khỏe răng miệng thì bạn cũng có thể tự pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.

4.3. Làm sạch lưỡi bằng bột nghệ

Trong tinh bột nghệ chứa rất nhiều curcumin, đây là chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt.

Vì vậy, làm sạch lưỡi bằng bột nghệ là biện pháp khá đơn giản mà vẫn mang đến hiệu quả được dân gian lưu truyền rộng rãi.

Nhằm nâng cao về hiệu quả thì bạn nên kết hợp cùng với nước ép cam hoặc quýt. Vì cam và quýt là chứa nhiều axit giúp ngăn ngừa sự hình thành của các mảng trên lưỡi.

  • Bước 1: Bạn hãy trộn một ít tinh bột nghệ với nước ép cam hoặc quýt theo tỷ lệ 1:3.
  • Bước 2: Dùng hỗn hợp trên chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi trong khoảng 2 phút, rồi nhổ bỏ.
  • Bước 3: Súc miệng lại bằng nước ấm.

4.4. Vệ sinh lưỡi với baking soda

Từ lâu baking soda vẫn được biết đến là một trong những nguyên liệu có công dụng vệ sinh, chăm sóc răng miệng rất tốt.

Hơn thế, đặc tính của chúng là tẩy rửa nhẹ nên sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, cặn bẩn tích tụ lâu ngày trên răng và lưỡi.

  • Bước 1: Cho một ít bột baking soda vào bàn chải đánh răng của bạn.
  • Bước 2: Sau đó chà lưỡi một cách nhẹ nhàng trong vòng 1 phút để làm sạch các mảng bám.
  • Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch.

Chải lưỡi như thế nào

Vệ sinh lưỡi với baking soda

4.5. Sử dụng nha đam để làm sạch lưỡi

Nha đam chứa đến 75 hoạt chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người. Điển hình phải kể đến là các loại vitamin, poly-sacarit, khoáng chất… giúp tăng khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng cho chúng ta.

Bên cạnh đó, nha đam còn được biết tới với công dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Nên việc áp dụng chúng để vệ sinh lưỡi chắc chắn là một giải pháp đầy lý tưởng.

  • Bước 1: Nha đam đem đi rửa sạch và gọt vỏ.
  • Bước 2: Lấy phần thịt của nha đam mang nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Dùng nước cốt nha đam ngậm và súc miệng khoảng 30 giây.
  • Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch.

4.6. Sử dụng tỏi làm sạch lưỡi

Tinh chất trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn như một vị thuốc tự nhiên. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống lại sự tấn công của nấm và virus.

Vì vậy, bạn chỉ cần dùng nước ép tỏi tươi hoặc nước tỏi ngâm rượu để súc miệng hằng ngày sẽ giúp làm sạch lưỡi và khoang miệng nhanh chóng.

5. Một số thực phẩm giúp làm sạch lưỡi tốt nhất

Bên cạnh việc áp dụng các cách cũng như một số mẹo vệ sinh lưỡi, thì xung quanh chúng ta cũng có rất nhiều thực phẩm có tác dụng làm sạch lưỡi rất tốt. Điển hình có thể kể đến như:

Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm có chứa đến hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của con người. Vì vậy, thường xuyên ăn sữa chua cũng là cách vệ sinh lưỡi tại nhà an toàn và hiệu quả.

Táo: Bên trong táo chứa rất nhiều axit kích thích tiết nước bọt. Do vậy khi ăn táo, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, hỗ trợ rửa trôi vi khuẩn trên lưỡi. Điều đó sẽ phần nào hạn chế được sự tích tụ các mảng bám trên lưỡi và độc tố trong cơ thể.

Bánh mì + Nước lọc: Bánh mì có tính hút ẩm, hút mùi khá tốt. Do đó ăn một chút bánh mì và uống nước lọc sẽ giúp lưỡi trở nên sạch hơn và xử lý được tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.

Nước chanh: Nước cốt chanh có tính axit cao, mùi hương thanh mát nên vừa kích thích lưỡi tiết nước bọt và vừa giảm thiểu mùi hôi. Bạn chỉ cần một cốc nước chanh uống hàng ngày là được. Tuy nhiên, đối với những bạn đang bị đau dạ dày thì nên cẩn thận hơn khi uống nước chanh. Theo đó, những người bị bệnh dạ dày không nên uống quá nhiều nước chanh và dùng khi chưa ăn gì.

Chải lưỡi như thế nào

Táo là thực phẩm giúp làm sạch lưỡi tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua

Bài viết trên đây đã hướng dẫn rất chi tiết về cách vệ sinh lưỡi bị trắng, đồng thời còn gửi đến không ít thông tin hữu ích. Mong rằng, bài này sẽ giúp bạn quan tâm và hiểu đúng hơn đối với vấn đề vệ sinh lưỡi. Tuy rằng, vệ sinh lưỡi là điều rất đơn giản, nhưng thực tế thì vẫn có nhiều người đang hiểu sai về tầm quan trọng cũng như cách thực hiện. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng và kiên trì vệ sinh lưỡi hàng ngày để có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.