Color fastness là gì

  • Là khả năng kháng lại sự phai màu hoặc dây màu của nó lên các vật liệu xơ sợi khác tiếp xúc với nó.
  • Tùy theo độ bền liên kết giữa thuốc nhuộm và xơ sợi mạnh hay yếu mà độ bền màu của thuốc nhuộm với vải sẽ là cao hay thấp tương ứng .
  • Liên kết giữa vải cotton với thuốc nhuộm trực tiếp là liên kết Hidro có độ bền yếu, nên độ bền màu của loại vải này rất kém.  Nhiều trường hợp màu đậm hoặc trung bình đậm, phải nhờ tới tác dụng của hóa chất cầm màu [fixing agent] , mới có độ bền chấp nhận được…..
  • Liên kết giữa vải sợi cellulose [Cotton] với thuốc nhuộm hoạt tính [hay Reactive dyes] là liên kết cộng hóa trị, rất bền [Covalent bond] . Do đó, độ bền màu của vải này là rất cao.
  • Các nguyên nhân ảnh hưởng tới độ bền màu có thể là:

- Loại xơ sợi và thuốc nhuộm sử dụng phải tương thích như đẫ nói qua ở trên.

- Quy trình công nghệ tiền xử lý và kỹ thuật nhuộm.

- Cường độ màu nhuộm đậm hay nhạt …

- Vai trò hổ trợ của kỹ thuật hoàn tất.

  • Khả năng kháng lịa sự phai màu hay dây màu của vải lên môt vật liêu khác khi tiếp xúc với giặt giũ , gọi là độ bền giặt . Hay Color fastness to wash.

Nguyên tắc chung của phương pháp đo độ bền màu giặt xà phòng

  •  Mẫu vải cần đo [đã được điều hòa mẫu dưới nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian quy định] tiếp xúc với 1 tấm vải đa sợi liền kề fabric [vải chuẩn] , hoặc 2 tấm vải trắng đơn [ vải chuẩn]. Tiếp đó đặt mẫu vải này vào cốc chứa dung dịch xà phòng . Cốc được chuyển động liên tục trong máy đo độ bền màu với thời gian và nhiệt độ quy định. Sau khi giặt, sự thay đổi mầu của mẫu thử và sự dây mầu lên hai miếng vải trắng thử kèm được đánh giá theo thang chuẩn màu thước xám.

Thiết bị cần thiết để kiểm tra độ bền màu giặt

Phương pháp kiểm tra đánh giá độ bền màu vải sau giặt xà phòng:

  • Phương pháp kiểm tra độ bền giặt được khách hàng lựa chọn phổ biến là : AATCC 61A, AATCC 61-09; BS 1006 C01-C06-90, ISO 105 C01-C06-10, ISO 105 C08-06, ISO 105 C09-03,JIS L0844-97 TCVN 4537-02 [ C01-C05].
  •  Theo kinh nghiệm, trong trường hợp cần kiểm tra độ bền màu giặt thì tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất khách hàng thường yêu cầu đó là Tiêu chuẩn ISO 105 C06.
  • Pha chế bột giặt:  [liên hệ để biết công thức ]
  • Chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn ISO 105 C06. : Cắt 3 mẫu thử kích thước mỗi mẫu 100 x 40 mm. Trường hợp có nhiều mẫu phải cắt mẫu sao cho mẫu đủ các màu có trong lô hàng. Đặt mẫu thử vào giữa hai miếng vải trắng thử kèm[ với vải chuẩn là vải đơn sợi] hoặc khâu mặt phải mẩu vào vải đa sợi rồi khâu thưa mũi dọc theo bốn cạnh bằng chỉ trắng không chứa chất tăng trắng quang học.
  • Bảng chọn vải đơn sợi phù hợp với từng loại vải,  [Vui lòng liên hệ]

Quy trình thử nghiệm độ bền màu giặt

 Lấy mẫu từ khổ vải và điều hòa mẫu từ 4.3-6h ↓  Cắt mẫu kích thước 4x10cm ↓  Khâu mẫu với vải chuẩn ↓  Pha dung dịch giặt chuẩn ↓  Đặt mẫu vào cốc thép chứa 150ml dung dịch giặt chuẩn Thiết lập thời gian và nhiệt độ giặt theo tiêu chuẩn. ↓  Rửa với nước nóng tương ứng  ↓  Vắt mẫu bằng nước lạnh  ↓  Sấy mẫu ở tủ sấy với nhiệt độ nhỏ hơn 60 độ ↓  Gỡ bỏ chỉ khâu ở 3 phía ↓ 

Đánh giá bằng thước xám trong tủ so màu với ánh sáng D65

Với ISO 105 C06 A2S: 

1.    Dung dịch ………150 ml 2.    Bi thép ………………………..10 viên 3.    Thời gian sấy……………………………………40 phút

4.    Nhiệt độ giặt ………………................................………………40C

1.    Dung dịch ………150 ml 2.    Bi thép ………………………..25 viên 3.    Thời gian sấy……………………………………40 phút

4.    Nhiệt độ giặt ………………................................………………50C

1.    Dung dịch ………50 ml 2.    Bi thép ………………………..25 viên 3.    Thời gian sấy……………………………………40 phút

4.    Nhiệt độ giặt ………………................................………………60C

  • Mẫu trong phương pháp thử AATCC 61a có kích thước 2 inches x 6 inches và được may vào với một mẫu vải chuẩn chuyên được sản xuất cho việc kiểm tra độ bền màu. Nó gồm các băng vải bằng các chất liệu khác nhau gồm Acetate, Cotton, Nylon, Polyester , Acrylate va  Wool [ Len] , được dệt liền từng băng 0,5 inche mỗi loại với nhau. Mẫu kiểm tra và vải này được giặt trong môt cốc thép chứa  150 ml nước cất , với  0,225 grs xà phòng tiêu chuẩn, 50 viên bi thép. Mẫu được giặt bằng cách quay cốc thép này trong nước ấm  49 độ C trong vòng 45 phút.
  • Sau đó, mẫu này được dem đi rửa 3 lần trong cốc với nước sạch, thấm hết nước bằng giấy thấm , và sấy khô trong tủ sấy 60 độ C  . Để mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn 4 giờ trước khi đánh giá. Và cuối cùng dùng thước xámtủ so màu  để đánh giá kết quả.

Ngoài ra quý khách cần sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị thí nghiệm chúng tôi cũng rất sẵn lòng phục vụ quý khách.

Trang chủ » Dệt Nhuộm » Phương pháp Test độ bền ma sát – Colour fastness to Rubbing/Crocking

Để đánh giá chất lượng của các thành phẩm như vải hay garment đã được nhuộm, in, hoàn tất…, người ta thường kiểm tra độ bền màu của chúng. Thông thường, các độ bền màu được quan tâm là độ bền ma sát, độ bền giặt, độ bền ánh sáng, độ bền nước, độ bền mồ hôi, độ bền nước clo… Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà chúng ta phải thực hiện một hoặc nhiều các phương pháp test độ bền màu trên. Trong đó, độ bền ma sát là một trong những tiêu chuẩn cơ bản và thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của một mẫu. Vậy độ bền ma sát là gì? Tiêu chuẩn và phương pháp test độ bền ma sát ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết hôm nay nhé!

Độ bền ma sát [Colour fastness to Rubbing/Crocking]

1. Độ bền ma sát là gì?

Độ bền màu với ma sát [Colour fastness to Rubbing/Crocking] hay độ bền ma sát là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của các sản phẩm sau các quá trính nhuộm, in, hoàn tất… Độ bền màu với ma sát cho chúng ta biết được khả năng duy trì màu gốc của vải khi bị cọ xát. Độ bền ma sát có 2 loại là:

  • Độ bền ma sát khô [Dry rubbing fastness]
  • Độ bền ma sát ướt [Wet rubbing fastness]

do-ben-ma-sat-kho-va-do-ben-ma-sat-uot

Khi ma sát, màu trên mẫu vải cần test sẽ chuyển sang miếng vải trắng tiêu chuẩn. Việc đánh giá độ bền ma sát phụ thuộc vào mức độ dây màu lên miếng vải trắng. Sau khi test, miếng vải trắng sẽ được so sánh với một thang tiêu chuẩn gọi là Grey Scale [tạm dịch là Thước xám]. Grey Scale có 5 cấp từ 1 đến 5, trong đó cấp 5 là tốt nhất và giảm dần đến cấp 1 là kém nhất.

2. Các tiêu chuẩn test độ bền ma sát

Các tiêu chuẩn để test độ bền màu với ma sát được trình bày dưới đây:

1. ISO 105-X12 [2002]: Colour fastness to rubbing 2. ISO 105-X16: Colour fastness to rubbing – Small areas 3. AATCC 8 [2005]: Colour fastness Crocking [AATCC Crockmeter Method] 4. AATCC 116 [2005]: Colourfastness to Crocking [Rotary Vertical Crockmeter Method]

5. AATCC 165 [1999]: [Textile Floor Coverings – AATCC Crockmeter Method]

AATCC 8 /

ISO 105 X12

AATCC 116 /ISO 105 X16 AATCC 165
Thiết bị Crockermeter Rotary vertical
Crockmeter
Crockermeter
Kích thước của finger 16 ± 0.1 mm[19 x 25.4] mm cho vải nhiều lông 2.5 cm [19 x 25.4] mm
Lực tác dụng [9 ± 0.2] N 11.1 N ± 10% [9 ± 0.2] N
Mức ngấm ướt[wet rubbing] AATCC: 65 ± 5%ISO: 95 – 100% AATCC: 65%ISO: 95 – 100% AATCC: 65%
Chu kỳ 10 vòng /10 giây Khoảng 40 lần xoay qua lại 10 vòng / 10 giây

Trong đó, phương pháp kiểm tra độ bền ma sát thường được áp dụng theo 2 tiêu chuẩn là AATCC 8 và ISO 105 X12. Sau đây, bài viết xin trình bày về phương pháp test của hai tiêu chuẩn này!

3. Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105 X12

3.1. Dụng cụ và thiết bị

  • Máy kiểm tra độ bền màu Crockermeter [dạng cơ hoặc điện tử]: Finger có đường kính 16 mm, lực tác dụng một lực 9N khi di chuyển qua lại theo một đường thẳng.
  • Mẫu vải trắng tiêu chuẩn: không có chất tăng trắng quang học [OBA], hồ hay bất cứ hóa chất hoàn tất nào.
  • Cân điện tử: chính xác đến 0.01 g
  • Đĩa thủy tinh [đĩa Petri]
  • Grey Scale
  • Tủ so màu vải
  • Nước tinh khiết hoặc nước khử ion cấp 3 [BS EN ISO 3696: 1995]

3.2. Mẫu test

  • 1 mẫu khô [dry] và một mẫu ướt [wet]
  • Với tiêu chuẩn ISO: vải được cắt thẳng theo 2 chiều ngang và dọc.
  • Với tiêu chuẩn AATCC: vải được cắt xéo một góc 45º so với biên vải.
  • Kích thướt mẫu: tối thiểu 140 x 50 mm

3.3. Điều kiện phòng Lab

  • Nhiệt độ phòng thí nghiệm:

Chủ Đề