Chiều cao trung bình của người phụ nữ việt nam

TS.Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản tại Việt Nam có những tín hiệu khả quan trong thời gian qua. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95-97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt gần 80%.

Đặc biệt, tỷ lệ tử vong mẹ trên 100 nghìn trẻ đẻ ở Việt Nam cũng giảm (năm 2000 có 165 ca, con số này năm 2019 chỉ còn 46 ca). Tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 3 lần vùng thành thị. Tỷ lệ này ở dân tộc H’mong cao gấp 7-8 lần ở dân tộc Kinh, Tày. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao gấp đôi thành thị và khoảng cách về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh ngày càng tăng.

Hiện vẫn còn 39 trẻ sơ sinh mất đi trong một ngày khi sinh. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 10 phần nghìn, như vậy một ngày còn 39 trẻ dưới 28 ngày tuổi tử vong 39 trẻ mất đi trong 1 ngày. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 3,4 về giảm tử vong ở trẻ sơ sinh. Đây là mức tương đối khá so với các nước.

Về cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cũng có nhiều khả quan. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng lên sau 20 năm. Ở nữ trung bình cao 152,3 cm (năm 2000) đã tăng lên 155,6 cm (năm 2020). Như vậy nữ Việt nam đã tăng 3,3 cm trong 20 năm.

Nam giới Việt Nam cao trung bình 162,3cm (năm 2000) đã tăng lên 168,1 cm (2020). Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á với 11 quốc gia. Cụ thể, chiều cao người Việt đang xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Mặc dù vậy, theo Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em, tỷ lệ tăng chiều cao của người Việt trong 20 năm so với quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản vẫn chưa đạt như mong muốn. Đặc biệt so với các nước phát triển như Thuỵ Điển, Phần Lan… chúng ta còn khoảng cách khá xa. Điều này cần một quá trình lâu dài, cải thiện chiều cao cần phải đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, bổ sung vi chất, liên quan đến gen…

Bên cạnh đó, trong những năm gần đầy đã sử dụng các công cụ, can thiệp để giảm các chỉ số trên nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa giữa vùng thành thị với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng chênh lệch giữa các vùng miền do ở vùng sâu, xa thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản nhi, bác sĩ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện); thiếu cơ sở vật chất; trang thiết bị. Về năng lực cấp cứu sản khoa, sơ sinh (sàng lọc, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, chuyển tuyến, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí) còn hạn chế ở những vùng khó khăn.

Để đảm bảo sức khoẻ cho phụ nữ mang thai nhằm có thai kỳ khoẻ mạnh và sinh con khoẻ mạnh, Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em khuyến cáo: Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi và được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn.

Đồng thời, phụ nữ mang thai cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), cần ăn tăng bữa và mỗi bữa ăn nhiều hơn để mẹ khỏe, con khỏe. Ăn các thức ăn giàu sắt như thịt nạc, cá, trứng, gan, và uống viên sắt - axit folic (hoặc viên đa vi chất) đều đặn từ khi có thai đến sau sinh 1 tháng để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Axit folic còn có tác dụng dự phòng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu bia, nước trà đặc và cà phê; tiêm phòng uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Với trẻ sơ sinh cần được chăm sóc chu đáo: Giữ ấm, bú mẹ hoàn toàn, tiêm phòng lao, chăm sóc rốn, mắt và vệ sinh cho trẻ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm đe doạ nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu như: Bú ít hoặc bỏ bú; Ngủ li bì khó đánh thức; Thở khác thường (thở chậm dưới 40 lần hoặc thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, khò khè); Co cứng hoặc co giật; Sốt cao (trên 38,5 độ C) hoặc hạ thân nhiệt (dưới 36 độ C); Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; Rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ; Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; vàng da kéo dài trên 14 ngày; vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; vàng da xuất hiện cả trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; vàng da kèm phân bạc màu. Da vàng sớm trong 24 giờ sau khi sinh hoặc kéo dài hơn 7 ngày hoặc vàng da đậm hoặc vàng cả ở lòng bàn tay, bàn chân; nôn, tiêu chảy nhiều lần...

Các chỉ số giảm tử vong mẹ, giảm tử vong trẻ em và giảm suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, chỉ số này cần được thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Chiều cao trung bình của người phụ nữ việt nam

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu tại sự kiện ngày 28/7. Ảnh CTV

Theo TS Khoa, nhờ có sự cải thiện về dinh dưỡng. bà mẹ trẻ em nên chiều cao của người Việt cũng có sự gia tăng. Sau 20 năm, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng từ 162,3cm (năm 2000) lên 168,1cm (2020), tăng được 5,8cm. Chiều cao trung bình của nữ giới tăng từ 152,3 cm (năm 2000) đã tăng lên 155,6cm (năm 2020), tăng được 3,3cm.

Hiện chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

TS Khoa nhận định, tỷ lệ tăng chiều cao trung bình của người Việt trong 20 năm so với quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản vẫn chưa đạt như mong muốn. Điều này cần một quá trình lâu dài, cải thiện chiều cao cần phải đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, bổ sung vi chất, liên quan đến gen…

Ngoài ra, nhiều chỉ số trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em cũng đạt thành tích tốt. Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95-97%. Tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt gần 80%.

Đặc biệt, tỷ lệ tử vong mẹ trên 100 nghìn trẻ đẻ ở Việt Nam cũng giảm (năm 2000 có 165 ca, con số này năm 2019 chỉ còn 46 ca).

Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em có sự chênh lệch giữa các vùng miền và dân tộc, dẫn đến nhiều chỉ số chênh lệch khá nhiều. Cụ thể, tử vong mẹ ở vùng 3 (đồng bào dân tộc thiểu số) cao gấp 3 lần vùng thành thị. Tỷ lệ này ở dân tộc H’mong cao gấp 7, 8 lần ở dân tộc Kinh, Tày.

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao gấp đôi thành thị và khoảng cách về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh ngày càng tăng.

Để cải thiện các chỉ số này, cần phải làm nhiều việc khác nhau, trong đó có việc xây dựng công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Một trong những giải pháp được Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thực hiện là xây dựng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Công cụ này được thực hiện theo mô hình của Nhật Bản, được triển khai từ năm 1998 (tại Bến Tre) nhưng đến năm 2015 mới được hiện thực hóa tại 4 tỉnh với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - Nhật Bản).

Đến nay, sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai trên toàn quốc và đã phủ sóng hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kết quả chưa đạt như kỳ vọng.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 140 ngày 20/1/2020 về ban hành mẫu sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cuốn sổ này được thiết kế khoa học theo diễn tiến quá trình mang thai và chăm sóc trẻ đến 6 tuổi.

Hiện đã có trên 40 nước sử dụng loại sổ này, nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ, tai biến có thể gặp phải trong quá trình mang thai cũng như các dấu hiệu bất thường về bệnh tật của trẻ. Đây là công cụ góp phần giảm tử vong mẹ và trẻ em.

Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là bao nhiêu?

Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất. Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm (nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm). Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Đại học Hoàng gia London, đánh giá, di truyền học chỉ là một phần của câu trả lời.

15 tuổi cao bao nhiêu là đủ?

Bảng chiều cao, cân nặng của nam giới dưới 18 tuổi.

Phụ nữ Việt Nam cao trung bình bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê thì chiều cao trung bình của nữ giới trưởng thành tại Việt Nam là 156.2cm. Với chiều cao này, dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nếu đạt cân nặng từ 45.14 - 60.69kg được xem là có thân hình cân đối và đạt chuẩn.

Con gái cao 1m70 nặng bao nhiêu là vừa?

1m70: 55 - 67 kg. 1m73: 57 - 70kg. 1m75: 59 - 72 kg. 1m78: 61 - 75 kg.