Có module nào nói về giáo viên chuyên hay không

Giáo viên (GV) một trường THPT tại quận 3, TP HCM cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra mấy chục module rồi yêu cầu GV phải tự bồi dưỡng hoặc nhà trường tổ chức bồi dưỡng. Mỗi năm, GV phải đăng ký học khoảng 4 nội dung tự chọn và bắt buộc. Cuối năm phải có sản phẩm thu hoạch hoặc bài thi. Sau đó, các trường đánh giá xếp loại GV gửi lên Sở GD-ĐT cấp chứng chỉ. Việc GV cần bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức là quy định cần nhưng vấn đề ở đây là việc bồi dưỡng hiện nay không thực chất, mang tính đối phó là chính.

Làm cho có

Theo Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT, mục đích của bồi dưỡng thường xuyên là để cán bộ quản lý, GV cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV. Ngoài ra, mục đích quan trọng khác là nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.

Có module nào nói về giáo viên chuyên hay không

Việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cần gắn với chuyên môn, tránh hình thức Ảnh: TẤN THẠNH

Thầy N.Q - giáo viên một trường THCS tại quận 7, TP HCM - cho biết mỗi GV phải thực hiện việc bồi dưỡng gồm các nội dung: Kiến thức bắt buộc (30 tiết/năm) và khối kiến thức tự chọn (60 tiết/năm). Ở bậc THCS, mỗi GV được chọn trong khối kiến thức tự chọn với các nội dụng về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, sử dụng di sản và giảng dạy, giáo dục địa phương, đổi mới việc phát triển năng lực thí nghiệm thực hành và năng lực nghiên cứu cho học sinh. Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, GV tự lựa chọn thêm các module bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.

Chính việc GV được tùy chọn phương thức, làm bài theo một khuôn mẫu có sẵn nên những nội dung bồi dưỡng cũng quanh đi quẩn lại những kiến thức như đổi mới phương pháp dạy, bồi dưỡng kỹ năng sống…Chính vì điều này, mục đích tốt đẹp ban đầu của quy định là giúp GV có ý thức nâng cao tính tự học trở thành việc làm mang tính đối phó và mất thời gian.

“Điều quan trọng của quy định là yêu cầu chất lượng của việc bồi dưỡng lại không cụ thể khiến mỗi trường làm mỗi kiểu. GV thực hiện rất lơ là, chỉ cần có bài thu hoạch nộp đúng thời điểm. Trường chỉ cần 100% cùng hoàn thành là xong” - thầy Q. cho biết.

Thả lỏng chất lượng

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1, TP HCM cho hay nhà trường lúc nào cũng nhắc nhở GV thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên một cách nghiêm túc, thế nhưng khó trách họ khi đó là quy định mở, cũng không xếp vào thi đua, GV chỉ cần hoàn thành là tốt, cũng không cần đầu tư công sức, tâm huyết, trí tuệ.

“Sáng kiến, kinh nghiệm, GV còn có thể mang đi thi, còn đầu tư vào bồi dưỡng thường xuyên thì không được gì lại mất thời gian. Có trường hợp, GV được chọn 4/35 module mỗi năm để làm bài thu hoạch nên các GV phân công nhau, năm này GV này làm chủ đề này, GV kia làm chủ để khác; năm sau, 2 người đổi cho nhau. Nhìn bài thu hoạch không khác gì nhau nhưng rõ ràng họ làm đúng quy định” - vị hiệu trưởng này nói.

Cô Đào Kim Phụng, nguyên GV Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4, TP HCM), nhận xét vấn đề quan trọng là bộ chỉ quy định việc GV phải bồi dưỡng nhưng lại thả lỏng chất lượng các bài thu hoạch. Theo cô Phụng, nói một cách dễ hiểu, cái gì không khắt khe thì sinh dễ dãi. GV chỉ bị giới hạn về thời gian, chủ đề cũng được cho sẵn. Chính điều này nảy sinh chuyện sao chép bài thu hoạch của nhau hoặc lên mạng sao chép là xong.

Do đó, ý nghĩa ban đầu của quy định là giúp GV sáng tạo và tự giác đã không còn. “Hiện nay chỉ cần lên mạng là có hàng loạt thông tin về kiến thức pháp luật, các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường… Thế nên không dại gì GV tự mày mò, nghiên cứu” - cô Phụng nêu thực tế.

Thầy Đặng Chí Minh, GV Trường THPT Tân Phong (quận 7), nhận định đặc thù của ngành sư phạm là GV luôn luôn phải tự bồi dưỡng để nâng cao yêu cầu dạy học nhưng hạn chế của thông tư là không quy định việc đánh giá chất lượng của việc bồi dưỡng một cách rõ ràng. “Cứ cuối năm, GV phải nộp sản phẩm, không ít trường hợp làm theo kiểu đối phó, gần sát thời hạn nộp bài thì mới làm. Bài viết trong những lúc vội vàng như thế thì chỉ là hình thức, làm gì có chất lượng!" - thầy Minh cho biết.

Nên để giáo viên tự học

Một chuyên gia giáo dục cho rằng ngành GD-ĐT đang mong muốn giảm tải cho GV nhưng có vẻ càng ngày GV càng nhiều việc. Từ yêu cầu GV phải có sáng kiến, kinh nghiệm, tham gia các phong trào, vừa bồi dưỡng chuyên môn đến bồi dưỡng thường xuyên… thì hậu quả là họ bị quá tải. Việc này nên để GV tự học, tự giác. Còn chuyện ban hành quy định mà không lường trước được kết quả thì việc thực hiện cũng chỉ là làm cho xong chuyện.

Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các trường mầm non luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, được các trường mầm non quan tâm thực hiện, với các nội dung và hình thức phong phú. Trong các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên mầm non, được trường quan tâm thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho toàn thể đội ngũ giáo viên nhà trường, đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

I/ Mục tiêu.

1 Nhận thức: phân tích được vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non đối với việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

II. Kỹ năng: vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá hiệu qủa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

III.Thái độ: đề xuất biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

  1. Nội dung:

Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Hướng dẫn đổi mới, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

NỘI DUNG 1

Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cở sở giáo dục mầm non

* Đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non

- Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh: Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn

- Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo: Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao và giáo viên để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.

- Trẻ thích được yêu thương: Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ.

- Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân:Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.

Với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.

* Sinh hoạt chuyên môn ở cở sở giáo dục mầm non

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao trẻ học, không học, trẻ có hứng thú, không có hứng thú với hoạt động của cô, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.