Chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh thương mại

Tên chương trình     :    Tiếng Anh Thương mại

Ngành đào tạo         :    Ngôn ngữ Anh

       English Language

Mã ngành đào tạo    :    7220201

Trình độ đào tạo       :    Đại học

Loại hình đào tạo     :    Chính quy

Tên văn bằng tốt nghiệp:

- Tiếng Việt              : Ngôn ngữ Anh

- Tiếng Anh              : English Language

[Ban hành kèm theo quyết định số 2330/QĐ-ĐHSP, ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh]

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu đào tạo:

1.1.1. Kiến thức

  • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Có kiến thức đại cương cơ bản khối ngành khoa học xã hội và nhân văn phục vụ cho ứng dụng năng lực tiếng Anh trong môi trường chuyên môn thương mại.

  • Có nền tảng kiến thức vững chắc về ngôn ngữ học, văn hóa văn học Anh – Mỹ và kiến thức cơ bản về ngôn ngữ chuyên ngành trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thương mại, quản trị, tiếp thị, xuất nhập khẩu.

  • Có kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ và nghiên cứu thương mại.

1.1.2. Kỹ năng

  • Phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ thông thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và sử dụng được tiếng Anh trong môi trường giao tiếp thương mại tại các công ty, tổ chức sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp.

  • Đạt được trình độ kĩ năng nghiệp vụ cơ bản trong các lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành thương mại: kỹ năng ghi nhớ thông tin, kỹ năng đánh máy và soạn thảo văn bản, khả năng tốc kí…

  • Có kĩ năng biên phiên dịch trong môi trường các cơ quan, doanh nghiệp

  • Phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho công tác chuyên môn nghề nghiệp như kĩ năng trình bày và giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy phản biện …

  • Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ thứ 2 trong giao tiếp cơ bản, có thể đọc và dịch được tài liệu chuyên ngành.

  • Có kỹ năng tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành và khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho công việc chuyên môn.

1.1.3. Thái độ

  • Có phẩm chất chính trị tốt và trách nhiệm công dân gương mẫu: Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực

  • Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp

  • Có tinh thần tự học, tự cập nhật kiến thức

  • Có ý thức làm việc độc lập, sáng tạo

  • Có tinh thần đoàn kết, hợp tác

1.2. Chuẩn đầu ra:

1.2.1. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực

1.2.1.1 phẩm chất

1.2.1.1.1 Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân

  • Tuân thủ và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

  • Trách nhiệm đối với Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

1.2.1.1.2 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Hiểu rõ vai trò, giá trị của nghề nghiệp đối với xã hội.

  • Thể hiện thái độ, hành vi tuân thủ chuẩn nghề nghiệp.

  • Có lòng yêu nghề và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề.

1.2.1.2. Năng lực chung

1.2.1.2.1. Năng lực tự học

  • Tự đánh giá và định hướng được sự phát triển của bản thân

  • Tự học và đánh giá được kết quả hoạt động tự học.

1.2.1.2.2. Năng lực giao tiếp

  • Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.

  • Sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp đa phương thức.

1.2.1.2.3. Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề

  • Phân tích, đánh giá được các thông tin và ý tưởng.

  • Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo.

1.2.1.2.4. Năng lực hợp tác

  • Làm việc nhóm, thành lập và quản lí nhóm hiệu quả.

  • Tôn trọng sự khác biệt và biết tìm sự thống nhất qua thảo luận, tranh luận.

1.2.1.2.5. Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin

  • Có kiến thức và kĩ năng ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

  • Có kiến thức và kĩ năng tin học đạt trình độ Tin học cơ bản.

1.2.1.3. Năng lực chuyên môn

 1.2.1.3.1. Năng lực ngôn ngữ và hiểu nội dung khung chương trình ngôn ngữ

  • Thể hiện năng lực của bản thân khi sử dụng ngôn ngữ ở mức phù hợp theo Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu [CEFR] và cải thiện năng lực ngôn ngữ của mình ở bậc C1 hoặc cao hơn.

  • Nắm vững kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ tiếng Anh và vận dụng hiệu quả trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và chuyên môn công việc.

  • Có kiến thức về nền văn hóa của các quốc gia sử dụng ngôn ngữ mục tiêu, biết cách đối chiếu đặc điểm văn hóa các quốc gia này với văn hóa Việt Nam để vận dụng linh hoạt trong giao tiếp và chuyên môn công việc.

1.2.1.3.2. Năng lực khởi nghiệp và học tập suốt đời

  • Có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, vận dụng kiến thức chuyên ngành để giải quyết vấn đề. Biết viết đề cương nghiên cứu và tiến hành các bước thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại.

  • Chủ động tìm kiếm thông tin cập nhật nghiên cứu về ngôn ngữ và lĩnh vực chuyên môn để hoàn thiện năng lực bản thân.

  • Có ý thức khởi nghiệp và có khả năng xây dựng các kế hoạch khởi nghiệp

  • Có các phẩm chất của một công dân toàn cầu như ý thức tôn trọng các nền văn hóa khác, khả năng làm việc cộng tác, ý thức bảo vệ môi trường.

1.2.1.4. Năng lực nghề nghiệp

1.2.1.4.1. Năng lực hiểu nghề nghiệp

  • Hiểu được đặc trưng nghề nghiệp và những tố chất, năng lực cần thiết đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp.

  • Hiểu được ảnh hưởng của bối cảnh toàn cầu, khu vực, đất nước và địa phương đối với lĩnh vực nghề nghiệp: cơ hội và thách thức.

  • Xác định được nhu cầu xã hội đối với lĩnh vực nghề nghiệp; cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp và dự báo được xu thế phát triển của nghề nghiệp.

1.2.1.4.2. Năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp

  • Tiếp cận và sử dụng hiệu quả các thiết bị, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

  • Làm việc độc lập; thích nghi với những điều kiện, môi trường khác nhau và với sự phát triển của lĩnh vực nghề nghiệp.

  • Sử dụng thành thạo bốn kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn trong môi trường làm việc.

  • Có khả năng dịch thuật và có kĩ năng xử lí các công việc văn phòng tại các cơ sở kinh doanh.

  • Có các kĩ năng quan trọng của người lao động thế kỉ 21 như kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng hợp tác và khả năng tư duy sáng tạo.

1.2.2. Vị trí, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Có thể đảm nhận các vị trí công việc có sử dụng tiếng Anh trong đa dạng các môi trường làm việc khác nhau, bao gồm nhưng không giới hạn các lĩnh vực ngành nghề như dịch thuật, lễ tân, thư kí và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài, các cơ quan văn hóa, giáo dục và y tế, tiếp thị và truyền thông, quản lí, v.v...

1.2.3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có khả năng và trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn theo các chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ học tiếng Anh và các chuyên ngành liên quan.

1.3. Thời gian đào tạo:  4 năm

1.4. Tổng số tín chỉ toàn khóa: Tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn [chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng].

1.5. Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tự chủ tuyển sinh hàng năm của Trường.

1.6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Theo Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 2045/QĐ-ĐHSP, ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

1.7. Thang điểm: Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 [từ 0 đến 10], làm tròn đến 1 chữ số thập phân.

Video liên quan

Chủ Đề