Cặp chất nào khi phản ứng tạo ra khói trắng năm 2024

Việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng mà thế nọ. Có gieo một hành động gì đó mới nhận lại được một đáp trả tương tự. Chẳng có gì gọi là tự nhiên xảy ra ở đây, nên thành ngữ có một câu rất hay “Không có lửa làm sao có khói”.

Đây là một lời dạy không chỉ ý nghĩa ở thời xưa mà còn có thể áp dụng như những bài học thực tiễn thời nay, và tất nhiên những thành ngữ như thế này luôn được các thầy cô giáo sử dụng rất nhiều trong nhà trường, đặc biệt là môn Văn học. Khi học trò làm sai điều gì đó mà tỏ ra dấu giếm, cô giáo luôn luôn nói thành ngữ này để nói.

Tuy nhiên mới đây, bằng những kiến thức khoa học được học, các cô cậu học trò đã có cách chứng minh "không lửa mà vẫn có khói". Cụ thể câu chuyện này bắt nguồn trên mạng xã hội khi một giáo viên dạy Văn bước vào lớp chuyên Hóa để dạy. Hùng hồn khẳng định không có lửa làm sao có khói nhưng bị học trò phản bác lại bằng kiến thức môn Hóa: "NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".

Cặp chất nào khi phản ứng tạo ra khói trắng năm 2024

NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa.

NH4Cl">Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, rất nhiều cư dân mạng đã thi nhau bình luận về vấn đề này. Một bộ phận cho rằng thành ngữ chỉ khuyên dạy người ta làm điều hay lẽ phải, việc phân tích quá cặn kẽ là không hay.

"Trong Văn học mọi thứ không thể đều biến thành có thể và điều này ai cũng biết, xét về nghĩa đen thì đúng mà, không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả", bạn G.H bình luận.

"Cạn lời trước tụi học trò luôn, lấy hóa để giải thích thành ngữ thì chịu rồi, chắc ông bà ta phải "buồn" lắm khi nhìn thấy điều này", bạn P.O cho hay.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Cặp chất nào khi phản ứng tạo ra khói trắng năm 2024

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các phát biểu về yêu cầu kĩ thuật khi đun nóng một chất lỏng trong ống nghiệm:

(1) Chất lỏng không được quá 1/3 ống nghiệm.

(2) Khi đun hóa chất, phải hơ qua ống nghiệm để ống giãn nở đều. Sau đó đun trực tiếp tại nơi có hóa chất, nghiêng ống nghiệm 45o và luôn lắc đều.

(3) Tuyệt đối không được hướng miệng ống nghiệm khi đun vào người khác.

(4) Khi tắt đèn cồn tuyệt đối không thổi, phải dùng nắp đậy lại.

Số phát biểu đúng là

  1. 2.
  1. 4.
  1. 3.
  1. 1.

Câu 2:

Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

  1. O2.
  1. CH4.
  1. C2H2.
  1. H2.

Câu 3:

Đèn cồn trong phòng thí nghiệm (được mô tả như hình vẽ) không có tác dụng nào sau đây?

  1. Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm, làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn.
  1. Thắp sáng phòng thí nghiệm.
  1. Nung chất rắn trong đĩa sứ để thực hiện phản ứng phân hủy.
  1. Làm khô các chất không bị phân hủy bởi nhiệt như NaCl, NaOH,...

Câu 4:

Cho các phát biểu về yêu cầu kĩ thuật khi sử dụng đèn cồn (được mô tả như hình vẽ) trong phòng thí nghiệm

(1) Châm đèn cồn bằng băng giấy dài.

(2) Nghiêng đèn để lấy lửa từ đèn này sang đèn khác.

(3) Khi tắt đèn thì dùng nắp đậy lại.

(4) Đèn phải chứa cồn đến ngấn cổ (nhằm tránh tạo hổn hợp nổ).

(5) Không rót cồn vào lúc đang cháy.

Số phát biểu đúng là

  1. 2.
  1. 4.
  1. 3.
  1. 5.

Câu 5:

Đèn cồn trong phòng thí nghiệm (được mô tả như hình vẽ) là dụng cụ cung cấp nhiệt cho quá trình đun nóng dung dịch, nung chất rắn. Chỉ ra thao tác sai khi đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn:

  1. Khi đun, phải hơ qua ống nghiệm để ống giãn nở đều.
  1. Khi đun, để đáy ống nghiệm vào sát bấc đèn cồn.
  1. Khi đun, để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn, tức là vị trí 2/3 của ngọn lửa từ dưới lên.
  1. Khi đun nóng cần lắc nhẹ ống nghiệm và hướng miệng ống về phía không có người.

Câu 6:

Ống nghiệm trong phòng thí nghiệm là dụng cụ để chứa dung dịch hoặc hóa chất rắn làm thí nghiệm. Chỉ ra thao tác sai khi cho hóa chất vào ống nghiệm:

  1. Đối với dạng rắn, lấy một mảnh giấy gấp đôi thành cái máng, đặt vào ống nghiệm, rồi cho hóa chất vào máng.
  1. Đối với dạng miếng, dùng kẹp gắp hóa chất miếng (như kẽm, đồng, nhôm, sắt…) cho trượt nhẹ nhàng lên thành ống nghiệm..
  1. Đối với dạng lỏng, dùng ống nhỏ giọt hút hóa chất lỏng. Đưa ống nhỏ giọt thẳng đứng vào ống nghiệm rồi bóp phần cao su cho chất lỏng chảy hết vào ống nghiệm.
  1. Miệng ống nghiệm luôn hướng về phía người làm thí nghiệm để tiện quan sát lượng hóa chất cho vào.

Câu 7:

Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy H2O theo hình dưới đây: