Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024

VOV.VN - Vụ cháy khủng khiếp ở nhà máy Rạng Đông - Hà Nội kéo dài cả đêm, thiêu rụi hàng nghìn m2 nhà kho gây thiệt hại rất lớn.

Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024

Vào khoảng 18h ngày 28/8, 1 vụ cháy lớn bùng phát tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông nằm ở phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thời điểm này trời có gió lớn nên ngọn lửa mỗi lúc một lớn dần tạo thành cột khói đen bốc cao.

Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Sau khoảng hơn 30 phút, đám cháy làm sập một góc nhà kho.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an Hà Nội đã huy động hàng chục xe chữa cháy từ các quận Thanh Trì, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông tới hỗ trợ.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Lực lượng chức năng đang triển khai đội hình phun nước dập lửa.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Chữa cháy ở bên trong nhà máy.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Hàng trăm công nhân được huy động đưa hàng hóa, thiết bị ra ngoài.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Một lượng lớn hàng hóa của công ty Rạng Đông cũng được sơ tán ra bên ngoài và cắt cử công nhân trông coi.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Đến 19h30, rất nhiều xe chữa cháy cùng nhiều lực lượng từ các địa bàn lân cận tiếp tục được điều động đến dập lửa. Các lực lượng đã phá bức tường tôn để phun nước vào bên trong kho đang cháy.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Đến 2h sáng ngày 29/8, khu vực cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Ngọn lửa ngày một bốc to hơn và làm sập nhiều bức tường và mái nhà xưởng.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Sau khi ngọn lửa rất lớn lây lan sang một vài nhà dân và một phần công ty Động Lực, người dân xung quanh đã sơ tán đồ đạc trong nhà ra ngoài đề phòng bà hỏa thiêu rụi.
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Ông Đỗ Tiến Dũng là một người dân sống tại khu vực này cho biết: "Chúng tôi đã di dời tài sản, hiện tại rất sợ hãi vì nhà nằm sát vách với khu nhà cháy nên những gì đang xảy ra thật sự khủng khiếp. Những lo lắng trước kia bây giờ đã trở thành hiện thực. Đêm nay gia đình chúng tôi và cả khu đang không biết ngủ ở đâu. Đi chỗ khác thì tài sản không ai bảo quản".
Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024
Đến 24h ngày 28/8, vụ cháy được khoanh vùng nhưng đến 4h sáng 29/8 vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn. Trong ảnh: Chiến sĩ cảnh sát PCCC ăn vội bánh mì lấy sức tiếp tục chữa cháy./.

Sau hơn 10 ngày kể từ khi xảy ra vụ hỏa hoạn tại nhà máy của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông), hiện nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn chưa được cơ quan chức năng công bố. Nhưng giá cổ phiếu RAL của Công ty Rạng Đông liên tục giảm trong 10 ngày qua.

Trong khi chờ đợi công bố nguyên nhân, Công ty Rạng Đông rơi vào vòng xoáy khủng hoảng niềm tin. Bên cạnh sự hoang mang của người dân Thủ đô cũng như người lao động của Công ty Rạng Đông, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán cũng rơi vào hoảng loạn khi giá cổ phiếu RAL của công ty liên tục giảm kể từ sau thời điểm xảy ra vụ cháy (28/08/2019).

Tính đến hết phiên giao dịch ngày 09/09, cổ phiếu RAL đã trải qua 5 phiên giảm giá trong tổng số 7 phiên giao dịch tính từ sau ngày xảy ra sự cố. Rất có thể đà giảm vẫn chưa chịu dừng lại bất chấp kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan cùng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt mà HĐQT đã cam kết.

Với mức giá 74.600 đồng/cổ phiếu, RAL đã giảm 10.680 đồng (12,5%) kể từ sau vụ hỏa hoạn. Như vậy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng đã mất đi 2,28 tỷ đồng do giá cổ phiếu RAL sụt giảm. Theo báo cáo của công ty, ông Thăng hiện sở hữu 213.639 cổ phiếu RAL của công ty, chiếm tỷ lệ 1,86%. Trong khi đó, em trai ông Thăng là ông Nguyễn Đoàn Kết (Phó chủ tịch HĐQT công ty) nắm giữ 2.609 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,02%.

Cháy nhà máy phích nước rạng đông ngày nào năm 2024

Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng là một nhân vật khá đặc biệt, ông sinh năm 1943 và mới chỉ được bầu làm Chủ tịch HĐQT kể từ tháng 3/2019 khi đã bước sang tuổi 76.

Tuy nhiên, ông Thăng đã có 31 năm làm Giám đốc rồi Tổng Giám đốc của Công ty Rạng Đông, thậm chí đã có 55 gắn bó với công ty từ khi còn là một chàng thanh niên 21 tuổi.

Với một con người có thể nói trọn đời gắn bó với Rạng Đông, Chủ tịch – Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng đương nhiên là người gần gũi nhất với những người lao động của mình.

Nhưng thật khó hiểu khi thông tin được Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) công bố về kết quả quan trắc chất lượng môi trường sau vụ cháy tại Công ty Rạng Đông khiến dư luận bất ngờ. Theo đó, vụ cháy đã làm cháy khoảng 6.000m2 kho chứa sản phẩm.

Trong đó có 480.000 sản phẩm bóng đèn huỳnh quang, chủ yếu là loại đèn dài 1,2m, sử dụng thủy ngân (Hg) lỏng với hàm lượng là 20mg/bóng; 1,6 triệu bóng đèn compact sử dụng 1 viên Amalgam/bóng đèn trọng lượng khoảng 11,5 mg, hàm lượng Hg khoảng 22-30%; 2 triệu bóng đèn tròn công suất thấp dùng sợi đốt vonfram, nguyên liệu và một số loại hóa chất độc hại.

Tuy nhiên, theo báo cáo ban đầu của công ty, từ năm 2016 chỉ sử dụng viên Amalgam (hỗn hợp của Hg - Zn và Bismut) để sản xuất bóng đèn và khối lượng viên Amalgam trong kho chứa hóa chất tầng 1 bị cháy chỉ còn vài kg.

Nhưng phía Tổng cục Môi trường cho biết, qua kiểm tra thực tế ngày 31/8 cùng với quá trình đấu tranh với lãnh đạo công ty, công ty mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng Hg lỏng (có độc tính cao hơn so với viên Amalgam) với khối lượng theo tính toán của các nhà khoa học là 30 mg/bóng;

Khối lượng hóa chất còn lại là: 4,5 triệu viên Amalgam với trọng lượng là 41,75 kg; Hg lỏng là 108,9 kg, trong đó 34,3 kg được bảo quản an toàn cùng với viên Amalgam trong tủ cấp đông tại khu vực bị cháy. Lượng Hg đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ là 15,1 kg đến 27,2 kg.

Việc Công ty Rạng Đông công bố thông tin sai sự thật về sự cố thủy ngân độc hại phát tán ra môi trường gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

Hành vi này không chỉ gây họa cho người dân quanh khu vực nhà máy, mà trước tiên gây họa cho chính người lao động của công ty.

Câu chuyện của Rạng Đông giờ đây không còn là kết quả kinh doanh hay thống kê mức độ thiệt hại (như công ty từng tuyên bố thiệt hại 150 tỷ đồng), bởi thời điểm này chưa ai có thể ước lượng được mức độ thiệt hại thực sự đối với công ty từ việc khắc phục hậu quả (nếu có) như: xử lý môi trường, chi phí khám sức khỏe cho người lao động, bồi thường thiệt hại vật chất cho hàng nghìn hộ dân xung quanh, di dời nhà máy,…

Với hàng loạt thách thức trước mắt, khó có thể kỳ vọng vào sự phục hồi về giá đối với cổ phiếu RAL trong ngắn hạn.