Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là gì

Chi phí sử dụng vốn [Cost of Capital] là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư hoặc chủ nợ đối với số vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

💡

Các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được phân thành hai loại chính, đó là vốn vay và vốn chủ sở hữu.

Với mỗi loại khác nhau sẽ có chi phí sử dụng vốn khác nhau.

Bản chất của chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn được hiểu trên hai góc độ:

  • Doanh nghiệp - bên sử dụng vốn: là khoản chi phí dự tính mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được sử dụng nguồn vốn đó.
  • Nhà đầu tư - bên cung cấp vốn: là giá trị sinh lời mà nhà đầu tư hay chủ nợ [trái chủ] kỳ vọng nhận được khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Một cách đơn giản hơn, chi phí sử dụng vốn chính là “cái giá của việc sử dụng tiền”. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bản chất của chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu vốn, doanh nghiệp hay người kinh doanh phải huy động từ nhiều nguồn. Các nguồn này được phân thành hai loại chính, đó là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Với mỗi loại khác nhau sẽ có chi phí sử dụng vốn khác nhau.

Xác định chi phí sử dụng vốn để làm gì?

Giả sử, bạn đứng trước một câu hỏi: “Có nên mua thêm máy mới để gia tăng năng suất của nhà máy hay không?”. Sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan khác được đặt ra. Trong số đó, chắc chắn không thể thiếu một yếu tố then chốt đầu tiên - “tiền đâu”?

Đối với bất kỳ nhà quản trị tài chính doanh nghiệp nào, việc tính toán và ước lượng chi phí sử dụng vốn là rất quan trọng. Mục tiêu chính là để có cơ sở ra quyết định huy động thêm vốn mới cho dự án đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp cần biết được chi phí cận biên cho số vốn mới - nghĩa là chi phí sử dụng vốn bình quân cho mỗi một đồng vốn mới tăng thêm - để lựa chọn quy mô vốn huy động phù hợp và tối ưu nhất.

Ngoài ra, xem xét chi phí sử dụng vốn có thể giúp cho nhà quản trị có được tầm nhìn khi cân nhắc lựa chọn chiến lược huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp.

Đặc điểm

  • Chi phí sử dụng vốn biến động dựa trên các quy luật của thị trường, bởi vì “vốn” cũng là một loại hàng hóa. Nói cách khác, chi phí sử dụng vốn không phải lúc nào cũng do doanh nghiệp quyết định một cách chủ quan, mà nó được xác định trên cơ sở cung và cầu về vốn trên thị trường.
  • Chi phí sử dụng vốn được xem xét dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Quy luật “high risk - high return” - nếu dự án đầu tư có rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư cũng càng cao, do đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên và ngược lại.
  • Chi phí sử dụng vốn phản ánh mức sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại chứ không phải trong quá khứ.
  • Chi phí sử dụng vốn thường được đo lường bằng tỷ lệ %.
  • Chi phí sử dụng vốn đã bao hàm mức bù lạm phát và mức lãi suất thực mà nhà đầu tư đòi hỏi.

Những yếu tố quyết định chi phí sử dụng vốn

Như đã trình bày ở trên, chi phí sử dụng vốn phần lớn được xác định bởi thị trường, và chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan lẫn khách quan:

Nhóm yếu tố khách quan

  • Lãi suất thị trường: Khi lãi suất thị trường ở mức cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư cũng cao, do đó chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng cao và ngược lại.
  • Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay được tính vào chi phí làm giảm trừ khoản thu nhập chịu thuế, từ đó giúp giảm số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy, lãi vay đem lại khoản lợi về thuế. Nếu thuế suất cao, khoản lợi về thuế lớn, làm giảm chi phí sử dụng vốn vay và ngược lại.

ProFin - Lãi vay - lá chắn thuế hiệu quả cho doanh nghiệp

Lợi thế của doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay là chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Do đó, lãi vay thường được ví như “lá chắn thuế” [tax-shield] giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí thuế. Cụ thể công cụ này là gì, hãy cùng ProFin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ProFin

Nhóm yếu tố chủ quan

  • Chính sách đầu tư: Nếu doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào những tài sản có mức độ rủi ro cao, thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư cũng cao và ngược lại.
  • Chính sách tài trợ: Khi doanh nghiệp huy động vốn vay nhiều sẽ làm tăng rủi ro tài chính đối với khoản vốn của các nhà đầu tư, điều đó kéo theo sự gia tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức của công ty quyết định quy mô lợi nhuận tái đầu tư nhiều hay ít. Nếu hạn chế mức chi trả cổ tức, doanh nghiệp có nguồn lực tái đầu tư nhiều hơn, và hạn chế phải huy động vốn từ bên ngoài, nên có chi phí sử dụng vốn cao hơn. Bởi lẽ, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng vốn vay.

Các loại chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn vay

Đối với các loại vốn vay, chẳng hạn như trái phiếu, chi phí sử dụng vốn sẽ là tiền lãi định kỳ được tính trên mệnh giá trái phiếu. Nhìn chung các chi phí sử dụng vốn nợ tương đối dễ xác định vì ngay từ đầu phía doanh nghiệp và các chủ nợ đã thống nhất với nhau về khoản chi phí này.

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu được hình thành bằng cách góp vốn, chào bán cổ phần [thường đối với các công ty cổ phần] hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Đối với vốn chủ sở hữu, chi phí sử dụng vốn không dễ để xác định vì các khoản lợi tức mà doanh nghiệp trả cho cổ đông không được cam kết ngay từ đầu - trừ trường hợp cổ phần ưu đãi. Do đó, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thường được xác định dưới góc độ nhà đầu tư, dựa trên “tỷ suất sinh lời kỳ vọng”, và được tính bằng mô hình định giá tài sản vốn - CAPM.

Chi phí sử dụng vốn ký hiệu là gì?

Dựa trên mô hình WACC [Weighted average cost of capital]. WACC là chi phí sử dụng vốn cho tất cả các nguồn vốn dài hạn của công ty, dựa theo tỷ lệ [proportion] của mỗi thành phần trong cơ cấu của nguồn vốn. Trong đó: là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu hay Owner's Equity là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Thông tin chi tiết về vốn chủ sở hữu sẽ được 1Office chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Vốn khác của chủ sở hữu bao gồm những gì?

1. Vốn khác của chủ sở hữu là gì? Vốn khác của chủ sở hữu là phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hoặc được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản, …

Vốn chủ sở hữu giảm có ý nghĩa gì?

Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu giảm thì đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bị giảm, quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, lợi nhuận thấp hoặc lỗ.

Chủ Đề