Người lo bữa ăn cho hoàng đế goi là gì năm 2024

Bữa ăn của đế Trung Hoa như thế nào? Có bao nhiêu người phục vụ? Những đồ ăn thừa được xử lý ra sao?... là những câu hỏi khiến nhiều người tò mò.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hoàng đế là biểu tượng của quyền lực cao nhất. Ở mỗi triều đại, các vị vua đều có khẩu vị ăn uống khác nhau và sự phong phú của những món ăn cũng nhiều khác biệt. Nhà Thanh là triều đại phong kiến gần nhất với thời hiện đại nên có rất nhiều tư liệu cổ được lưu lại.

Trong cuốn hồi ký nổi tiếng "Nửa đời trước của ta" của Vua Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều nhà Thanh có tiết lộ những sự thực "giật mình". Số ngân lượng chỉ chi cho việc ăn uống của Phổ Nghi trong quãng thời gian ông còn tại vị lên tới gần 15.000 lượng bạc mỗi năm.

Sở dĩ tốn kém như vậy bởi thời nhà Thanh đặt ra nhiều quy tắc cho các bữa ăn. Cụ thể, bàn ăn dành cho hoàng đế phải đủ 120 món, hoàng hậu gồm 96 món và hoàng phi là 64 món.

Người lo bữa ăn cho hoàng đế goi là gì năm 2024

Nhà Thanh đưa ra rất nhiều nguyên tắc cho mỗi bữa ăn của Hoàng đế. Ảnh minh họa

Được biết, hoàng thất nhà Thanh là dân tộc Mãn thuộc vùng Đông Bắc. Khi lập triều đại này, họ vẫn giữ tập quán thói quen dùng bữa truyền từ thời tổ tiên. Theo đó, hoàng đế nhà Thanh chỉ ăn ngày hai bữa chính gồm bữa sáng và bữa chiều, ngoài ra sẽ có các bữa phụ, bữa điểm tâm.

Sử sách ghi lại, bếp hoàng tộc bao gồm ba phần: Bếp chính, bếp trà và bếp làm đồ tráng miệng ngọt. Mỗi bếp có một đầu bếp chính và 5 đầu bếp phụ, một người giám sát và một người phụ trách việc mua sắm cũng như theo dõi các nguồn cung cấp.

Trong bữa ăn, hoàng đế phải tuân theo một loạt các thủ tục rườm rà. Như thời Nam Tống, các vệ binh phải canh gác chặt chẽ để đảm bảo không ai được phép đi lại ở nơi hoàng đế dùng bữa. Sau khi thái giám truyền chỉ sẽ có 10 cung nữ mặc y phục màu tím lần lượt dâng đồ ăn lên, tuy nhiên hoàng thượng không ăn ngay mà phải chờ 2 thái giám chuyên "thử độc" và "nếm thử thức ăn" nhằm đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề gì.

Tuy nhiên, hoàng đế không được tự do ăn uống theo sở thích mà chỉ được phép ăn nhiều nhất 3 miếng cho mỗi món, như vậy sở thích của nhà vua sẽ không bị lộ, cũng như tránh bị hạ độc.

Đồ ăn thừa của Hoàng đế được xử lý ra sao?

Người lo bữa ăn cho hoàng đế goi là gì năm 2024

Số lượng các món ăn của Hoàng đế không được thiếu. Ảnh minh họa

Theo Qulishi, sau khi hoàng đế dùng bữa, lượng thức ăn còn dư trong mỗi bữa ngự thiện sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến. Đầu tiên, thái giám theo lệnh vua ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên. Đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần. Việc được nhà vua ban cho những món ăn được xem là ân huệ lớn lao.

Trong trường hợp nhà vua không chỉ đích danh ban thưởng thức ăn cho phi tần, quan lại thì các món ăn thừa sẽ được ban cho cung nữ, thái giám. Thực tế, những đối tượng này không tranh đoạt các món sơn hào hải vị ấy để ăn. Thay vào đó, họ sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

Đặc biệt vào thời nhà Minh và nhà Thanh, có một chuỗi kỹ nghệ chuyên bán lại đồ ăn thừa của hoàng đế trong cung, lợi nhuận thu được rất cao. Ở bên ngoài Tử Cấm Thành, một vài quán rượu cố ý thu thập những thứ bị xem là "cơm thừa canh cặn" của hoàng đế, sau đó nghiên cứu cách thức chế biến để làm ra một phần khác, rồi tuyên bố với thiên hạ đây là món mà Thiên tử từng dùng qua. Vì vậy, dù món ăn có giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.

Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn của hoàng thượng, để tránh lãng phí đồ ăn thái giám liền gửi cho các cung nữ chuyên nuôi động vật trong cung, và làm thành đồ khô.

Thức ăn cho vật nuôi sau đó được phân phát cho nô tài trong cung điện và dùng để nuôi những con vật nhỏ này. Tuy nhiên cũng giống như các thái giám, nô tài trong cung cũng học cách khai gian và nói đây đều là thức ăn mua từ ngoài cung để kiếm lời.

Nguồn: [Link nguồn]

Người lo bữa ăn cho hoàng đế goi là gì năm 2024

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có một mỹ nhân gây ra tai tiếng chấn động, khi dùng mọi thủ đoạn để bước lên đỉnh cao danh vọng, rồi lại lén lút quan hệ với người...

Mãn-Hán Toàn Tịch (Tiệc triều đình Hán-Thanh) hay Đại tiệc hoàng gia Mãn-Hán tương truyền là một đại tiệc lớn kết hợp các món ăn đặc sắc của người Mãn và người Hán, được bắt nguồn từ triều đình của nhà Thanh và ban đầu là một bữa tiệc mừng sinh nhật 66 tuổi của Hoàng đế Khang Hy.

Tuy nhiên, chính sử không ghi chép lại sự kiện này. Nó chỉ được đề cập trong một số ghi chú riêng. Những người khác tin rằng "Mãn Hán Toàn Tịch" hoàn toàn là hư cấu, và cái tên này xuất phát từ một đoạn tương thanh (nghệ thuật biểu diễn kịch).

Năm 1920, diễn viên kịch tương thanh Vạn người mê Lý Đức Dương (李德鍚) đã biên soạn một loạt tên món ăn, gọi là "Báo Thái Danh". Sau đó, nó đã bị gọi nhầm là "Mãn Hán Toàn Tịch".

Nhà Thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Đại thọ lần thứ 66 của Hoàng đế Khang Hy thời nhà Thanh, đã mở tiệc đặc biệt trong 3 ngày với 6 bữa tiệc cho hai tộc Mãn - Hán, tiến cống hơn 300 món ăn. Tương truyền, Hoàng đế ngự thư viết Mãn Hán toàn tịch, trở nên nổi tiếng thời đó. Vào thời điểm đó, có một sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài cung, Mãn Hán Toàn tịch chỉ dành riêng cho thiên tử, thân cận thì tới người trong hoàng tộc, rồi tới con cái của các hoàng thân, các công thần (người Hán chỉ giới hạn từ quan nhị phẩm và tâm phúc của Hoàng đế) mới đủ điều kiện vào dự tiệc trong triều đình.

Ngoài cung, Mãn Hán Toàn tịch thường thường được quan viên nhất phẩm chủ trì khoa khảo và nghị hội với địa phương để chiêu đãi khâm sai công thần, xếp chỗ theo phẩm cấp, phải đeo triều châu (朝珠, tràng hạt đeo cổ của quý tộc), mặc quần áo quan lại ngồi vào dự tiệc.

Vào năm Giáp Thân đời vua Càn Long, Lý Đẩu trong cuốn “Dương Châu họa phảng lục” (ghi chép lại các bức họa Dương Châu) mô tả chi tiết buổi tiệc thịnh soạn:

“ Trong 6 bữa tiệc hào hoa, tấp nập hàng trăm món ăn Mãn Hán nổi danh, trong đó gồm yến sào kê ti thang (canh gà hầm tổ yến), hải sâm với gân heo, canh bao tử heo với rong biển (海帶豬肚絲羹), bào ngư với rau trân châu, canh trai tôm, canh vi cá cua, ruột cáhầm thịt ba chỉ xông khói, lạc đà chưng, lê hấp đường phèn với con cầy vòi mốc, đuôi hươu hấp, lưỡi cá diếc với chân gấu, cá trích dày mình hấp rượu, giả gan cá mú, sữa Tây Thi (một món ăn được làm từ sườn cá nóc và các thành phần khác, thuộc về ẩm thực Sơn Đông), thịt chân giò heo con nướng (獲炙哈爾巴小豬子), thịt lợn và cừu chiên, ngỗng bay lạc nướng treo trên lò, các loại thịt heo và thịt cừu. ”

Món ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Bát trân (八珍), tức là tám món ăn quý trong Mãn Hán toàn tịch:

  1. Bát trân: Bướu lạc đà, chân gấu, não khỉ, hươu sừng, ốc vòi voi, báo thai (豹胎, bào thai báo), đuôi tê giác, gân hươu.
  2. Hải bát trân: Tổ yến, vi cá, đại ô sâm, long cốt (cá tầm Trung Quốc), bao tử cá, bào ngư, hải sư (hải cẩu), cẩu ngư.
  3. Cầm bát trân: Nhàn hồng, sếu trắng, chim cút, thiên nga, đa đa, chim công, chim cu gáy, chim ưng đầu đỏ
  4. Thảo bát trân: Nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ), mộc nhĩ trắng, trúc tôn (nấm báo mưa), nấm lư oa, nấm Bụng Dê (Morchella), nấm hương, hoa hiên vàng, nấm Vân Hương Tín (được coi là sơn trân trên núi, 1 loại nấm rất quý hiếm).

Đồ dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Các đồ nội thất chủ yếu được làm bằng đồng và chạm khắc tinh xảo. Trong bữa ăn sử dụng bộ đồ ăn Vạn Thọ màu phấn, những món đồ sứ được trang trí mô phỏng hình gà, vịt, cá, lợn, v.v., và trang trí đồ nấu bếp (ví dụ, nồi lẩu bằng kim loại).

Tầng trên đặt bát đĩa còn bên dưới được thắp bằng rượu. Đồ dùng đựng nước được làm bằng thiếc, được chia thành hai lớp: lớp bên trong và lớp bên ngoài. Lớp bên trong chứa súp và lớp bên ngoài chứa nước sôi, thuận tiện cho việc bảo quản nhiệt.

Sau khi dọn các món lên bàn tiệc, sẽ ăn món Mãn Châu trước tiên, sau đó tới món Hán. Trong thời gian đợi, đổi mặt bàn, gọi là "phiên đài". Khách vào đại sảnh dự tiệc sẽ tấu nhạc trước, sau đó ngồi xuống dùng điểm tâm. Sau khi khách đến, dâng 4 món tươi ngon và rượu lên trước khi các món ăn lớn sẽ được phục vụ. Toàn bộ quá trình thay đổi bàn bốn lần liên tiếp. Việc đổi giữa các món, thường được gọi là "phiên trác" (lật bàn). Kể từ đó đã dần lan rộng ra bên ngoài và trở thành biểu tượng xa xỉ cho quan chức.

Phục dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu những năm Trung Hoa Dân Quốc đổi thành Đại Hán Diên Tịch, không lâu sau sử dụng cụm từ “bát đại”, “bát tiểu đẳng diên tịch” để thay thế, năm 1930 lại đổi thành tám sự kiện lớn.

Ngày 2 và 3 tháng 11 năm 1977, nhà hàng Quốc Tân Hồng Kông (nay là Tập đoàn nhà hàng Liên Bang) được ủy thác bởi Truyền hình TBS Nhật Bản với giá 100.000 HK$ để chuẩn bị tổng cộng 108 món ăn của Mãn Hán Toàn Tịch. Nhà hàng đã sử dụng hơn 160 người và phải mất 3 tháng để chuẩn bị. Quá trình này được truyền hình trực tiếp đến Nhật Bản bằng vệ tinh. Vì một số động vật quý hiếm đã được bảo vệ, cấm săn bắt và một số kỹ năng nấu ăn đã bị mai một, gần như không thể thực hiện lại một bữa tiệc Mãn Hán Toàn Tịch nguyên bản như thời nhà Thanh.

Ông Nhậm Vạn Bình, phó chủ tịch Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh năm 2018, cho biết: "Không có Toàn Tịch chỉ có Mãn tịch và Hán Tịch, cũng không có nhiều tới 108 món như vậy, toàn bộ Mãn tịch cử hành trong cung còn Hán tịch ở ngoài cung, căn cứ theo quy định của hoàng đế Đại Thanh, tài liệu ghi chép về quy tắc có đề cập đến chỗ ngồi trong yến tiệc phân Mãn, Hán tịch, Mãn Tịch còn phân thành 6 bậc".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ái Tân Giác La Doanh Sinh, Vu Nhuận Kỳ trong cuốn 京城舊俗 (Kinh thành cựu tục), ấn bản lần thứ 1 năm 1998 của nhà xuất bản Yên Sơn Bắc Kinh (北京燕山出版社)