Kế hoạch ngầm hóa lưới điện giai đoạn 2023-2023 năm 2024

Ngoài mục tiêu hạ ngầm 100% hệ thống cáp điện lực, thông tin tại các khu vực phát triển đô thị, các tuyến xây dựng mới, Hà Nội tiếp tục triển khai hạ ngầm cáp viễn thông tại khoảng 300 tuyến phố.

Kế hoạch ngầm hóa lưới điện giai đoạn 2023-2023 năm 2024

Nhân viên EVNHANOI kiểm tra vận hành thiết bị điện. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 127/KH-UBND về việc hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Hà Nội yêu cầu giai đoạn 2022-2025, công tác hạ ngầm khi triển khai phải đồng bộ với các kế hoạch khác đảm bảo hiệu quả và khả thi; đề xuất rõ giải pháp thực hiện về cơ chế đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư, cơ chế quản lý, khai thác sau đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các tuyến có quy hoạch và tuyến đủ điều kiện mặt bằng phải đề xuất xây dựng hào, tuyến kỹ thuật phù hợp với hiện trạng, quy mô từng tuyến đường; lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn từ công tác hạ ngầm đến công tác chỉnh trang tuyến phố, lát hè, bó vỉa đảm bảo đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

Ngoài mục tiêu hạ ngầm 100% hệ thống cáp điện lực, thông tin tại các khu vực phát triển đô thị, các tuyến đường cải tạo, xây dựng mới, Hà Nội tiếp tục triển khai hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực tại khoảng 300 tuyến phố. Trong đó, hoàn thành hạ ngầm đồng bộ các đường dây, cáp viễn thông và điện lực treo tại 45 tuyến phố còn lại trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Đối với 8 quận còn lại và thị xã Sơn Tây, lựa chọn danh mục ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2022-2025. Về điện lực, phát triển lưới điện từ vành đai 3 trở vào trung tâm được hạ ngầm toàn bộ; lưới diện từ vành đai 3 đến vành đai 4 ưu tiên phương án hạ ngầm.

Lãnh đạo Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục huy động các doanh nghiệp viễn thông, điện lực, nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung, đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm cho giai đoạn 2022-2025.

Tại kế hoạch này, Ủy ban thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thành phố, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai công tác xã hội hóa xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, đảm bảo hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông, điện lực; tổng hợp tình hình triển khai và tháo gỡ khó khăn trong công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn thành phố.

Kế hoạch này cũng nên rõ việc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành thành phố liên quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050./.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.

Kế hoạch ngầm hóa lưới điện giai đoạn 2023-2023 năm 2024

Ảnh minh họa

Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

Chính phủ yêu cầu Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch điện VIII, cụ thể hóa được các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đảm bảo phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung – cầu nội vùng; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và linh hoạt trong phát triển nguồn/lưới điện phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia; Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển điện lực…

Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, Kế hoạch ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030, trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930MW; tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700MW; tổng công suất thủy điện là 29.346MW; tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW.

Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030: Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300MW.

Về các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030, dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt; trong đó ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Ngoài ra, dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào.

Về nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới, kế hoạch nêu rõ, những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000MW đến 10.000MW khi có các dự án khả thi.

Kế hoạch cũng nêu cụ thể danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng.

Về Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo, Kế hoạch nêu rõ, cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã.

Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hợp cấp điện cho nhân dân; Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kế hoạch cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng giai đoạn tới năm 2030. Cụ thể, Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có vị trí tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận. Trung tâm này có quy mô điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000MW.