Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế pisa năm 2024

https://vqa.moet.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien/san-pham-tham-khao-van-dung-cach-danh-gia-pisa-vao-doi-moi-danh-gia-38.html /themes/default/images/no_image.gif

Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai khảo sát chính thức Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2022, vào quý 4/2022, Cục Quản lý chất lượng (QLCL) đã tổ chức đợt Tập huấn Vận dụng cách đánh giá của PISA vào đổi mới đánh giá phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông cho các học viên là người quản lý, giáo viên thuộc các trường trung học tại 16 tỉnh, thành phố.

Trong quá trình tập huấn, các học viên đã biên soạn nhiều câu hỏi theo hướng tiếp cận, kỹ thuật đánh giá năng lực học sinh của PISA thuộc các lĩnh vực Toán học, Khoa học và Đọc hiểu. Cục QLCL đã mời các chuyên gia, giảng viên am hiểu và trực tiếp tham gia tập huấn rà soát, biên tập các câu hỏi nói trên, tổng hợp thành bộ câu hỏi vận dụng cách đánh giá của Chương trình PISA năm 2023. Cục QLCL trân trọng gửi Quý Sở bộ câu hỏi minh họa kèm tài liệu hướng dẫn PISA để giáo viên tham khảo trong quá trình dạy học.

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (tên tiếng Anh: Programme for International Student Assessment - PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm 1 lần, nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 trong các lĩnh vực toán, đọc và khoa học. Qua đó, cuộc khảo sát này giúp đánh giá năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và giao tiếp hiệu quả của học sinh.

PISA năm 2021 bị hoãn 1 năm do đại dịch Covid-19. Cuộc khảo sát năm 2022 có sự tham gia của 690.000 học sinh ở độ tuổi 15 của 81 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6.068 học sinh Việt Nam.

Giảm điểm là tình trạng chung

Theo kết quả PISA 2022, Việt Nam đứng thứ 31 về môn toán (469 điểm), thứ 34 về môn đọc (462 điểm) và thứ 37 về môn khoa học (472 điểm).

Đối với môn toán, 72% học sinh Việt Nam đạt ít nhất từ cấp độ 2 trở lên, cao hơn tỷ lệ trung bình của OECD là 69%. Tại Việt Nam, 77% học sinh cho biết, trong hầu hết các buổi học toán, giáo viên thể hiện sự quan tâm đến việc học của từng em. 83% học sinh chia sẻ rằng, giáo viên có giúp đỡ thêm khi các em cần. Đáng chú ý, những tỷ lệ nêu trên của Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của OECD.

Khoảng 77% học sinh Việt Nam đạt cấp độ 2 trở lên đối với môn đọc, cao hơn mức trung bình 74% của OECD. Đối với môn khoa học, khoảng 79% học sinh đạt từ cấp độ 2 trở lên, cao hơn mức trung bình của OECD (76%).

(PISA đánh giá kết quả theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 6)

Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế pisa năm 2024

Từ khi Việt Nam tham gia PISA vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay thấp nhất, giảm bậc ở cả 3 lĩnh vực.

Tuy nhiên, báo cáo của PISA nhận định, giảm điểm là tình trạng chung trong kết quả PISA 2022. Đáng chú ý, các nước thành viên OECD ghi nhận sụt giảm "chưa từng có", cụ thể môn toán giảm trung bình 15 điểm, môn đọc giảm 11 điểm và môn khoa học giảm 2 điểm.

"Hiệu quả giáo dục suy giảm một phần do đại dịch Covid-19", báo cáo cho biết.

Học tập trong thời gian Covid-19 bùng phát

Theo kết quả khảo sát PISA 2022, 40% học sinh của Việt Nam cho biết trường học của các em phải đóng cửa trong hơn 3 tháng do Covid-19. Tại các nước thành viên OECD, 51% học sinh đã trải qua tình trạng trường học phải đóng cửa trong thời gian dài tương tự.

Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế pisa năm 2024

Học sinh tại tỉnh Trà Vinh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau khi trường học mở cửa trở lại. Ảnh: MINH KHỞI

Trong quá trình học từ xa, 43% học sinh ở Việt Nam gặp khó khăn ít nhất một lần một tuần trong việc hiểu bài tập được giao và 29% học sinh gặp khó khăn trong việc tìm người có thể giúp các em làm bài tập (mức trung bình của OECD lần lượt là 34% và 24%).

Báo cáo của PISA nhận xét, trong các hệ thống giáo dục mà hiệu suất duy trì ở mức cao và cảm giác thân thuộc của học sinh được cải thiện, có ít học sinh gặp phải vấn đề hơn khi học từ xa.

Cũng theo báo cáo này, sự hỗ trợ dành cho học sinh thường bị hạn chế khi trường học đóng cửa. Tại Việt Nam, 78% học sinh cho biết các em được hỗ trợ hằng ngày thông qua các lớp học trực tuyến trên chương trình truyền thông qua video. 24% học sinh cho biết các em được giáo viên, nhân viên... của nhà trường hỏi han hằng ngày về cảm xúc cá nhân. Mức trung bình của OECD đối với 2 khảo sát này lần lượt là 51% và 13%.

Trong trường hợp trường học phải đóng cửa một lần nữa trong tương lai, nhiều học sinh trong khối OECD cảm thấy tự tin về việc sử dụng công nghệ số để học từ xa. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh cảm thấy tự tin chịu trách nhiệm về việc học của mình lại ở mức thấp hơn.

Khoảng 73% học sinh ở Việt Nam cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin khi sử dụng chương trình truyền thông qua video và 66% học sinh cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin về động cơ thúc đẩy bản thân làm bài tập được giao.