Chặn lãi trong chứng khoán là gì

Khi đầu tư, mục đích cơ bản nhất là thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chỉ đang nghĩ về cách chọn cổ phiếu, cách tìm điểm mua, mà chưa xác định được tầm quan trọng của ngưỡng chốt lời, "cách bán" cổ phiếu.

Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán tại sàn Yuanta ở quận 1, TP HCM vào tháng 3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Hiện thực hoá lợi nhuận là khi đạt kỳ vọng

Khi đầu tư, những nhà đầu tư F0 thường bị cuốn vào vòng xoáy khi thị trường tăng giá, hoặc đặt kỳ vọng quá cao với mức sinh lời của một cổ phiếu. Vì thế, họ thường đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức là muốn chốt lời đúng đỉnh. Nếu bán xong mà giá cổ phiếu vẫn tăng, lòng tham thường khiến những nhà đầu tư này lao theo đà tăng giá. Nhiều trường hợp, điều này để lại những hậu quả, mà phổ biến nhất là "đu đỉnh".

Thực tế, không một ai có thể đoán trước thị trường sẽ diễn ra như thế nào, cho dù đó là những nhà đầu tư hay quản lý quỹ kỳ cựu. Nhà đầu tư huyền thoại William J. O'Neil từng nói: "Bạn sẽ không bao giờ bán được ở đỉnh giá chính xác, do vậy đừng tự giày vò mình nếu cổ phiếu của bạn tiếp tục lên cao hơn nữa sau khi đã bán ra".

Vì thế, trong đầu tư, một yếu tố quan trọng là tính kỷ luật. Nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc mua vào khi giá thấp hơn giá trị, bán ra khi giá cao hơn giá trị và đặc biệt là "biết đủ và hài lòng".

Với những nhà đầu tư ưu thích lướt sóng ngắn hạn theo dòng tiền, mức lợi nhuận từ 2-3% mỗi tháng [tương ứng tổng mức lợi nhuận kì vọng 25% mỗi năm] là con số nhiều người hướng tới. Tỷ suất này là mức không quá khó đạt được trên thị trường. Nhưng điều quan trọng là khi đạt được kỳ vọng, nhà đầu tư phải đảm bảo kỷ luật chốt lời.

Nhà đầu tư thông thái là những người làm chủ được mình trong cuộc chơi. Bởi thế, sự tỉnh táo luôn là yếu tố quyết định chiến thắng.

Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó

Bán ra khi đạt đủ mức sinh lời kỳ vọng là một dạng kỷ luật, thì cắt lỗ khi vi phạm nguyên tắc cũng là một dạng kỷ luật khác mà nhà đầu tư phải làm chủ.

Thị trường chứng khoán vốn là nơi khắc nghiệt và luôn biến động. Sự khắc nghiệt này khiến những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn phải chuẩn bị những "kịch bản xấu".

Ví dụ, nhà đầu tư đặt mục tiêu sẽ chốt lời khi cổ phiếu đạt tỷ suất sinh lời 20%, thì cũng nên đặt ra mức cắt lỗ nếu giảm quá 10%. Việc bán ra phải thực hiện khi một trong hai điều kiện này xảy ra, kể cả đó là cắt lỗ. Đôi khi, giá cổ phiếu có thể giảm tới 20% rồi phục hồi, nhưng cũng có trường hợp, mức giảm sẽ lớn hơn. Vi phạm nguyên tắc đầu tư một lần thì sẽ có lần thứ hai. Tiếp tục vi phạm, việc đầu tư chỉ còn là cảm tính.

Một trong những mệnh đề tham chiếu khác là "mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó".

Nếu nhà đầu tư mua theo yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thì sẽ bán chốt lời khi đạt mục tiêu, hoặc bán cắt lỗ khi một trong các yếu tố ban đầu đảo chiều, tác động tiêu cực lên hoạt động doanh nghiệp, khiến giá cổ phiếu sụt giảm.

Việc kiên định theo quy chuẩn quản trị rủi ro của riêng bản thân đã đặt ra sẽ giúp nhà đầu tư không còn lo lắng tìm điểm bán với cổ phiếu. Có thể nhiều trường hợp mức sinh lời thấp hơn đà tăng thực tế, hoặc "bán đúng đáy", nhưng kỷ luật vẫn hơn là việc đuổi theo và đoán diễn biến thị trường.

Lê Thu Hằng

Trưởng phòng tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT [FPTS]

Cắt lỗ [cutloss] là việc bạn chủ động đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như tính toán ban đầu.

Trong nhiều trường hợp, sau khi vào vị thế, xu hướng cổ phiếu không đi theo dự đoán ban đầu của bạn hoặc thời điểm bạn vào vị thế không chính xác. Việc cắt lỗ sẽ giúp trader bảo vệ nguồn vốn và kiểm soát được rủi ro.

Bên cạnh vai trò lá chắn bảo vệ, việc thường xuyên tuân thủ cắt lỗ cũng giúp cải thiện thành tích giao dịch của trader. Tính toán tỷ lệ Lợi nhuận : Rủi ro dựa trên các mốc cắt lỗ, chốt lời sẽ giúp trader tìm kiếm nhưng deal giao dịch hấp dẫn, an toàn. Từ đó gia tăng tỷ lệ chiến thắng.

Giai đoạn cuối năm 2018, cổ phiếu POW hình thành mẫu hình cốc tay cầm. Điểm breakout đồng thời cũng là điểm pivot xuất hiện vào tháng 1 năm 2019.

Thời điểm đó rất nhiều người, trong đó có tôi, đã tham gia cổ phiếu này ở mức giá 16. Mục tiêu chốt lời ước lượng là 18.7 [cộng chiều cao mẫu hình vào điểm breakout] và mức cắt lỗ tôi đặt ra là 14.7 [tương đương mức giảm 8% so với giá mua].

Khi so sánh mức take profit và stoploss, ta có 1 deal giao dịch với tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro khoảng 2:1, tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên các phiên tiếp theo cổ phiếu gặp áp lực bán mạnh và sau đó sụt giảm.

Trong suốt năm 2019, cổ phiếu giảm hơn 50%, xuống mức đáy lịch sử quanh mức 7.000 đồng/cp. Trong trường hợp này, nếu tuân thủ việc cắt lỗ, bạn sẽ bảo vệ được nguồn vốn và tránh được tổn thất rất nặng nề.

Một vấn đề gây tranh cãi về cắt lỗ là đôi khi bạn cắt xong thì cổ phiếu lại tăng và trader bị đánh văng khỏi vị thế [whipsaw]. Trong ví dụ cổ phiếu POW bạn cũng có thể thấy vào tháng 5/2019 có 1 nhịp hồi về gần giá 16 [giá vốn ban đầu] khiến nhiều người có tâm lý thờ ơ, e dè cắt lỗ.

Có thể việc cắt lỗ khiến bạn đánh mất vị thế, nhưng nó cũng giúp bạn không phải trở thành 1 NĐT dài hạn bất đắc dĩ, gánh 1 khoản lỗ to lớn và tâm lý nặng nề. Vậy nên nếu chẳng may “mất hàng”, hãy bình tĩnh đánh giá lại các luận điểm mua ban đầu của bạn.

Nếu chúng không thay đổi và các nhịp giảm này chỉ mang tính nhất thời [1 thông tin sai lệch được xác minh lại, Market makers “cướp hàng” từ nhỏ lẻ…], hãy chủ động tạo 1 vị thế mới.

* Whipsaw là thuật ngữ ám chỉ việc trader bị đánh bật khỏi vị thế khi cổ phiếu giảm qua mức stoploss rồi bật tăng trở lại.Whipsaw là cái cưa có 2 đầu, 2 người thợ ngồi ở 2 đầu sẽ kéo qua kéo lại để cắt gỗ, sắt thép. Chuyển động qua lại của cái cưa được ví như chuyển động của giá cổ phiếu.

Các cách các lỗ thông dụng

1/ Cắt lỗ theo %

Cách cắt lỗ thông dụng và đơn giản nhất là bán ra khi cổ phiếu giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua. Bao nhiêu phần trăm thì tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người cũng như độ biến động [volatility] của từng loại cổ phiếu. Thường đa số trader sẽ giới hạn mức lỗ ở 7-8%.

Ưu điểm của cách này là dễ dàng và linh hoạt, đặc biệt trong việc tính toán và quản trị mức lỗ. Có thể tùy chỉnh mức phần trăm tuỳ vào khẩu vị rủi ro cũng như đặc tính của mỗi cổ phiếu.

Tuy nhiên tuỳ vào điểm vào lệnh mà mức stoploss sẽ có tính trọng yếu thấp [mức giá có tính trọng yếu cao hơn nếu nằm gần các loại hỗ trợ hoặc kháng cự, Fibonacci, trendline...]

2/ Cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu

Các vùng hỗ trợ trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline, các mốc Fibonacci, các đường trung bình động… nói chung là những mức giá có lực cầu mạnh.

Nếu giá thủng các vùng hỗ trợ này [đặc biệt kèm khối lượng lớn], rất có thể xu hướng của cổ phiếu đã thay đổi và trader nên nhanh chóng đóng vị thế, thoát hàng. Lệnh dừng lỗ nên được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.

Cách cắt lỗ này đòi hỏi trader phải xác định được đâu là những hỗ trợ trọng yếu. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ chịu mức lỗ lớn hơn nếu điểm vào của bạn cách xa so với các vùng hỗ trợ.

Ví dụ: SCR

SCR có phiên breakout khỏi mẫu hình tam giác kèm khối lượng giao dịch đột biến vào ngày 12/4. Hãy chú ý vùng giá 8-7-8.9 gồm có trendline dưới của mẫu hình tam giác và đường MA50 đóng vai trò hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

Các trader có thể chọn mức 8.6 làm điểm cắt lỗ trong trường hợp bất lợi. Giả sử bạn vào vị thế ở giá 9.5, mức stoploss này tương ứng giảm 9.52%.

Bạn cũng có thể chọn cách stoploss 7% so với giá vốn, lúc này bạn sẽ bán ngay trên đường MA50 và có thể bị whipsaw nếu hỗ trợ này nâng đỡ thành công giá cổ phiếu.

=> Tuỳ trường hợp mà trader có thể chọn lựa phương án cắt lỗ, hoặc kết hợp cả 2.

Đối với 1 số loại cổ phiếu/ hàng hoá/ tiền tệ có biến động giá rất lớn. Những biến động này khiến cả 2 phương pháp cắt lỗ kể trên xảy ra whipsaw.

Trader có thể sử dụng những chỉ báo kĩ thuật đo lường độ biến động như Average True Range để làm tham chiếu cắt lỗ. Đối với TTCK VN thì phương pháp này ít khi được dùng nên tôi sẽ không đi vào chi tiết.

Thắng 100% tất cả các lệnh giao dịch là điều không thể bởi thị trường chứng khoán luôn biến động và không ai có thể dự đoán chính xác xu hướng của nó. Chính vì vậy, việc cài đặt lệnh chặn lỗ [stoploss] là điều vô cùng cần thiết cho mọi giao dịch nhằm đảm bảo an toàn cho số vốn cũng như tiết kiệm thời gian cho bản thân. Bài học dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách thức xác định điểm chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán.

Lệnh chặn lỗ là gì?

Lệnh chặn lỗ là một lệnh đặt trước, dùng để quản lý mức độ rủi ro cho số tiền đầu tư, tránh việc lỗ nặng quá mức chịu đựng của nhà đầu tư.

Lệnh chặn lỗ sẽ có hiệu lực khi sự thua lỗ của bạn đạt đến giá dừng lỗ đã xác định trước. Giá dừng lỗ là mức giá mà bạn đã xác định trước đó trong trường hợp xu hướng giá đi ngược với dự đoán của bạn.

Đối với một lệnh mua, giá dừng lỗ sẽ thấp giá thị trường hiện tại. Ngược lại, đối với một lệnh bán, giá dừng lỗ sẽ cao hơn giá thị trường hiện tại.

Trước khi cài đặt chặn lỗ cho một lệnh giao dịch nào đó, bạn phải cân nhắc có thể chấp nhận lỗ bao nhiêu cho riêng giao dịch đó.

Ví dụ: Nếu cài đặt lệnh chặn lỗ ở mức 1.000$ cho một giao dịch mua với cổ phiếu NAV, khi tổng giá trị đầu tư cho cổ phiếu này thua lỗ 1.000$ thì lệnh sẽ tự động đóng. Điều này giúp giảm rủi ro trong trường hợp giá sẽ giảm sâu hơn và số tiền lỗ cao hơn.

Phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ

1. Cách đặt stoploss dựa vào kháng cự & hỗ trợ

Kháng cự & hỗ trợ là vùng mà tại đó tồn tại áp lực bán/mua tiềm năng. Khi giá tiếp cận ngưỡng Kháng cự sẽ có khả năng bị đẩy ngược trở lại, còn khi giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ sẽ có khả năng quay đầu bật lên. Chính vì đặc điểm này nên kháng cự & hỗ trợ được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp cho việc tìm điểm stoploss.

Khi giá chạm đường hỗ trợ và bật lên, báo hiệu một xu hướng tăng giá sắp diễn ra. Các nhà giao dịch được khuyên nên đặt điểm chặn lỗ ngay dưới đường hỗ trợ một khoảng. Khoảng cách này không quá gần nhưng cũng không quá xa, nhằm hạn chế việc chạm lỗ quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về cũng như bảo vệ số vốn đầu tư của bạn trước những rủi ro không ngờ.

Phương pháp đặt stoploss này sẽ đặc biệt hữu ích khi sự chuyển động giá không đúng như dự đoán [phá vỡ đường hỗ trợ và lao dốc đi xuống].

Tương tự, khi giá bật xuống từ đường kháng cự, báo hiệu một xu hướng giảm, điểm chặn lỗ thường đặt ở phía trên mức kháng cự một khoảng nhất định, như hình minh họa dưới đây:

2. Cài đặt lệnh chặn lỗ với pinbar & inside bar

Đặt dừng lỗ với pin bar

Trong chiến lược giao dịch với pin bar, lệnh cắt lỗ stoploss phải được đặt phía trên hoặc dưới đuôi nến. Cụ thể:

  • Đối với 1 setup đảo chiều tăng giá thì chúng ta sẽ đặt stop loss dưới đuôi pin bar đảo chiều tăng.
  • Ngược lại, với một setup đảo chiều giảm giá thì lệnh stop loss được đặt trên đuôi pin bar giảm giá.

Khoảng cách đặt stop loss phụ thuộc vào từng trader cũng như từng cặp tiền nhưng tốt nhất là khoảng 5-10 pips cách đuôi pin bar.

Đặt dừng lỗ với inside bar

Ngược lại với cách đặt lệnh stop loss trong pin bar, inside bar cho phép trader đặt lệnh stoploss tại 2 vị trí:

  • Đặt lệnh stop-loss đằng sau đỉnh hoặc đáy inside bar. Cụ thể, đối với một thiết lập inside bar đảo chiều tăng giá, đặt stoploss dưới đáy của inside bar. Còn với một setup đảo chiều giảm giá, đặt stoploss ngay trên đỉnh của inside bar.
  • Đặt stoploss trên đỉnh hoặc dưới đáy của mother bar [nến mẹ]: Tương tự như cách 1, trong một thiết lập đảo chiều tăng giá, stoploss có thể đặt dưới đáy của mother bar. Hoặc với thiết lập đảo chiều giảm giá, đặt stoploss trên đỉnh của mother bar.

Trên thực tế, cách đặt lệnh cắt lỗ phổ biến và an toàn hơn trong inside bar là đằng sau đỉnh hoặc đáy mother bar.

Ưu điểm của việc đặt chặn lỗ

Ưu điểm quan trọng nhất của việc đặt lệnh stoploss đó là bảo vệ lợi nhuận, bảo vệ vốn, hạn chế việc thua lỗ lớn dẫn đến cháy tài khoản. Bất kỳ giao dịch nào được mở cũng cần phải đặt Stop loss, kể cả đó là những nhà giao dịch mới hay những trader chuyên nghiệp.

Một lợi ích khác của việc đặt stoploss trước khi mở lệnh đó là giúp cách nhà giao dịch loại bỏ cảm xúc khi đưa ra những quyết định, đặc biệt là khi thị trường giao động với biên độ lớn. Khi bạn không bị đặt vào áp lực bị thua lỗ và mất tài sản thì bạn có thể thoải mái nhìn chart đồ thị để đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Không ai có thể dự đoán chính xác tương lai của thị trường, do đó, việc cài đặt Stop loss sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái đóng phần mềm giao dịch và làm nhiều việc khác mà không sợ biến động mạnh làm cháy tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, việc sử dụng Stoploss còn giúp các trader giao dịch có hệ thống hơn. Với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường chứng khoán, thì việc tính toán và lên kế hoạch trước là điều cần thiết cho mỗi lệnh giao dịch.

Những sai lầm cần tránh khi đặt chặn lỗ

1. Đặt Stop loss quá gần

Việc lựa chọn cách đặt Stoploss gần giúp trader thua lỗ ít hơn trong mỗi giao dịch, nhưng nó khiến giao dịch chạm Stop loss nhiều hơn bình thường. Tình huống thường gặp đó là giá vừa chạm Stoploss đã quay đầu chạy tới Take profit. Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, chúng ta cần đặt Stop loss đủ để tạo “không gian” cho những con sóng nhỏ dao động trước khi giá chạy đến điểm chốt lời.

2. Đặt Stop loss quá xa

Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho trader cảm giác an tâm rằng giao dịch sẽ khó chạm Stop loss hơn và không tự động đóng lại trước khi giao dịch có lời. Điều này đúng, tuy nhiên đặt Stop loss quá xa cũng lại làm tài khoản của bạn thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss.

3. Đặt stoploss một cách tuỳ hứng

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của các trader là cố gắng khớp thị trường vào khung phân tích của mình, trong khi đáng ra các bạn phải làm điều ngược lại là gán khung phân tích của mình khớp với thị trường.

Điểm stoploss cần phải được quyết định dựa trên những phân tích kỹ thuật logic và tính toán hợp lý. Hãy luôn nhớ rằng thị trường sẽ không quan tâm đến những con số may mắn của bạn hay những giá trị hoàn hảo mà bạn mong muốn.

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến những sai lầm trên đó là trader chưa có được một chiến lược giao dịch tốt. Do đó, chưa xác định được điểm vào lệnh và Stop loss tối ưu. Để có thể tối ưu hóa giao dịch, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao dịch, kỹ năng phân tích và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả.

4. Dời lệnh stoploss

Hành động thả Stop loss chẳng khác gì việc giao dịch không có Stop loss. Hậu quả của việc không đặt Stop loss là gì thì dời stop loss cũng tương tự như vậy, nhiều khi là “cháy tài khoản”.

Việc các bạn di chuyển điểm stoploss để hoà vốn hoặc có chút lãi thực ra về bản chất cũng tương tự như việc các bạn đặt stoploss theo những con số ngẫu nhiên. Khoảnh khắc bạn quyết định một cách cảm tính mà bạn cho là an toàn, thực chất là bạn đã từ bỏ việc giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật.

Trong giao dịch chứng khoán, việc lựa chọn điểm chặn lỗ cũng quan trọng không kém việc lựa chọn điểm chốt lời. Đặt chặn lỗ cho mỗi lệnh giao dịch sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho số vốn của mình. Tuy nhiên, khi đặt lệnh stoploss, các bạn cũng cần chú ý đến những sai lầm phổ biến mà các trader thường gặp phải và tuyệt đối không đặt stoploss theo cảm tính.

Investing.vn

Read more:

Tags: chặn lỗ, stoploss

Video liên quan

Chủ Đề