Chú đại bi 5 biến nghĩa là gì năm 2024

Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

Chú Đại Bi là gì?

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe” cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

Chú đại bi 5 biến nghĩa là gì năm 2024

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”.

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

Kinh và Thần Chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần Chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…

Chú Đại Bi có ý nghĩa gì?

Chú đại bi 5 biến nghĩa là gì năm 2024

Muốn đạt đến cứu cánh giác ngộ không thể không thông qua phương pháp thiền định. Nhưng khi nghe nói đến Thiền, một người Phật tử bình thường khó hình dung ra nổi và nghĩ đến nó như là một cái gì đó mông lung, trừu tượng, huyền bí. Thậm chí Phật tử rất hoang mang vì trong thời đại hiện nay, có rất nhiều loại “thiền” khác nhau xuất hiện trên thị trường, được khai thác nhằm mục đích thương mãi hơn là giúp con người đạt đến bến bờ giải thoát, và đôi khi biến Thiền trở thành một cái “mốt” thời thượng làm người ta bối rối và dễ bị mê lầm. Cho nên, để có thể tu tập đúng hướng, hành giả cần phải có một số nhận thức căn bản đúng đắn về các loại Thiền Phật giáo.

Chú Đại Bi đề cập đến lời tụng của Thanh Cảnh Quan Âm. Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc Hội kiến của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với bồ tát Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh, quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Chú Đại Bi (tiếng Phạn: महा करुणा धारनी, Mahā Karuṇā Dhāranī) hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā-citta Dhāranī), tên gọi đầy đủ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bố Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh Đại Bi Thần Chú, còn được gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm Đại Bi Chú (Sahasrabhuja Sahasranetra Avalokiteśvara Mahā Karuṇā Dhāranī), Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Vô Ngại Đại Bi Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Đà La Ni, Mãn Nguyện Đà La Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, Cứu Khổ Đà La Ni, Diên Thọ Đà La Ni, Diệt Ác Thú Đà La Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, Tốc Siêu Thập Địa Đà La Ni, là tên gọi của Thanh Cảnh Quan Âm Đại Bi Chú (tiếng Phạn: नीलकण्ठ धारनी,Nīlakaṇṭha Dhāraṇī) tên gọi khác là Thanh Cảnh Đà La Ni. Tại Bán đảo Triều Tiên thường được gọi là Thần Diệu Chương Cú Đại Đà La Ni (tiếng Triều Tiên: 신묘장구대다라니) là bài chú trong "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh" ("Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh") của Phật giáo Đại thừa, có 84 câu được soạn bằng tiếng Phạn.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh Đức Phật Đà nói với Tôn giả A-nan-đà: "như là thần chú, có nhiều tên gọi khác nhau: tên là Quảng Đại Viên Mãn, tên là Vô Ngại Đại Bi, tên là Cứu Khổ Đà La Ni, tên là Diên Thọ Đà La Ni, Diệt Ác Thú Đà La Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, Mãn Nguyện Đà La Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, Tốc Siêu Thập Địa Đà La Ni".

Tên của chú này thể hiện sức mạnh từ bi vĩ đại của Quán Thế Âm Bồ Tát mong muốn hạnh phúc và lợi ích cho tất cả chúng sinh, không có chướng ngại cho lòng đại bi, và thần chú này không chỉ có thể tiêu trừ mọi tai họa, mà còn tất cả các nghiệp ác; Và nó có thể đáp ứng mọi pháp thiện và thực hiện mong muốn của mọi người; tránh xa mọi nỗi sợ hãi oán hận, đức uy thần nhanh chóng lên đến Cõi Phật. Người ngày nay được đặt tên theo tên viết tắt của "Chú Đại Bi", được đặt tên theo sức mạnh từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm đối với tất cả chúng sinh.

Chú này được tuyên thuyết bởi 99 ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ, sau vào lúc tịnh độ của Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai truyền thụ cho Quan Thế Âm Bồ Tát "Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Đà La Ni", và nói rằng "Thiện Nam Tử, ông nên thọ trì tâm chú này để rộng vì hết thảy chúng sanh trong đời ác vị lai mà làm cho họ an vui và được sự lợi ích lớn". Vào lúc bấy giờ sau khi nghe chú, Quan Thế Âm Bồ Tát đang ở Địa Thứ Nhất, liền siêu vượt đến Địa Thứ Tám. Vì vậy tâm sanh hoan hỷ, liền phát lời thệ nguyện rằng "Vào đời vị lai, nếu con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh, thì hãy khiến thân con lập tức đầy đủ ngàn tay ngàn mắt", Sau khi phát nguyện xong, trên thân tức khắc đều trọn đủ ngàn tay ngàn mắt. Khắp các quốc độ trong mười phương, đại địa chấn động sáu cách. Chư Phật trong mười phương đều phóng quang minh vô lượng chiếu đến thân chiếu soi vô biên thế giới khắp mười phương.

Tuyên thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, con có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.", rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.

"Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng."

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản tiếng Việt của Chú Đại bi như sau:

Thiên thủ Thiên nhãn vô ngại Đại bi Tâm Đà la ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án. tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô yết đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đa, na ma bà dà ( Na ma bà tát đa). Ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án! a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. cu lô cu lô yết mông. độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị dạ, na ra cẩn trì. địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na. ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ. Ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, Ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Nìlakantha Avalokite’svara Bodhisatva) chủ yếu do hai ngài Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn:

  1. Bản dài (quảng bản) được ghi nhận qua các bài:
  • Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.
  • Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni, Kim Cương Trí dịch.
  • Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Chỉ Không dịch.
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, Kim Cương Trí dịch.
  1. Bản ngắn (lược bản) được ghi nhận qua các bài:
  • Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không dịch.
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Già Phạm Đạt Ma dịch.

Do các bản Chú Văn có nhiều loại phiên dịch nên chương cú cũng dựa theo các Kinh Văn mà có sự khác biệt kể cả số lượng câu và Phạn Ngữ.

Mỗi hình tượng của đức Quán Thế Âm bồ tát lại cầm các pháp bảo như chuông loa, loa ốc, bàng bài, nhành dương liễu và tịnh bình,.v.v... Mỗi pháp bảo ấy tượng trưng cho 42 thủ nhãn ấn pháp của đức Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt.

Văn bản tiếng Phạn được tái tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là phần tái hiện văn bản bằng tiếng Phạn IAST dựa trên các công trình của sử gia Lê Tự Hỷ (Việt Nam) và Lokesh Chandra (Ấn Độ) · . Nó được chia thành 18 câu có cấu trúc ngữ pháp, không giống trường hợp của văn bản chuyển ngữ được đọc trong các nghi lễ tôn giáo, được chia thành 84 câu, để tôn trọng nhịp điệu thuận theo quy định của nghi lễ (người ta có thể nhận thấy rằng các thuật ngữ "dhāraī" và " mantra" được sử dụng luân phiên).

I. Lời chào mở đầu:

01. Namo ratna-trayāya 02. Nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahā-sattvāya mahā-kāruṇikāya

II. Danh hiệu của đức Quán Tự Tại:

03. Oṃ sarva-bhayeṣu trāṇa-karāya tasya namaskṛtvā imam Āryāvalokiteśvara-stavanaṃ Nīlakaṇṭha-nāma

III. Sự tụng lên câu kệ về Công đức của bài Tâm Chú

04. hṛdayaṃ vartayisyāmi sarvārtha-sādhanaṃ śubham 05. ajeyam sarva-bhūtānām bhava-mārga-viśodhakam

IV. Dhāraṇī (Các câu chú):

06. Tadyathā: Om Ālokapate lokātikrānta 07. Ehi Hare mahā-bodhisattva sarpa-sarpa smara- smara mama hṛdayam 08. Kuru-kuru karma dhuru-dhuru vijayate mahā-vijayate 09. Dhara-dhara dharaṇī-rāja cala-cala mama vimala-mūrte 10. ehi ehi kṛṣṇa-sarpopavīta viṣa- viṣaṃ praṇāśaya 11. Hulu-hulu Malla hulu-hulu Hare sara-sara siri-siri suru-suru 12. Bodhiya-bodhiya bodhaya-bodhaya maitreya Nīlakaṇṭha darśanena prahlādaya manaḥ svāhā 13. siddhāya svāhā mahā-siddhāya svāhā siddhayogīśvarāya svāhā 14. Nīlakaṇṭhāya svāhā varāha-mukhāya svāhā narasiṃha-mukhāya svāhā 15. Gada-hastāya svāhā cakra-hastāya svāhā padma-hastāya svāhā 16. Nīlakaṇṭha-vyāghrāya svāhā Mahābali-Śaṅkarāya svāhā

  • V. Lời chào kết thúc: 17. Namo ratna-trayāya Nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya svāhā 18. Oṃ sidhyantu me mantra padāni svāhā.

Tụng trì công đức và lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Thập ngũ chỗ sanh tốt[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu ai tụng trì thần chú đại bi, sẽ được 15 chỗ sanh tốt.

  1. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp đấng quốc vương hiền lành.
  2. Tùy theo chỗ sanh, thường ở cõi nước an lành.
  3. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp thời đại tốt.
  4. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp bạn lành.
  5. Tùy theo chỗ sanh, thân căn thường được đầy đủ.
  6. Tùy theo chỗ sanh, đạo tâm thuần thục.
  7. Tùy theo chỗ sanh, không phạm cấm giới.
  8. Tùy theo chỗ sanh, thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa.
  9. Tùy theo chỗ sanh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ.
  10. Tùy theo chỗ sanh, thường được người cung kính giúp đỡ.
  11. Tùy theo chỗ sanh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt.
  12. Tùy theo chỗ sanh, những việc mong cầu đều được toại nguyện.
  13. Tùy theo chỗ sanh, long thiên, thiện thần thường theo ủng hộ.
  14. Tùy theo chỗ sanh, thường được thấy Phật nghe pháp.
  15. Tùy theo chỗ sanh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.

Thập ngũ việc chết xấu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo "Kinh Đại bi tâm Đà la ni" nếu người tụng trì thần chú Đại Bi, thì không bị 15 việc chết xấu, sẽ được 15 chỗ sanh tốt. Việc chết xấu là

  1. Không bị chết do đói khát khốn khổ.
  2. Không bị chết do gông tù đánh đập.
  3. Không bị chết vì oan gia thù địch.
  4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau.
  5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại.
  6. Không bị chết bởi rắn rít độc cắn.
  7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy.
  8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc.
  9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại.
  10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn.
  11. Không bị chết do té cây, té xuống núi.
  12. Không bị chết bởi người ác trù ếm.
  13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại.
  14. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân.
  15. Không bị chết vì phi mạng tự hại.

Lợi ích khác[sửa | sửa mã nguồn]

Theo "Kinh Đại bi tâm Đà la ni" người tụng trì thần chú Đại bi có những lợi ích sau:

  1. Diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
  2. Không bị đọa vào 3 đường ác, được sanh về các cõi Phật.
  3. Được vô lượng tam muội biện tài, được tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, được vừa ý. Duy trừ cầu những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành.
  4. Diệt trừ tội xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ.
  5. Không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân bồ đề về kiếp xa sau.
  6. Chuyển đổi thân gái thành thân trai, biến thành nam tử.
    Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Nhưng tuy không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân bồ đề về kiếp xa sau.