Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào

Chữ Nôm là loại văn tự được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, được sử dụng nhiều từ thế kỉ X đến XX. Đã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam được viết bằng chữ Nôm.

Chữ Nôm là gì?

Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào

Cả hai từ “chữ” và “Nôm” trong “chữ Nôm” đều là các từ Hán Việt cổ. Trong đó từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ “tự” (字). Còn từ “Nôm” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ “nam” (南). Như vậy, ý tên gọi chữ Nôm là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam, tức là người Việt.

Vậy thì chữ Nôm là loại chữ gì? Là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán. Nó bao gồm các từ Hán Việt và một hệ thống các từ vựng khác được tạo ra dựa vào việc vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, giá tả, hội ý của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết. Cũng như việc biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

– Ví dụ 1: Chữ bán 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là bán nghĩa là một nửa, nhưng chữ Nôm mượn âm và hiểu theo nghĩa là bán trong mua bán.

– Ví dụ 2: Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như từ mệt được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt.

– Ví dụ 3: Chữ trời được ghép bởi chữ thiên 天 và thượng 上 thượn, thiên ở trên là trời.

Chữ Hán

Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào

Chữ Hán hay còn gọi là Hán tự là chữ Trung Quốc. Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại: Chữ Hán cổ (phồn thể) và chữ Hán hiện đại (chữ giản thể). Đây là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc sau đó đã du nhập vào các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo nên vùng văn hóa chữ Hán, tại các nước này chữ Hán được vay mượn để tạo nên ngôn ngữ mới cho mỗi nước.

Trong các văn bản ở Việt Nam, chữ người Việt dùng được gọi là chữ Nho, tức là chữ Hán cổ. Tuy nhiên, người Việt không phát âm chữ Hán như người Trung Quốc bằng cách dùng Pinyin để đọc. Mà người Việt đọc bằng âm Hán Việt, đây là một sáng tạo mới trong việc củng cố phát âm chữ Hán của người Việt.

Chữ Quốc ngữ

Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt.

Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Tên gọi “chữ quốc ngữ” được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ. “Quốc ngữ” nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.

Văn học chữ Nôm và các tác phẩm nổi tiếng Việt Nam

Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật. Còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.

Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào
Truyện Kiều bằng chữ Nôm

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Chinh Phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm – Đặng Trần Côn
  • Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
  • Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
  • Tống Trân Cúc Hoa
  • Phạm Công Cúc Hoa
  • Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm
  • Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
  • Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
  • Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
  • Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh
  • Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà
  • Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn Khải

Trên đây là một số thông tin khái quát về chữ Nôm. Bác Nhã hy vọng đã cung cấp cho bạn những điều còn băn khoăn. Đừng quên cập nhật website để đọc các bài viết hay nhé!

Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.

Chử quốc ngữ giống chử nôm như thế nào
- Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.

“Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không!” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ.

Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.

Cần Luật hóa ngôn ngữ

Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.

“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.

Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.

Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1865).

Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:

“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.

Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?

Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”.

Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.

Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.

Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.