Dây điện te là gì

Hầu như những thiết bị điện ở nhà đều có nguy cơ bị hỏng hóc, rò rỉ gây nguy hiểm cho con người. Vì thế để đảm bảo an toàn, khi dùng đồ điện bạn cần bổ sung thêm dây PE. Vậy dây PE là gì ? Chức năng của nó ra sao ? Cùng điện nước Minh Khánh Trung khám phá ngay nhé.

Dây PE là gì ? 

Dây PE hay còn được gọi là nối đất, tiếp đất hoặc dây dẫn bảo vệ. Dây dẫn điện nối những vỏ kim loại của thiết bị dùng điện và phụ kiện với cực nối đất ở vị trí lắp đặt thiết bị dùng điện hoặc điểm trung tính đã nối đất của nguồn cấp điện nhằm giải quyết vấn nạn rò rỉ điện bên ngoài.

>> Xem thêm: Dây trung tính là gì ?

Chức năng của dây nối đất PE

Dây PE có chức năng chính là loại bỏ dòng điện bị rò rỉ từ các thiết bị điện xả xuống đất mang tới an toàn cho người dùng. Hơn nữa, việc tiếp đất còn giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru, tăng độ tin cậy, giảm thiểu hư hỏng và góp phần gia tăng tuổi thọ thiết bị.

Có nên sử dụng dây PE không ?

Hầu hết những thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V. Do đó cần phải sử dụng nối đất cho thiết bị nhằm ngăn cản dòng điện tiếp xúc với người dùng khi không may xảy ra sự cố rò rỉ điện, bảo vệ tính mạng con người.

Những thiết bị nào cần phải kết nối dây PE

Để đảm bảo an toàn cho người dùng lẫn các thiết bị điện tử bắt buộc bạn phải sử dụng dây tiếp đất. Vì nước là loại dung môi dẫn điện cực kỳ tốt mà khi tiếp xúc với người sẽ mang dòng điện, gây ra tai nạn điện nguy hiểm.

Chẳng hạn động cơ điện, mạch điện ở máy giặt bị ẩm ướt hoặc lớp cách điện hở điện khiến vỏ kim loại máy giặt mang theo điện. Hơn nữa, bộ phận quay và vắt làm từ kim loại ở trong máy giặt sẽ có điện. Ngay lúc này khi tiếp xúc với nước hoặc chạm lớp kim loại, chúng ta sẽ bị điện giật.

Một số thiết bị cần kết nối dây PE phải kể đến như:

  • Máy giặt
  • Tủ lạnh
  • Bình nước nóng lạnh
  • Điều hòa
  • Máy bơm
  • Lò vi sóng…. Tất các thiết bị điện trong gia đình

Cách phân biệt dây nối đất PE

Chúng ta có thể phân biệt dây PE một cách dễ dàng nhờ màu sắc. Theo tiêu chuẩn Mỹ USNEC và IEC thì ở điện 3 pha dây điện nối đất sẽ có màu Xanh lá – Vàng.

Ở Việt Nam, dây nối đất áp dụng theo phiên bản cũ 2006 là màu xanh lá sọc vàng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng hệ thống máng cáp sơn tĩnh điện 200 x 100 để phân loại dây dẫn đơn giản hơn.

>> Xem thêm: Các loại dây điện dân dụng

Hướng dẫn cách đấu nối dây PE đúng kĩ thuật

Để phát huy tối đa công năng của dây PE, bạn cần nắm được quy trình đấu nối chuẩn xác. Dưới đây là 3 cách nối dây PE được điện nước Khánh Trung áp dụng ở nhiều công trình khác nhau.

Cách 1: Gắn kết từ xa với hai điểm nối đất

  • Khi nối vỏ cảm biến, hãy gắn từ xa ở đầu, tuyệt đối không nối thêm điểm nào khác và đảm bảo cách điện với những thiết bị nối đất khác.

  • Chỉ có thể nối đất vỏ dây dẫn tín hiệu ở đầu cuối nguồn cung cấp cho một điểm của hệ thống nối đất và điểm cuối của bộ chuyển đổi được riêng biệt.

Cách 2: Gắn từ xa với vỏ liên tục

  • Kết nối vỏ cảm biến cùng vỏ cáp tín hiệu và chắc chắn rằng nó đã cách điện với bộ chuyển đổi cùng những thiết bị khác.

  • Kết nối vỏ cáp tín hiệu và hệ thống nối đất thiết bị ở cuối nguồn cấp.

Cách 3: Gắn kết tích hợp

  • Thực hiện nối đất vỏ dây dẫn điện tính từ phần đầu cuối của nguồn cấp đến hệ thống nối đất thiết bị, hãy đảm bảo nó cách điện với vỏ bộ chuyển đổi cùng thiết bị có ở hiện trường. Bình thường việc này áp dụng cho những cách lắp đặt gắn tích hợp.

Nguyên tắc sử dụng dây nối đất PE

Để giảm thiểu sự cố nhầm lẫn với các dây điện khác, khi dùng dây nối đất PE bạn cần thực hiện đúng nguyên tắc sau:

  • Dây PE có thể kết nối với vật dẫn tự nhiên cùng vỏ kim loại không có điện ở thiết bị điện. Những dây dẫn dòng gặp rủi ro vì lỗi cách điện đến điểm trung tính nối đất của nguồn. Lúc này dây PE sẽ liên hết với đầu nối đất chính của nguồn.
  • Đầu nối đất chính sẽ nối điện cực đất nhờ dây nối đất. Thế nhưng loại dây PE cần phải bọc lại và sơn màu xanh/vàng để chống lại sự cố hư hỏng.

Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về dây PE. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ đến chúng tôi nhé. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết !!!

Dây trung tính là gì ? Tác dụng và cách phân biệt

Tuy là người thợ điện lâu năm nhưng chưa hẵn bạn đã nắm bắt được khái niệm dây trung tính là gì ? Có tác dụng như thế nào và làm sao để nhận viết dây pha với dây trung tính…

Với những kiến thức cơ bản này, chuyên gia điện nước Khánh Trung sẻ giúp bạn đi sâu tìm hiểu chi tiết từng khái niệm, các bạn có thể tham khảo qua

Dây trung tính là gì ?

Dây trung tính là dây nguội được sử dụng trong mạch điện 3 pha có tên gọi khác là dây mass hay dây mát có chức năng cân bằng điện áp của các pha trong mạch, còn đối với dòng điện 1 pha thì dây trung tính đóng vai trò làm kín mạch điện, giúp đưa dòng điện vào quá trình vận hành cho các thiết bị gia đình

Dây trung tính không có điện

Các bạn lưu ý: Dây tiếp đất không phải là dây trung tính, dây nối đất chỉ có tác dụng làm giảm điện áp bị rò rỉ điện qua các thiết bị thông qua bề mặt đất, còn dây trung tính có tác dụng truyền tải nguồn điện nuôi các thiết bị, 2 sợi dây này có 2 chức năng khác nhau nên bạn không nên nhầm lẫn 2 sợi dây này

Tác dụng dây trung tính

+ Dây trung tính có tác dụng đối với mạch điện 3 pha 4 dây là giúp giữ ổn định điện áp, truyền tải nguồn điện đi nuôi các thiết bị điện tiêu thụ, đối với dòng điện

+ Ngoài ra, nó giúp tạo ra hai trị số điện áp khác nhau: Điện áp dây và điện áp pha, vì thế thuận tiện cho việc sử dụng các đồ dùng điện

+ Đặc biệt, sợi dây dây có thể ngăn cản, hạn chế những rủi ro rò điện ra bên ngoài thiết bị, giúp giảm điện áp khi thực hiện tiếp địa hay nối đất

+ Tác dụng chống nhiễu rất tốt.

>> Bạn đã biết cách đấu điện 3 pha chưa ?

Dây trung tính có điện không ?

Trên lí thuyết thì dây trung tính không có dòng điện chạy qua, nhưng trên thực tế nó vẫn có điện và có thể gây tê giật khi ta chạm vào

Bởi hiện tượng lệch pha rất hay xả ra trong quá trình truyền tải điện điện năng trong gia đình, trong sản xuất, sinh hoạt công nghiệp. Từ đó gây ra tình trạng dây trung tính lun có điện áp, công suất điện áp nhỏ hay lớn tùy thuộc vào mức độ lệch pha

Dây trung tính có điện không

Theo như ước tính, trong mạng lưới điện gia dụng khi xảy ra hiện tượng lệch pha, điện áp trên dung trung tính bằng 5% điện áp trên dây pha, điều này có nghĩa mức độ lệch pha càng cao sẻ khiến điện áp dây trung tính càng tăng cao và có nguyên cơ gây giật điện khi ta chạm vào

Dây trung tính lấy từ đâu ?

Dây trung tính được hiểu như dây nói đất và dây trung tính thường được lấy tại các trạm biến áp. Khi đường truyền tải điện càng xa thì chúng ta chỉ cần truyền 3 dây điện pha còn dây trung tính thì không cần, chính vì thế trên các đường điện cao thế ta chỉ thấy dòng điện có 3 pha mà thôi

Dây trung tính được hiểu như dây nối đất

Khuyến cáo của các thợ điện nước Đà Nẵng thì bạn không nên sờ vào dây trung tính bất kì tính huống nào, hãy sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem sợi dây có bị rò điện không

Cách nhận biết dây pha và dây trung tính

Dây pha hay còn gọi là dây nóng, sợi dây chứa điện trở xoay chiều và tại mỗi quốc gia đình mức hiệu điện thế sẻ được quy trình khác nhau, như tại Việt Nam thì ước tính là 220v, Mỹ là 110V, nắm bắt được khái niệm này thì bạn dễ dàng nhận biết dây pha và dây trung tính một cách dễ dàng

Người ta quy ước dòng điện 3 pha 4 dây như sau:

  • Pha A được sử dụng màu đỏ
  • Pha B được sử dụng màu trắng
  • Pha C được sử dụng màu xanh
  • Dây trung tính được sử dụng màu đen
  • Dây nối đất màu xanh lá sọc vàng

Bạn phải hết sức cẩn thận để phân biệt các sợi dây khác nhau, tránh gây nhầm lẫn các hệ thống đường dây điện, trường hợp dây trung tính bị đứt thì cần được nối lại lập tức để dòng điện được truyền tải một cách ổn định

Video liên quan

Chủ Đề