Có nên cho trẻ uống vitamin A liều cao

Trước câu hỏi có nên cho trẻ khỏe mạnh uống vitamin A liều cao tại các điểm xã, phường hay không, bác sĩ Huyên Thảo trả lời kèm tư vấn uống vitamin A như thế nào là hợp lý.
 

Con em hiện được 18 tháng tuổi. Em thấy có chương trình cho trẻ uống vitamin A liều cao mỗi 6 tháng một lần ở trung tâm y tế dự phòng gần nhà. Em nghe thấy liều cao là em sợ. Con em thì em thấy cũng khá khỏe mạnh. Bác sĩ cho em hỏi, em có nên cho bé uống vitamin A liều cao này không ạ?

Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo.

Câu trả lời ngắn gọn cho mẹ, là nên cho bé uống vitamin A liều cao.

Khi nhắc tới vitamin A, chúng ta thường nghĩ đến củ cà rốt và con thỏ, và nghĩ là nếu cho trẻ ăn nhiều cà rốt, mắt trẻ sẽ tốt, và vì vậy, chắc không cần uống thêm vitamin A. Điều này chưa đúng! Ngay cả ở dân số có thói quen ăn nhiều rau củ, vẫn có thể có tỉ lệ thiếu vitamin A cao. Đồng thời, Vitamin A có tầm quan trọng nhiều hơn là cặp mắt và con thỏ. Vitamin A không những cần thiết cho chức năng nhìn của mắt, đặc biệt là về đêm, mà còn đóng vai trò không nhỏ trong duy trì hệ biểu mô [tạo các màng quan trọng ở các hệ cơ quan], hệ thống miễn dịch – chống lại nhiễm trùng, hệ thống sinh sản, trong quá trình sản xuất hồng cầu tạo máu, và cả duy trì chức năng tế bào trong quá trình tăng trưởng, đảm bảo trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, bình thường.

Khi cơ thể bị thiếu vitamin A, trẻ không những bị ảnh hưởng ở thị lực, gây quáng gà [không nhìn tốt khi bị thiếu ánh sáng], gây mù lòa, mà còn ảnh hưởng rất lan tỏa, gây ra những hệ lụy bệnh tật khác. Trẻ thiếu vitamin A sẽ dễ bị các bệnh nhiễm trùng hơn, đặc biệt là các bệnh phổ biến như tiêu chảy, bệnh sởi, và các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Thiếu vitamin A cũng gây tình trạng bệnh kéo dài hơn, nặng hơn, và nhiều biến chứng hơn, so với trẻ khỏe mạnh không bị thiếu hụt. Nói ngắn gọn, thiếu vitamin A có thể gây tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.

Vì vậy, tình trạng thiếu hụt vitamin A là một trong những mối quan tâm lớn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO đối với sức khỏe chung của trẻ em toàn cầu, đặc biệt là ở những nước đang và chưa phát triển. Mối quan tâm này đủ lớn, để Tổ Chức Y Tế Thế Giới- WHO, UNICEF, và các hệ thống y tế của hơn 100 quốc gia trong nhóm nguy cơ cao, tiến hành chương trình y tế cộng đồng, bổ sung vitamin A liều cao, mỗi 6 tháng một lần, cho trẻ nhỏ ở các nước, để có thể chống lại, và giảm thiểu gánh nặng hệ lụy sức khỏe từ tình trạng thiếu hụt vitamin A này.

Bổ sung vitamin A có liên quan đến việc giảm 24% tỉ lệ tử vong nói chung ở trẻ dưới 5 tuổi

Các tổng quan nghiên cứu về hiệu quả của chương trình bổ sung vitamin A liều cao từng đợt, đều cho thấy rõ ràng lợi ích rất lớn của chương trình đơn giản này đối với sức khỏe cộng đồng. Các thống kê cho thấy, từ khi chương trình bổ sung được tiến hành, vitamin A có liên quan đến việc giảm 24% tỉ lệ tử vong nói chung ở trẻ dưới 5 tuổi. Vitamin A giúp giảm các yếu tố thúc đẩy mù lòa, giảm tần suất bệnh, tử vong cho bệnh sởi và tiêu chảy.

Trẻ khỏe mạnh vẫn nên cho uống vitamin A. [Ảnh: VTV]

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của thiếu hụt vitamin A là trầm trọng ở hơn 30 năm trước. Ở những năm 1980, thống kê cho thấy, mỗi năm, có hơn 5000 trẻ bị mù lòa do thiếu hụt vitamin A, và tỉ lệ tổn thương giác mạc do thiếu vitamin A ở trẻ trước tuổi đi học cao gấp 7 lần so với ngưỡng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Những thống kê của Viện Dinh Dưỡng vào những năm 2000 cho thấy, tỉ lệ thiếu vitamin A vẫn còn phổ biến, chiếm 10-19%, với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ thấp hơn [3-5%], và gần như chúng ta không còn nghe, hoặc thấy trường hợp mù lòa do thiếu vi dưỡng chất này.

Việc bổ sung vitamin A liều cao, 1 lần duy nhất mỗi 6 tháng, cho trẻ em từ 6 tháng đến 60 tháng, vì vậy, không chỉ là một quyết định cá nhân, mà còn là một chiến lược sức khỏe toàn cộng đồng, đơn giản và hiệu quả.

Việc kiểm tra máu cho vitamin A trước khi bổ sung, ở trẻ em, không được khuyến cáo. [Ảnh: Thoidai]

Không có tác dụng phụ nguy hiểm khi cho trẻ uống vitamin A liều cao

Các ba mẹ có thể lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, và sợ khi nghe đến từ “liều cao”. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, ngoài tác dụng phụ có thể tăng nguy cơ nôn ói của trẻ trong 48 giờ sau khi uống, các tác dụng phụ nguy hiểm khác hầu như không có nghi nhận có ý nghĩa. Từ khi áp dụng bổ sung vitamin A mỗi năm 2 lần ở Việt Nam, chưa một trường hợp ngộ độc nào được ghi nhận cả.

Một số ba mẹ có thể nghĩ đến việc kiểm tra nồng độ vitamin A trong cơ thể trẻ trước khi cần cho uống vitamin A. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, mặc dù chúng ta có thể thử máu đo hàm lượng vitamin A trong máu, nhưng giá trị này lại không phản ánh được đúng chính xác tình trạng dự trữ vitamin A trong cơ thể, ở gan. Khi có bất thường trong hàm lượng vitamin A trong máu, thì cơ thể đã thiếu hụt vitamin A trầm trọng, và có thể đã có hệ quả xảy ra rồi. Vì vậy, việc kiểm tra máu cho vitamin A trước khi bổ sung, ở trẻ em, không được khuyến cáo.

Hiện nay, khuyến cáo bổ sung dự phòng vitamin A cho trẻ nhỏ tại Việt Nam là như sau:

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng

- Trẻ từ 12 tháng - 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng

- Trẻ từ 36-60 tháng: khuyến cáo tùy vùng miền

Ngày 1/6 và 2/6, dự kiến hơn 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi sẽ được uống vitamin A ở các điểm uống ở xã/ phường.

Theo đó, trẻ em Việt Nam từ 6 - 36 tháng tuổi tại 63 tỉnh, thành phố và trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao một năm 2 lần vào ngày 1-2/6 và ngày 1-2/12.

*Bài viết được trích từ cuốn sách "Chat với bác sĩ" [NXB Lao động] do Thaihabooks giới thiệu

XEM THÊM

Ngày 1/6, bố mẹ nhớ cho con đi uống vitamin A miễn phí tại xã, phường

Ngày 1/6 và 2/6, dự kiến hơn 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi sẽ được uống vitamin A ở các điểm uống ở xã/ phường.

Con kém thông minh, chậm lớn vì khẩu phần ăn thiếu những chất này

Một số chất như i-ốt, vitamin A, sắt, folate, kẽm... là những vi chất dinh dưỡng quan trọng, dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ song ...

Hiểu đúng về việc bổ sung một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể

Cơ thể chúng ta sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin nếu có chế độ ăn đa dạng và phong phú các loại chất dinh dưỡng. ...

Vì hiện nay tình trạng thiếu vitamin A vẫn đang diễn ra ở trẻ dưới 36 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây ra việc thiếu vitamin A là do bữa ăn của trẻ không có đủ vitamin A, B-caroten [tiền vitamin A] cũng như các vi chất dinh dưỡng khác [dầu, mỡ, chất đạm…]

Về lý thuyết, khi trẻ đã được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng trong đó có đủ vitamin A thì không nhất thiết phải cho trẻ uống vitamin A liều cao. Tuy nhiên theo số liệu đánh giá gần đây thì trẻ em Việt Nam vẫn nằm trong vùng nguy cơ thiếu vitamin A, tỷ lệ thiếu vitamin A lâm sàng còn cao.

Do bữa ăn ngày nay của trẻ vẫn chưa đủ lượng vitamin A cần thiết nên hàng năm trẻ được uống vitamin A. Đây chỉ là liều bổ sung chứ chưa thể đảm bảo đủ hoàn toàn lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. Mỗi liều vitamin A chỉ có thể bảo vệ cho trẻ khỏi thiếu vitamin A trong vòng 3-4 tháng, chưa kể đến việc nếu trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn [sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp cấp] và suy dinh dưỡng thì nhu cầu vitamin A sẽ còn cao hơn. Vì vậy mặc dù được uống vitamin A liều cao những trẻ vẫn cần ăn các thực phẩm giàu vitamin A hàng ngày trong bữa ăn.

Những thức ăn nào có nhiều vitamin A cho trẻ?

Vitamin A có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, các, sữa, thịt, gan lợn, bầu dục, tôm… Thức ăn có nguồn gốc thực vật có chứa nhiều Beta-caroten khi vào cơ thể tạo thành vitamin A. Beta-caroten có nhiều trong các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau diếp, xà lách,… và các loại củ, quả màu vàng, da cam như gấc, cà rốt, bí đỏ, và các loại quả chin như đu đủ, xoài, hồng, mơ…

Đặc biệt, các mẹ cần chú ý rằng, để hấp thụ được vitamin A tốt nhất thì trong bữa hàng ngày trẻ cần được ăn dầu hoặc mỡ vừa đủ. Vì vitamin A tan trong dầu mỡ, bữa ăn không có dầu mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ.

Nguồn: Viện Dinh Dưỡng Ứng Dụng

Video liên quan

Chủ Đề