Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Bạn đã bao giờ thắc mắc về vị trí đeo nhẫn cưới hay chưa? Không đơn giản chỉ là thói quen hay sở thích, từng vị trí đeo nhẫn trên tay còn mang những ý nghĩa riêng biệt, đồng thời thể hiện các đặc trưng về văn hóa và truyền thống của từng quốc gia trên thế giới. Bài viết này bên cạnh việc giải đáp thắc mắc về việc nên đeo nhẫn cưới tay nào, cũng sẽ lý giải đến bạn các ý nghĩa đằng sau truyền thống đeo nhẫn cưới, từ thời điểm đeo nhẫn, cách đeo nhẫn và các câu hỏi thường gặp. Cùng Kim Ngọc Thủy khám phá ngay nhé!

Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
Đeo nhẫn cưới tay nào? Ngón nào? Cách đeo nhẫn cưới chính xác

Nhẫn cưới là tín vật quý giá được trao đổi giữa hai người trong lễ cưới, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu và sự gắn bó trọn đời trong hôn nhân. Không đơn thuần chỉ là món trang sức, nhẫn cưới là biểu tượng của sự thủy chung, minh chứng cho tình cảm sắt son và cam kết lâu dài giữa hai tâm hồn đồng điệu.

Nhẫn cưới được đeo trong hôn lễ, đây là một nghi thức thiêng liêng, đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới trong hành trình cuộc đời của mỗi người. Sau khi hai chiếc nhẫn được đeo vào tay nhau, dưới sự chứng kiến và chúc phúc của người thân, bạn bè 2 người chính thức trở thành vợ chồng, cùng nhau bước vào cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc. Nhẫn cưới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong hôn nhân, cả về mặt văn hóa và tinh thần. Nhẫn cưới là biểu tượng cho lời hứa hẹn tình yêu vĩnh cửu giữa hai người. Khi trao nhẫn cưới cho nhau, họ cam kết sẽ chung thủy, yêu thương và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hình dạng vòng tròn của nhẫn cưới tượng trưng cho sự kết nối, trường tồn và bên nhau mãi mãi. Nó thể hiện mong muốn của hai người về một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững.

Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
Nhẫn cưới là tín vật quý giá được trao đổi giữa hai người trong lễ cưới

2. Nên đeo nhẫn cưới tay nào?

Vẫn có rất nhiều cặp đôi băn khoăn về việc nên đeo nhẫn cưới tay nào đúng. Đối với người phương Tây, họ quan niệm ngón áp út ở bàn tay trái có mạch máu chạy thẳng vào tim. Do đó, họ lựa chọn đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út tay trái để thể hiện tình yêu và sự chân thành đến từ trái tim của mình.

Đối với người phương Đông, ngón áp út thể hiện cho tình yêu lứa đôi và mưu cầu hạnh phúc với người bạn đời. Vì vậy, vị trí để đeo nhẫn cưới cũng sẽ là ngón áp út. Tuy nhiên, tùy thuộc văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia, vị trí bàn tay đeo sẽ có sự khác nhau do sự khác biệt về quan niệm, niềm tin. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đeo nhẫn cưới tay nào, sau đây là vị trí đeo nhẫn cưới ở một số quốc gia trên thế giới:

Quốc gia Vị trí đeo nhẫn cướiViệt NamNgón áp út ở tay trái hoặc tay phảiTrung QuốcNgón áp út ở tay trái hoặc tay phảiHy LạpNgón áp út ở tay trái hoặc tay phảiĐứcNgóp áp út ở tay phảiHà LanNgón áp út ở tay phảiMỹ

  • Ngón áp út ở tay trái đối với Nam
  • Ngón áp út ở tay phải đối với Nữ Các nước Châu ÂuNgón áp út ở tay trái

Ở Việt Nam nhẫn cưới đeo tay nào là đúng?

Hầu hết các quốc gia đều lựa chọn đeo nhẫn ở ngón áp út, tuy nhiên lại có sự khác biệt về vị trí bàn tay tùy vào truyền thống và văn hóa. Ở Việt Nam, các cặp đôi sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út trên tay trái đối với chú rể và tay phải đối với cô dâu. Tuy nhiên, giữa hai người có thể tự bàn bạc và quyết định về vị treo nhẫn theo ý mình, miễn là cảm thấy thoải mái và có ý nghĩa đối với bản thân là được!

3. Cách đeo nhẫn cưới chính xác cho dâu, rể ngày trọng đại

3.1 Vào ngày cưới

Vào ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới trao nhau. Tại phương Tây, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út trên bàn tay trái. Tại phương Đông, cô dâu và chú rể sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón áp út của nhau, theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu” – chú rể đeo vào tay trái còn cô dâu sẽ đeo vào tay phải.

Trong trường hợp đã có nhẫn đính hôn trước đó, để hòa hợp với nhẫn cưới, bạn có thể lựa chọn đeo cả hai nhẫn trên cùng ngón áp út. Bên cạnh đó, nhẫn đính hôn cũng có thể được chuyển sang vị trí ngón giữa, nhường ngón áp út cho nhẫn cưới. Không những vậy, bạn có thể chọn đeo nhẫn đính hôn trên ngón áp út ở phía tay còn lại để khoe được cả hai chiếc nhẫn.

3.2 Sau ngày cưới

Sau ngày cưới, nhiều cặp đôi lựa chọn đeo cả hai hoặc chỉ một nhẫn, miễn đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái. Nếu đeo cả hai, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo một trong hai chiếc nhẫn và cất chiếc còn lại đi nhằm mục đích bảo quản tài sản của mình.

Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
Cách đeo nhẫn cưới chính xác cho dâu, rể ngày trọng đại

4. Những câu hỏi thường gặp khi đeo nhẫn cưới

4.1 Ở Việt Nam đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Tại Việt Nam, các cặp vợ chồng sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Trong các đám cưới xưa, việc đeo nhẫn sẽ được thực hiện theo quan niệm “nam tả nữ hữu” của người Việt – đàn ông đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái còn phụ nữ đeo ở tay phải. Tuy nhiên, hầu hết các cặp đôi mới cưới ngày nay đều lựa chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, không phân biệt nam – nữ, thể hiện niềm tin tương đồng với các nước phương Tây.

4.2 Ngày nay đeo nhẫn cưới như thế nào?

Tuy quan niệm và truyền thống là thế, tuy nhiên hiện nay, việc đeo nhẫn cưới ở tay trái hay tay phải không còn quá quan trọng. Theo đó, việc này có thể được bàn bạc, thỏa thuận giữa cô dâu và chú rể. Đeo ở tay nào không bắt buộc, chỉ cần đôi uyên ương cảm thấy thoải mái, thuận tiện nhất khi đeo là được.

Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
Hiện nay, việc đeo nhẫn cưới ở tay trái hay tay phải không còn quá quan trọng

4.3 Tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?

Như Kim Ngọc Thủy đã giới thiệu qua, đối với Phương Tây, người ta quan niệm ở ngón áp út trên tay trái có mạch máu chạy thẳng đến tim. Do đó, việc đeo nhẫn cưới ở ngón này tượng trưng cho tình yêu và sự chân thành xuất phát từ trái tim của mình dành cho đối phương.

Ở phương Đông, quan điểm này lại xuất phát từ một trò chơi xa xưa. Khi gập các móng tay lại, các ngón tay khác có thể dễ dàng tách rời, chỉ riêng ngón áp út là không thể tách ra. Tương tự, khi úp hai bàn tay ngược theo kiểu làm trên, vẫn chỉ riêng ngón áp út là không thể tác. Điều này khiến người xưa liên tưởng đến sự gắn bó trong đời sống vợ chồng và lựa chọn ngón áp út là ngón để đeo nhẫn.

4.4 Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới ở từng tay là gì?

Đeo nhẫn cưới trên từng bàn tay theo quan niệm của các quốc gia trên thế giới đều có ý nghĩa riêng. Các nước Phương Tây quan niệm tay trái có mạch máu nói với trái tim, đeo nhẫn cưới tay trái thể hiện tình yêu chân thành. Còn phương Đông có phần khác biệt đôi chút, họ quan niệm “nam tả, nữ hữu” có nghĩa là người nữ nên đeo nhẫn cưới trên tay phải, còn người nam sẽ đeo ở tay trái.

Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
Đeo nhẫn cưới trên ngón áp út tượng trưng cho bạn đời, tình cảm

4.5 Khi nào nên tháo nhẫn cưới?

Dù nhẫn cưới là một biểu tượng của sự gắn kết trọn đời và tình yêu vĩnh cửu của hai người và luôn được đeo trên tay của những người đã kết hôn, tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên cân nhắc tháo nhẫn cưới. Sau đây là một vài tình huống mà bạn nên tạm thời tháo bỏ nhẫn cưới khỏi tay mình:

  • Khi đang tham gia các hoạt động thể chất mạnh, việc đeo nhẫn cưới có thể gây cản trở và nguy hiểm, khiến tay bị trầy xước hoặc va đập.
  • Trong môi trường hoặc các tình huống nguy hiểm, nguy cơ mất mát cao, bạn nên tháo nhẫn cưới để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
  • Những người có vấn đề về da liễu, dị ứng kim loại hoặc sưng ngón tay, nên tháo nhẫn cưới để bảo đảm sức khỏe cho bản thân.
  • Một số ngành nghề, công việc có quy định cụ thể về việc không được đeo trang sức trong quá trình công tác. Nếu công việc của bạn có yêu cầu trên, hãy tháo nhẫn cưới để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất!
  • Tùy vào sở thích và vấn đề cá nhân, một số người sẽ không thoải mái khi đeo nhẫn. Trong trường hợp này, bạn cũng nên tháo nhẫn để thoải mái và tiện lợi hơn.
    Con trai con gái đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024
    Tùy một số trường hợp, bạn nên có thể nhắc tháo nhẫn cưới

Vừa rồi, Kim Ngọc Thủy đã giải đáp đến bạn về việc nên đeo nhẫn cưới ở tay nào. Mặc dù có một số quan niệm về vị trí ngón tay và bàn tay đeo nhẫn, tuy nhiên, bạn và bạn đời của mình hoàn toàn có thể tự thỏa thuận, thay đổi sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho cả hai. Liên hệ ngay đến Kim Ngọc Thủy để được tư vấn và chọn mua sản phẩm nhẫn cưới giá trị, phù hợp nhất trong ngày trọng đại của đời mình nhé!

Tại sao nữ đeo nhẫn cưới tay phải?

Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái trong lễ cưới tượng trưng cho sự cam kết của cặp đôi với nhau và với Chúa. Người phương Tây thời xưa tin rằng tay trái gần tim hơn tay phải, ngón thứ tư trên bàn tay trái chạy thẳng đến tim. Họ đặt biệt danh cho nó là vena amoris - “mạch máu tình yêu”.

Nên đeo nhẫn cưới khi nào?

Nhẫn cưới sẽ được đeo trong khi tiến hành lễ cưới. Khi ấy sẽ có sự chứng kiến của người thân trong gia đình, cùng chúc phúc cho cô dâu chú rể.

Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới khác nhau như thế nào?

Khác với nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc và được trao ở không gian riêng tư, nhẫn cưới luôn đi theo cặp, có thiết kế đơn giản, và chỉ được trao trong ngày lễ trọng đại nhất của đời người – ngày cưới, trước sự chứng kiến của quan viên hai họ.

Trao nhẫn cưới khi nào?

Nhẫn cưới được trao vào lúc đám cưới diễn ra, có sự chứng kiến của 2 bên gia đình, bạn bè. Khi đeo nhẫn cưới, cô dâu chú rể đã vô hình mang trong mình trách nhiệm, sự chung thủy một lòng một dạ với người bạn đời của mình.