Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải may áo năm 2024

Đầu tiên là chất liệu vải. Không giống như những món đồ thời trang khác, áo thun trơn đẹp luôn cần chất lượng tốt, vì chiếc áo được các bạn mặc thường xuyên để đi chơi, mua sắm, ăn uống,… Chính vì vậy, chất liệu vải phải được ưu tiên hàng đầu. Vải cần thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, tạo cho người mặc một cảm giác thoải mái khi vận động mạnh. Đồng thời, áo không ra màu nhiều khi giặt, không bị bạt màu khi phơi.

Vải Cotton được coi là một trong những loại vải tốt nhất để sản xuất áo thun, vì nó mềm mại và thoáng khí. Mặt khác, sợi tổng hợp có thể mịn và chống nước tốt, giúp bạn giữ ấm cơ thể vào mùa đông nhưng có thể không thoải mái khi mặc hàng ngày. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng áo thun của bạn, mà bạn có thể chọn loại vải áo thun sao cho phù hợp.

2. Kiểu dáng áo thun trơn đẹp

Áo thun là loại trang phục rất phổ biến, vì thế có rất nhiều kiểu dáng áo khác nhau để bạn chọn lựa như: Áo form rộng, áo form ôm, áo cổ tròn, áo cổ bẻ, áo freesize, over size, áo tank top… Tất cả những kiểu dáng đó tuy khá đơn giản nhưng có thể biến bạn trở nên cuốn hút lạ kỳ.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải may áo năm 2024
Xưởng in áo thun

Một trong số những mẫu áo thun trơn đẹp nhất và “nịnh” dáng các chị em nhất chính là kiểu áo thun cổ lọ. Kiểu áo này rất thích hợp để mặc cho những ngày cuối năm, khi trời bắt đầu chuyển lạnh. Ngược lại, vào thời tiết nắng nóng thì kiểu áo thun tay ngắn form rộng lại đặc biệt được yêu thích vì đem lại sự thoải mái, mát mẻ cho người mặc.

Đặc biệt phù hợp với những cô nàng có thân hình hơi mũm mĩm, khác với những chiếc áo bó sát để lộ khuyết điểm cơ thể thì những chiếc áo thun oversize sẽ giúp bạn che đi khuyết điểm trên cơ thể mình một cách hiệu quả nhất.

3. Đường may

Đường may là tiêu chí quyết định đến 50% nhãn quan khi chọn mua một chiếc áo thun trơn, và chiếm 30% giá trị chất lượng của một sản phẩm. Phần may viền song song phải đảm bảo không bị xiên, lệch lẹm vào đường tiếp giáp. Với áo thun trơn, cổ áo là phần rất quan trọng, may đường kim mũi chỉ phải thật sắc nét. Tra tay áo và các phần nối 2 phần vải phải khớp. Phần vắt sổ kín vừa đủ phần vải cuối cùng không thừa không thiếu. Nếu áo thun có xẻ tà, việc gia công may phần này là một thách thức cho nhà sản xuất, vì phải vừa đảm bảo đường may đều, vừa tinh tế vừa đẹp.

4. Màu sắc áo thun trơn đẹp

Màu sắc là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá 1 chiếc áo thun trơn có đẹp hay không. Vì là áo thun trơn, không có họa tiết hay hình vẽ trang trí nào, nên màu sắc đóng vai trò quyết định về mặt thẩm mỹ của chiếc áo.

Thông thường, người ta cho rằng một chiếc áo thun trơn 1 màu sẽ có cùng một tông màu trên cả chiếc áo. Tuy nhiên, ngay cả khi toàn bộ các phần như thân áo, tay áo đến từ cùng 1 cuộn vải, khó có thể đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của nó sẽ có màu sắc giống hệt nhau. Đây là lý do tại sao đôi khi màu sắc của tay áo có thể khác một chút so với màu vải của thân áo. Đặc biệt, nếu chiếc áo thun trơn của bạn là dạng cổ lọ hoặc có đường viền ở tay áo, cổ áo, việc kiểm soát màu sắc có thể còn khó khăn hơn. Vì thế, hãy chú ý vì điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của chiếc áo thun trơn.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải may áo năm 2024
Màu sắc áo thun trơn đẹp

5. Kích thước

Chiếc áo thun trơn có tôn vóc dáng của người mặc hay không phụ thuộc vào size áo có vừa vặn hay không. Vì thế, các bạn nên chon size áo phù hợp với kích thước cơ thể như vậy khi mặc lên dáng sẽ rất đẹp, không nên chọn áo quá chật hay quá rộng. Để làm điều này, bạn cần tham khảo các thông số kỹ thuật được nêu trên tem mác của chiếc áo, hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đưa số đo, cân nặng của mình cho người bán để nhờ tư vấn.

Ngoài những tiêu chí trên, thì chi phí cũng là 1 vấn đề được nhiều người quan tâm khi quyết định đặt mua 1 chiếc áo thun trơn đẹp. Để mua được chiếc áo thun đẹp với giá thành rẻ, thì bạn nên đặt với số lượng lớn tại các xưởng in.

TCVN 6054:1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 133 Hệ thống cỡ số và thiết kế quần áo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

QUẦN ÁO MAY MẶC THÔNG DỤNG

Common garments

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại quần áo thông dụng như quần, áo, váy, bộ vest, quần áo nhiều lớp được may bằng các loại vải dệt thoi, vải dệt kim và các loại vải khác.

2. Hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản

2.1. Hình dáng

Hình dáng quần áo phải phù hợp với kiểu cách thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên trong cũng phải bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.

2.2. Kiểu mẫu và kích thước cơ bản

2.2.1. Quần áo thông dụng được sản xuất theo đúng kiểu mẫu và kích thước qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.

2.2.2. Sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo một lớp phải phù hợp với qui định ghi trong các bảng (từ A.1 đến A.5) của phụ lục A.

- từ bảng A.1 đến bảng A.3: các sai lệch cho phép của kích thước đối với quần, áo, áo váy, váy may từ vải dệt thoi;

- bảng A.4 và bảng A.5: các sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo mặc trong, mặc ngoài may từ vải dệt kim.

2.2.3. Sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo có từ 2 lớp trở lên được qui định như sau:

2.2.3.1. Quần áo hai lớp

  1. các kích thước kiểm tra và sai lệch cho phép ở lớp ngoài như quần áo một lớp:
  1. ở lớp trong (lớp lót), thông số các kích thước cần phù hợp với thông số kích thước lớp ngoài để trong quá trình may không bị lé, không bị thừa nhiều và khi sử dụng không ảnh hưởng đến kích thước và kiểu dáng sản phẩm;
  1. áo hai lớp mà được sử dụng cả 2 mặt thì các thông số kích thước tương ứng ở cả 2 mặt phải bằng nhau và sai lệch cho phép ở từng mặt qui định như áo một lớp.

2.2.3.2. Quần áo nhiều lớp có lớp dựng

  1. lớp ngoài: qui định như đối với quần áo một lớp;
  1. lớp trong: qui định như đối với lớp trong quần áo hai lớp;
  1. lớp dựng: qui định về kích thước và vị trí dựng theo yêu cầu sản phẩm.

Chú thích

  1. Đối với các sản phẩm tương tự quần áo, hoặc áo váy, các kích thước đo và sai lệch cho phép tương ứng như sản phẩm tương tự đó;
  1. Các kích thước đo (dài, rộng) ở từng chi tiết phải có sai lệch cùng phía (cùng dương hoặc cùng âm);
  1. Sai lệch kích thước của hai chi tiết đối xứng trên một sản phẩm phải cùng phía và không được vượt quá 1/2 sai lệch cho phép.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu đối với nguyên, phụ liệu

3.1.1. Vải chính

Vải phải đảm bảo chất lượng tốt, có các chỉ tiêu cơ - lý - hóa (độ bền kéo đứt băng vải, độ dầy, sự thay đổi kích thước khi giặt, độ trắng, độ bền màu, đồng màu và chỉ tiêu ngoại quan) theo đúng qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng.

3.1.2. Vải dựng

Vải dựng dính (vải dựng có chất kết dính - mex) hoặc vải dựng không dính (vải dựng không có chất kết dính - canh tóc, bông cứng, bông mềm, xốp hoặc vải lót - dựng) phải có mầu sắc, độ co và độ dày phù hợp với màu sắc, độ co và độ dày của vải chính.

3.1.3. Vải lót

Vải lót thân (vinylon, vải vân đoạn láng, satanh…) phải có màu thích hợp với vải chính và có các tính chất cơ lý hóa phù hợp để không gây ảnh hưởng đến kích thước, kiểu dáng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Vải lót ở các vị trí khác có thể khác mầu với vải, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phù hợp với vải chính.

3.1.4. Phụ liệu trang trí

Các phụ liệu trang trí có hình dạng, kích thước và họa tiết phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ và ý đồ thiết kế sản phẩm may. Các họa tiết in phải có độ bền mầu cao.

3.1.5. Chỉ

Chỉ phải phù hợp với yêu cầu của đường may liên kết, vắt sổ, trang trí hoặc phải theo đúng mẫu đã được ký kết trong hợp đồng.

Chỉ may (trắng hoặc màu) phải có độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 7N (700G). Thành phần nguyên liệu, chỉ số, hướng xoắn và màu sắc (độ bền màu, độ đồng màu với vải) phải phù hợp với màu sắc, chất liệu của từng loại vải, yêu cầu đường may và chỉ số kim.

Chỉ vắt sổ hoặc tơ vắt sổ phải mềm mại, trơn đều và có chỉ số phù hợp với vải.

Chỉ thêu phải có độ bền mầu, độ đồng mầu theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng họa tiết thêu hoặc đường trang trí.

3.1.6. Cúc, gài, dán

Các loại cúc được sản xuất từ vật liệu phù hợp, có độ bền cơ và độ bền nhiệt để không bị biến dạng trong quá trình gia công và sử dụng. Cúc nhựa phải là nhựa nhiệt rắn.

Các loại cúc phải có chất lượng tốt, có màu sắc, kích thước phù hợp với kiểu mẫu quần áo hoặc theo hợp đồng.

Các loại gài làm bằng vật liệu đa dạng phải có tính thẩm mỹ, dễ liên kết trên sản phẩm và thuận tiện khi sử dụng. Miếng dán (băng dính) có kích thước phù hợp, bề mặt dán bám chắc và màu sắc thích hợp với sản phẩm.

3.1.7. Khóa kéo

Các loại khóa kéo (bằng kim loại, bằng nhựa) cần bền chắc, có kích thước và màu răng khóa cũng như nền băng vải phù hợp với độ dày, màu vải và vị trí may khóa. Có thể sử dụng các loại khóa kéo theo hợp đồng.

3.1.8. Nhãn hiệu, mác

Nhãn hàng hóa, nhãn cỡ vóc, nhãn mác (nhãn chính), nhãn ký hiệu hướng dẫn sử dụng ... được thể hiện rõ ràng, trang nhã trên vải hoặc giấy tốt, trình bày đẹp, có kích thước và nội dung phù hợp hoặc theo đúng hợp đồng.

3.2. Yêu cầu đối với lắp ráp và may

3.2.1. Yêu cầu về lắp ráp

3.2.1. Áo

  1. cổ áo: bề mặt cổ êm, không bùng, vặn. Đối với vải có kẻ, ô, sọc, họa tiết thêu, in ở hai bê cổ phải cân đối. Chân cổ cần bén, sát, không vênh;
  1. tay áo: đường vào tay phải êm, không bị bai hoặc vặn xoắn. Đường vòng nách phải đều làn, không gẫy khúc. Bác tay, bo tay đều lăn, không bùng, không vặn, không lé. Nếu có xếp ly ở bác, bo phải đều, không xổ tuột;
  1. vai áo, sườn áo: đường vào êm, không bị thừa thiếu làm sai lệch cấu trúc sản phẩm may;
  1. gấu áo: không bị vồng, võng, vặn, kích thước bản gấu đúng;
  1. túi áo: cần đúng hình dạng và đặt đúng vị trí, miệng túi cần khép căng. Nếu có nắp phải đậy kín miệng và đối với túi áo có khóa phải kéo dễ dàng, miệng phẳng, đường viền thẳng đều.

3.2.1.2. Quần

  1. cạp quần: bàn cạp may đều, các ly trước, chiết sau cần đối xứng và bằng nhau. Lót cạp êm. không vặn, bùng;
  1. các túi (sau, dọc, chéo...): đường viền túi phải thẳng đều, lẳn, chắc. Đường may lọt khe viền đều, không có chỗ chìm chỗ nổi. Miệng túi kín và êm. Góc túi không dúm. Bo túi chắc, không lệch, không vặn;
  1. các đường may dàng, dọc và đũng cần êm, không bai, không võng;
  1. gấu quần: đường kẻ gấu cần thẳng đều, không bị vênh, vặn hoặc lệch. Đường vắt lặn mũi chỉ êm đều;
  1. các phụ liệu khác được may đúng vị trí qui định.

3.2.1.3. Áo liền quần, áo váy, ... yêu cầu về lắp ráp theo các qui định ở điều 3.2.1.1 và 3.2.1.2 và đối với váy theo qui định ở điều 3.2.1.2.

3.2.1.4. Sản phẩm nhiều lớp: lớp ngoài có yêu cầu về lắp ráp theo các qui định ở các điều 3.2.1.1, 3.2.1.2, 3.2.1.3, còn lớp trong lắp ráp sao cho phẳng, không vặn, không hụt thiếu để bảo đảm hình dáng bên trong sản phẩm và bảo đảm lớp bên ngoài căng, phẳng đẹp.

3.2.2. Yêu cầu về may

3.2.2.1. Mật độ mũi chỉ

Mật độ mũi chỉ là số mũi chỉ có trên một centimét đường may.

Mật độ mũi chỉ phải phù hợp với qui định ở bảng 1.

Bảng 1

Tên gọi các đường may

Mật độ (mũi chỉ/cm)

Sai lệch cho phép

Các đường may trên bề mặt sản phẩm

5, 6 hoặc theo hợp đồng

± 1/2

Các đường may bên trong (che khuất)

5, 6 hoặc theo hợp đồng

± 1/2

Các đường may vắt sổ

4, 5 hoặc theo hợp đồng

± 1/2

3.2.2.2. Đường may

Các đường may phải thẳng, đều, không sùi chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi, tụt hoặc sổ chỉ.

Chỗ nối chỉ, chỗ lại mũi phải chồng khít và gặp nhau theo kích thước qui định, các đường may xong phải sạch đầu chỉ.

3.2.3. Yêu cầu về thùa khuyết, đính cúc và thêu

3.2.3.1. Khuyết thùa phải đều và khít, bờ khuyết phải đanh, không nhăn dúm, đứt chỉ, vị trí và khoảng cách các lỗ khuyết theo đúng yêu cầu sản phẩm hoặc hợp đồng.

Chiều dài lỗ khuyết phải cài vừa cúc, thường lớn hơn đường kính cúc 0,2 ÷ 0,3 cm.

3.2.3.2. Cúc, gài dính vào sản phẩm phải chắc, tâm cúc phải tương ứng với tâm khuyết, không được làm dúm vải và không còn đầu chỉ.

3.2.3.3. Các hình thêu phải sử dụng chỉ thêu đúng yêu cầu và thể hiện đúng thiết kế sản phẩm.

3.3. Yêu cầu đối với bề mặt và là gấp sản phẩm

3.3.1. Yêu cầu bề mặt

3.3.1.1. Bề mặt sản phẩm phải phẳng đều, sạch sẽ, không còn đầu chỉ xơ vải và không có lỗi ngoại quan.

3.3.1.2. Bề mặt các chi tiết trong quần áo có từ hai lớp vải trở lên thì lớp vải ngoài phải che kín lớp vải trong, cả lớp ngoài phủ che kín cả lớp trong.

3.3.1.3. Các chi tiết có yêu cầu đồng màu phải đồng màu. Chỉ cho phép các chi tiết không cạnh nhau được lệch màu so với cấp màu yêu cầu 1/2 cấp và ở lớp trong được lệch màu 1 cấp trong bảng phân màu 5 cấp.

Trong trường hợp hợp đồng không cho phép lệch màu thì phải bảo đảm tính đồng màu của sản phẩm.

3.3.1.4. Đối xứng

Sản phẩm có các chi tiết, họa tiết yêu cầu đối xứng phải bảo đảm tính đối xứng.

Đối với vải kẻ, carô yêu cầu thẳng kẻ, đối kẻ, trùng kẻ; carô đối dọc, ngang... phải bảo đảm đúng yêu cầu sản phẩm hoặc theo hợp đồng.

3.3.1.5. Canh sợi, xiên lệch cột hàng vòng vải dệt kim

Tất cả các chi tiết của sản phẩm phải bảo đảm canh sợi và cắt theo hướng sợi của vải (các chi tiết cắt dọc theo sợi dọc, các chi tiết cắt ngang theo sợi ngang của vải). Các chi tiết cắt xiên vải, các đường can nối phải theo đúng yêu cầu sản phẩm hoặc hợp đồng đã ký giữa bên mua và bên bán.

Đối với sản phẩm may từ vải dệt kim, các chi tiết phải bảo đảm có cột vòng thẳng đứng hoặc nằm ngang, trừ các chi tiết cho phép bố trí cắt xiên lệch so với cột vòng.

3.3.1.6. Bề mặt nơi có dựng dính (mex) không được phồng, rộp, co dúm và bề mặt vải phủ phẳng đều, không bị biến màu

3.3.1.7. Bề mặt nơi có lót, dựng không dính phải phẳng êm, không thừa, không nhăn nhúm.

3.3.1.8. Bề mặt sản phẩm nơi có hình chữ thêu, họa tiết khâu dính cần phẳng, êm và đúng vị trí. Đề tài thể hiện hình thêu bảo đảm đúng yêu cầu của sản phẩm.

3.3.2. Yêu cầu về là, chải và gấp sản phẩm

3.3.2.1. Bề mặt sản phẩm phải được là hết diện tích và các đường may phải được là phẳng. Quần áo là xong phải phẳng, mịn, không bị vàng hoặc bóng bề mặt, không gây dúm vặn.

Quần áo nhiều lớp khi là cần ép lực đúng mức để sản phẩm không bị bẹp.

3.3.2.2. Đối với sản phẩm may từ vải nhung, tuyết hoặc có hoa văn nổi, khi chải, phải chải xuôi tuyết nhung và bảo đảm thẩm mỹ cho sản phẩm.

3.3.2.3. Quần áo phải gấp cân đối và theo đúng khuôn mẫu yêu cầu. Hai đầu vai áo bằng nhau; nẹp, hàng cúc hoặc khóa cổ phải đúng giữa áo gấp.

Trước khi gấp sản phẩm, cần cài hết toàn bộ cúc, gài, khóa và các nhãn mác được treo đúng vị trí yêu cầu trên thành phẩm.

4. Phương pháp kiểm tra phân loại và nghiệm thu

4.1. Lấy mẫu

4.1.1. Khái niệm

- lô hàng (gồm nhiều bao bì) là tập hợp một loại hàng may, cùng yêu cầu chất lượng;

- đơn vị bao bì (gồm nhiều bao gói) là kiện hàng, hòm các tông, hòm gỗ;

- đơn vị bao gói - ĐVBG - là đơn vị đóng gói nhỏ nhất của lô hàng. Đơn vị bao gói có thể gồm nhiều sản phẩm hoặc một sản phẩm;

- tập hợp mẫu là số lượng sản phẩm được lấy ra từ các ĐVBG đã được chỉ định.

4.1.2. Tiến hành lấy mẫu

4.1.2.1. Sử dụng TCVN 2600-78 để lấy được số lượng mẫu (n) từ lô hàng (N sản phẩm), với phương án lấy mẫu như sau: bậc kiểm tra thường (T2), mức chất lượng chấp nhận AQL (6,5%) ở phương pháp lấy mẫu 1 lần và chế độ kiểm tra thông thường.

4.1.2.2. Tiến hành lấy mẫu ở các vị trí bất kỳ trong các ĐVBG được chỉ định lấy mẫu.

4.2. Tiến hành kiểm tra và phân loại sản phẩm

Đơn vị kiểm tra và phân loại chất lượng là từng chiếc.

4.2.1. Kiểm tra sự phù hợp đối với nguyên phụ liệu, kiểu mẫu hình dáng và kích thước cơ bản.

4.2.1.1. Kiểm tra nguyên phụ liệu theo điều 3.1 của tiêu chuẩn này. Khi kiểm tra phải sử dụng các phương pháp thử qui định ở tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.

4.2.1.2. Kiểm tra kiểu mẫu, hình dáng sản phẩm theo điều 2 của tiêu chuẩn này.

Khi kiểm tra đánh giá, phải quan sát và so sánh sự phù hợp với yêu cầu thiết kế ở tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.

4.2.1.3. Kiểm tra các kích thước cơ bản

Khi kiểm tra, sản phẩm được trải phẳng, vuốt êm trên mặt bàn phẳng. Dùng thước thẳng, thước dây có độ chính xác đến mm để đo các thông số kích thước theo đúng vị trí qui định

4.2.1.4. Các yêu cầu về nguyên phụ liệu, kiểu mẫu hình dáng và kích thước cơ bản ở sản phẩm phải phù hợp mới được tiếp tục kiểm tra và phân loại chất lượng.

4.2.2. Kiểm tra phân loại theo yêu cầu về lắp ráp và may

4.2.2.1. Nội dung kiểm tra theo điều 3.2 của tiêu chuẩn này.

4.2.2.2. Căn cứ vào số điểm sản phẩm đạt được theo yêu cầu về lắp ráp và may (100 điểm trừ đi số điểm bị trừ do mắc khuyết tật ở mức cho phép) sản phẩm được chia làm 3 loại:

Loại 1 (từ 90 đến 100 điểm)

Loại 2 (từ 80 đến 89 điểm)

Loại 3 (từ 70 đến 79 điểm)

4.2.2.3 Các khuyết tật cho phép và số điểm trừ tương ứng cao nhất được qui định ở bảng B.1 và B.2 của phụ lục B.

4.2.2.4. Đối với áo liền quần, váy áo... : kiểm tra theo bảng B.1 và bảng B.2 phụ lục B. Số điểm bị trừ ở sản phẩm bằng nửa tổng số điểm bị trừ ở phần quần và phần áo tương ứng của sản phẩm.

4.2.2.5. Đối với sản phẩm nhiều lớp: tiến hành kiểm tra lớp ngoài của sản phẩm theo bảng B.1 và bảng B.2 phụ lục B. Khuyết tật vi phạm ở lớp trong thì trừ số điểm bằng nửa số điểm khuyết tật tương ứng ở hai bảng đó.

4.2.3. Kiểm tra phân loại theo yêu cầu về chất lượng bề mặt và là gấp sản phẩm

4.2.3.1. Nội dung kiểm tra theo điều 3.3 của tiêu chuẩn này.

4.2.3.2. Căn cứ số điểm sản phẩm đạt được theo yêu cầu chất lượng bề mặt và là gấp sản phẩm (20 điểm trừ đi số điểm bị trừ do mắc khuyết tật ở mức cho phép), sản phẩm được chia làm 3 loại:

Loại 1 (từ 18 đến 20 điểm)

Loại 2 (từ 16 đến nhỏ hơn 18 điểm)

Loại 3 (từ 14 đến nhỏ hơn 16 điểm).

4.2.3.3. Các khuyết tật cho phép và số điểm trừ tương ứng được qui định ở bảng C.1 phụ lục C.

4.2.4. Sản phẩm nhiều lớp thì số điểm trừ về chất lượng bề mặt và là gấp bằng nửa số điểm trừ ghi ở bảng C.1 phụ lục C

4.2.4. Phân cấp chất lượng

4.2.4.1. Quần áo thông dụng được phân thành 4 cấp chất lượng: cấp cao, cấp I, cấp II và cấp III theo qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Kỹ thuật lắp ráp và may

Chất lượng bề mặt và là gấp

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 1

Cấp cao

Cấp I

Cấp II

Loại 2

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Loại 3

Cấp II

Cấp II

Cấp III

4.2.4.2. Sản phẩm may mặc dạng bộ: cấp chất lượng là cấp của chiếc đạt cấp thấp nhất có trong bộ đó.

4.3. Kiểm tra nghiệm thu lô hàng

4.3.1. Lô hàng có cấp chất lượng nào được nghiệm thu theo cấp đó.

4.3.2. Mức chất lượng chấp nhận cho lô hàng AQL = 6,5 % cho tất cả yêu cầu về chất lượng bề mặt và là gấp sản phẩm

4.3.3. Kiểm tra nghiệm thu thống kê lô hàng theo phương án lấy mẫu một lần của TCVN 2600 - 78.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1. Ghi nhãn và bao gói

5.1.1. Mỗi sản phẩm phải có nhãn dệt hoặc in với nội dung sau: cỡ số, biểu tượng đơn vị sản xuất, tên nước xuất hàng, hướng dẫn sử dụng. Nội dung nhãn có thể ghi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

5.1.2. Ngoài nhãn dệt hoặc in có thể có thêm một nhãn bằng bìa cứng, trên có ghi: kiểu sản phẩm, thành phần nguyên liệu, màu sắc, cỡ số, chất lượng, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

5.1.3. Chữ dệt hoặc in trên các nhãn phải rõ nét, thẳng hàng.

5.1.4. Sản phẩm phải gấp cân đối, gài găm, định kẹp đúng qui định.

5.1.5. Mỗi sản phẩm được đựng trong một túi PE, PP hoặc theo các yêu cầu khác của khách hàng.

5.1.6. Số lượng cỡ, màu sắc sản phẩm đựng trong một hộp và số hộp trong một hòm theo tiêu chuẩn các cấp hoặc theo hợp đồng.

5.1.7. Mỗi hòm phải có một tờ phiếu đóng hàng dán ở góc mặt hộp xếp trên cùng. Nội dung tờ phiếu ghi như sau: