Covid sống ở môi trường bao lâu

Virus corona được đánh giá là một loại virus vô cùng nguy hiểm và lây lan với tốc độ rất nhanh. Nguy hiểm hơn khi gần đây, các chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện dấu hiệu virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về loại virus này cũng như thời gian chúng tồn tại trên bề mặt.

Virus corona là một họ virus lớn, có thể tìm thấy virus này ở động vật và người. Một số người nhiễm bệnh và được biết là gây ra các bệnh với các triệu chứng cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS]Hội chứng hô hấp Trung Đông [MERS].

Loại coronavirus mới này được gọi với tên virus 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Virus coronavirus mới - 2019 -nCoV là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt hô hấp được tạo ra khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua nước bọt, dịch chảy ra từ mũi. Điều quan trọng để phòng ngừa bệnh là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt, chẳng hạn như, khi hắt hơi hoặc ho dùng tay che miệng hoặc sử dụng khăn giấy và vứt nó ngay lập tức vào thùng rác, đồng thời rửa tay. Rửa tay thường xuyên bằng bằng cồn hoặc xà phòng và nước, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm thông tin về làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng thứ 2 năm 2021 tại Việt Nam: Những tỉnh thành có bệnh nhân covid-19 chủng mới nhất-cập nhật hôm nay

Hình ảnh virus corona chủng mới 2019-nCoV

Virus 2019-nCoV là từ cùng một họ virus với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS] nhưng nó không phải là cùng một loại virus gây bệnh.

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm trùng chủng mới của virus corona [2019-nCoV] có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn đối với một số trường hợp, chẳng hạn như viêm phổi hoặc khó thở. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời. Người già và những người mắc bệnh nội khoa từ trước [như bệnh tiểu đường và bệnh tim] có nguy cơ cao bị nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus.

Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn cần tìm hiểu thêm về cách virus 2019-nCoV ảnh hưởng và gây tác động đến con người, tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh diễn tiến nặng hơn ở những người lớn tuổi và có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Viêm phổi do virus không thể chữa trị bằng Kháng sinh, chúng chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, viêm phổi do virus 2019-nCoV không thể điều trị bằng việc dùng kháng sinh. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh viêm phổi do virus gây bệnh

Những người đang sống hoặc di chuyển trong khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Trung Quốc hiện đang là quốc gia có virus 2019- nCoV lưu hành, đây là nơi đại đa số người nhiễm bệnh được phát hiện. Những người nhiễm bệnh từ các quốc gia khác nằm trong số những người gần đây đi du lịch từ Trung Quốc hoặc đang sống hoặc làm việc, tiếp xúc gần với những người đi du lịch tới khu vực đó, chẳng hạn như người nhà, đồng nghiệp hoặc chuyên gia y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019 -nCoV.

Nhân viên y tế chăm sóc cho những người bị bệnh 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng thích hợp.

Tại Trung Quốc, các chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quảng Châu, đã phát hiện ra chủng mới của virus corona trên tay nắm cửa ở nhà một bệnh nhân bị nhiễm virus.

Trước đây, virus chủ yếu thông qua đường nước bọt, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus 2019-nCoV ở môi trường bên ngoài.

Nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, các chuyên gia khuyến cáo người dân thường xuyên vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các đồ dùng nơi công cộng, một số môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, chẳng hạn như điện thoại, bàn phím máy tính, tay nắm cửa...

Giọt bắn hô hấp chứa Virus 2019-nCoV

Hiện vẫn chưa xác định được chính xác virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Có thể sử dụng các chất khử trùng đơn giản để tiêu diệt virus, đồng thời ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus cho người.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để ngăn ngừa hoặc điều trị coronavirus mới. Đối với những người bị nhiễm virus 2019-nCoV cần phải được chăm sóc phù hợp nhằm mục đích làm giảm và điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. Những người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ một cách tối ưu. Hiện nay, các chuyên gia đang nghiên cứu một số phương pháp điều trị và thông qua một số thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm. WHO đang phối hợp các nỗ lực để phát triển các loại thuốc để điều trị 2019-nCoV với một loạt các đối tác.

Nếu bạn muốn bảo vệ bản thân và người thân khỏi bị nhiễm coronavirus mới, bạn nên duy trì vệ sinh tay và hô hấp thường xuyên, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus 2019-nCoV

Các biện pháp sau đây không được khuyến nghị như các biện pháp khắc phục virus 2019-nCoV vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ chính bạn và thậm chí chúng có thể gây hại:

Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn và cần chia sẻ lịch trình gần đây của bạn để các chuyên gia y tế có cơ sở để chẩn đoán tình trạng của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: who.int.

Virus corona có thể lây từ mẹ sang con không?

WHO: Thông tin đầy đủ và dễ hiểu về virus Corona mới [2019-nCoV]

XEM THÊM:

[HNMO] - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, các chủng vi rút corona như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS], Hội chứng hô hấp Trung đông [MERS-CoV] có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính và nhựa đến 9 ngày. Thế nhưng, với chủng vi rút mới corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp [nCoV],  chưa thể khẳng định điều này vì đây là chủng vi rút mới.

Nhân viên Tổng công ty Transerco lau chùi dây tay cầm, bề mặt bên trong cửa kính

Vi rút corona sống ít nhất 12 giờ trên bề mặt kim loại

Qua việc dịch tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống nCoV từ các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, vi rút corona có kích thước khá lớn. Do đó, bất kỳ khẩu trang thông thường nào [không chỉ N95] đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa vi rút có thể bắn xa 3m [khoảng 10 feet] và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, vi rút sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. “Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào phải rửa tay bằng xà phòng thật kỹ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Ngoài bề mặt kim loại, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nCoV có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được vi rút. Đối với quần áo mùa đông không giặt được hằng ngày, có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi rút.

Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, kể từ khi xâm nhập, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần. Ở môi trường bên ngoài, nCoV rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao, nhưng nếu trong môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày.

Ở miền Nam đang có nắng ấm, có thể khống chế sự lây lan và phát tán của vi rút. Trong khi đó, ở miền Bắc, thời tiết đang lạnh, độ ẩm cao, do đó, việc cách ly các ca nhiễm và nghi nhiễm cần được tăng cường hơn.

Phòng ngừa nCoV như thế nào?

Phun hóa chất khử khuẩn phòng bệnh tại trường học.

Theo ông Trần Đắc Phu, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế], nCoV là chủng vi rút mới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện vi rút corona lây truyền chủ yếu qua 3 phương thức. Cụ thể là lây qua không khí [tiếp xúc giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi]; lây trực tiếp [khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thậm chí lây khi bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng vệ] và lây truyền khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Thêm một đường lây nữa được các nhà khoa học mới báo cáo, đó là qua đường phân, thường xảy ra trong chăm sóc người bệnh, nhưng chưa có kiểm chứng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, hình thức lây nhiễm nCoV phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Vi rút chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra [bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi…], những hoạt động này làm nCoV có thể xâm nhập vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, thời gian ủ bệnh của nCoV được cho là từ khoảng 2 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó kiểm soát. Cách phòng ngừa lây nhiễm cho mỗi cá nhân chúng ta trong những ngày tới hay ít nhất cho đến khi các cơ quan chức năng tuyên bố hết dịch đó là tránh đến chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào; ăn đồ nấu chín kỹ, uống nước đun sôi kỹ để nguội; tăng cường sức đề kháng.

Video liên quan

Chủ Đề