Chương trình kiểm toán mẫu khoản mục chi phí

  • 1. VIỆN TÀI CHÍNH ---- VƯƠNG THỊ THỦY CQ50/22.03 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO Chuyên ngành: KIỂM TOÁN Mã số : 22 Ngườihướng dẫn: THS.NCS ĐỖ THỊ THOA HÀ NỘI – 2016
  • 2. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị hực tập. Tác giả luận văn Vương Thị Thủy
  • 3. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03ii MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................. i Mục lục ..................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt................................................................................ v Danh mục các bảng và sơ đồ ......................................................................vi MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................................................. 4 1.1.Khái quát chung về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính ........................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ..................... 4 1.1.2.Đặcđiểm của khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ảnh hưởng tới công tác kiểm toán ..................................................................................... 6 1.1.3.Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ..... 7 1.2.Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC .. 8 1.2.1.Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính ....................................................................... 8 1.2.2.Căncứ kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính ............................................................................... 9 1.2.3.Khảo sát KSNB chi phí trả trước dài hạn ...................................10 1.2.4. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ............................................................................................11 1.3.Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính .......................................................................................11 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................11 1.3.2.Thựchiện kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phítrả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................. 16 1.3.3.Kết thúc kiểm toán về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ....... 23
  • 4. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03iii CHƯƠNG 2 .............................................................................................25 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASCO ...............................................................25 2.1.Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ........................ 25 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ................................................................................................25 2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ................................................................................................25 2.1.3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ................................................................................................27 2.2.Thực trạngquytrình kiểm toánkhoản mục Chi phí trả trước dàihạn trong Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ................................29 2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán ..............................................................29 2.2.2.Thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ..........38 2.2.3.Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn 52 2.3.Đánhgiá chung về quy trìnhkiểm toánkhoản mục Chi phí trảtrước dàihạn trong kiểm toán BCTC tạiCông tyTNHH Kiểm toán ASCO........................ 54 2.3.1.Những ưu điểm ..........................................................................54 2.3.2.Những hạn chế ......................................................................... 58 2.2.3.Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................60 CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO .................................................................................62 3.1.Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ở Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ...............................................62 3.1.1.Địnhhướng pháttriển của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO trong những năm tới ..........................................................................................62
  • 5. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03iv 3.1.2.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ở Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ............................63 3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ở Công ty TNHH Kiểm toán ASCO .................................65 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ..........................66 3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .............................................66 3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ..................................................69 3.3.3 Giaiđoạn kết thúc kiểm toán .......................................................71 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................71 3.4.1. Về phía cơ quan Nhà nước....................................................... 71 3.4.2. Về phía Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.................................. 71 3.4.3. Về phía khách hàng ..................................................................72 3.4.4. Về phía Hội nghề nghiệp ..........................................................73 3.4.5. Về phía các cơ sở đào tạo ........................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................76 PHỤ LỤC ................................................................................................77
  • 6. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCTC: Báo cáo tài chính BGĐ: Ban giám đốc CCDC: Công cụ dụng cụ CSDL: Cơ sở dẫn liệu DN: Doanh nghiệp KSNB: Kiểm soát nội bộ KTV: Kiểm toán viên RRKS: Rủi ro kiểm soát RRPH: Rủi ro phát hiện RRTT: Rủi ro tiềm tàng SXKD: Sản xuất kinh doanh
  • 7. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.03vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh ...............26 Sơ đồ 2.2.Quytrìnhkiểm toánbctc củacôngty ASCO .....................................28 Bảng 2.1: Bảng cơ cấu đội ngũ nhân viên của ASCO .................................27 Bảng 2.2.Phân tích sơ bộ khoản mục chi phí trả trước dài hạn......................32 Bảng 2.3.Đánh giá mức trọng yếu ..............................................................34 Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục chiphí trả trước dài hạn ...........36 Bảng 2.5.Kiểm tra HTKSNB......................................................................40 Bảng 2.7.Phân tích biến động chi phí trả trước dài hạn ...............................43 Bảng 2.6.Bảng tổng hợp số liệu chi phí trả trước dài hạn...................................... ........................................................................43 Bảng 2.8.Kiểm tra chi tiết chi phí trả trước dài han..................................... 45 Bảng 2.9.Tổnghợp phânbổ chiphí trả trước dàihạn theo từng tháng 47 Bảng 2.10.Tổng hợp đối ứng tài khoản cấp 1 .............................................48 Bảng 2.11.Bảng phânbổ chiphí trả trước dài han .........................................50
  • 8. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.031 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã và đang thu được những thành tựu quan trọng. Một trong những thành tựu ấy phải kể đến là lành mạnh và công khai, minh bạch theo các quy định của Pháp luật và Chuẩn mực kế toán. Đóng góp vào thành tựu đó là vai trò không nhỏ của các doanh nghiệp kiểm toán. So với thế giới, kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ nhưng đã và đang trở thành một ngành kinh tế độc lập đầy triển vọng của nước ta, ngành có đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng nói chung của nền kinh tế quốc dân. Trong báo cáo tài chính,chỉ tiêu chi phí trả trước dài hạn là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trọng yếu tới tính trung thực hợp lí của Báo cáo tài chính. Mọi sai phạm tồn tại trong chỉ tiêu này đều có thể dẫn sai phạm trong các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính như : Tiền và tương đương tiền, các loại chi phí trên BCKQHĐKD, doanh thu, lợi nhuận…..từ đó dẫn đến rủi ro lớn cho kiểm toán viên và cho công ty kiểm toán. Với vai trò quan trọng của chỉ tiêu chi phí trả trước dài hạn, do đó trong mọi cuộc kiểm toán, kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn phải luôn được quan tâm đúng mức. Nhận thấy rằng khoản mục này tuy ít nghiệp vụ so với các khoản mục khác, tuy nhiên tại đây lại chứa nhiều gian lận và sai sót. Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 9. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.032 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lý luận quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC. - Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC và nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế trong quá trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO. - Đáng giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạntrong kiểm toán BCTC. - Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin. - Phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp quan sát và phỏng vấn... 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính.
  • 10. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.033 Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO. .
  • 11. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.034 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.Khái quát chung về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Chi phí trả trước là những chi tiêu thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và sẽ được phân bổ vào nhiều kỳ kế toán khác nhau. Chi phí trả trước bao gồm hai loại: chi phí trả trước dài dạn và chi phí trả trước ngắn hạn. Chi phí trả trước dài hạn là chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm: - Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. - Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm; - Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm; - Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
  • 12. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.035 - Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; - Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm, nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp; - Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính; - Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm; - Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành; - Lãi mua hàng trả chậm, trả góp; - Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần; - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm; - Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Công ty hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư; - Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính; - Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
  • 13. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.036 - Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần; - Công ty hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh; - Các khoản khác. 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước dài hạn ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Chi phí trả trước dài hạn là một khoản mục có ảnh hưởng đến thông tin trên cả BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm 2 phần chính là các CCDC có thể quan sát thấy và các khoản chi phí không nhìn thấy. Khi phân bổ chi phí trả trước dài hạn thì khoản mục chi phí trả trước dài hạn trên BCĐKT sẽ giảm và đồng thời khoản mục chi phí trên BCKQKD sẽ tăng lên. Chi phí trả trước dài hạn cũng liên quan đến TSCĐ, khi TSCĐ không đủ giá trị được chuyển sang CCDC sẽ được đưa vào chi phí trả trước. Khoản mục Chi phí trả trước dài hạn liên quan đến việc phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ, cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý, bảng tổng hợp phân bổ. Đối với những khoản Chi phí trả trước là công cụ dụng cụ liên quan đến công việc kiểm kê, đảm bảo sự hiện hữu của công cụ dụng cụ. Chi phí trả trước dài hạn là một khoản mục thuộc phần Tài sản trên BCĐKT, có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác. Các thông tin chủ yếu liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn bao gồm các thông tin về tiền và tương đương tiền, các loại chi phí trên BCKQHĐKD từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả kinh doanh được tổng hợp và trình bày trong các BCTC hàng năm của đơn vị.
  • 14. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.037 Với vai trò và đặc điểm của chi phí trả trước dài hạn như đã trình bày ở trên, kiểm toán chi phí trả trước dài hạn có vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Thông qua kiểm toán, KTV có thể xem xét, đánh giá việc quản lý, phân bổ chi phí trả trước dài hạn và phát hiện các sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước dài hạn nhằm mục đích đưa ra kiến nghị giúp cho doanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí trả trước dài hạn. 1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn 1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong Chi phí trả trước dài hạn. Những quy định này có thể chia thành 2 loại: - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như: Quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét duyệt đơn đặt hàng, mức phân bổ chi phí trả trước, quy trình giao nhận CCDC…). Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng, kiểm soát khi nhập kho CCDC… - Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc, như: trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự thủ tục mua hàng, nhập kho, sử dụng… 2/ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định; …
  • 15. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.038 1.2. Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán BCTC Chi phí trả trước dài hạn là một khoản mục thuộc phần Tài sản trên BCĐKT, thông thường khoản mục này ít nghiệp vụ xảy ra. Trong nhiều công ty, khoản mục này vẫn có xảy ra những sai sót trọng yếu. Đồng thời vì khoản mục Chi phí trả trước dài hạn có liên quan đến việc phân bổ chi phí nên có ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị, vì vậy khoản mục này có nhiều khả năng xảy ra gian lận khi tiến hành lập BCTC. Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn là căn cứ, cơ sở giúp KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán cho toàn bộ Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mụcChi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính Mục tiêu chung: Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ hiệu lực, hiệu quả của HTKSNB và độ tin cậy của BCTC được kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính chủ yếu của khoản mục này. Đồng thời cung cấp các thông tin tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. Mục tiêu cụ thể: Đối với số dư tài khoản Chi phí trả trước dài hạn: - Mục tiêu sự hiện hữu: Số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn được trình bày trên Báo cáo Tài chính của đơn vị là có thực. - Mục tiêu tính toán đánh giá: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn được tính toán đánh giá đúng đắn, chính xác.
  • 16. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.039 - Mục tiêu cộng dồn: Số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trình bày trên BCTC được tổng hợp cộng dồn đầy đủ , chính xác. - Mục tiêu trình bày và công bố: Số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn: - Mục tiêu sự phát sinh: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn ghi nhận trên sổ kế toán phải phát sinh trong thực tế. - Mục tiêu tính toán đánh giá: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn được tính toán đánh giá đúng đắn, đúng kỳ, chính xác. - Mục tiêu hạch toán đầy đủ: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn đều được ghi nhận đầy đủ. - Mục tiêu hạch toán đúng đắn: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản và chính xác về số liệu. - Mục tiêu hạch toán đúng kỳ: Các khoản Chi phí trả trước dài hạnđều được ghi nhận đúng kỳ kế toán. 1.2.2.Căn cứ kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán Báo cáo tài chính Để tiến hành kiểm toán đạt hiệu quả cao, KTV cần có căn cứ kiểm toán sau: - Các chính sách, quy chế của đơn vị về KSNB đối với việc phân loại TSCĐ và CCDC mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý và KSNB. Các chính sách bao gồm: các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành và của chính bản thân đơn vị như: quy đình về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của người phê duyệt.
  • 17. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0310 - Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng để làm bằng chứng về hoạt động KSNB, vừa là căn cứ để KTV đánh giá lại hiệu lực của KSNB trên thực tế đối với chu trình Chi phí trả trước dài hạncủa đơn vị. - Báo cáo tài chính của đơn vị: Bảng cân đối kế toán. - Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ là TK 242, ngoài ra còn có TK 111/112… Ngoài ra, còn các chứng từ khác đi kèm như: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận, phiếu chi. 1.2.3.Khảo sát KSNB chi phí trả trước dài hạn  Mục tiêu khảo sát Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của các thủ tục kiểm soát nội bộ với chi phí trả trước dài hạn  Nội dung khảo sát Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí trả trước dài hạn có hai nội dung chính: - Khảo sát về mặt thiết kế: Đánh giá về sự đầy đủ, tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với chi phí trả trước dài hạn - Khảo sát về mặt vận hành: Đánh giá về sự hiện hữu, tính thường xuyên, liên tục trong vận hành các quy chế và các bước kiểm soát Nội dung cụ thể cần khảo sát: - Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn có được theo dõi đầy đủ ko, có bảng tập hợp phân bổ ko? - Thời gian phân bổ, tiêu thức phân bổ có phù hợp không? - Đơn vị có bảng theo dõi các loại công cụ dụng cụ phân bổ dài kỳ ko?  Phương pháp khảo sát
  • 18. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0311 Kiểm toán viên phần hành chi phí trả trước dài hạn sẽ thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ trên phương diện tập trung vào việc đánh giá các thủ tục, quy định, quy chế liên quan tới việc quản lý và sử dụng chi phí trả trước dài hạn và điều tra thông qua phỏng vấn kết hợp bảng câu hỏi. 1.2.4. Cácsai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn - Phân bổ chi phí trả trước chưa hợp lí và không nhất quán - Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước. - Chưa mở sổ theo dõi từng loại chi phí thực tế phát sinh, nội dung từng loại chi phí chưa rõ ràng, cụ thể. - Đưa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh phù hợp theo quy định. - Chi phí liên quan đến nhiều kì nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp, nhất quán. - Gác lại chi phí không theo tiêu thức nhất định. 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một số cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toán cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn, lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trên Báo cáo tài chính, từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.
  • 19. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0312 1.3.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn 1.3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán cũng như các chính sách kế toán đối với Chi phí trả trước dài hạn. Xem xét lại kết quả của các cuộc kiểm toán trước đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn cũng như hồ sơ kiểm toán chung. 1.3.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng như: Giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng. 1.3.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. KTV thường áp dụng hai phương pháp phân tích là phân tích dọc và phân tích ngang. Trong giai đoạn lên kế hoạch này, KTV thường tiến hành so sánh số dư Chi phí trả trước dài hạn đầu kỳ với cuối kỳ… 1.3.1.5. Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục Chiphí trả trước dài hạn và đánh giá RRKS
  • 20. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0313 Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với Chi phí trả trước dài hạn là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hành kiểm toán khoản mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên nghiệp vụ của đơn vị. Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục này hoạt động có hiệu quả tức là rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp thì số lượng, bằng chứng kiểm toán thu thập sẽ giảm và ngược lại. Đối với việc đánh giá hệ thống KSNB khoản mục Chi phí trả trước dài hạn, KTV có thể thực hiện qua bốn bước cơ bản như sau: Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc dựa trên: Mỗi công ty kiểm soát, hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán trong đơn vị, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. KTV cũng thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với sự phân công, phân nhiệm trong việc hạch toán Chi phí trả trước dài hạn tại khách hàng. Thứ hai, đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát của khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. Nếu hệ thống KSNB với khoản mục này được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại. Mức rủi ro này có thể được KTV đánh giá cao, trung bình, thấp hoặc theo tỷ lệ phần trăm. 1.3.1.6. Đánh giá trọng yếu và rủi ro Đánh giá trọng yếu Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin, một số liệu kế toán trong báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Để xác định mức trọng yếu KTV tiến hành các bước sau:
  • 21. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0314 - Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng, ở đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Có thể ước tính theo quy mô hoặc ước tính theo bản chất. - Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra đó là tình trạng khai khống và khai thiếu. Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát dựa vào kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với khoản mục này. Đánh giá rủi ro trong khoản mục Chi phí trả trước - Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn đối với khoản mục Chi phí trả trước trên cơ sở rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC và đánh giá của KTV đối với khoản mục chi phí trả trước. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục Chi phí trả trước: Trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV cần xem xét một số yếu tố sau:  Bản chất công việc kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến các loại Chi phí trả trước của khách hàng.  Động cơ của khách hàng có liên quan đến Chi phí trả trước thông qua sử dụng các ước tính kế toán đối với Chi phí trả trước dài hạn.  Các nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn có diễn ra thường xuyên, liên tục hay không?  Kết quả những lần kiểm toán trước của khoản mục Chi phí trả trước.  Số dư của tài khoản Chi phí trả trước. - Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Chi phí trả trước: Là sự tồn tại những sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời, do hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn tới
  • 22. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0315 ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm toán nội bộ của khách hàng có hiệu quả đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót xảy ra đối với Chi phí trả trước hay không? Khi tiến hành kiểm toán Chi phí trả trước để đánh giá được rủi ro kiểm toán đối với Chi phí trả trước thì KTV cần hiểu được cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá mức rủi ro kiểm soát và sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán. 1.3.1.7. Thiếtkế chương trình kiểm toán đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục được xem là một bước hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng. Đây là cơ sở để kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán BCTC của khách hàng. Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp KTV thu được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp phục vụ cho việc đưa ra ý kiến của mình. Nội dung chương trình kiểm toán bao gồm: - Thủ tục kiểm soát được thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho các khoản mục được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù làm giảm rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu, thiết kế các thủ tục khảo sát về KSNB. - Thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của số dư Chi phí trả trước dài hạn. Trên cơ sở đó KTV quyết định mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết. - Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn, đánh giá rủi ro kiểm soát nhằm xác định số lượng bằng chứng cần thu thập, thiết kế, dự đoán kết quả
  • 23. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0316 của thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết để nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. 1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn, KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo đúng trình tự các bước được mô tả trong chương trình đã lập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Ở giai đoạn này công việc của KTV cụ thể như sau: 1.3.2.1.Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát: Để xem xét hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn. KTV sử dụng thử nghiệm kiểm soát (chủ yếu là thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng) để phân tích môi công ty kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện đang được thực hiện ở khách hàng. Từ đó, KTV thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với Chi phí trả trước dài hạnđể có thể xác định các thử nghiệm cơ bản cần thiết. KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bao gồm: - Khảo sát khâu thiết kế các chính sách kiểm soát. - Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ: Kiểm toán viên yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn đặt hàng, nhập kho, tiêu chuẩn phân bổ chi phí…Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh:
  • 24. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0317  Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bước liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước dài hạn.  Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với các vấn đề liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. - Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB:  Kiểm toán viên khảo sát đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB đảm bảo về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát.  Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu vận hành của nó. Đồng thời kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu…  Một thủ tục phổ biến và quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu (Chữ ký của người phê duyệt mua hàng, dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán, chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán…). Dấu hiệu của kiểm soát nội bộ lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát trên thực tế.  Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dễ dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan đã ghi nhận. - Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ: Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bất kiểm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngăn
  • 25. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0318 ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. Kiểm toán viên thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không, việc phân công bố trí người trong các khâu liên quan đến phê duyệt- thực hiện, kế toán- thủ kho- thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không. 1.3.2.2.Thực hiện các khảo sát cơ bản đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn a. Thực hiện thủ tục phân tích: Trong giai đoạn này, KTV thực hiện thủ tục phân tích chi tiết Chi phí trả trước dài hạn theo từng đối tượng cụ thể như giữa kỳ này với kỳ trước…Các thủ tục phân tích thường áp dụng khi kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạnlà: Phân tích ngang: - So sánh Chi phí trả trước dài hạn của từng đối tượng giữa kỳ này với kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ để thấy biến động về Chi phí trả trước dài hạn (số dư đầu kỳ- cuối kỳ). - So sánh mức Chi phí trả trước dài hạn và của kỳ này với kỳ trước (số phát sinh kỳ này với số phát sinh kỳ trước) của từng đối tượng. - So sánh mức Chi phí trả trước dài hạn của đơn vị với các đơn vị cùng ngành khác. Khi thực hiện các phân tích, KTV cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Chi phí trả trước dài hạn và chỉ ra nghi ngờ về sai phạm có thể có. Những tác động của yếu tố đương nhiên không gây ra sai phạm, KTV loại trừ tác động của các yếu tố này để đưa ra các nghi ngờ về khả năng sai phạm của trong khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. Để xác định rõ được
  • 26. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0319 những sai phạm, KTV cần dựa vào CSDL là mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Phân tích dọc: Phân tích chỉ tiêu Chi phí trả trước dài hạn trên tổng tài sản, xem khoản mục Chi phí trả trước dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản. b. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn sẽ liên quan đến việc hạch toán các khoản: Công cụ dụng cụ, chi phí kinh doanh trong kỳ, các khoản thanh toán… Khi thực hiện kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn, Kiểm toán viên thường tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu do kiểm toán viên tự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên thường chú ý đặc biệt đến các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn có giá trị lớn, không có tiêu thức phân bổ chi Chi phí trả trước dài hạn vào chi phí kinh doanh trong kỳ, không có hợp đồng thương mại, hóa đơn mua bán… Kiểm tra chi tiết chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không. Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập các bằng chứng thích hợp để xác nhận sự đảm bảo. Thực chất của quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ chính là tiến hành kiểm tra lại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn, nhằm có được các bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan.
  • 27. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0320 Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu) cụ thể và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các cơ sở dẫn liệu tương ứng. Sự phát sinh: Nghiệp vụ ghi nhận Chi phí trả trước dài hạn phải thực sự phát sinh và được sự phê chuẩn đúng đắn. Thủ tục kiểm tra: - Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ đối chiếu với các chứng từ có liên quan, đảm bảo các nghiệp vụ được ghi trong sổ kế toán đều thực sực phát sinh. - Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc phát sinh Chi phí trả trước dài hạn như hợp đồng, hóa đơn mua bán công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc chuyển các TSCĐ có giá trị <30tr sang CCDC, kiểm tra giá trị còn lại của các TSCĐ khi chuyển. Sự tính toán đánh giá: Nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn đã được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không. Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra trên các hóa đơn mua bán, xem xét việc tính toán chính xác trên các hóa đơn. Kiểm tra việc tính giá trị còn lại của TSCĐ chuyển sang CCDC. Sự hạch toán đầy đủ: Nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn đã ghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ, không trùng hay bỏ sót. Thủ tục kiểm tra: Tiến hành kiểm kê CCDC phân bổ nhiều kỳ, đảm bảo rằng không có CCDC nào có mặt tại kho mà không được ghi chép. Sự phân loại và hạch toán đúng đắn, chính xác: Các nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ.
  • 28. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0321 Thủ tục kiểm tra:Kiểm tra chọn mẫu về việc hạch toán đúng đắn của các tài khoản, đảm bảo không có sự hạch toán nhầm giữa Chi phí trả trước dài hạn với TSCĐ, các chi phí phát sinh trực tiếp trong kỳ.  Sự hạch toán đúng kỳ: Nghiệp vụ Chi phí trả trước dài hạn phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ đó. Thủ tục kiểm tra:Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh cuối kỳ và đầu kỳ sau, xem xét xem có nghiệp vụ nào phát sinh trong kỳ mà kỳ sau mới ghi nhận hoặc ngược lại phát sinh kỳ sau mà kỳ này đã ghi nhận. c.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư đối với khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Tài khoản kế toán sử dụng cho khoản mục này có số dư sẽ được tổng hợp trình bày trên BCTC là TK 242- Chi phí trả trước dài hạn. Đối với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ của khoản mục Chi phí trả trước dài hạn được tiến hành tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lần thứ hai trở đi. - Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, kiểm toán viên phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các khoản Chi phí trả trước dài hạn, nếu có thể tin cậy được thì kiểm toán viên cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung.
  • 29. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0322 Trong các công ty hợp này kiểm toán viên chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trên Báo cáo tài chính năm nay. - Nếu báo cáo tài chính chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu), hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn, thì kiểm toán viên phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên năm trước. Trong các công ty hợp này, kiểm toán viên phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, bảng tổng hợp công cụ dụng cụ, bảng phân bổ chi phí trả trước… Đối với số dư cuối kỳ: Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, kiểm toán viên cần kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn cuối kỳ. Các mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu cần xác minh) và thủ tục kiểm toán chủ yếu phổ biến như sau: - Sự hiện hữu: Khoản mục Chi phí trả trước dài hạn (công cụ dụng cụ) trên sổ kế toán là thực tế đang tồn tại Thủ tục kiểm tra: Đối với chi phí trả trước dài hạn là công cụ dụng cụ thì thực hiện kiểm kê CCDC, đảm bảo rằng các công cụ dụng cụ được ghi nhận thực tế đang hiện hữu, có mặt tại doanh nghiệp; Kiểm tra danh sách và xin xác nhận từ bên thứ ba (Nếu xét thấy cần và có thể có khả năng nhận được sự phúc đáp) đối với các khoản chi phí dài trả trước hạn khác; Xin xác nhận của người cung cấp xác nhận về số lần, thời gian cung cấp, số tiền phải trả trên mỗi hóa đơn bán hàng, số dư tài khoản (đối với các khoản có liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn) tại các thời điểm lập báo cáo tài chính.
  • 30. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0323 - Tính toán, đánh giá: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn được tính toán đánh giá đúng đắn, chính xác. Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra việc tính toán giá trị trên sổ kế toán đã đúng và chính xác chưa. KTV cần xem xét đánh gia tính hợp lý của thời gian phân bổ các khoản Chi phí trả trước dài hạn xem có phù hợp với các quy định kế toán hay không? Sau đó thực hiện kiểm tra lại tính toán của bảng phân bổ và đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ Chi phí trả trước dài hạn vào các tài khoản chi phí liên quan. - Cộng dồn: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn được tổng hợp- cộng dồn đầy đủ, chính xác. Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra việc tổng hợp cộng dồn trên sổ kế toán, đảm bảo chính xác. - Trình bày và công bố: Các khoản Chi phí trả trước dài hạn được trình bày trên Báo cáo tài chính phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra việc trình bày khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trên Báo cáo tài chính xem có được trình bày đúng chỉ tiêu, đúng giá trị theo quy định của chuẩn mực kế toán về lập và trình bày BCTC. 1.3.3. Kết thúc kiểm toán về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khoản Chi phí trả trước dài hạn gồm các công việc chủ yếu sau: Thứ nhất: Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn. Thứ hai: Tổng hợp các kết quả kiểm toán Chi phí trả trước dài hạn Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát cũng như các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết, KTV phải tổng hợp kết quá kiểm toán khoản mục này. Công việc này dựa trên các thủ tục đã thực hiện và những bằng
  • 31. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0324 chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn thường được thể hiện dưới dạng bảng tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán. Các nội dung chủ yếu trong tổng hợp kết quả kiểm toán: - Tổng hợp các thủ tục kiểm toán đã áp dụng. - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm. - Nguyên nhân các sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn và tiến hành thảo luận với BGĐ của khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh.  Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV thì các bút toán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính lại số dư liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trên BCTC.  Nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng các sai lệch là trọng yếu hoặc có ảnh hưởng dây chuyền ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC thì KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản mục Chi phí trả trước dài hạn. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa. - Ý kiến của KTV về sai phạm và những lưu ý (hạn chế) về KSNB đối với Chi phí trả trước dài hạn- giúp HT KSNB đối với Chi phí trả trước dài hạnhiệu quả hơn. - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có) - Tổng hợp kết quả kiểm toán chu trình Chi phí trả trước dài hạnlà một trong các căn cứ cho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).
  • 32. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0325 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASCO 2.1.Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán ASCO 2.1.1. Quá trìnhhìnhthànhvàpháttriểncủaCôngtyTNHHKiểmtoánASCO Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập ngày 25 tháng 09 năm 2007, trong điều kiện Hệ thống các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã được ban hành đầy đủ, hoàn thiện; phù hợp ở mức độ cao với các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.  Trụ sở chính: Số 71, Phố Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại: 043 7 930 960 Fax: 043 793 1349 Web: www.asco.vn Email : [email protected]  Các chi nhánh: - ASCO Miền Trung - ASCO Miền Nam - ASCO tại Nghệ An 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO  Đội ngũ nhân viên ASCO luôn đặt vấn đề nhân sự lên hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán tư vấn chuyên nghiệp và chất lượng. Trình độ, kinh nghiệm, thái độ phục vụ Khách Hàng là những yếu tố tiên quyết cho sự thành công của ASCO. Với hơn 70 cán bộ làm việc, bao gồm các kiểm toán viên quốc gia, kỹ thuật viên kiểm toán, trợ lý kiểm toán, luật sư được đào tạo chuyên nghiệp ở các trường Đại học lớn của Việt Nam như: Học viện Tài chính, Đại học Kinh
  • 33. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0326 tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại..., Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thủy lợi, Đại học Kiến trúc....,  Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán Sơ đồ 2.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Phòng quản trị tổng hợp 2 phòng kiểm toán BCTC Phòng kế toán 2 phòng kiểm toán ĐTXDCB Phòng tư vấn thuế Phòng thẩm định giá ASCO MIỀN TRUNG ASCO MIỀN NAM BAN GIÁM ĐỐC
  • 34. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0327 Bảng 2.1: Bảng cơ cấu đội ngũ nhân viên của ASCO Đvt: người Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Kiểm toán viên quốc gia 07 08 10 Thẩm định viên về giá 06 07 08 Kỹ thuật viên kiểm toán (Kỹ sư xây dựng) 26 29 32 Trợ lý Kiểm toán (Cử nhân Đại học trở lên) 15 22 23 Nhân viên khác 04 05 05 Cộng 58 70 77 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO  Các loại dịch vụ do Công ty ASCO cung cấp Với phương châm hoạt động vì mục tiêu góp phần không ngừng gia tăng giá trị cho khách hàng, ASCO luôn chú trọng đến từng hoạt động chuyên môn để đảm bảo mang đến cho Quý khách những dịch vụ tốt nhất. - Dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính: - Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: - Dịch vụ Tư vấn thuế: - Dịch vụ Thẩm định giá - Dịch vụ kế toán: - Dịch vụ đào tạo: - Dịch vụ Tư vấn tài chính - Các dịch vụ tài chính, kế toán khác theo yêu cầu của Quý khách.  Quytrìnhchungkiểm toánBCTCcủaCôngtyTNHH Kiểm toán ASCO
  • 35. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0328 Nhìn chung, quy trình kiểm toán BCTC do ASCO thực hiện tuân theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Các bước công việc chi tiết được thể hiện một cách cụ thể qua sơ đồ sau đây: Sơ đồ 2.2.Quytrình kiểmtoán BCTC của công tyASCO  Chỉ mục hồ sơ kiểm toán tại ASCO: A: Kế hoạch kiểm toán B: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ D: Kiểm tra cơ bản tài sản D600: Chi phí trả trước và tài sản khác ngắn hạn, dài hạn D610: Tổng hợp số liệu D620: Kiểm tra HTKSNB D650: Tổng hợp đối ứng TK cấp 1 Kế hoạch kiểm toán Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng [A100] Tổng hợp kết quả kiểm toán [B410] Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán [A200] Kiểm tra cơ bản tài sản [D100-D800] Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Kiểm tra cơ bản nợ phải trả [E100-E600] Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị [B440-B450] Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính [A500] Kiểm tra cơ bản NVCSH và TK ngoài bảng [F100-F300] Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận [A600] Xác định mức trọng yếu [A700] và phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu [A800] Tổng hợp kế hoạch kiểm toán [A900] Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ [C100-C500] Kiểmtracơbảnbảngcânđốikếtoán Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán [B300] Kiểm tra các nội dung khác [H100-H200] Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh [G100-G700] QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN Thư quản lý và các tư vấn khách hàng khác [B200] XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo [B110] Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán [A700] - [A800] Kiểm soát chất lượng kiểm toán [B120] Tổnghợpkếtquảkiểmtoán&đánhgiáchấtlượng Tổnghợpkếtquảkiểmtoán TUÂNTHỦCHUẨNMỰCKIỂMTOÁNVIỆTNAM Thực hiện kiểm toán Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo PHÙHỢPVỚICHUẨNMỰCKẾTOÁNVIỆTNAM Lậpkếhoạchvàxácđịnhrủiro Lậpvàsoátxétgiấytờlàmviệc
  • 36. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0329 D651: Tổng hợp phân bố chi phí trả trước dài hạn theo từng tháng D680: Phân tích biến động D681: Kiểm tra chi tiết D682: Kiểm tra bảng phân bổ E: Kiểm tra cơ bản nợ phải trả F: Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoài bảng G: Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh H: Soát xét tổng hợp khác  Hệ thống hồ sơ của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO Hồ sơ kiểm toán rất quan trọng cho một cuộc kiểm toán, nó chứa đựng tất cả các thông tin về một cuộc kiểm toán, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của một cuộc kiểm toán. Nhận thức được điều đó, Công ty rất coi trọng việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán. 2.2. Thực trạng quy trình kiểmtoánkhoảnmục Chi phí trả trước dài hạn trong Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình là khách hàng thường xuyên của ASCO trong nhiều năm nay. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình là khách hàng của ASCO được ba năm, do đó các thông tin chung về khách hàng đãđược lưu giữ và cập nhật qua từng năm trong hồ sơ kiểm toán chung. Vì vậy, KTV không cần thu thập các thông tin chung về khách hàng trước cuộc kiểm toánmà sửdụng trực tiếp hồ sơ của khách hàng đã có. Tuy nhiên, khi thực hiện tại khách hàng, KTV vẫn cầnphỏngvấn khách hàng về các thay đổi của công ty trong năm tài chính được kiểm toán. Ví dụ như: Sự thay đổi về Ban giám đốc, giấy phép kinh doanh, các vấnđềliên quanđến vốn chủ sở hữu hay các sự thay đổi các chính sách kế toán.. để cập nhật vào hồ sơ kiểm toán chung.
  • 37. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0330 Qua quátrình phỏng vấn, KTV kết luận Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình không có thay đổi gì trong các thông tin chung trong năm 2014. Thời gian dự kiến tiến hành kiểm toán từ ngày 06/02/2015 – 09/02/2015. Trưởng phòng kiểm toán sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán phù hợp để tham gia kiểm toán khách hàng này. Với Côngty CP Đầutư Thương mại và Khai thác Khoáng sảnVũ Bình, do là KH cũ nên công ty vẫn giữ nguyên đội ngũ đoànkiểm toán thực hiện kiểm toán từ năm trước, đã nắm được sơ bộ tình hình về hoạt độngkinh doanh, hệthống kế toán và KSNB ở đơn vị. Nhóm kiểm toán được lựa chọn gồm: STT Họ tên Viết tắt Chức vụ 1 Vũ Thanh Bình VTB Trưởng nhóm kiểm toán 2 Võ Thị Thu Hà VTTH Thành viên 3 Nguyễn Anh Tú NAT Thành viên 4 Vương Thị Thủy VTT Thành viên 2.2.1.1. Thu thập thông tin về khách hàng Tùy theo đặc điểm từng khách hàng mà KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ thông tin về khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống của công ty, mọi thông tin về khách hàng đã thu thập vào những lần kiểm toán trước đó và được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm trước lưu tại công ty. Do vậy, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán hiện tại, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán. Đối với khách hàng kiểm toán lần đầu, KTV phải thu thập toàn bộ những thông tin về khách hàng đó từ khi thành lập cho đến khi kiểm toán BCTC. Vì Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ hai của UHY LTD nên mọi thông tin thu thập về ABC đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán ở
  • 38. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0331 chỉ mục – Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng và chỉ mục –Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. KTV chỉ có nhiệm vụ bổ sung các thông tin mới phát sinh thêm trong năm kiểm toán 2014. Tên giao dịch: VU BINH TRADING INVESTMENT AND EXPLOITABLE MINERAL JOINT ST Mã số thuế: 0102935161 được cấp vào ngày 25/09/2008, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy Địa chỉ:P402, nhà B4, Làng Quốc tế ThăngLong, đường Trần Đăng Ninh, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Đại diện pháp luật: Vũ Tuấn Bình Ngày cấp giấy phép: 24/09/2008 Ngày hoạt động: 25/09/2008 (Đã hoạt động 8 năm) Điện thoại: 7911359 Lĩnh vực kinh doanh: - Khai thác và thu gom than cứng; - Khai thác và thu gom than non; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng chi nhánh kinh doanh; - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; - Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng; - Công nghiệp cơ khí; - Công nghiệp khai khoáng. Bộ máy kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán - Bộ máy kế toán của Công ty ABC tổ chức theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. - Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006,
  • 39. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0332 Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 và các văn bản bổ sung, sửa đổi có liên quan và các thông tư hướng dẫn về chuẩn mực kế toán. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính (phần mềm kế toán Misa) 2.2.1.2. Phân tích sơ bộ BẢNG 2.2.PHÂN TÍCH SƠ BỘ KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁNASCO Tên khách hàng: Công ty CP Đầutư Thương mại và Khai thác Khoáng sảnVũ Bình Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: PHÂN TÍCH SƠ BỘ A710 Tên Ngày Người thực hiện VTT 07/02/16 Người soát xét 1 VTH 09/02/16 Người soát xét 2 Chi phí trả trước dài hạn cuối năm 2015 là 277,196,601 chiếm 1.18% tổng tài sản. Tỉ lệ này khá lớn cần tập trung tìm hiểu chi tiết nguyên nhân. Đồng thời chi phí trả trước dài hạn cuối năm 2015 giảm 73% so với đầu năm 2015 (tương ứng giảm 100,853,795) đây là sự biến động lớn cần tìm hiểu nguyên nhân biến động. Có thể dựđoánmột phầnnguyên nhân là do năm 2015 do phânbổ chi phí trả trước trong kỳ… 2.2.1.3. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Trong trường hợp chung, Công ty ASCO xác định mức trọng yếu dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài Chỉ tiêu 31/12/2015 1/1/2015 Chênh lệch Tỷ lệ Chi phí trả trước dài hạn 277,196,601 378,050,396 -100,853,795 73% Tổng TS 23,446,601,940 23,300,702,910 145,899,030 Chi phí trả trước dài hạn/ Tổng TS 1.18% 1.62%
  • 40. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0333 sản. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán mà KTV lựa chọn những chỉ tiêu để xác định mức độ trọng yếu cho phù hợp. Đối với cuộc kiểm toán tại Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015, KTV lựa chọn chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế làm chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu. Dựa trên sổ sách do Công ty cung cấp KTV xác định được giá trị của lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2015. Bằng kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV đưa ra tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu. Theo kế hoạch, tỷ lệ KTV đưa ra là 7%. Tuy nhiên để hạ thấp rủi ro kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV, khi thực hiện kiểm toán KTV sử dụng tỷ lệ là 6%. Sau đó sử dụng các công thức tính toán KTV đưa ra ngưỡng sai sót có thể bỏ qua trong cuộc kiểm toán tại Côngty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình năm 2015 và tiến hành so sánh với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua trong cuộc kiểm toán năm 2014. (Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua trong cuộc kiểm toán năm 2014 được thực hiện trên giấy tờ làm việc của KTV và lưu trữ trong file kiểm toán Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình - Năm 2014). Công việc xác định mức trọng yếu của Côngty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình được KTV tiến hành và ghi chép tại mục A710 - Xác định mức trọng yếu trong file kiểm toán.
  • 41. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0334 BẢNG 2.3.ĐÁNH GIÁ MỨC TRỌNG YẾU CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO Tên khách hàng: Công ty CP Đầutư Thương mại và Khai thác Khoáng sảnVũ Bình Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH - THỰC HIỆN) A710 Tên Ngày Người thực hiện VTT 07/02/16 Người soát xét 1 VTH 09/02/16 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU ĐVT:VND Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu - Giá trị khoản mục lớn, ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán - Mức độ sai sót năm trước - Khả năng có những sai sót theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến. Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kiểm toán phức tạp bao gồm cả kiểm toán những ước tính kế toán - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm nay so với năm trước biến động mạnh Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 7.940.415.177 7.940.415.177 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% (b) 7% 6% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 555.829.062 476.424.911 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%- 75%) 138.957.266 119.106.228 Ngưỡng sai sótkhông đáng kể/ sai sótcó thể (e)=(d)*4% (tối đa) 5.558.291 4.764.249
  • 42. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0335 bỏ qua Căn cứ vào bảng trên. KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Chênh lệch Mức trọng yếu tổng thể 476.424.911 348.068.575 128.356.336 Mức trọng yếu thực hiện 119.106.228 87.017.144 32.089084 Ngưỡng sai sótkhông đáng kể/ sai sótcó thể bỏ qua 4.764.249 3.480.685 1.283.564 Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước Mức trọng yếu thực hiện năm nay so với năm trước tăng 128.356.336 VND là do: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm nay so với năm trước tăng mạnh (tăng 2.139.272.260 VND).Tỷ lệ sử dụng để tính mức trọng yếu năm trước 6%. Năm nay tỷ lệ sử dụng để tính mức trọng yếu theo kế hoạch là 7%. Tuy nhiên để hạ thấp rủi ro kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV, khi thực hiện kiểm toán KTV sử dụng tỷ lệ là 6%. 2.2.1.6. Thiếtkế chương trình kiểm toán Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu công ty đã thiết kế cho khoản mục Chi phí trảtrước dài hạn trưởng nhóm kiểm toánđã xây dựng chương trình kiểm toánvới Côngty CP Đầutư Thương mại và Khai thác Khoáng sảnVũ Bìnhgồm các thủ tục chính được trình bày ở giấy làm việc .
  • 43. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0336 BẢNG 2.4.CHƯƠNGTRÌNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHIPHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO Initials Date Tên khách hàng: CCông ty CP Đầutư Và Thương mại Khoáng sản Vũ Bình Người thực hiện VTT 07/02/16 Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Người soát xét 1 VTH 09/02/16 Nội dung: : CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN Người soát xét 2 Người soát xét 3 A. MỤC TIÊU Đảm bảo chi phí trả trước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn có thực; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, theo giá trị phù hợp; và được trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra chínhsáchkế toánáp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. VTT D620 2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng VTT D610
  • 44. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0337 hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Thủ tục phân tích 3 So sánh, phântíchbiến độngcủachi phí trảtrước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. VTT D680 III. Kiểm tra chi tiết 4 Thu thập Bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước theo từng nội dungchi phí (số đầukỳ, cuối kỳ, giá trị tăng và giá trị phânbổ trongkỳ, thời điểm phátsinh và thời gian phân bổ…): - Đốichiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các khoản không phù hợp tính chất TK..). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). N/A 5 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). VTT D681 6 Phân tíchtheo tháng phát sinh Chi phí trả trước dài hạn VTT D651 7 Phân tích đối ứng tài khoản VTT D650 8 Kiểm tra sự phân bổ Chi phí trả trước dài hạn VTT D682 D. KẾT LUẬN Theo ý kiến củatôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toántrình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau: ..................................................................................................................................... Chữ ký của người thực hiện:_______________ Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có): ......................................................................................................................
  • 45. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0338 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình, KTV tiến hành thực hiện các công việc lần lượt theo các thủ tục dưới đây. Các côngviệc được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và lưu file. Các thủ tục bao gồm: - Thủ tục 1: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. - Thủ tục 2: Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước. - Thủ tục3:So sánh, phântíchbiến độngcủa chi phí trả trước dài năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. - Thủ tục 4: Đọc lướt Sổ Cáiđể xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). - Thủ tục 5:Phân tích theo tháng phát sinh Chi phí trả trước dài hạn - Thủ tục 6:Phân tích đối ứng tài khoản - Thủ tục 7:Kiểm tra sự phân bổ Chi phí trả trước dài hạn, tính lại phân bổ. Thủ tục 1: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Mục tiêu: Đảm bảo các chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bay BCTC được áp dụng. Qua tiến hành tìm hiểu các văn bản liên quan đến KSNB của Công ty, phỏng vấn trực tiếp với những cá nhân có liên quan, kết hợp với biện pháp nghiệp vụ như sử dụng bảng câu hỏi có sẵn cho kế toán, ban giám đốc Công ty, cũng như qua bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nhận thấy
  • 46. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0339 hệ thống KSNB của Công ty được thiết kế đảm bảo khả năng kiểm soát, quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị. Qua đó, KTV đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục Chi phí trả trước dàihạn là đảm bảo tính hiệu lực, cho phép ngăn ngừa, phát hiện sai sót ở mức đáng kể, rủi ro kiểm toán ở mức độ trung bình, các bằng chứng từ thập từ hệ thống này đáng tin cậy. Bước đầu KTV xác định cần mở rộng các thử nghiệm kiểm soát nhưng giữ ở mức hợp lý và kết hợp với các thử nghiệm cơ bản ở mức cần thiết.
  • 47. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0340 BẢNG 2.5.KIỂM TRA HTKSNB CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO Tên khách hàng: Công ty CP Đầu tư và Thương mại Khoáng sản Vũ Bình Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: KIỂM TRA HỆ THỐNG KSNB D620 Tên Ngày Người thực hiện VTT 07/02/16 Người soát xét 1 VTH 07/02/16 Người soát xét 2 KTV đã yêu cầu Công ty photo bản chính hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán, bảng trích phân bổ CCDC của Công ty, sổ chi tiết TK242. Đồng thời KTV sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng sẵn kết hợp với những câu hỏi ngoài để thu thập được những thông tin liên quan tới việc quản lý và sử dụng các tài sản của công ty. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB STT Diễn giải Không áp dụng Có Không I CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN 1 Sổ chi tiết Chi phí trả trước dài hạn có được lập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Công ty không? V 2 Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn có được theo dõi đầy đủ ko? V 3 Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn có bảng tập hợp phân bổ ko? V 4 Thời gian phân bổ có phù hợp không? V 5 Tiêu thức phân bổ có phù hợp không? V 6 Đơn vị có bảng theo dõicác loại công cụ dụng cụ phân bổ dài kỳ ko? V Thủ tục 2: Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước. Mục tiêu: Đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC khớp với những số liệu được ghi nhận trong các sổ kế toán… Trongbước này, KTV tiến hành lập trang số liệu kế toántổng hợp. KTVsử dụng các ký hiệu được quyđịnh thống nhất trong việc trình bày GLV tại ASCO để thể hiện kết quả thu được. Nguồn số liệu được lấy từ BCĐKT tại ngày 31/12/2015 của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác Khoáng sản Vũ Bình gồm số đầu kỳ và cuối
  • 48. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0341 kỳ. Số đầukỳ được so sánh với số cuối kỳ của BCTC năm 2014 đã được kiểm toáncủa năm trước. Số cuốiđược so sánh với số trên sổ cái và tổng số trên các sổ chitiết. Thông qua bước này, KTV có thể thống nhất số liệu với khách hàng về số cuốikỳ, đồngthời, nếu có chênhlệch sẽ đi sâu kiểm toán chi tiết, tiết kiệm thời gian và dễ tìm ra vấn đề. Nhưng thôngthường, Số liệu tổnghợp sau khi kiểm tra thấy chính xác và khớp đúng. Lưu ý, tại một số khách hàng khác thì vẫn có trường hợp, KTV thấy số đầu kỳ không khớp với số đãđược kiểm toánở kỳ trước, trongkhi, nguyên tắc là hai số đó phảikhớp với nhau. KTV có thể sửdụng thủ tục là ra soátcác bút toán điều chỉnhcủa kỳ kiểm toántrước. Nếu có bút toán điều chỉnh liên quan tới Chi phí trả trước dàihạn thì đơnvị đã thực hiện điều chỉnh chưa. Thông thường, khi có bút toán điều chỉnh thì khách hàng có thể điều chỉnh như sau: Một là, thực hiện điều chỉnhngay khi có kết luận kiểm toán và điều chỉnh vào số cuối kỳ của đợt kiểm toán đó. Nếu khách hàng thực hiện điều chỉnh này thì số cuối kỳ kiểm toán trước sẽ khớp với số đầu kỳ kiểm toán này. Hai là, khách hàng thực hiện điều chỉnh vào số phát sinh trong kỳ kiểm toánnày, thì số chênhlệch giữa đầukỳ này và cuốikỳ trước là số điều chỉnh đó.
  • 49. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0342 BẢNG 2.6.BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆUCHIPHÍTRẢTRƯỚC DÀIHẠN Thủ tục3: So sánh, phântíchbiến độngcủachiphí trả trước dài hạn năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. Mụctiêu:Phân tíchkhái quát, giải thích những biến động bất thường liên quan đến khoản mục. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích khoản mục chi phí trả trước dài hạn, KTV thu thập các tài liệu như: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái tài khoản 242, Sổ chi tiết tài khoản 242... để lập bảng số liệu tổng hợp. Thông qua số liệu thu thập được, KTV đánh giá tình hình biến động tăng giảm trong năm về mặt giá trị chính xác và phù hợp với kế hoạch và đã được ghi chép đầy đủ Việc nắm bắt đầy đủ các nguyên nhân về tình hình tăng, giảm chi phí trả trước dài hạn sẽ giúp KTV định hướng tốt trong khi kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết, Những chi phí trả trước dài hạn nào phát sinh ngoài những Giấytờ SD31/12/2015 SD31/12/2015 SD01/01/2015 TK Diễn giải chi tiết Trước KT SauKT SauKT Giátrị Tỷlệ Ghi chú 242 Chi phí trả trước dài hạn 277,196,601 277,196,601.00 378,050,396 (100,853,795.00) 73% Cộng 277,196,601 - 277,196,601 378,050,396 (100,853,795.00) 73% c/c TB,GL vvv xxx PY c/c TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái PY: Khớp với báo cáo kiểm toán năm trước c/c: Kiểm tra việc cộng tổng và đồng ý vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán xxx:Thamchiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểmtoán Điều chỉnh Biếnđộng Leadsheet:Tổng hợpsố liệu Client: Prepared 7/2/2016 Period Senior Subject: WP ref. : D610 Manager Initials Date 9/2/2016 VTT VTH Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác 12/31/2015 Partner
  • 50. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0343 nhận định trên hoặc những chiphí trả trước dàihạn bị chi phí hoá sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình kiểm toán. BẢNG 2.7.PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN Mục đích: Tổng hợp đối chiếu số liệu và phân tích biến động Nguồn gốc số liệu: Bảng cân đối số phát sinh Công việc thực hiện: Thu thập số liệu từ bảng CĐPS tài khoản, đối chiếu với tài liệu liên quan Tính toán và phân tích nguyên nhân biến động TK Diễn giải Số đầu năm Số cuối năm Tăng/Giảm Tỷ lệ 242 Chi phí trả trước dài hạn 378,050,396 PY 277,196,601 GL (100,853,795) -27% Tổng cộng 378,050,396 BS 277,196,601 BS (100,853,795) -27% GL Đã đối chiếu khớp với số liệu sổ cái tài khoản PY Đã đối chiếu khớp với số liệu BCKT năm trước của đơn vị BS Đã đối chiếu khớp với số liệu trình bày trên Bảng CĐKT trước kiểm toán năm nay Phân tích nguyên nhân biến động: Chi phí trả trước biến động giảmtrong kỳ do phân bổ chi phí trả trước trong kỳ Kết luận: Đạt được mục tiêu kiểm toán Chi phí trả trước dài hạn Client: Prepared 7/2/2016 Period Senior Subject: WP ref. : D680 Manager Initials Date 9/2/2016 VTT VTH Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác 12/31/2015 Partner
  • 51. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0344 Thủ tục 4: Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Mục tiêu: Phát hiện những nghiệp vụ bất thường, tiến hành kiểm tra chi tiết. KTV kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ tăng chi phí trả trước dài hạn nhằm phát hiện ra các sai phạm trong việc hạch toán. Các công việc được tiến hành như sau: - So sánh trị giá ghi trên sổ với số tiền thực chi ra cho chi phí trả trước dài hạn đó trên chứng từ là phù hợp hay không. - Đánh giá tính tuân thủ của việc mua sắm công cụ dụng cụ này so với quy trình của doanh nghiệp. - Kiểm tra sự đầy đủ của các giấy tờ liên quan (như: hóa đơn, hợp đồng, tờ trình, báo giá, biên bản nghiệm thu bàn giao,các quyết định tăng TSCĐ của Ban Giám đốc …) và tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ này, sự chính xác về mặt số liệu. - Kiểm tra ngày tháng được đưa vào sử dụng như thế nào. - Kiểm tra các hồ sơ liên quan tới chi phí trả trước dài hạn có được ký duyệt đầy đủ và đúng thẩm quyền ký duyệt hay không… - Quan sát thực tế để chứng minh các CCDC mới được mua sắm này được nắm giữ bởi Công ty.
  • 52. Nghiệp Học Viên Tài Chính SV: Vương Thị Thủy Lớp: CQ50/22.0345 BẢNG 2.8.KIỂM TRA CHI TIẾT CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HAN Mục đích: Kiểmtra tính chính xác, tính phát sinh, phân loại của Chi phí trả trước dài hạn Công việc thực hiện: Kiểmtra hồ sơ, chứng từ gốc của các khoản tăng Chi phí trả trước dài hạn Phương phápchọn mẫu: Số CT Ngày Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú kiểm tra PC15/282 07/05/2015 Thanh toán tiền mua máy in 1111 2,362,727 Hóa đơn GTGT PC15/323 23/05/2015 Thanh toán tiền mua 09 xe cải tiến 1111 18,000,000 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí người mua hàng PC15/371 14/06/2015 Thanh toán tiền mua điều hòa 1111 10,000,000 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí người mua hàng, giấy đề nghị tạmứng không có chữ kí và lý do tạmứng PC15/407 30/06/2015 Thanh toán tiền mua 02 máy tính 1111 17,227,273 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí ng mua hàng PC15/469 31/07/2015 Thanh toán tiền mua điều hòa daikin 1111 6,454,545 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí ng mua hàng PC15/487 04/08/2015 Thanh toán tiền mua máy in + linh kiện máy tính 1111 2,500,000 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí ng mua hàng PC15/551 06/09/2015 Chi mua nồi cơmđiện 1111 9,990,909 Hóa đơn GTGT thiếu chữ kí người mua hàng Giá trị kiểm tra 66,535,454 Số phát sinh trong kỳ 66,535,454 Tỷ lệ kiểm tra 100% Kết luận: Đạt được mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết chi phí trả trước dài hạn Client: Prepared 7/2/2016 Period Senior Subject: WP ref. : D681 Manager Initials Date 9/2/2016 VTT VTH Công ty CP Đầu tư Thương mại và Khai thác 12/31/2015 Partner