Cộng đồng văn hóa xã hội asean thành tựu

30 Tháng Ba 2022 | 18:04:45

(VOV5) - Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi về những ưu tiên, các văn kiện đề xuất xây dựng để trình thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 diễn ra vào tháng 11 tới.

Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 27 với chủ đề “ASEAN hành động-cùng nhau giải quyết các thách thức” diễn ra sáng 30/03, theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của Bộ trưởng/Trưởng đoàn các nước ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa – Xã hội, Tổng Thư ký ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Đây là cuộc họp đầu tiên trong năm của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.

Cộng đồng văn hóa xã hội asean thành tựu
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Giáp Tống

Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi về những ưu tiên, các văn kiện đề xuất xây dựng để trình thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 diễn ra vào tháng 11 tới; chia sẻ quan điểm về những vấn đề cần quan tâm và định hướng phát triển của ASEAN trong thời gian tới nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung tin tưởng rằng những sáng kiến gần đây của ASEAN trong tăng cường vai trò của Thanh niên ASEAN cũng sẽ góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết và phát triển bền vững: “Những ưu tiên và nỗ lực của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đang ngày càng chứng tỏ được vai trò của Cộng đồng này trong việc gắn kết con người với con người, lấy con người là trung tâm của sự phát triển bền vững và không bỏ ai ở lại phía sau. Những thách thức hiện tại không làm mài mòn hợp tác ASEAN mà còn đẩy mạnh những cam kết của Cộng đồng văn hóa - xã hội. Dù mỗi nước thành viên ASEAN hiện còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, song tôi tin tưởng rằng với tinh thần “ASEAN Hành động: cùng nhau giải quyết thách thức”, Cộng đồng văn hóa xã hội sẽ đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong năm Chủ tịch ASEAN 2022 của Campuchia. Việt Nam cam kết sẽ ủng hộ hết sức cho năm Chủ tịch ASEAN của Campuchia”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam để phục hồi sau đại dịch COVID-19, cho biết với những chính sách thích ứng với đại dịch và những nỗ lực thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã giúp người dân nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường, tập trung phát triển kinh tế, mở cửa du lịch và mở cửa lại trường học.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang Azman Bin Awang Pawi cho rằng việc các thành viên của ASEAN đạt được thỏa thuận thực hiện 3 trụ cột sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác.

Việc các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt được thỏa thuận thực hiện 3 trụ cột sẽ giúp ổn định an ninh và giải quyết các thách thức trong khu vực, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang Azman Bin Awang Pawi, trường Đại học Malaya, đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại thủ đô Kuala Lumpur.

Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đầu tiên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang nhấn mạnh một số thành tựu của trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, trong đó có duy trì nguyên tắc hợp tác.

Ông nhận định các cơ chế đối thoại của ASEAN, như Diễn đàn khu vực (ARF), Hội nghị quốc phòng ASEAN (ADMM) và Diễn đàn biển ASEAN (AMF), sẽ tạo điều kiện cho việc đóng góp ý kiến và trao đổi quan điểm sâu rộng giữa các nước thành viên.

Ông Awang tin tưởng trên cơ sở các diễn đàn và hội thảo đã diễn ra thành công, các sự kiện tiếp nối trong tương lai sẽ giúp khu vực ASEAN thêm gắn kết, hòa bình, ổn định và an ninh toàn diện.

Thành tựu tiếp theo mà Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang đề cập khi nhắc đến trụ cột này là về giải pháp và ngăn chặn xung đột.

Ông cho rằng ASEAN đang đóng vai trò tích cực, chủ động và linh hoạt trong việc ngăn chặn xung đột trong khu vực như vấn đề biển Đông, thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang trong quá trình đàm phán.

Đánh giá về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ông chỉ ra trụ cột này vốn được thiết lập nhằm hướng tới một thị trường chung duy nhất với các sản phẩm chất lượng cao, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, đồng thời giúp đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu và đưa ra tiêu chuẩn lao động có kỹ năng trong phạm vi ASEAN.

Ông nhấn mạnh hai thành tựu nổi bật của trụ cột này là thúc đẩy tự do trong khuôn khổ và thuận lợi hóa thủ tục đầu tư.

Theo ông Awang, việc phát triển thị trường tự do cũng cần một bộ nguyên tắc ứng xử giữa các nước, như ASEAN đã xây dựng, nhằm bảo đảm quyền lợi từ xuất nhập khẩu cho tới các loại dịch vụ quốc tế.

Ngoài ra, việc xây dựng trụ cột kinh tế sẽ giúp đơn giản hóa những yêu cầu xuất, nhập khẩu khác nhau giữa các nước và giúp gia tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của từng quốc gia. Trụ cột này cũng thúc đẩy quan hệ đối tác về mặt đầu tư giữa các doanh nghiệp lớn trong ASEAN.

Cuối cùng, ông chỉ ra tầm quan trọng của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội khi giúp nâng cao giá trị về văn hóa, là cầu nối gắn kết các nền văn hóa đa dạng trong khu vực.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang nêu rõ thành tựu đầu tiên của trụ cột nay là giúp phát triển giáo dục và nguồn nhân lực. Ông đưa ra dẫn chứng ASEAN đang thực thi các sáng kiến trao đổi hợp tác giáo dục trong nội khối, trong đó có hoạt động trao đổi sinh viên theo các tiêu chuẩn của ASEAN, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo trong nội khối.

Ông Awang đánh giá thành tựu thứ hai là thúc đẩy giao lưu và bảo tồn văn hóa ở các nước ASEAN. Trụ cột này được thực hiện hóa qua những lễ hội và sự kiện văn hóa, giúp nâng cao sự hiểu biết và đa dạng văn hóa với tinh thần hội nhập, nhưng cũng không làm mất đi nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.

Điều này sẽ thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các trường đại học, mở ra các chương trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm đa dạng hóa cho sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ và tạo thêm cơ hội về việc làm.

Trụ cột này cũng tạo điều kiện cho việc cấp chứng chỉ hành nghề, thúc đẩy thành lập những tổ chức quốc tế là nền tảng phát triển nguồn nhân lực trẻ, trong khi duy trì được sự phát triển, giao lưu văn hóa nói chung giữa các nước ASEAN.

Ông Awang đánh giá dù 3 trụ cột này mở ra rất nhiều cơ hội phát triển và hợp tác, nhưng mỗi nước sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức riêng.

Tiến sỹ Awang cho rằng điều quan trọng là Việt Nam, Malaysia và các nước thành viên khác của ASEAN sẽ luôn tôn trọng và đồng hành cùng nhau trên con đường phát triển kinh tế-xã hội, duy trì tinh thần tương trợ lẫn nhau, nhằm hướng tới một khối thịnh vượng chung và đẩy mạnh vị thế của ASEAN trên trường quốc tế./.