Công thức tính tốc độ tăng trưởng Địa 10

Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2003.

Sản phầm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than [triệu tấn] 1820 2603 2936 3770 3387 5300
Dầu mỏ [triệu tấn] 523 1052 2336 3066 3331 3904
Điện [tỉ kWh] 967 2304 4962 8247 11832 14851
Thép [triệu tấn] 189 346 594 682 770 870

- Vẽ trên một cùng hệ tọa độ các đồ thị biểu hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên.

- Lấy năm 1950 = 100%, xử lí số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng [%]. thành lập bảng số liệu tinh.

- Vẽ trên cùng một hệ tọa độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng  [%], trục hoàng thể hiện thời gian [năm].

- Có chú giải các đường biểu diễn.

* Xử lí bảng số liệu:

- Công thức: Lấy năm 1950 = 100%.

Tốc độ tăng trưởng năm sau [%]

- Áp dụng công thức:

Tốc độ tăng trưởng than năm 1960

- Tương tự, ta có bảng số liệu:

BẢNG. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2003.

[Đơn vị: %]

Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than 100 143 161 207 186 291
Dầu mỏ 100 201 447 586 637 747
Điện 100 238 513 853 1224 1536
Thép 100 183 314 361 407 460

* Vẽ biểu đồ.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp.

Click đây nếu phần lời giải bị che >>

* THỰC HÀNH - Nhận xét biểu đồ.

Cho bảng số liệu:

Bảng 34. Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.

Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng            Cả nước        
1995 2005 1995 2005
Số dân [nghìn người] 16137 18028 71996 83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt [nghìn ha]

1117 1221 7322 8383

Sản lượng lương thực có hạt [nghìn tấn]

5340 6518 26141 39622

Bình quân lương thực có hạt [kg/người]

331 362 363 477

Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. Só sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước.

* Tính tốc độ tăng trưởng các chỉ số của cả Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

- Công thức tính.

+ Lấy năm đầu tiên làm năm gốc.

+Tốc độ tăng trưởng năm sau =  

- Áp dụng công thức:

+ Lấy năm 1995 làm năm gốc [năm 1995 = 100%]. 

Tốc độ tăng trưởng số dân ĐB sông Hồng [2005]

- Theo công thực tính, ba có bảng kết quả:

Tố độ tăng trưởng số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005 [Đơn vị: %]

Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng            Cả nước        
1995 2005 1995 2005
Số dân  100 111,7 100 115,4

Diện tích gieo trồng câylương thực có hạt 

100 109,3 100 1144

Sản lượng lương thực có hạt

100 122,1 100 151,6

Bình quân lương thực có hạt

100 109,4 100 131,4

* So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số của ĐB sông Hồng so với cả nước.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các chỉ số vùng Đồng bằng sông Hồng thấp hơn cả nước.

- Về số dân: đồng bằng sông Hồng có tốc độ phát triển là 111,7%, trong khi cả nước là 115,4%. - Về diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: tốc độ tăng của đồng bằng sông Hồng rất thấp, chỉ đạt 109,3% trong khi cả nước là 114,4%. - Sản lương lương thực tăng nhanh nhất so với các chỉ tiêu còn lại, tuy nhiên vẫn tăng chậm hơn so với cả nước [122,1% < 151,6%].

- Bình quân lươnng thực có hạt cũng tăng chậm hơn cả nước [109,4% < 131,4%].

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Công thức tính tốc độ tăng trưởng?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lý 12.

Trả lời câu hỏi: Công thức tính tốc độ tăng trưởng?

Kiến thức mở rộng về tốc độ tăng trưởng

1. Định nghĩa và công thức tính tốc độ tăng trưởng

a. Tốc độ tăng trưởng là gì ?

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội [GDP] hoặc tổng sản lượng quốc dân [GNP] hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người [PCI] trong một thời gian nhất định.

- Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản [như vốn, lao động và đất đai] và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

b. Công thức tính tốc độ tăng trưởng

- Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

- Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị%.

- Biểu diễn bằngtoán học, sẽ có công thức:

+ y = dY/Y × 100[%],

+ Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP [hay GNP] danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP [hoặc GNP] danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP [hay GNP] thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP [hay GNP] thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

2. Ví dụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô

- Ngoài tăng trưởng GDP, tăng trưởng doanh số bán lẻ là mộttốc độ tăng trưởngquan trọng khác cho một nền kinh tế bởi vì nó có thể là đại diện cho niềm tin của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu của khách hàng. Khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và mọi người tự tin, họ sẽ tăng chi tiêu, điều này được phản ánh trong doanh số bán lẻ. Khi nền kinh tế suy thoái, mọi người giảm chi tiêu và doanh số bán lẻ giảm.

- Ví dụ, tăng trưởng doanh số bán lẻ quý 2 năm 2016 cho Ireland đã được báo cáo vào tháng 7 năm 2016, cho thấy doanh số bán lẻ trong nước đã giảm trong quý hai của năm. Người ta tin rằng sự bất ổn chính trị trong nước, kết hợp với kết quả bỏ phiếu Brexit vào tháng 6 năm 2016, khiến doanh số của Ireland bị đình trệ. Trong khi một số ngành công nghiệp, như nông nghiệp và làm vườn, cho thấy sự tăng trưởng tích cực, các ngành công nghiệp khác trong lĩnh vực bán lẻ đã chống lại sự tăng trưởng đó. Thời trang và giày dép có sự tăng trưởng âm trong quý.

3. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực là gì?

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, hay tốc độ tăng trưởng GDP thực, đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế, được biểu thị bằng tổng sản phẩm quốc nội [GDP], từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, được điều chỉnh theo lạm phát hoặc giảm phát. Nói cách khác, nó cho thấy những thay đổi trong giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế – sản lượng kinh tế của một quốc gia – trong khi tính đến sự biến động giá cả.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hoá và dịch vụ kinh tế so với thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nó có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc thực tế [được điều chỉnh theo lạm phát]. Theo truyền thống, tăng trưởng kinh tế tổng hợp được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc dân [GNP] hoặc tổng sản phẩm quốc nội [GDP], mặc dù đôi khi các số liệu thay thế được sử dụng.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế.

- Sự gia tăng của tư liệu sản xuất, lực lượng lao động, công nghệ và vốn con người đều có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng sự gia tăng tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ bổ sung được sản xuất, sử dụng các ước tính như GDP.

- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực xem xét lạm phát trong phép đo tốc độ tăng trưởng kinh tế, không giống như tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tránh được sự biến dạng do các thời kỳ lạm phát hoặc giảm phát cực đoan gây ra.

4. Hạn chế của chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế

- Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.

- Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.

Video liên quan

Chủ Đề